1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mẩu chuyện về lịch sử Hoàng sa- Trường sa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 16/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    “Đại Nam Thưc Lục”, của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn, ở Tập IV, trang 673, ghi:

    Năm 1835 (thời Vua Minh Mạng)
    “ Hoàng Sa ở Hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nỗi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ “Vạn lý ba bình” (muôn dặm song êm) (cồ Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phiá bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 330 trượng, cao 1 trưởng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Thanh thạch). Năm ngoái vua sai Cai Đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong, rồi về.”

    Những mô tả rất giống như đảo Phú Lâm và đảo Đá (Rocky isllannd)
    Ví dụ: đảo Phú Lâm có "cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng""bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước"
    Phú Lâm cũng có Hoàng sa tự giống như "miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ “Vạn lý ba bình” (muôn dặm song êm)".
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Sa_Tự
    Chu vi 1070 trượng (hi các bậc tiền bối đo chính xác tới số hàng chục nhỉ) tức 5029 mét. tương đương với chu vi hình tròn có đường kính 1600 mét. Điều này cũng phù hợp vì đảo Phú Lâm khá tròn có đường kính khoảng 1 mile (1.609 mét)
    "Phiá bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 330 trượng, cao 1 trưởng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Thanh thạch": thì Phú Lâm ở phía Bắc Đông Bắc có đảo Đá chu vi thì chắc không tới 330 trượng (chắc các bậc tiền bối không lên đảo này để đo mà đứng từ Phú Lâm ước lượng) nhưng phù hợp là đảo toàn là đá và cao ngang bằng đảo Phú Lâm. Chính vì "đứng núi này đo núi nọ" nên các bậc tiền bối tính toán đảo Đá cao chỉ có 6.11 mét trong khi thực tế cả đảo Phú Lâm và đảo Đá cao khoảng 50 feet tức 15.2 mét.

    Các nhà hàng hải phương Tây từng ghi nhận ở khu vực TS-HS có một đảo có chùa nên có thể Phú Lâm ngày xưa từng có một ngôi chùa (trước khi có Hoàng sa tự?) nên từng có tên "tên cũ là núi Phật Tự" chăng?

    "Năm ngoái vua sai Cai Đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong, rồi về" rất phù hợp với các thông tin về Hoàng sa tự

    Sự trùng hơp giữa mô tả trong ĐNTL và thực tế giống nhau đến nổi ta có thể tin là cồn Bạch sa chính là đảo Phú Lâm còn Bàn Thanh thạch chính là đảo Đá.

    Điều này rất quan trọng để "bẻ cổ" các học giả Trung quốc hay lu loa rằng cái "Hoàng sa" mà sử sách ta mô tả chính là cù lao Ré chứ không phải là cái Xisha của họ. Giờ thì họ hết đường chối cải là cha ông ta từng ra đó đo đạc đảo Phú Lâm và về ghi lại trong sử sách.

    Đảo Phú Lâm và đảo Đá là hai đảo duy nhất của Hoàng sa được mô tả tỉ mỉ trong sách cổ của Việt Nam.
    Tuy ở xa hơn nhiều đảo khác nhưng vì có cây cối xum xuê và có giếng nước ngọt nên cha ông ta đã chú ý đến hòn đảo này và nhiều lần ghé qua đây. Việc vua cho xây Hoàng sa tự trên đảo Phú Lâm khẳng định sự quan tâm của nhà nước phong kiến Việt Nam đến đảo Phú Lâm nói riêng và quần đảo An Vĩnh nói chung
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hoàng Sa Tự


    Hoàng Sa Tự là ngôi miếu cổ của người Việt xây dựng trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa[1], đảo này Trung Quốc chiếm giữ vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.
    Hoàng Sa Tự được cho rằng được xây dựng trong mười ngày. Miếu có một gian theo thể chế nhà đá. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây do quân nhân đến đảo đem theo hạt giống gieo trồng như hạt quả thủy nam. [cần dẫn nguồn]
    Cửa vào miếu có khắc hai bên hai câu: Cô hồn miếu, cô hồn diễu diễu 孤魂庙,孤魂渺渺; Hoàng sa tự, bích huyết Hoàng sa 黄沙寺,碧血黄沙。 Phía trên là bức Hoành phi có ghi “海不扬波” “Hải bất dương ba” có nghĩa là "Biển không nổi sóng"
    Trong miếu có ghi niên hiệu “大南皇帝 保大十四年三月初一”Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất"
    Nếu căn cứ việc Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại vào ngày 8 tháng 1 năm 1926,thì Hoàng sa tự có thể được trùng tu năm 1939 sau khi bị bão làm sụp đổ chứ không phải Hoàng sa tự được xây vào ngày 01/03/1934 (Âm lịch) và sụp đổ vào năm 1939 như một số tài liệu Trung quốc đã ghi.
    Sau khi Trung Quốc đổ quân chiếm đóng Phú Lâm, các nhà khảo cổ Trung Quốc đến Hoàng Sa đã phát hiện ra Hoàng Sa Tự.

