1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những mẩu chuyện về lịch sử Hoàng sa- Trường sa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 16/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Trên bản đồ mạng lưới khí tượng Đông Dương năm 1950-1951 vẫn còn đó các trạm Phú Lâm và Itu Aba nhưng hai trạm này không còn cho dữ liệu trong khi Pattle vẫn cần mẫn như ngày nào
    [​IMG]

    Lào cay, Cao bằng, Lạng sơn đã rơi vào tay ********* trong chiến dịch Biên Giới
    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Trong những bản đồ khí tượng 1949, 1950, 1951 vẫn đề tên Phú Lâm và Itu Aba dù không còn hoạt động như thể hiện sự lạc quan cho một ngày trở lại thì thất bại liên tiếp trên chến trường làm người Pháp nản chí nhận ra rằng họ sẽ không bao giờ đủ sức để trở lại hai hòn đảo xa xôi kia.

    Năm 1952, bản đồ khí tượng chính thức xóa tên hai trạm Phú Lâm và Itu Aba

    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thông tin về các trạm khí tượng của Việt Nam trên biển Đông
    Tác giả: Sanleo

    Vào thời kỳ Việt Nam còn dưới sự bảo hộ của Pháp, đã có 3 trạm khí tượng tại 2 quần đảo này được đăng ký vào hệ thống trạm khí tượng thế giới. Các trạm đó là:
    -Trạm đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) với số 48859
    -Trạm đảo Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa) với số đăng ký 48860
    -Trạm đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) với số đăng ký 48919

    Khi Việt Nam độc lập từ Pháp thì chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cũng được khôi phục, và các trạm đó vẫn có giá trị trong tổ chức khí tượng thế giới như là một sự thể hiện chủ quyền của Việt Nam.

    Vào tháng 6/1980, tại Hội nghị Khí tượng Khu Vực Châu Á II họp tại Genève, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ.
    Ngày 13-6-1980, Việt Nam yêu cầu OMM đăng ký trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM.
    (Nguồn tin http://sachhiem.net/LICHSU/NguyenNha1_2.php)
    Hiện nay, Việt Nam vẫn còn giữ được đăng ký trạm 48860 tại đảo Hoàng Sa http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=48860 mặc dù đảo đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974
    Việt Nam đã đăng ký được trạm Song Tử Tây số 48892 http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=48892 và trạm Trường Sa số 48920 http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=48920
    Tuy vậy, trạm Phú Lâm số 48859 của Việt Nam trước đây đã không còn ở WMO, mà thay vào đó là trạm số 59981 của Trung Quốc http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=59981
    Trạm Ba Bình của Việt Nam cũng không còn, mà thay vào đó là trạm số đăng ký 46902 của Đài Loan http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=46902 và một trạm khác của Trung Quốc đăng ký số 59997 http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=59997 cũng tại vị trí đảo Ba Bình
    Trung Quốc còn đăng ký thêm một trạm tại bãi đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa) chiếm đoạt trái phép của Việt Nam từ năm 1988 với số hiệu 59995 http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=59995 và một trạm tại đảo Hoàng Sa số 59985 http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=59985 (mặc dù vẫn còn đăng ký số 48860 của Việt Nam cũng tại chính đảo Hoàng Sa)
    Còn trạm số 48919 ở đảo Ba Bình từ thời Pháp hiện nay đã chuyển thành số đăng ký của trạm Huyền Trân của Việt Nam http://weather.noaa.gov/cgi-bin/nsd_...?station=48919
    Các thông tin trên lấy từ trang web của Mỹ và tôi tin là chính xác. Theo đó, Việt Nam vẫn giữ được số đăng ký 48860 của đảo Hoàng Sa, đăng ký được trạm 48892 tại đảo Song Tử Tây, đăng ký được trạm 48920 tại đảo Trường Sa, đăng ký được trạm 48919 tại bãi Huyền Trân. NHƯNG chúng ta đã bị mất đăng ký trước đây ở đảo Ba Bình và đảo Phú Lâm, mà thay vào đó là trạm 46902 của Đài Loan ở đảo Ba Bình, trạm 59997 của Trung Quốc cũng ở đảo Ba Bình, trạm 59981 của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. Trung Quốc còn đăng ký thêm được trạm 59985 ở đảo Hoàng Sa, trạm 59995 ở bãi đá Chữ Thập dựa trên chiếm đóng bất hợp pháp.
    Khi Đài Loan vẫn còn chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình, Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam vẫn cần phải bảo vệ việc đăng ký đã được quốc tế thừa nhận như là một cách để bảo vệ chủ quyền. Tôi xin đề nghị Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương hãy đại diện cho Việt Nam phản đối các trạm đăng ký số 46902, 59997, 59981, 59985, 59995 trên các đảo mà Trung Quốc và Đài Loan chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một thời trai trẻ ở Hoàng Sa


    [​IMG]
    Hải đăng trên đảo Hoàng Sa (ảnh chụp trước Thế chiến thứ 2 được lưu tại phòng lưu niệm kỷ vật Hoàng Sa).

