1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mẩu chuyện về lịch sử Hoàng sa- Trường sa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 16/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Topic bàn về lịch sử Hoàng sa-Trương sa thông qua những mẩu chuyện có thể bạn chưa biết
    macay3 thích bài này.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    Quần đảo Hoàng Sa 黄沙 có nghĩa là "cát vàng" là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.
    Ngày xưa người Việt đã biết đến quần đảo này và gọi là Bãi Cát Vàng, Đại Hoàng sa hay Cồn Vàng tuy nhiên chưa rõ là ông cha ta đã từng đặt tên cho các hòn đảo nào trong quần đảo này chưa chỉ biết là trong Đại Nam Thực Lục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn (gồm 10 tập), có ghi như sau:

    (Năm 1835, thời vua Minh Mạng) "Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nỗi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây-nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ "Vạn lý ba bình" (muôn dặm sóng êm), cồn Bạch Sa (cát trắng) chu vi 1.070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 330 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Thanh Thạch). Năm ngoái vua sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám Thành cùng phu thuyền tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong, rồi về" (Tập IV, trang 673).
    Bạch sa, Bàn Thanh thạch là những đảo nào, có hay không trong các đảo Hoàng sa ngày nay, điều đó ta vẫn chưa rõ

    Nhà hàng hải Bồ Đào Nha Vasco de Gama (1469-1524) là người đầu tiên tìm đường sang Á Đông vòng qua mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance) đã mở đường cho các nhà hàng hải phương Tây dong thuyền đến biển Đông
    Ngay từ thời đó, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã ghi nhận sự nguy hiểm và vị trí của Hoàng sa dưới cái tên Parcel hay Pracels trên bản đồ hàng hải của mình mà sớm nhất là những bản đồ của Diego Ribeiro 1527, Bartholomeu Velho 1560, Liveo da Marinharia 1560, Lazaro Luis 1563.
    “Parcel” có nghĩa là đá ngầm trong tiếng Bồ Đào Nha. Các nhà hàng hải Anh, Pháp đến sau gọi Hoàng sa là, Paracel hay Paracels trên các bản đồ hàng hải vào thế kỷ XVII, XVIII. Tiếng Pháp paracel có nghĩa là một dãy đá ngầm ở dưới nước (banc de roques sous l’ eau)
    Do đó cái tên mà phương Tây đang gọi Hoàng sa ngày nay có nghĩa là “quần đảo Những dãy đá ngầm”
    Techmin thích bài này.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    Mãi đến năm 1789, Jame Hosburg trong quyển Memoir của mình xác nhận là tuy các nhà hàng hải phương Tây biết về sự hiện diện của quần đảo Hoàng sa nhưng vẫn chưa biết tường tận từng chi tiết của quần đảo này. Ông than phiền là nhiều hòn đảo được ghi trên bản đồ như là phần phía Nam của quần đảo Hoàng sa thực tế là không tồn tại tuy lúc này các nhà hàng hải phương Tây đã biết khá nhiều về nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông dưới cái tên là nhóm đảo Tam giác (Triangles) rồi sau đó J. B. Nicolas-Denis d'Apres de Mannevillette là người đặt tên Amphitrite cho nhóm đảo này, Trong quyển Instruction sur la navigation des Indes-Orientales et de la Chine, pour servir au Neptune oriental J. B. Nicolas-Denis d'Apres de Mannevillette viết năm 1775

    "J ai inféré les Triangles félon le plan qui en a été fait fur l' Amphitrite frégate françoife qui portoit à la Chine des Missionnaires Jésuites j en ai dresse le plan suivant l' Amiral Po**** vaisseau anglois en 1764 qui vit les brisans au Sud est Le plan de l Amphitrite prouve que ce ne pouvoit pas être les Triangles que découvrit le Lincoln puisque après avoir quitté l île il auroit fait route directement sur les hauts fonds orientaux"

    Tàu Amphitrite là chiếc tàu các giáo sĩ Hội thừa sai Paris (MEP) đi trên đó vào năm 1701 để sang Trung Hoa. Các giáo sĩ này đã viết: "Chúng tôi gặp quần đảo Paracel là quần đảo thuộc chủ quyền đế quốc An Nam" (Le Paracel est un archipel qui dépend de l'Empire d'Annam).

    Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng Sa, và cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông

    Với sự vận độmg của James Hosburg và với thực tế có quá nhiều thuyền bè gặp nạn ở Hoàng sa, vào năm 1807, công ty Đông Ấn cử thuyền trưởng và là nhà bản đồ học nổi tiếng Daniel Ross sang vương quốc Cochin China với một lá thư giới thiệu để xin khảo sát bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng sa. Ông Daniel Ross hoàn tất cuộc khảo sát và đo đạc vùng biển phia Nam của Trung Hoa năm 1807, quần đảo Hoàng sa năm 1808, một phần bờ biển Cochin China năm 1809, và vùng đảo phía đông của Palawan (tức một phần Trường sa ngày nay) năm 1810. Đội khảo sát đi trên hai con thuyền : chiếc Discovery do Daniel Ross làm thuyền trưởng và chiếc Antelope do Philips Maughan chỉ huy


    Chính Daniel Ross là người có công lớn trong việc đưa ra một bản đồ khá chính xác và khoa học cho quần đảo Hoàng sa. ​


  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    [​IMG]
    Bản đồ phần phía bắc biển Đông do Daniel Ross vẽ và được James Hosburg ấn hành năm 1815. Lưu ý quần đảo Hoàng sa, bờ biển Đà nẵng, bờ biển phía nam đảo Hải Nam, phần bờ biển Đông Nam Trung quốc đã được Daniel Ross khảo sát tỉ mỉ

    Ông cũng chính là người đặt nhiều cái tên cho các đảo trong quần đảo Hoàng sa mà các tên này vẫn được phương Tây sử dụng cho đến ngày nay :
    Ông gọi nhóm đảo phía Tây là Crescent Group (Trăng Khuyết/ Lưỡi liềm) vì nhóm này trên bản đồ có hình cánh cung hay lưỡi liềm


    Ông đã đặt tên cho năm đảo chính của nhóm Trăng Khuyết là Pattle, Robert, Money, Duncan và Drummond. Chưa thấy có tài liệu nào nói rõ những tên trên được đặt theo tên tuổi của nhân vật nào nhưng Daniel Ross thuộc thủy quân Bombay và cấp trên của ông là James Hosburg, lãnh đạo bộ phận hải đồ học, đều là nhân viên của công ty Đông Ấn có căn cứ chính ở Bombay nên có thể ước đoán như sau.

    Daniel Ross đặt tên Pattle Island cho đảo Hoàng Sa để vinh danh Thomas Pattle (1748 – 1818), một giám đốc của Cty Đông Ấn(1787-95)

    Daniel Ross đặt tên Robert Island cho đảo Hữu Nhật để vinh danh Robert Grant (1779 – 1838)

    [​IMG]

    Ngài Robert Grant, người Anh, là một luật sư và nhà chính trị. Ông được sinh ra ở Ấn Độ, con trai của Charles Grant, Chủ tịch của Công ty Đông Ấn và là bạn của Daniel Ross
    Năm 1834 ông được bổ nhiệm làm toàn quyền Bombay và được phong tước GCH. Ông mất ở Ấn Độ trong năm 1838
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    Ross đăt tên Governor Duncan Island cho đảo Quang Hòa để vinh danh Sir Jonathan Duncan (1756-1811) là thống đốc Bombay từ 27/12/1795 đến 11/8/1811.