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, Hoàng Sa Tự là "bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam" tại Hoàng Sa.

    Hoàng sa tự tồn tại ít nhất đến năm 1957 nhưng ngày nay không còn nữa, có thể đã bị Hồng vệ binh phá bỏ trong C ách mạng Văn hóa ở Trung quốc
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của quần đảo Hoàng Sa trong công tác dự báo bão trên biển Đông, từ năm 1932, chính quyền cai trị Pháp tại Việt Nam đã thành lập một trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860. Trạm khí tượng Hoàng Sa có vị trí ở 16033’ độ vĩ Bắc và 111037’ độ kinh Đông ở độ cao 5,5m so với mực nước biển. Năm 1938, Chính phủ bảo hộ Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra bảo vệ đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa. Hàng năm, các chuyên viên khí tượng được cử ra đảo làm nhiệm vụ. Số liệu ở trạm Hoàng Sa được quan trắc đều đặn từ năm 1939 đến năm 1974, hiện lưu trữ tại Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, riêng trạm Phú Lâm không thấy có số liệu.

    Do đó ảnh Phú Lâm 1931 không có trạm khí tượng đâu bác. Cái bác thấy trong ảnh là ống khói của nhà máy cất nước ngọt do Cty Nhật xây nhằm cung cấp nước cho cu li

    Trong ảnh khác Kittawa là tên chiếc tàu chở phân chứ không phải tên cái cầu
    Các bác cứ tiếp tục khai thác Galactica thể nào cũng có thêm nhiều ảnh quý của Hoàng sa

    Năm 1938 Pháp xây trạm khí tượng trên đảo Itu Aba

    So sánh hai tháp khí tượng trên hai ảnh thì thấy rất giống nhau (cùng một thiết kế)
    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những di tích thời WW2 còn sót lại trên đảo Phú Lâm ngày nay

    Cái này gọi là tháp Nhật

    [​IMG]

    Cái này có thể là một ngôi nhà của Pháp bị Nhật pủn sửa thành công trình quân sự, còn lờ mớ vết giống cờ tam tài trên cửa ?
    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cái nhà trên được chụp ở một góc chụp khác và được các trang web TQ gọi là nhà Pháp
    Người TQ chưa phủ nhận sự có mặt các công trình Pháp trên đảo này thì tại sao ta lại chối từ nhỉ?

    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Không phải chỉ có một cái lô cốt như trên mà có đến mười cái mà người TQ gọi là lô cốt Pháp dọc bờ biển
    Xem ở đây
    http://citylife.house.sina.com.cn/detail.php?gid=43434
    [​IMG]

    点击图片查看原图

    作品说明:照片那座2层多高的建筑是� ��年法国侵略者占领西沙的永兴 岛时建造的炮楼,炮楼外观基本保持� �好,炮楼内共有十多处大小不一的射� ��孔。在左侧的大海边,有我军建造的 碉堡,在照片的远处有一辆推土机正� �施工,这里 将要建造一个大型的现代化的军民两� �码头,因此,如果朋友们今后有机会� ��到永兴岛,再也看不到照片上这座法 国侵略者建造的炮楼,它将永远地从� �国的领土上 消失。



    Lược dịch

    Mô tả: Lô cốt Pháp. Hình ảnh thực sự cho thấy nó được xây dựng cao như thế nào là một lô cốt hình tháp hai tầng của giặc Pháp xâm lược được xây dựng trên đảo Vĩnh Hưng của Tây Sa. Tháp bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn, tổng cộng hơn 10 tòa tháp với lỗ châu mai có kích cỡ khác nhau.

    Ở phía bên trái gần biển, một bongke được xe ủi đất phá bỏ trong việc xây dựng một phi trường lớn và hiện đại sử dụng cho dân sự và quân sự, vì vậy nếu bạn bè của tôi để có cơ hội để đến đảo Vĩnh Hưng sẽ không còn nhìn thấy hình ảnh của các tòa tháp được giặc Pháp xâm lược xây dựng này nữa, nó sẽ mãi mãi sẽ biến mất trong lãnh thổ Trung Quốc.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhưng trang web này khẳng định là có xây ở Phú Lâm năm 1932

    http://skhcn.hue.gov.vn/portal/?Giao...20091228101536

    và trong bài
    [​IMG] [​IMG] La question de Hai-nan et des Paracels

    Claudius Madrolle [​IMG] Politique étrangère [​IMG] Year 1939 [​IMG] Volume 4 [​IMG] Issue 3 [​IMG] pp. 302-312

    tác giả có ghi rõ là khởi công xây trạm khí tượng ở Phú Lâm vào tháng 6/1938 cùng với một hải đăng ở phía đông của đảo