    TT - Chiều 11-12, UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng tổ chức một cuộc gặp gỡ cảm động với những người từng sống và làm việc trên đảo Hoàng Sa. Đó là những cựu nhân viên của Trạm quan trắc khí tượng Hoàng Sa hiện đang sống ở Đà Nẵng. Trong căn phòng bốn bề treo đầy những kỷ vật, tranh, ảnh của Hoàng Sa, ba cựu nhân viên khí tượng say sưa nói về những ngày "đo mưa đếm gió” trên đảo Hoàng Sa thân yêu.
    Ba ông già ấy là Tạ Hồng Tấn, Võ Như Dân và Ngô Tấn Phát, tuổi đã ngoài 80. Trong đó, ông Tạ Hồng Tấn là một trong những người cuối cùng rời khỏi đảo vào một ngày không thể quên của năm 1974.
    Ký ức
    Mái tóc bạc phơ, ông Tấn chậm rãi nói: "Gặp lại anh em xưa, tôi thấy nhớ hòn đảo ấy quá chừng". Ông Tấn chỉ lên tấm bản đồ có chấm đỏ mang tên Hoàng Sa treo trên tường, bồi hồi nhớ lại.
    Năm 20 tuổi, cậu thanh niên Sài Gòn Tạ Hồng Tấn được Nha Khí tượng Sài Gòn cử đi học nghiệp vụ một năm tại Cát Bi (Hải Phòng). Tốt nghiệp khóa học, ông Tấn được cử về phục vụ tại Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng. Đầu năm 1963, Nha Khí tượng Sài Gòn quyết định cử ông ra Hoàng Sa làm việc ở trạm quan trắc khí tượng.
    Ông Tấn cười: "Đó là lẽ đương nhiên, không riêng gì tôi, tất cả những ai làm ở Nha Khí tượng đều ít nhất vài lần ra đảo". "Đúng 5g chiều, tại cảng Đà Nẵng, tôi cùng ba chuyên viên khí tượng, một kỹ sư vô tuyến điện và một phục vụ hậu cần lên tàu. Tàu chạy suốt đêm, đến 6g sáng hôm sau thì cập đảo Hoàng Sa".

    [​IMG]
    Đào giếng lấy nước ngọt trên đảo Hoàng Sa (ảnh chụp năm 1938, hiện được lưu tại phòng lưu niệm kỷ vật Hoàng Sa)

    Hoàng Sa ngày ấy là một hòn đảo vắng vẻ, chỉ dăm bụi cây cao chừng 3m. Rất ít chim và nước thì xanh trong. Trạm quan trắc khí tượng xây dựng kiên cố trên một điểm cao, ở đó có cả một tháp quan sát, đây cũng là nơi có ngọn hải đăng luôn được thắp sáng hằng đêm. Đồn lính thì nằm dưới chân đảo.

    Mỗi ngày, trạm đều đặn quan trắc ba giờ một lần. Những thông số như sức gió, lượng mưa, nhiệt độ biển, áp suất, ẩm độ... lần lượt được chuyển về Sài Gòn bằng tín hiệu morse.


    "Những lúc rảnh rỗi, tôi cùng các đồng nghiệp đi dạo khắp đảo. Lúc câu cá, khi thì đi tìm san hô, vỏ ốc, rong biển đem về làm quà kỷ niệm. Không một ngóc ngách nào của Hoàng Sa mà tôi chưa đặt chân đến" - ông Tấn kể.
    Vào giữa năm 1964, ông cùng các cộng sự của mình đối mặt với một cơn bão biển dữ dội: "Bão gió ngút trời, như muốn nhấn chìm cả hòn đảo. Trước khi bão đổ bộ, chúng tôi đã hoàn tất bản tin báo bão từ Hoàng Sa gửi về Sài Gòn. Đến khi bão tan, dắt tay nhau lên trên mỏm núi đá cao nhất của đảo mà nhìn đất trời, thấy hạnh phúc vô cùng. Biển ở Hoàng Sa đẹp lắm" - ông Tấn nói.
    Cả ông Tấn, ông Dân và ông Phát đều kể rằng có một điều mà bất kỳ người nào đặt chân lên đảo Hoàng Sa đều làm và làm một cách đầy tự hào, đó là khắc tên mình lên những hòn đá cuội lớn nằm quanh đảo.
    "Ngay trưa của ngày đầu tiên đặt chân lên đảo, tôi đã khắc tên mình lên vách đá”. Dòng chữ đó ông Tấn vẫn còn nhớ như in: "Tạ Hồng Tấn - chuyên viên Nha Khí tượng Sài Gòn đã đến đây - 1963".
    Nhưng đấy chỉ là hàng chữ trong vô số bút tích chi chít trên những vách đá Hoàng Sa. "Đó là dấu tích kỷ niệm của những ngày trai tráng lãng mạn để lại giữa biển đảo Hoàng Sa, cái tên đã trở nên thiết tha với những ông lão này" - ông Tấn tâm sự.
    Một ngày không quên