    Ross đăt tên Money Island cho đảo Quang Ảnh để vinh danhWilliam Money (1738- 1796) hoặc con ông là Sir William Taylor Money (1769-1834) đều là thuyền trưởng và là giám đốc công ty Đông Ấn, Cũng có thể Daniel Ross căn cứ theo hình dáng tròn như đồng tiền mà đặt tên cho đảo này nhưng khả năng đó ít hơn vì 4 đảo gần đó đều được đặt tên người


    [​IMG]
    Anh em nhà Money: James, William và Robert.
    Ross đăt tên Drummond Island cho đảo Duy Mộng để vinh danh một quan chức tài chính của Công ty Đông Ấn tên là James Drummond, Esq. Ông này đã chết trên một con tàu của Công ty Đông Ấn năm 1812. Năm 1815 trong tấm bản đồ China Sea Sheet 1st. do Daniel Ross vẽ, James Horsburgh đã trang trọng ghi “to James Drummond Esquire in acknowledgement for his laudable endeavours towards perfecting the Navigation of the China Sea this chart is inscribed by his most Obliged James Horsburgh.” Tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào viết về tiểu sử ông James Drummond, Esq này

    Không rõ Daniel Ross còn đặt tên cho đảo nào khác không nhưng trong bản đồ 1815 ông đã ghi tên hầu hết các đảo và bãi ngầm chính của quần đảo đảo Hoàng sa, Trong đó có nhiều đảo đặc biệt là các đảo của nhóm Amphitrite (An Vĩnh) chắc chắn đã được biết đến và có thể được đặt tên trước khi Daniel Ross đến
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    Bản đồ Hoàng Sa do Daniel Ross vẽ năm 1808
    [​IMG]

    Trong quyển The India directory: or, Directions for sailing to and from the East Indies, China, Australia, and the interjacent ports of Africa and South America nổi tiếng của mình ấn bản năm 1852, James Horsburgh có chỉ ra nguồn gốc của một số tên gọi các đảo Hoàng sa.

    North shoal (đảo/ Đá Bắc) được đặt tên do vi trí của nó ở cực bắc (hơi chếch về hướng tây bắc) của quần đảo

    Triton Island (đảo Tri Tôn), được đặt tên theo tên chiếc thuyền Triton của thuyền trưởng John Brown là người đã phát hiện đảo này vào ngày 13/11/1804

    Bombay Reef (Cồn/Đá Bông Bay), được đặt tên theo tên chiếc thương thuyền Bombay đã nhìn thấy đảo này vào năm 1800

    Vuladdore Reef (Đảo/Đá Chim Yến). nằm về phía Đông Nam của nhóm đảo Trăng khuyết, cách xa khoảng 20 hải lý, được đặt tên theo tên chiếc thuyền Snow Vulador của Bồ Đào Nha, trong hành trình từ Macao đi Manila, đã nhìn thấy đảo này vào ngày 21/7/1807


    Tree Island (đảo Cây) được đặt tên do ở cực tây đảo mọc duy nhất có một cây dừa
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    Woody Island (đảo Phú Lâm), được đặt tên do có nhiều cây cối bao phủ trong đó có một số cây dừa.

    Lincoln Island (/đảo Linh Côn) được đặt tên theo tên chiếc thuyền Earl of Lincoln đã nhìn thấy đảo này vào năm 1764


    Tuy vậy một số đảo trong bản đồ vẽ năm 1808 vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc tên gọi và ai đã đặt tên cho các đảo này. Một số ước đoán được nêu lên dưới đây để tham khảo:


    Passu Keah/Island (/đảo/đá Bạch Quy), tên Passoo Keah có thể được đặt theo cách gọi của ngư dân Hải Nam mà thuyền trưởng Ross gặp tại đây

    Pyramid Rock (Đá/Hòn Tháp) đảo này bé tí ngày nay có hình dáng là một chiếc thuyền hơn là một ngọn tháp. Có thể thời gian và bão tố đã lấy đi phần chóp của đảo này chăng?


