1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những môn học trong chuyên ngành KINH TẾ và QTKD?

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi jaja, 18/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jaja

    jaja Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    những môn học trong chuyên ngành KINH TẾ và QTKD?

    chào các bác cho em hỏi học KINH TẾ hay QUẢn TRỊ KINH DOANH thì cái nào ngon hơn?học KINH tế đào tạo cho ta KĨ năng gì?và học QTKD đào tạo cho ta kĩ năng chuyên sâu về gì?

    các môn học học được dạy TRONG KINH TẾ là gì?
    các môn học học được dạy trong QTKD là gì?



    cảm ơn các bác!!!


    thi vào đại học KINH TẾ có nhân hệ số 2 môn toán o nhỉ?


    hai năm đầu nói chung là bạn học những môn giống nhau , nhưng sau khi vào chuyên ngành thì khác nhau lắm . Khoa QTKD với khoa Kinh tế phát triển ( có phải í bạn hỏi khoa này không ? ) đào tạo những chuyên ngành khác nhau hoàn toàn mà , bảo so sánh ngành nào ngon hơn thì biết lấy chuẩn nào để so đây ???

    hình như là không có khoa nào là thuần Kinh tế cả , mà có chia ra như KINH TẾ NÔNG NGHIỆP , KINH TẾ CHÍNH TRỊ , TÀI NGUYÊN,KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ .... ( heh , hông nhớ hết , hình như có 8 phân khoa nhỏ á )


    các môn học trong khoa KTPT thì thường thiên về lý thuyết ( năm nhất có mấy môn được tự chọn , nhưng SV trong khoa KTPT thì không , phải nhai toàn mấy cái khó ...nhai )


    tạm thời Yup@ chỉ bít nhiu đó thôi ... có gì nhờ mấy anh chị # trog khoa QTKD giới thiệu tiếp vậy

    Được YUPYUPYUP sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 19/11/2003
  2. caheo_

    caheo_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Trường ĐHKT không có ngành Kinh Tế....
    Trong trường chỉ có các chuyên ngành trực thuộc các khoa
    1. Tài chính tiền tệ
    2. Kế toán kiểm toán
    3. Thương mại - Du lịch
    4. Thống kê - Toán - Tin học
    ....
    Nói chung là còn nhiều lắm mà ko nhớ hết.
    Trong khoa Thương Mại - Du Lịch có các chuyên ngành:
    1. Ngoại thương
    2. Thương mại
    3. Du lịch
    4. Quản trị kinh doanh
    5. Quản trị chiến lược
    6. Kinh tế quốc tế
    7. Luật thương mại
    8. Marketing
    Nói là để so sánh cái nào ngon hơn thì ko thể được. Vì khi chọn mỗi khoa là bạn đã xác định là mình học cái gì và sau này ra trường mình làm cái gì.
    Học môn gì cũng ko quan trọng. Vì trong 2 năm đại cương, cả trường đều học tất cả các môn giống nhau. CHỉ khi phân vào chuyên ngành thì mới có sự khác biệt giữa các môn học mà thôi.
    Chúc bạn tìm ra được hướng đi đúng cho mình


    Cái tình là cái chi chi
    Dẫu chi chi cũng chi chi với tình
  3. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Trong Khoa thương mại du lich không có nganh kinh tế quốc tế mà chỉ có Kinh doanh quốc tế thôi . Và cũng không có quản trị chiến lược mà chỉ có quản trị chất lượng .
    Em thứ nói xem sau này em muốn trở thành gì , anh có thể tư vấn cho em nhiều hơn .
    NoThing is Successful than Success
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nên dựa vào khả năng sẽ thực tế và dễ thành công hơn là dựa vào "muốn trở thành gì"