    [​IMG]
    Các cựu chuyên viên khí tượng của Nha Khí tượng Sài Gòn (từ trái sang): Võ Như Dân, Ngô Tấn Phát và Tạ Hồng Tấn - Ảnh: Anh Kiệt
    Cũng như ông Tấn, những kỷ niệm một thời ở Hoàng Sa vẫn còn nguyên với ông Ngô Tấn Phát: "Cứ ba tháng, chúng tôi lại ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ một lần. Khi đi thì gồng gánh đủ cả hàng tạ những gạo, nếp, đậu xanh, gà, vịt sống đem ra nuôi ăn dần. Tôi chưa quên được cảm giác lần đầu ra đảo. Lúc đi thì đông đủ anh em, vợ con đưa tiễn. Nhưng khi tàu rời bến xa dần đất liền mới thấy mình đơn lẻ. Chúng tôi sống trên Hoàng Sa cùng sóng gió và trạm quan trắc. Thỉnh thoảng mới thấy vài chiếc tàu hàng đi ngang qua đảo". Ông Võ Như Dân, người từng có mặt ở Hoàng Sa từ những năm 1956, quả quyết: đặc sản của Hoàng Sa chính là ốc gân - loại ốc to bằng chiếc đĩa, ăn giòn và thơm. "Nghề của tôi là chế hơi và bơm bóng thám không phục vụ các quan trắc viên đo gió trên đảo" - ông Dân kể.
    Với ông Tạ Hồng Tấn thì ngày 19-1-1974 là một ngày không thể quên. "Qua ống kính quan trắc, chúng tôi thấy từ xa lô nhô tàu chiến lớn nhỏ vây quanh Hoàng Sa. Tất cả thả neo dừng lại phía ngoài khơi. Họ chờ đến khi hoàng hôn vừa buông xuống thì nổ súng. Đạn bay vèo vèo vào đảo. Chừng 30 phút sau, những chiếc tàu hải quân Trung Quốc tiến vào đảo".
    Ông Tấn nhớ lại: ông cùng năm đồng nghiệp bị bắt đưa lên tàu, chở đến đảo Hải Nam. Đến tháng 3-1974, ông và nhiều người khác được trao trả tại Hong Kong, rồi lên máy bay về lại Sài Gòn. Sau 1975, ông Tấn tiếp tục công việc ở Đài Khí tượng thủy văn miền Trung đóng tại Đà Nẵng, một thời gian ngắn thì về hưu, sống yên bình cùng con cháu.
    Ông Tấn nói bây giờ mỗi ngày xem bản tin dự báo thời tiết về Hoàng Sa trên báo Tuổi Trẻ, ông lại bâng khuâng như thể đang ở trạm quan trắc Hoàng Sa để "đo gió đếm mưa".
    ĐĂNG NAM - ANH KIỆT
    Techmin thích bài này.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giới thiệu bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa” vừa phát hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế

    Đăng bởi bvnpost on 18/09/2010
    Liên tiếp trong vài năm qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện được nhiều văn bản quý giá liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sahttp://*******.org/forum/images/smilies/newyahoo/79.gif và đã chuyển giao cho Bộ Ngoại giao. Mới đây, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế lại phát hiện thêm một bộ hồ sơ gốc liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa được lưu giữ tại Chi cục này. Bộ hồ sơ mang tiêu đề “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa”, gồm 10 trang tài liệu (tiếng Pháp và tiếng Việt), có đầy đủ chữ ký, con dấu và bút tích xử lý công việc của những người liên quan về việc bảo trì và tu bổ trụ sở làm việc của Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa(**) và Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng vào năm 1955.