    Lưu ý là trạm Hoàng sa và Ba Bình bắt đầu có số liệu từ năm 1938 trong đó Hoàng sa cung cấp dữ liệu ngay từ tháng giêng do đó có thể bác bỏ hai điều:
    1-Pháp xây trạm khí tượng ở Ba Bình vào năm 1938 và
    2-Nhật xây trạm khí tượng ở Ba Bình vào năm 1941 (chắc là bổ xung người từ Đài Loan vì bác Mạnh sau khi bị trói cứ nằng nặc đòi về đất liền)

    Riêng trạm Hoàng sa thì người Pháp đã quan sát nhật thực ở đó vào tháng 10/1937

    Qua tài liệu của USS Pargo thì rõ ràng tồn tại một tháp quan trắc khí tương giống hệt như cái ở Ba Bình do đó có thể khẳng định hoặc là Pháp đã xây cái tháp đó (hoặc là Nhật đã xây hai cái tháp ở hai hòn đảo)

    Có thể trạm khí tượng ở Phú Lâm đang được xây dựng vào năm 1938, khi khu nhà này còn dang dỡ thì 1 trong 5 trận bão năm đó đã phá tan ngôi nhà chỉ còn lại tháp (có thể năm đó Hoàng sa tự cũng đi bụi để rồi chính quyền phải bỏ tiền ra sửa chửa vào năm 1939)

    Cũng có thể trạm Phú Lâm đang được xây thì năm 1939 Nhật chiếm đảo và mọi việc phải dừng lại

    Có thể vì những lý do đó trạm Phú Lâm đã không thể đi vào hoạt động như hai trạm kia
    Số phận ngọn hải đăng cũng có thể giống như trạm khí tượng.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    bảng đồ mạng lưới các trạm khí tượng Đông Dương năm 1940, 1949,1951 nhé

    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]

    Thực tế là có nó nhưng tại sao nó không được vận hành thì em cũng không biết rõ
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Năm 1789, Jame Hosburg trong quyển Memoir của mình xác nhận là tuy các nhà hàng hải phương Tây biết về sự hiện diện của quần đảo Hoàng sa nhưng vẫn chưa biết tường tận từng chi tiết của quần đảo này. Ông than phiền là nhiều hòn đảo được ghi trên bản đồ như là phần phía Nam của quần đảo Hoàng sa thực tế là không tồn tại tuy lúc này các nhà hàng hải phương Tây đã biết khá nhiều về nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông dưới cái tên là nhóm đảo Tam giác (Triangles) rồi sau đó J. B. Nicolas-Denis d'Apres de Mannevillette là người đặt tên Amphitrite cho nhóm đảo này, Trong quyển Instruction sur la navigation des Indes-Orientales et de la Chine, pour servir au Neptune oriental J. B. Nicolas-Denis d'Apres de Mannevillette viết năm 1775

    "J ai inféré les Triangles félon le plan qui en a été fait fur l' Amphitrite frégate françoife qui portoit à la Chine des Missionnaires Jésuites j en ai dresse le plan suivant l' Amiral Po**** vaisseau anglois en 1764 qui vit les brisans au Sud est Le plan de l Amphitrite prouve que ce ne pouvoit pas être les Triangles que découvrit le Lincoln puisque après avoir quitté l île il auroit fait route directement sur les hauts fonds orientaux"

    Tàu Amphitrite là chiếc tàu các giáo sĩ Hội thừa sai Paris (MEP) đi trên đó vào năm 1701 để sang Trung Hoa. Các giáo sĩ này đã viết: "Chúng tôi gặp quần đảo Paracel là quần đảo thuộc chủ quyền đế quốc An Nam" (Le Paracel est un archipel qui dépend de l'Empire d'Annam).

    Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng Sa, và cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông trong đó có đảo Phú Lâm

    [​IMG]
    Bản đồ phần phía bắc biển Đông do Daniel Ross vẽ và được James Hosburg ấn hành năm 1815. Lưu ý quần đảo Hoàng sa, bờ biển Đà nẵng, bờ biển phía nam đảo Hải Nam, phần bờ biển Đông Nam Trung quốc đã được Daniel Ross khảo sát tỉ mỉ

    Trong bản đồ này đảo Phú Lâm được ghi là Woody Island nhưng Ross không phải là người đặt tên cho đảo Phú Lâm
    Tên này đã có trong các bản đồ trước khi Ross đến


    Woody Island (đảo Phú Lâm), được đặt tên do có nhiều cây cối (woody) bao phủ (woody) trong đó có một số cây dừa.

Chia sẻ trang này