    Lonelymanus
  5. great_blessing

    great_blessing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Chào, mình xin thêm là trường đại học Kinh Tế có ngành Kinh tế, trong đó bao gồm các chuyên ngành: Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế lao động và quản trị nguồn nhân lực, Kinh tế nông nghiệp, và chuyên ngành Kinh tế học.
    Đây là những chuyên nghành học chủ yếu để làm ở tầm vĩ mô, quản lí ở cấp nhà nước. Và nếu học ở những ngành này thì sẽ khó khăn hơn khi bạn đi xin việc ở các doanh nghiệp.
    Mong rằng thông tin trên giúp ích cho bạn!
  6. kienkazeem

    kienkazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể "cao thủ" trường Kinh thế!
    Xin trân trọng phê bình các bác vì cách giới thiệu cực kỳ hàn lâm về "KT" hay "QTKD"! Học trường kinh tế mà marketing kiểu này chắc không ai thèm vô trường! Mời các bác vô bốc DĐKtế người ta giải thích ngắn gọn, đầy đủ và dễ tiếp thu hơn nhiều!
    Lonelymanus phát biểu linh tinh! " Khả năng" là gì? "Thực tế" là gì? Một đứa trẻ lớn lên muốn làm nghề nó thích thì nó có biết thế nào là khả năng, là thực tế? Còn nếu nói chuyện người lớn, lấy ví dụ rõ ràng nhất là GĐ Vũ của cafê Trung Nguyên chắc chắn bây giờ sẽ chẳng là gì nếu buổi đầu khởi nghiệp anh xét đến khả năng thưc tế! Anh chỉ biết mình muốn gì, như bạn letmebe nói.
    CỨ ĐI SẼ ĐẾN!
  7. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Vâng , muốn gì ! Nhưng có chắc chắn tất cả mọi người đều có thể "muốn gì được nấy" không ? Liệu tất cả mọi người đều luôn còn nhiều hứng thú và quyết tâm thực hiện ước muốn của mình sau những thất bại ? GĐ Vũ Trung Nguyên thành công vì thực tế tình hình cafe Việt Nam lúc đó cũng chưa có thương hiệu nổi bật , và quan trọng hơn , anh ta có khả năng kinh doanh giỏi để thực hiện ước muốn của mình . Khi tôi còn bé , tôi luôn ước mơ sau này mình sẽ trở thành một nhà văn . Thế nhưng , ước mơ trẻ thơ của tôi thật khó mà thành hiện thực vì nó mang quá nhiều sự tưởng tượng không thực . Thực tế tôi không có khả năng viết văn vì điểm số văn chương thời học sinh của tôi chưa bao giờ vượt quá 6 Một đứa trẻ có nhiều ước muốn , không quan tâm đến gì khác thì đó cũng chỉ là suy nghĩ của trẻ con mà thôi (mặc dù những suy nghĩ này rất đáng yêu và nên có ở lứa tuổi trẻ thơ) . Khi bạn có một ước muốn , bạn muốn nó thành công hay thất bại ? Tôi nói đến "khả năng" và "thực tế" vì tôi nghĩ quan tâm nhiều đến sự thành công .
    Bạn jaja có lẽ muốn được tư vấn ngành nghề để chuẩn bị thi ĐH . Hàng ngày , báo chí , các nhà tư vấn giáo dục vẫn luôn khuyên các thí sinh nên chọn ngành nghề theo khả năng của mình . Có biết bao nhiêu thí sinh phải thi ĐH nhiều lần vì không lượng sức mình (tất nhiên phần lớn thí sinh đều muốn vào ngôi trường mong ước) và cũng có khá nhiều SV thi lại trường khác vì cảm thấy ngành nghề mình đang học không phù hợp . Chẳng lẽ khi đi thi ĐH lần đầu , họ không mơ ước vào ngành nghề họ chọn à ? Tại sao không thực tế ngay từ lúc đầu , xem xét khả năng của mình và chọn đúng ngành nghề phù hợp ? Nếu bạn có khả năng cao , tại sao bạn lại chỉ có những mơ ước giản dị bình thường ? ... Và ngược lại ....
    CỨ ĐI SẼ ĐẾN! có lẽ là quan niệm sống của kienkazeem , nhưng tôi thì hoàn toàn khác . Trước khi đi , tôi sẽ suy nghĩ xem mình có thể đi bằng những phương tiện gì , liệu có thể mượn được những phương tiện khác để đi nhanh hơn không , liệu có đường tắt để đi nhanh hơn hay không , và tôi sẽ lựa chọn phương án tốt nhất cho tôi để đi , và cũng sẽ không đi tiếp nếu như trên đường đi có một con sông chảy xiết rất lớn mà trong khi đó tôi không biết bơi , lúc đó tôi sẽ tìm kiếm cách có thuyền và chờ đợi đến khi có thuyền rồi mới đi tiếp . Có lẽ bạn đã hiểu "khả năng" và "thực tế" của tôi rồi chứ ?