    Ngày 29/7/2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bàn giao bản gốc bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa” cho Bộ Ngoại giao. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế sao chụp lại bộ hồ sơ này để lưu trữ, phục vụ trưng bày.
    Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển giới thiệu một số văn bản chính trong bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa” để cung cấp kịp thời một tư liệu quý, phục vụ việc nghiên cứu, tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa” gồm có các văn bản sau (Số thứ tự của các văn bản do chúng tôi xếp theo thứ tự thời gian và trình tự giải quyết công việc để tiện theo dõi):
    1. Báo cáo của Trưởng Ty Công chánh Quảng Nam đề ngày 12/5/1955 (2 trang tiếng Pháp) gởi cấp trên chuẩn y bản “chiết trù” (dự toán) kinh phí thực hiện việc bảo trì và tu bổ trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle (Hoàng Sa). Nguồn kinh phí đề nghị cấp từ Ngân sách Quốc gia của năm tài khóa 1955, trong đề mục: “Bảo trì các phi trường dân sự tại Việt Nam”.
    2. Bản chiết trù (dự toán) các công tác bảo trì thường xuyên trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle (Hoàng Sa) (3 trang tiếng Pháp), do Ty Công chánh Quảng Nam đệ trình ngày 12/5/1955. Văn bản này được gởi đính kèm theo văn bản 1 ở trên.
    3. Công văn số 715/KT/DN/CV ngày 29/7/1955 của Trưởng Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng (1 trang tiếng Việt) gởi Quận trưởng Quận Công chánh Trung Việt tại Huế, thông báo bản chiết trù công tác tu sửa Ty Khí tượng Hoàng Sa đã được Bộ Tài chánh duyệt y và kế hoạch triển khai công việc để Quận Công chánh Trung Việt thông tri cho Ty Công chánh Quảng Nam thực hiện.
    4. Công văn của Trưởng Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng ngày 29/7/1955 (1 trang tiếng Việt) gởi Trưởng Ty Công chánh Quảng Nam, thông báo bản chiết trù công tác tu sửa Ty Khí tượng Hoàng Sa đã được Bộ Tài chánh duyệt y và kế hoạch triển khai công việc để Ty Công chánh Quảng Nam chuẩn bị thực hiện.
    5. Bản sao công văn số GĐ/1052/C/ ngày 16/8/1955 (1 trang tiếng Việt) của Nha Giám đốc Khí tượng Việt Nam gởi Trưởng Khu Công chánh Huế yêu cầu thay đổi một số hạng mục trong các bản chiết trù công tác tu bổ công thự Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng và Ty Khí tượng đảo Hoàng Sa.
    6. Ngoài ra còn có 1 trang bìa ghi tên bộ hồ sơ và số ký hiệu lưu trữ bằng tiếng Việt, và 1 tờ giấy viết tay bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt, ghi những thông tin tổng quát của các văn bản, để tiện theo dõi.
    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu các văn bản số 1, 2, 3 và 5 của bộ hồ sơ này (văn bản số 4 có nội dung tương tự như văn bản số 3, chỉ khác nơi nhận). Các văn bản tiếng Pháp có kèm theo bản dịch. Các văn bản tiếng Việt được đánh máy lại theo nguyên văn, có sửa các lỗi chính tả.
    Phần đầu trang bìa bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa”
    [​IMG]
    Văn bản 1
    [​IMG]
    Trang 1, Báo cáo của Trưởng Ty Công chánh Quảng Nam đề ngày 12/5/1955.
    [​IMG]
    Trang 2, Báo cáo của Trưởng Ty Công chánh Quảng Nam đề ngày 12/5/1955.

    Bản dịch văn bản 1
    Bộ Công chánh và Giao thông QUỐC GIA VIỆT NAM
    Khu Công chánh miền Bắc Ngân sách Quốc gia – Báo cáo năm 1955
    Trung Nguyên Trung Phần Chương 0.5173 – Mục Một – Khoản Một
    TY CÔNG CHÁNH QUẢNG NAM
    BẢO TRÌ CÁC PHI TRƯỜNG DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
    Trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle
    BẢO TRÌ THƯỜNG XUYÊN
    BÁO CÁO CỦA TRƯỞNG TY
    Bản báo cáo này có mục tiêu là đệ trình lên cấp trên để chuẩn y một bản chiết trù (dự toán-ND) có trị giá 22.000 đồng được đính kèm theo đây để thực hiện những công việc bảo trì và tu bổ khác nhau tại công thự chính của Trạm Khí tượng tại Pattle (Hoàng Sa-ND).
    Những công việc cần thiết để tu bổ các công thự này gồm có:
    - Sơn, quét vôi
    - Xây một cái bệ bằng bêtông 1m70x1m70 để đặt một phong lực kế (dụng cụ đo gió-ND).
    Chúng tôi hân hạnh xin các cấp có thẩm quyền:
    1/ Duyệt y bản chiết trù đính kèm theo đây với sự ủy quyền kinh phí liên quan khấu trừ vào Ngân sách Quốc gia của năm tài khóa 1955 – Chương 0.5173 – Mục Một – Khoản Một – “Dưới đề mục”: “Bảo trì các Phi trường Dân sự tại Việt Nam”.
    2/ Cho phép thực hiện công tác dưới sự quản lý của một sở, vì các công tác này có tầm quan trọng không lớn lắm.
    Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 1955
    Trưởng Ty
    Đã xem và đệ trình: (Ký tên và đóng dấu)
    Huế, ngày 31 tháng 5 năm 1955 NGUYEN-NGOC-TIEP
    Kỹ sư trưởng
    Trưởng Khu Công chánh miền Bắc
    Trung Nguyên Trung Phần Đã xem và đệ trình:
    (Ký tên và đóng dấu) Kỹ sư, Trưởng Nha Nghiên cứu
    Trương Văn Huê Tân Sơn Nhứt, ngày 14 tháng 6 năm 1955
    Ký tên Trần Ngọc Lâm
    (Chuyển đệ trình Báo cáo Số 995 CC/HC ngày 12 tháng 5 năm 1955 của ông Trưởng Ty Công chánh Quảng Nam v/v công thự của Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle)
    Số 55 – 1495 DIA/D
    Đã xem và chuyển đệ chuẩn y
    Có đính kèm bản hợp đồng số 63
    trị giá 22.000đ00
    Tân Sơn Nhứt, ngày 16 tháng 6 năm 1955
    Giám đốc Sở Thiết bị Mặt đất của Phi trường
    Ký tên Tạ Huyến
    Số 29/R Đã xem và chuyển đệ chuẩn y
    Đã xem Sài Gòn, ngày 29 tháng 6 năm 1955
    Sài Gòn, ngày 18 tháng 6 năm 1955 Tổng Thư ký
    Tổng Giám đốc Bộ Công chánh và Giao thông
    Nha Hàng không Dân sự Ký tên Nguyễn Văn Mô
    Ký tên Trần Văn Của
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Văn bản 2
    [​IMG]
    Trang 1, Bản chiết trù các công tác bảo trì thường xuyên trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle.
    [​IMG]
    Trang 2, Bản chiết trù các công tác bảo trì thường xuyên trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle.
    [​IMG]
    Trang 3, Bản chiết trù các công tác bảo trì thường xuyên trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle.
    Bản dịch văn bản 2
    BỘ CÔNG CHÁNH VÀ GIAO THÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM
    KHU CÔNG CHÁNH MIỀN
    Ngân sách Quốc gia – Báo cáo năm 1955
    Chương 0. 5173 – Mục Một – Khoản Một
    BẢO TRÌ CÁC PHI TRƯỜNG DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
    Trụ sở Ty Khí tượng Quần đảo Hoàng Sa tại đảo Pattle
    BẢO TRÌ THƯỜNG XUYÊN
    Các công tác tu bổ khác nhau về sơn và quét vôi trụ sở chính và xây một cái bệ bằng bê tông kích thước 1m70x1m70 để lắp đặt một phong lực kế tại Trạm Khí tượng ở đảo Pattle.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    BẢN CHIẾT TRÙ CÁC CÔNG TÁC


