1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những món ăn cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy theo độ tuổi

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi cong60116, 28/05/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cong60116

    cong60116 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
    • Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.
    • Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
    • Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
    • Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
    • Khi bé bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn, những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy (bé bị tiêu chảy dạng phân lỏng, hoặc phân nước có máu). Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.
    Mẹ nên chú ý các biểu hiện sau ở bé:
    • Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.
    • Khi bé đến giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, thóp lõm, mắt trũng và da nhăn.
    • Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn
    Cách ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy
    Bù nước khi bé bị tiêu chảy

    • Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.
    • Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
    http://chuabenhdaitrang.vn/tu-chua-viem-dai-trang-ngay-tai-nha-bang-nhung-nguyen-lieu-co-san.html
    Thức ăn cho trẻ tiêu chảy
    Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

    • Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
    • Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Chia sẻ trang này