    Lonelymanus
  8. kienkazeem

    kienkazeem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Chào lonelymanus! Rất vui vì bạn đã nhiệt tình với tôi, nên hôm nay tôi muốn trao đổi với bạn mấy dòng. Trước hết, như bạn nói, "tôi nghĩ quan tâm nhiều đến thành công " nên tôi sẽ nói cho bạn nghe theo cách nghĩ và làm của những người thành công.
    Tôi đã đọc những gì bạn viết và thấy có mấy chỗ cần xem lại. Thứ nhất, nói về GĐ Vũ của cà phê TN bạn nói rằng anh có khả năng kinh doanh giỏi là đúng, nhưng sai thời điểm! Tôi đã từng nói chuyện với anh Vũ, và anh tâm sự rằng ở thời điểm anh quyết định sẽ theo đuổi ngành cà phê, anh không biết gì về nó. Và khả năng kinh doanh lại càng không vì trước đó anh chưa hề trải qua công việc nào như vậy. Anh xòe 2 bàn tay ra nói với tôi: "Anh chỉ có lòng nhiệt huyết và đôi tay này!" Bạn lonelymanus đừng nói anh Vũ khiêm tốn nhé, nếu không chắc tôi chẳng biết nói gì hơn!
    Xét về thực tế, nếu nói như bạn thì chắc chắn Michael Dell sẽ chẳng bao giờ "dám" lập ra Dell để ngày nay qua mặt "bố già" IBM trong ngành máy tính. Nếu nói như bạn thì Honda sẽ chẳng bao giờ "dám" SX bất cứ chiếc xe hơi nào chứ nói gì đến chuyện trở thành 1 hãng xe hơi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Hay nói gần hơn, bóng đá VN đừng bao giờ nghĩ đến chuyện vượt qua Thái Lan vì mình chỉ mới vô địch SG 1 lần cách đây đã 44 năm! Trong khi TL đã 5 lần liên tiếp gần đây vô địch SG! Tôi nói như vậy chắc bạn hiểu ý tôi?
    Thứ hai, nói chuyện về tuổi thơ. Bạn nói rằng khi còn nhỏ bạn muốn thành nhà văn. Tôi xin hỏi nó chỉ là ý nghĩ vui vui thôi, hay là điều bạn luôn nghĩ đến từng ngày? Tôi tin là ý thứ nhất vì nếu là ý hai thì bây giờ bạn đã là nhà văn rồi! Bạn cho rằng bạn không có khả năng và dẫn chứng "không bao giờ vượt quá 6 đ". Để tôi lấy 1 ví dụ cho bạn, rằng Einstein vào lúc 7 tuổi đã bị thầy giáo phê là "trí óc chậm phát triển " với phụ huynh! Và còn rất nhiều VD khác. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu ý tôi? Bạn đã sai khi khẳng định ước muốn của trẻ con dù có thế nào cũng chỉ là trẻ con. Bạn có biết chuyện anh em nhà Wright lúc còn nhỏ lúc nào cũng nung nấu ước mơ được bay không? Và "cái ý nghĩ trẻ con" đó đã biến thành gì chắc bạn cũng biết.
    Thứ ba, bàn về "khả năng", "thực tế", và "lòng mong muốn". Tôi thấy nhiều người, trong đó có bạn, hay lẫn lộn khi nhắc đến khái niệm này! Tôi lấy VD: 1 đứa trẻ khi tập đi nó có biết thế nào là "khả năng" và "thực tế" không? Rất may là không vì nếu chúng biết đến khái niệm "khả năng" và "thực tế" thì chắc chắn sẽ không có đứa trẻ nào biết đi cả! Vì sao? Vì thực tế là trước đó chúng không hề biết tí gì về chuyện đi đứng cả. Chúng không biết thực tế là chúng phải ngã rất nhiều lần, phải đau nhiều lần mới đi được. Nếu chúng biết thực tế đó