    - Khoản dự trù cho các công việc ngoài dự toán và các công việc khác
    2.000$
    Tổng cộng
    22.000$




    Bản dự toán này được xác định với số tiền là HAI MƯƠI HAI NGÀN ĐỒNG kể cả số tiền cho khoản dự trù HAI NGÀN ĐỒNG./.
    Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 1955
    Trưởng Ty
    (Ký tên và đóng dấu)
    NGUYEN-NGOC-TIEP
    Đã xem để biết
    Trưởng Trung tâm Khí tượng tại Đà Nẵng
    (Ký tên và đóng dấu)
    Số 9644
    Xác nhận kiểm tra các chi phí được đề ra
    Sài Gòn, ngày 8 tháng 7 năm 1955
    Người kiểm tra các chi phí đã đề ra
    Ký tên Đặng Văn Khiêm
    Đã xem và đệ trình
    Huế, ngày 31 tháng 7 năm 1955 Đã xem và đệ trình
    Kỹ sư trưởng Tân Sơn Nhứt, ngày 15 tháng 6 năm1955
    Trưởng Khu Công chánh miền Bắc Kỹ sư
    Trung Nguyên Trung Phần Trưởng Nha Nghiên cứu
    (Ký tên và đóng dấu) Ký tên Trần Ngọc Lâm
    Trương Văn Huê
    Đồng ý và đệ trình Đã xem
    Tân Sơn Nhứt, ngày 16 tháng 6 năm 1955 Sài Gòn, ngày …
    Giám đốc Tổng Giám đốc
    Sở Thiết bị Mặt đất của Phi trường Nha Hàng không Dân sự
    Ký tên Tạ Huyến Ký tên Trần Văn Của
    Đã xem và chuyển đệ chuẩn y Số 432 MF/APP
    Sài Gòn, ngày 29 tháng 6 năm 1955 Chuẩn y
    Tổng thư ký Phê duyệt cho phép Sở thi công
    Bộ Công chánh và Giao thông Sài Gòn, ngày 13 tháng 7 năm 1955
    Ký tên Nguyễn Văn Mô Bộ trưởng
    Bộ Tài chính
    Ký tên Trần Hữu Phương
    ————————————————� �-
    Người dịch: Thúy Vi
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Văn bản 3
    [​IMG]
    Công văn số 715/KT/DN/CV ngày 29/7/1955 của Trưởng Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng gửi Quận trưởng Quận Công chánh Trung Việt tại Huế.
    Bản đánh máy lại văn bản 3
    QUỐC GIA VIỆT NAM
    BỘ GIAO-THÔNG VÀ CÔNG-CHÁNH
    Trung-tâm Khí-tượng Đà-Nẵng
    ĐÀ-NẴNG, ngày 29 tháng 7 năm 1955
    số 715/KT/DN/CV
    TRƯỞNG TRUNG-TÂM KHÍ-TƯỢNG ĐÀ-NẴNG
    Kính gửi ông: QUẬN-TRƯỞNG QUẬN CÔNG-CHÁNH TRUNG-VIỆT
    tại HUẾ
    TRÍCH YẾU: Tu sửa ty Khí-tượng Hoàng-sa (Pattle)
    THAM CHIẾU: Bản chiết-trù lập bởi ty Công-chánh Quảng-Nam
    lập ngày 12/5/55 số tiền là 22.000$
    Tôi trân-trọng tin để ông biết bản chiết-trù chiếu thượng đã được Bộ Tài-chánh duyệt-y ngày 13/7/1955 với số 432/MF/APP.
    Vì sự đi về đảo đó mất nhiều thể-thức phức-tạp, và đã định liệu một chuyến tầu đặc-biệt cử ra Hoàng-Sa vào khoảng từ 4 đến 10/8/1955, tôi trân trọng yêu cầu ông, khi bản chiết-trù đó qua quý Quận, thông tri cho ty Công-chánh Quảng-Nam phụ-trách công-tác đó định-liệu đủ thì giờ để thi-hành nhiệm-vụ.
    Ty này đã được chúng tôi báo trực-tiếp nhưng thể-thức thi-hành còn do nơi quý Quận chuyển chính-thức bản chiết-trù.
    Trân-trọng kính chào ông.
    H. CECILLON
    Kỹ-sư Khí-tượng
    (Ký tên và đóng dấu)
    Bản sao:
    Kính gửi ông Đại-biểu Chánh-phủ tại Trung-Việt
    “để tường”.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Văn bản 5
    [​IMG]
    Bản sao công văn số GĐ/1052/C/ ngày 16/8/1955 của Nha Giám đốc Khí tượng Việt Nam
    gửi Trưởng Khu Công chánh Huế.
    Bản đánh máy lại văn bản 5
    NHA GIÁM-ĐỐC KHÍ-TƯỢNG Sài Gòn, ngày 16 tháng 8 năm 1955
    Số: GĐ/1052/C/
    GIÁM-ĐỐC KHÍ-TƯỢNG VIỆT-NAM
    Kính gởi ông TRƯỞNG KHU CÔNG CHÁNH HUẾ
    TRÍCH YẾU: Công-tác tu-bổ công-thự Khí-tượng tại Đà-Nẵng
    và đảo Hoàng-Sa.
    Để thích ứng với nhu cầu hiện tại, bản Nha trân trọng yêu cầu Ông thay đổi một vài công-tác trước đây đã trù liệu trong các bản chiết-trù công-tác tu-bổ công-thự Trung-tâm Khí-tượng Đà-Nẵng và Ty Khí-tượng đảo Hoàng-Sa.
    Thay vì đặt các tháp Phong-lực-kế (pylone anémomètre), bản Nha sẽ ráp các máy đó lên sân thượng của công-thự ở Đà-Nẵng cũng như ở Hoàng-Sa. Như vậy, việc làm một bệ xi-măng 1t70 x 1t70 ở cả hai nơi đều trở nên vô ích.
    Kính xin Ông cho thay đổi các công-tác kể sau đây:
    1/ Tham-chiếu bản chiết trù công tác 28.000$ cho Đà-Nẵng
    - Bỏ việc xây bệ xi-măng của tháp Phong-lực-kế (4.725$) và bớt việc sơn lại cửa (8.225$) để lấy đủ kinh phí sửa lại một phòng tắm và tiêu ở trên lầu (tốn ước: 7.000$).
    2/ Tham-chiếu bản chiết-trù công-tác 22.000$ cho Hoàng-Sa:
    Bỏ việc xây bệ xi-măng của tháp Phong-lực-kế (2.750$) và lấy kinh phí đó để:
    a) xây một trụ vuông 0t40 x 0t40 cao 1t00 để đặt máy nặng hiệu Campbell;
    b) gắn chân cột ăng-ten, dây chằng, thang, chân lều máy khí-tượng vân-vân…
    Nhân dịp xin tin Ông rõ: chuyến tàu của Hải-quân Pháp sẽ khởi hành tại Sài Gòn ngày 18.8.1955 để ra Đà-Nẵng và đảo Hoàng-Sa./.
    Ký tên ĐO-ĐINH-CUONG.
    Số: 7523/CC/Ktr.
    Sao kính gởi Ông GIÁM-ĐỐC Nha Công-tác Phi-Trường ở Sài Gòn. Hai hồ-sơ trên, Khu Công-chánh tôi đã gởi quí Nha theo số 4474/CC/KT ngày 6.6.55. Như quí Nha chưa gởi trình duyệt thời xin phát-hoàn lại để sửa chữa lại theo đề nghị của Nha Giám-đốc Khí-tượng. Và sao gởi Ông Ty Trưởng Công-chánh Quảng-Nam ở Đà-Nẵng “để biết”.
    HUẾ, ngày 24 tháng 8 năm 1955
    KT. CHÁNH KỸ-SƯ, TRƯỞNG-KHU CÔNG-CHÁNH
    MIỀN-BẮC TRUNG-VIỆT
    PHÒNG-TRƯỞNG PHÒNG HÀNH-CHÁNH
    (Ký tên và đóng dấu)
    NGÔ-KHẮC-TRÂM
    Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên – Huế, số 4, tr. 67-80.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    1. Hoàng Sa - những năm tháng không quên
      Thứ năm, 07/07/2011, 23:51 (GMT+7)
      Quần đảo Hoàng Sa – lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là đơn vị hành chính thuộc TP Đà Nẵng. Nơi ấy, với những nhân viên khí tượng đã từng sống, làm việc trên đảo, Hoàng Sa vẫn vẹn nguyên trong ký ức của mình. Một Hoàng Sa thơ mộng, với những bãi cát vàng, những sản vật biển…