    Rocky Island (đảo Đá) do có thể đảo này là bao phủ toàn đá núi lửa như các ảnh dưới đây


    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tên gọi các đảo trong quần đảo Hoàng sa

    Thông tin tóm tắt về tên gọi tiếng Việt các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa

    Đảo Hoàng Sa (Pattle Island): tên gọi Bãi Cát Vàng (Sa = Cát, Hoàng = Vàng) trên biển không rõ bắt đầu từ khi nào, nhưng chắc chắn là phải có trước khi đội Hoàng Sa được thành lập. Cha ông ta đã biết đến 130 đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa và có đặt tên, vẽ bản đồ nhưng các tài liệu đó bị thất lạc nhiều. Có thể chính đảo Hoàng Sa (Patte) này ngày xưa có tên riêng khác vì Hoàng Sa được gọi chung cho toàn bộ quần dảo

    Đảo Quang Ảnh (Money Island) được đặt tên theo vị cai đội Phạm Quang Ảnh. Năm 1815, Phạm Quang Ảnh và đội Hoàng Sa vâng mệnh vua Gia Long đến Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình

    Đảo Hữu Nhật (Robert Island) được đặt tên theo vị đội trưởng Phạm Hữu Nhật. Ông vâng mệnh vua Minh Mạng
    ra Hoàng Sa, xem xét, đo đạc và dựng bia chủ quyền năm 1836. Mỗi binh thuyền đem theo 10 cái bài gỗ. Mỗi bài gỗ rộng 5 tấc, dài 5 thước, dày 1 tấc. Trên bài gỗ có khắc dòng chữ: "Minh Mạng thập thất niên, Bính Thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương độ chí thử lưu đẳng tự" (có nghĩa là: Năm Minh Mạng thứ 7, năm Bính Thân-1836, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây để ghi nhớ).

    Đảo Quang Hòa (Money Island) có phải được đặt theo tên một người nào đó không?

    Đảo/Bãi Xà Cừ (hay Cồn Quan Sát, Observation Bank) được đặt tên theo loại sản vật ốc xà cừ có nhiều ở xứ Hoàng Sa mà các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã khai thác được

    Đảo Ốc Hoa (Trung Quốc gọi là Toàn Phủ Đảo, chưa có tên tiếng Anh) cũng được đặt theo tên các loài ốc hoa có vỏ nhiều màu sắc và vân đẹp được đội Hoàng Sa, Bắc Hải khai thác

    Đảo Ba Ba
    (Trung Quốc gọi là Hoàn Thử Đảo, chưa có tên tiếng Anh) được đặt tên theo loài hải ba hay ba ba được đội Bắc Hải khai thác dâng lên chúa Nguyễn

    Đảo Lưỡi Liềm (Crescent Island) có lẽ đặt theo tên nhóm đảo có hình dáng như trăng lưỡi liềm

    Đảo Chim Yến (Vuladdore reef)
    có thể là do có nhiều loài chim yến đến sinh sống làm tổ ở quần đảo Hoàng Sa???

    Đá Hải Sâm (hay Bãi Sơn Dương, Antelope Reef) có thể là đặt theo các loài sản vật hải sâm từng được khai thác nhiều ở Hoàng Sa

    Bãi Quãng Nghĩa (Jehangir Bank/Jehangire Reefs) đặt theo tên phủ Quảng Nghĩa khi xưa là nơi cung cấp nhân lực cho đội Hoàng Sa, Bắc Hải

    Đá Rùa Trắng (đảo Bạch Quy, Passu Keah Reef)
    có thể là đặt tên theo hình dạng bãi cát trắng trông như một con rùa?

    Bãi Ốc Tai Voi (Herald Bank)
    : Sử sách ghi lại đội Hoàng Sa khai thác được những loài ốc tai voi to bằng chiếc chiếu

    Đảo Phú Lâm (Woody Island) là nơi được trồng nhiều cây cối um tùm như rừng và xây miếu Hoàng Sa từ thời Minh Mạng (Phú=giàu có, Lâm = rừng)

    Đá Lồi (Bãi Khám Phá, Discovery Reef) liệu có phải đặt tên dựa theo các mỏm đá nổi trên mặt nước?

    Các tên gọi Linh Côn, Tri Tôn, Bông Bay... dựa theo tên gọi của phương Tây, nhưng có thể ngày xưa từng được cha ông ta đặt tên gọi khác
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

Chia sẻ trang này