chúng có dám đi không? Nếu nói về khả năng, không đứa trẻ nào biết được khả năng đi của nó cả! Người lớn biết trẻ nào có khả năng đi tốt hơn, trẻ nào có khả năng tập đi nhanh hơn; nhưng rất may là trẻ con thì không! Nếu chúng mà biết trên đời này có 1 khái niệm gọi là "khả năng" thì sẽ có không ít trẻ bỏ cuộc vì dù sao thì bò vẫn sướng hơn, vừa an toàn lại ít phải mất công thêm cho mệt. Và chúng sẽ giải thích = 1 mẫu câu rất được người lớn ưa chuộng: "Cháu không có khả năng đi ạ!"
    Vậy tại sao hầu hết mọi trẻ em đều biết đi? Chính là nhờ "lòng mong muốn tiềm ẩn" trong mình. Chúng mong muốn khám phá ra 1 cái nhìn mới với TG xung quanh khi chúng đứng thẳng, thú vị hơn nhiều so với khi bò!
    Tôi đưa ra chuyện "đứa trẻ tập đi" để nói với bạn rằng: người lớn chúng ta rất hay dùng từ "khả năng"," thực tế" để biện hộ cho những gì mình không làm, không chịu làm hay không dám làm... Khi chúng ta muốn làm điều gì đó, xin đừng để những cái mà ta gọi là "khả năng", là "thưc tế" làm ta bỏ cuộc. Giả sử chúng ta chưa có khả năng đi nữa thì hãy vẫn hành động, vì nếu không làm sao biết được khả năng mình? Hơn nữa, chỉ có hành động ta mới tăng cường khả năng được! Và hãy vứt đi mấy chữ "thưc tế". Những người thành công (đặc biệt là thành công lớn) không bao giờ chịu thua thách thức, khó khăn, nghịch cảnh... những điều mà bạn gọi chung bằng từ "thực tế"! Bạn chắc biết chuyện về Hellen Keller, một cô gái không nhìn được, không nghe được và không nói được đã làm được nhiêu điều kỳ diệu. Theo bạn đâu là khả năng, đâu là thực tế? Hay chuyện Bethoveen, nhà soạn nhạc thiên tài nhưng lại không thể nghe được âm thanh nào!!! Theo bạn đâu là khả năng, đâu là thực tế? tất cả những người thành công đều bắt đầu bằng 1 khát khao cháy bỏng không gì ngăn nổi, điều đó ta gọi là "lòng mong muốn".
    Cuối cùng, cảm ơn bạn đã quan tâm đến chữ ký của tôi. Những lời bạn viết nếu theo cách nghĩ thông thường là rất hay, và rất phù hợp. Tuy nhiên, rất tiếc là những gì bạn viết đã cho thấy bạn không phải là người có cá tính mạnh mẽ, điều vô cùng quan trọng đối với 1 người thành công! Bạn có dám đi không, nếu bạn chỉ có 1 phương tiện duy nhất là đôi chân của mình, và đường thì rất xa? Bạn có dám đi không khi bạn không hề biết đường nào là đường tốt nhất, thậm chí khi không hề biết đường hay không nhìn thấy đường? Bạn đừng vội cười và nghĩ làm gì có chuyện đó! Có đấy! Khi bạn gặp sương mù chẳng hạn!... Bạn đưa ra những dẫn chứng của mình, nhưng tiếc là chúng đơn giản quá! Bạn hãy tưởng tượng bạn bị 1 con gấu đuổi, và bạn không còn cách lựa chọn nào khác là phải vượt sông. Bạn có dám vượt không? Bạn nên nhớ là chỉ có thực tế khốc liệt đến như vậy mới cần đến cái bạn gọi là khả năng chứ, nếu bình thường thì có gì để nói đâu!