      [​IMG]
      Những nhân chứng từng làm việc tại Hoàng Sa qua các thời kỳ trước 1974 đang xem lại những hình ảnh Hoàng Sa một thời. Ảnh: NGUYÊN KHÔI
      Hoàng Sa thiêng linh
      Từ nhiều năm qua, trong công cuộc sưu tầm hiện vật, tài liệu cũng như tìm gặp những nhân viên làm công tác dự báo khí tượng, những người lính Việt Nam Cộng hòa làm công tác giữ đảo từ trước năm 1974, tôi có dịp nhiều lần được cùng đi với những người trong nhóm làm công tác sưu tầm, được gặp những nhân chứng lịch sử Hoàng Sa.
      Dù đã ngót nghét 40 năm, những chàng trai trẻ làm việc trên đảo Hoàng Sa thời ấy, giờ ở cái tuổi “xưa nay hiếm”. Mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng khi hỏi về Hoàng Sa, họ vẫn kể vanh vách những gì có trên đảo, từ chiếc cầu cảng, chiếc giếng nước ngọt, tượng Phật Bà Quan Âm cho đến những xác thuyền trên đảo. Với họ, ký ức về Hoàng Sa vẫn “mới” như ngày hôm qua.
      Có mặt nhiều lần trên đảo từ những năm 1964 - 1968, trong tâm trí nhân viên khí tượng Trần Huỳnh (thôn Dương Lâm 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) vẫn hiển hiện một Hoàng Sa mới nguyên. Cụ Trần Huỳnh (nay đã 84 tuổi) được Ty Khí tượng Đà Nẵng nhận làm nhân viên tại Trạm quan trắc khí tượng tại đảo Hoàng Sa năm 1964 với thời hạn 3 tháng.
      Ngày ấy, mặc dù đã lấy vợ, sinh con nhưng vì cuộc sống và vì cả lòng ham muốn một lần đến với đảo xa, ông Huỳnh từ giã vợ con đi Hoàng Sa làm việc. Những ngày ở đảo, công việc chính của ông là làm anh nuôi và thả bóng thám không.
      [​IMG]
      Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc.
      Ông Huỳnh nhớ lại: “Đài khí tượng lúc đó có 5 cán bộ quan trắc khí tượng, 3 người ở Sài Gòn ra, 2 người của Đà Nẵng và tôi là nhân viên. Mỗi ngày 2 lần, nhiệm vụ của tôi là thả bóng thám không vào 6 giờ sáng và 15 giờ chiều. Thả bóng thám không xong, tôi lo nấu ăn và phục vụ chuyên môn cho các kỹ sư khí tượng”.
      Những thời gian rỗi rảnh, ông Huỳnh đi dạo quanh đảo, câu cá, đi thắp hương tại tượng Phật Bà Quan Âm ở miếu Bà… Ông Huỳnh bảo, Hoàng Sa cá nhiều vô kể. Chỉ cần một cái cần câu và một giờ đồng hồ, ông có thể mang về những con cá mú to để cải thiện bữa ăn. Ngoài ra, ông còn gieo cải, trồng ớt và nuôi heo trên đảo.
      Ông kể rằng, trước miếu Bà trên đảo Hoàng Sa có một đôi cá thần bằng bàn tay bơi tung tăng rất đẹp và rất linh thiêng. Một ngày nọ, bất chấp những lời can ngăn của mọi người, hai người lính địa phương quân của Quảng Nam dùng lựu đạn toan đánh cá, nhưng khi lựu đạn vừa được rút chốt thì phát nổ ngay trên tay làm hai người lính đó chết tại chỗ.
      Từ đó, cứ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, những người sống trên đảo đến thắp hương khấn vái mong điều an lành và không ai dám xâm hại đến đôi cá đó…
      Những năm tháng không quên
      Cũng như ông Trần Huỳnh, những lúc rỗi rảnh, ông Võ Như Dân (trú 8 Hoàng Diệu) và ông Nguyễn Tất Phát (trú K158 Hùng Vương, Đà Nẵng) qua lại nhà nhau để ôn lại những kỷ niệm trên đảo Hoàng Sa ngày ấy. Với hai ông, chuyện về Hoàng Sa không bao giờ cũ, những năm tháng trên đảo vẫn theo suốt mấy chục năm qua.