    Vài dòng trao đổi với bạn. Lần tới mình sẽ thêm 1 chút về "Cứ đi sẽ đến" theo cách nhìn của mình. Chào bạn!
    CỨ ĐI SẼ ĐẾN!
  9. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Chào kienkazeem , tôi cũng rất vui khi bạn đã tiếp tục tham gia trao đổi , nhờ những người như bạn mà box Kinh Tế sẽ càng sôi nổi hơn đấy . Tham gia vào đây thường xuyên nhé
    Tiếp tục về lòng mong muốn , khả năng , thực tế , thành công hơn ... tôi có cảm giác hình như bạn chưa hiểu về khả năng , thực tế , thành công hơn mà tôi đề cập , nhưng cũng nhờ vậy mà tôi có dịp hiểu được bạn hơn
    Có lẽ nên bắt đầu lại từ đầu , một bạn trẻ cần tư vấn về việc thi đại học . Có nhiều lời khuyên cho bạn ấy và trong đó có lời khuyên bạn ấy phải cho biết muốn trở thành gì , để rồi có thể thi đậu ĐH và vào ngành phù hợp ? Riêng tôi , tôi khuyên bạn ấy nên dựa vào khả năng (tính cách , sự phù hợp giữa con người bạn ấy với ngành nghề , sức học của bạn ấy hiện tại ...) , thực tế (ngành bạn ấy muốn vào điểm có cao hay không , cạnh tranh giữa các thí sinh nhiều hay ít ...) , thì bạn ấy sẽ dễ thành công hơn (đậu được ĐH , vào được ngành phù hợp ...) . Tất nhiên , dễ thành công hơn thì không đồng nghĩa với chắc chắn sẽ thành công . Tôi cho rằng sự thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố , và rất ít ai giống ai . Vâng , bạn nghĩ rằng những gì tôi nói là linh tinh ? Mọi thứ chỉ cần biết mình muốn gì là đủ ... Nhưng tôi cũng đã hỏi bạn , liệu tất cả mọi người đều có thể "muốn gì được nấy" không ? Bạn cho rằng không có nhiều người "có lòng nhiệt huyết và đôi tay này" à ? Nhiều người nông dân cả nhiều đời quần quật làm ruộng , họ luôn biết là họ muốn cuộc sống khấm khá đầy đủ hơn , và họ vẫn cứ cố gắng quần quật suốt ngày , nhưng họ có được nhiều thành công đâu ? Chẳng lẽ đấy không phải là "có lòng nhiệt huyết và đôi tay này" ? Vâng , tôi hiểu ý của bạn . Bạn nêu ra là mỗi người chúng ta cần phải có lòng mong muốn (GĐ Vũ Trung Nguyên gọi nó là tư tưởng) , nhưng cái khát khao cháy bỏng không gì ngăn nổi , bạn có nghĩ là bạn đã nhầm lẫn với sự quyết tâm không ? (cái này GĐ Vũ Trung Nguyên phân biệt rõ ràng tư tưởng và lòng kiên định) Vâng , khi ta làm một cái gì đó luôn đòi hỏi sự muốn làm và quyết tâm làm cho được . Nhưng lòng mong muốn chỉ là bước đầu tiên cho rất nhiều bước tiếp theo . Tất nhiên , một người đã không muốn làm gì cả thì họ còn làm được gì nữa Thật ra lúc đầu tôi không có ý định nói về những ví dụ của bạn vì những cái bạn hiểu về những cái của tôi hoàn toàn khác tôi , bạn đưa ra những ví dụ so sánh hoàn toàn khập khiễng với những gì tôi nêu . Tất nhiên bạn trẻ kia có lòng mong muốn thi đậu ĐH Kinh Tế và vào đúng ngành nghề phù hợp rồi , nhưng nếu chỉ mong muốn , không xác định khả năng , thực tế thì cơ hội có thành công của bạn trẻ kia được biết như thế nào ? Hay cứ đi thi , rồi sẽ đậu ? Cái tôi muốn đề cập là bạn ấy nên xác định được những cái gì thiết thực , phù hợp , để dễ thành công hơn , để không có những giây phút tiếc nuối về sự lựa chọn của mình (như GĐ Vũ Trung Nguyên đã cảm thấy sai lầm khi học ngành y , để rồi có lúc bỏ học xuống buôn bán ở khu Tạ Thu Thâu Saigon) . Bạn kienkazeem chắc chưa ở trong hoàn cảnh nếu không thi đậu ĐH , thì sẽ phải về quê làm ruộng , và cơ hội để sống khác rất ít . Bạn có thể cho rằng có thể cố gắng thi những lần sau ... nhưng gia đình bạn không có điều kiện , chỉ cho bạn thi ĐH một lần vì thương lòng mong muốn của bạn , thực tế là bạn buộc phải đi lao động kiếm tiền để nuôi gia đình vì bạn không đậu , gia đình không có tiền để nuôi bạn mãi ... Bạn cũng có thể cho rằng vừa kiếm sống vừa cố gắng ôn luyện , cứ cố gắng học mãi rồi cũng sẽ đậu ĐH , thành công thôi . Nhưng xin lỗi bạn , không có một nhà tư vấn nào tư vấn như thế cả .
    Còn về những ví dụ của tôi về quan điểm của bạn . Bạn biết vì sao tôi dùng ước mơ thuở ấu thơ của tôi không ? Vì tôi muốn bạn xác định lại rõ ràng sự khác nhau giữa lòng mong muốn và sự kiên định . Tôi nghĩ bạn đã nhầm lẫn , và chính bạn cũng đã phản bác lại đâu phải lòng mong muốn là chính , cần phải có sự quyết tâm nữa ... nếu tôi có sự quyết tâm thì chắc chắn bây giờ tôi là một nhà văn lớn như lòng mong muốn của tôi rồi , và biết đâu , có thể bạn còn dùng thơ tình của tôi gửi cho bạn gái bạn nữa đấy chứ . Hì, nói đùa một chút cho đỡ căng thẳng (Mà cũng chính vì anh Vũ Trung Nguyên không có sự quyết tâm theo đuổi nghề y nên anh đã bỏ , mặc dù anh cũng thích nghề y) . Có rất nhiều cái khác nhau chi phối đến lòng mong muốn và sự quyết tâm theo đuổi lòng mong muốn . Bạn biết anh Vũ Trung Nguyên nghĩ sao về nghề y không ? "Nghề y đúng nghĩa phải là một nghề phục vụ mọi người, thầy thuốc chỉ chuyên tâm vào nghề, mọi thứ khác khỏi lo. Nhưng hiện nay lương bổng của một bác sĩ chưa giúp làm được như thế." Bạn có nghĩ cũng có thể điều đấy đã chi phối đến lòng mong muốn và sự kiên định về nghề y của anh Vũ Trung Nguyên không ?
    Hì , tôi đã nhắc đến hơi nhiều về anh Vũ Trung Nguyên , anh Vũ mà đọc được những gì ở đây chắc sẽ buồn cười lắm . Nhưng vì tôi thấy bạn nhắc đến nhiều về anh Vũ Trung Nguyên , và quan trọng hơn , anh ấy là một người tôi thật sự khâm phục , vì anh ấy có lòng mong muốn , sự kiên định , khả năng , và cả việc anh xác định được thực tế cần thiết . Chính vì thực tế Vietnam chưa có thương hiệu cafe , cơ hội đó thôi thúc anh làm cafe . Nhiều bà con nông dân , thấy nhiều người khác nuôi tôm sú có ăn , lao vào phá đồng ruộng rồi dẫn nước mặn , chả nghĩ gì đến thực tế điều kiện địa lý đất đai không phù hợp , thị trường đã quá đủ , chính vì thế mà cơ hội thành công của họ không có nhiều như người khác . Còn xác định khả năng ư ? Anh Vũ Trung Nguyên lúc trước biết khả năng của anh không biết gì nhiều về cafe , chính vì thế anh mới đi học hỏi kinh nghiệm ở khắp nơi để làm ra được cafe ngon đấy bạn ạ .