      Tháng 3-1958, ông Nguyễn Tấn Phát (lúc ấy 25 tuổi) háo hức ra Hoàng Sa làm nhân viên khí tượng. Mặc dù theo phân công mỗi người ra đảo 3 tháng rồi người khác ra thay nhưng lúc ấy, ông Phát xin thêm 3 tháng nữa để được ở lại với Hoàng Sa.
      Ông Phát kể, đài quan trắc có 3 quan trắc viên làm việc phục vụ cho 2 kỹ sư khí tượng. Cả 3 người thay phiên nhau, mỗi người trực một ngày rồi nghỉ 2 ngày. Mỗi ngày ông Phát đọc khí áp mặt đất, hướng gió, lớp mây… rồi chuyển cho nhân viên vô tuyến thảo mã rồi gửi điện về đất liền. Công việc ấy đều đặn 8 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 giờ.
      “Hoàng Sa có vị trí quan trọng trong công tác dự báo thời tiết, số liệu trên đảo gửi về thường rất chính xác, nhất là trong công tác dự báo bão” - ông Phát cho biết.
      Với ông Dân, kỷ niệm về Hoàng Sa là những món “đặc sản tự chế” để cải thiện bữa ăn. Ông Dân ra Hoàng Sa năm 1953, thay cho người anh cô cậu là ông Phạm Miễn (hiện đã chết) về đất liền. Lúc đó, làm cùng với ông Dân trong tổ phục vụ còn có ông Nguyễn Tấn Yên (quê ở Huế, nay cũng đã mất). Thời gian làm anh nuôi trên đảo Hoàng Sa, để cải thiện bữa ăn, ông Dân nghĩ ra cách lấy trứng con vít (rùa biển) trên bãi cát để nấu chè.
      “Vít đẻ trứng dưới cát và lấp lại rất kín, muốn lấy trứng phải lần theo con vít khi nó thăm ổ. Bới cát lấy trứng xong, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ. Lòng đỏ trứng vít cứng như viên bi, dầm với đường thành món đặc sản không nơi nào có được: chè trứng vít. Mai con vít còn được tận dụng vận chuyển lương thực từ tàu vào đảo”, ông Dân nhớ lại.
      Ông Dân còn nhớ những ngày thiếu ăn vì bão. Hoàng Sa mùa hè rất đẹp nhưng rất khắc nghiệt vào mùa mưa bão. Ông Dân đã từng sống qua nhiều mùa bão trên đảo và “thấm” những nỗi khổ cực, nhất là thiếu ăn. “Nhiều tháng trời, bão liên tục nên tàu tiếp tế lương thực không đến được, cả đơn vị phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực, trong khi mùa bão không thể đi câu cá để ăn. Nhiều người đã nghĩ ra cách bẫy chim vào đảo trú bão để ăn”, ông Dân kể lại.
      Kỷ vật của ông Dân với Hoàng Sa là vỏ ốc tai tượng bóng loáng. Ông Dân bảo, trước khi về đất liền, ông bắt những con ốc tai tượng rồi chôn xuống cát đến khi nào thịt nó thối rữa thì nạo ruột ra, lấy vỏ. “Làm như thế vỏ ốc sẽ có lớp vân sáng và rất đẹp, nếu luộc ốc sẽ ngả màu đen xỉn”, ông Dân chia sẻ kinh nghiệm.
      Với những người đã từng làm việc tại Hoàng Sa đều nhận xét: Hoàng Sa đẹp nhưng khắc nghiệt! Tuy nhiên, với tất cả những ai đã từng sống và làm việc tại Hoàng Sa đều thừa nhận đó là niềm hạnh phúc, hạnh phúc bởi được sống trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
      Ngày 23-6, khi chúng tôi làm việc với UBND huyện đảo Hoàng Sa (đóng tại 132 Yên Bái, Đà Nẵng), một người đàn ông quá 50 tuổi tìm gặp người đại diện huyện đảo Hoàng Sa mong muốn cung cấp thông tin, góp công sức nhỏ bé để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Người đó là ông Trần Hòa (SN 1954, trú thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ông Hòa cho biết, ông làm y tá tại Hoàng Sa từ tháng 10-1973 do Tiểu khu Quảng Nam cử ra Hoàng Sa chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho lính và nhân viên khí tượng trên đảo.
      Nguyên Khôi

Chia sẻ trang này