    Thôi , cho anh Vũ Trung Nguyên nghỉ ngơi nhé
    Bạn đã hiểu được cái khả năng , thực tế tôi muốn đề cập rồi chứ ? Tôi cho rằng đứa trẻ khác người lớn chúng ta , cũng như một người máy hoàn toàn khác một con người . Tôi không muốn bạn trẻ kia không chỉ có lòng mong muốn , mà bạn ấy nên xác định những gì cần thiết hơn để đậu ĐH Kinh Tế và vào ngành học phù hợp . Tất nhiên , việc này không dễ dàng đâu . Nhưng chúng ta ở đây đều đã biết suy nghĩ rồi mà . Chẳng lẽ giống như cái máy , hoạt động hùng hục nhưng chẳng bao giờ biết phân biệt nên làm thế nào tốt hơn hoặc xấu hơn . Cũng như đứa trẻ , nếu nó có khả năng suy nghĩ được như chúng ta thì khi tập đi , nó đã nhờ người lớn dìu tay , hoặc bám vào bờ thành nào đấy mà tập đi , đâu để xảy ra thực tế là bị té ngã nhiều lần đau đớn . Bạn có quan sát một người lớn bị bại liệt tập đi và một đứa trẻ tập đi không nhỉ ? (xin lỗi vì đã lấy người tàn tập ra làm ví dụ ) Hoàn toàn khác nhau đấy chứ . Người lớn chúng ta luôn bám vào bờ thành , nhờ người nào đấy dìu , hoặc dùng cặp nạng ..v.v.. Bạn hiểu cái khả năngthực tế của tôi ở ví dụ này rồi chứ ? Nó không hề giống như cái không có khả năng thì không làm , mà nó là cái có khả năng gì để làm tốt hơn . Tôi hoàn toàn không lẫn lộn những khái niệm đâu , vì tôi chẳng bao giờ suy nghĩ khả năng , thực tế như bạn nghĩ cả . Và cũng không nên nghĩ như thế .
    Còn về những nhân tài trên thế giới . Chắc chắn là họ có cả lòng mong muốn và sự kiên định thực hiện mong muốn của mình . Không chỉ có lòng mong muốn đâu bạn ạ . Và tôi lại tiếp tục thấy những ví dụ của bạn không phù hợp với vấn đề mà tôi nêu ra . Einstein vào lúc 7 tuổi bị thầy giáo phê "trí óc chậm phát triển" vì ông có những suy nghĩ , tư duy khác , không giống những đứa trẻ bình thường , thầy giáo không hiểu được , nên đã phê ông như thế ... chứ không phải ông là một đứa trẻ bị bệnh chậm phát triển trí óc , rồi nhờ lòng mong muốn mà ông trở thành nhà khoa học kiệt xuất . Còn Bethoveen , ông đã là một nhà soạn nhạc thiên tài trước khi bị điếc chứ không phải ông là người điếc bẩm sinh và nhờ lòng mong muốn đã trở thành thiên tài . Mọi người khâm phục ông ở chỗ , dù ông bị điếc rồi nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác nhạc được , những bản nhạc xuất sắc dựa vào trí nhớ âm thanh tuyệt vời . Bạn có cần tôi nêu ra những bản nhạc nào sau khi ông bị điếc không ? Tôi biết khá nhiều về tiểu sử Bethoveen , cũng như âm nhạc cổ điển . Nếu bạn quan tâm và cần tài liệu về âm nhạc cổ điển , tôi luôn sẵn sàng giúp bạn . Còn nếu phân tích khả năng , thực tế của đội bóng đá Vietnam để hy vọng ở Seagames thì không nên phân tích Vietnam chỉ mới đoạt vô địch 1 lần , Thailand 5 lần vì nó đâu phải là khả năng và thực tế . Tôi không muốn nói về bóng đá , vì tôi muốn bóng đá phải luôn chứa đựng nhiều sự bất ngờ . Mà nếu tôi phân tích được chính xác tình hình bóng đá thì tôi đã đi cá độ để trở thành tỷ phú rồi
    Vâng , cám ơn bạn đã cho tôi biết tôi không phải là người có cá tính mạnh mẽ Tôi cũng mong bạn đừng hiểu lầm tôi là người soi mói khi nói về chữ ký của bạn nhé . Chẳng qua lúc đó tôi muốn một lần nữa để bạn hiểu được vấn đề của tôi nêu mà thôi : Xác định những gì có thể để mong có cơ hội thành công hơn . Tại sao tôi lại không dám đi khi tôi chỉ có phương tiện duy nhất là đôi chân của mình ? Nhưng nếu có đôi giày mềm , nhẹ thì chắc chắn tôi sẽ chạy chứ không phải là đi bộ . Và tôi sẽ nghĩ những cách để đôi giày mình bớt nặng (vắt khô nước nếu giày bị ướt chẳng hạn) , và êm hơn (nhét vải vào trong) .v.v.. Tôi vẫn sẽ đi nếu không biết đường nào là đường tốt nhất , nhưng tôi sẽ quan sát xung quanh , nếu có đường mòn thì tôi sẽ đi theo đường mòn , và tôi sẽ dừng lại quan sát nếu xung quanh toàn bụi rậm , tôi sẽ cố chịu chui vào bụi (nếu chẳng còn cách nào khác) , nhưng chắc chắn , tôi chẳng bao giờ chui vào bụi nào toàn cây gai . Khi gặp sương mù không thấy đường à ? Tôi vẫn sẽ đi , nhưng sẽ tìm một cây gậy cầm tay để dò đường , và sẽ cúi thật thấp để đi nếu chỉ có thể dùng tay để dò . Bị một con gấu đuổi , và trước mặt là một con sông dài chảy xiết trong khi đó tôi không biết bơi ư ? Vâng , tôi sẽ không vượt sông . Nhưng tôi cũng sẽ không đứng yên để con gấu "ăn hiếp" ... (tôi dùng từ hơi trẻ con một tí để tạo không khí vui vẻ thôi ) , tôi sẽ tìm một cây gậy để chiến đấu với con gấu , nếu bạn không cho tôi tìm được gậy thì tôi cũng vẫn sẽ chiến đấu với con gấu bằng tất cả những khả năng gì mình có thể . Tôi nghĩ nếu vượt sông chắc chắn tôi sẽ chết vì sông chảy xiết , khó tìm được cái gì để bám mà vượt sông ... ở lại chiến đấu với con gấu , xác suất tôi có cơ hội sống sót nhiều hơn , cùng lắm thì "đi" thôi ... cái chết chả có gì là ghê gớm cả bạn ạ , và chết vì chiến đấu với một con gấu thì ý nghĩa hơn là ... chết đuối .
    Vâng , thực tế khốc liệt lắm , tôi có biết điều đấy . Chính vì thế mà tôi mới phải chiến đấu sống còn để thắng con gấu , chứ nếu tôi lừa được con gấu té xuống dòng sông và nó không biết bơi thì còn gì là thú vị nữa
    Chắc bạn cũng hiểu được suy nghĩ của tôi ? Chẳng qua có một sự hiểu nhầm đôi chút . Tôi hy vọng tôi đã hiểu đúng ý bạn . Rất vui khi được cùng bạn trao đổi . Hôm nào box Kinh Tế offline , bạn tham gia cho vui nhé , tôi sẽ mời bạn một ly cafe Trung Nguyên

    Lonelymanus
  10. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn lonelymanus@ đã đóng góp í kiến nhiệt tình như thế , vote cho 5* ;)
    những ngày mưa

Chia sẻ trang này