Những mùa lũ ngày xưa ... Vào khoảng tháng 9-10 âm lịch, khi những đám ruộng cuối cùng được gặt một cách hốI hả, mưa bắt đầu rơi xuống trên những cánh đồng. Mưa tầm tã kéo dài, cánh đồng bây giờ trắng một màu nước, đâu đó nhô lên những bờ cỏ, đụn rơm?Những lúc trời ngớt mưa, nhìn về dãy núi xa xa, nếu không thấy núi mà chỉ thấy một màn xám đục, những ngườI lớn bảo nhau : Mưa núi! Thế nào trờI cũng lụt!. ?oCó nước đồng nước sông mớI nhẫy?, con sông bé tẹo sau làng vốn bắt nguồn từ ngọn núi xa xa kia bỗng rùng mình lớn dậy, chảy cuồn cuộn. Nước lên cao tràn ra cả hai bên bờ. Nhà tôi ở bên cánh đồng và cách sông chừng 100m, sáng sớm ngủ dậy nghe nước chảy róc rách ngoài vườn là biết rằng trờI lụt. ?oNước băng(qua vườn)!?, tôi reo lên và chạy ngay ra vườn để vọc nước. Nếu nước ?~lớn?T nhanh, thế nào cũng được nghỉ học mấy hôm!. Nước lụt ban đầu thường đục ngầu, kéo theo nhiều cỏ rác bọt bèo. NgườI lớn thường kêu là ?onước bọt?, dặn trẻ con không được lộI kẻo bệnh. Nhưng thật khó mà cản được sự phấn khích của bọn trẻ!. Chúng tôi đóng thân cây chuốI thành bè và loay hoay tập chèo trên mấy đám ruộng. Đi bẻ trộm mía rồI lấy cát chà cho cây mía trắng phau trông rất ngon mắt rồI mớI ăn, vứt lá mía và bã mía xuống nước để ?phi tang. Chúng tôi đi dọc theo các hàng rào, lấy cành cây đập đập, thế là bọn dế vừa rờI hang để ?olánh nạn? trên cây đã rớt tõm xuống nước, chỉ việc tóm lấy đem về nướng ăn thơm phức, béo ngậy. Thích nhất là theo ngườI lớn đi bắt cá. Nếu nước ít thì thả lờ, cá theo nước chạy lên ruộng để kiếm mồI thi nhau chui vào lờ. Cần biết lờ là một ống hình trụ đan bằng tre, ở hai đầu có gắn 2 cái hom hình nón cụt làm bằng những nan tre mỏng vót nhọn, quay ngược vào trong. Cá đã chui chỉ chui được vào lờ mà không ra được. HồI nhỏ đi học về ngang qua cánh đồng, thấy có cá trong lờ, tôi đã từng vộI thò tay vào ?bắt trộm, tay đã vào trong lờ, cá đã nằm trong tay nhưng loay hoay không biết cách nào rút tay ra!!!.Lúc nhỏ, tôi ao ước có mấy cái lờ để bắt cá nhưng má không cho, sợ tôi ham đi rồI nước cuốn trôi mất!!!. Thôi thì đợI nước rút rồI lẽo đẽo theo cô tôi đi kéo ?~nhá?T. ?oNhá? cũng có bốn gọng như vó, nhưng nhỏ hơn và lướI dày hơn, đặt xuống dòng nước rồI đôi ba phút kéo lên để bắt cá nhỏ. Thỉnh thoảng có chú cá lớn lọt vào, lạI phóng mình nhảy đi mất trong sự tiếc rẻ của cô cháu tôi. Có năm cá nhiều, kéo lên lần nào cũng có dăm bảy con, nhiều nhất là cá rô ron. Chịu lạnh và ướt, kéo một buổI cũng bắt được cả xoong cá nho nhỏ. Đem về kho ăn ngon tuyệt. Mùa mưa ăn cái gì cũng ngon mà lạI mau đói!. Đúc bánh xèo ăn là tuyệt nhất nhưng những ngày lụt như vầy không thể đi chợ thì lấy đâu ra thịt! Thôi thì làm thịt một con vịt, bằm ra để đúc bánh xèo vậy. Tuyệt vờI !!!. Những ngày lụt tôi còn được đi ghe, xóm tôi không ai có ghe nhưng ở xóm dướI, đất thấp hay ngập nước nên nhà nào cũng có ghe. Đến mùa lụt, họ chống ghe đi ngang và cho chúng tôi đi nhờ, chỉ cần băng qua cánh đồng đầy nước là có thể bước lên mặt đường tuy lầy lộI nhưng không bị ngập lụt để đi học, đi chợ....Sau này, những ngườI lớn còn làm những bè chuốI chắc chắn để vượt qua cánh đồng. ?Những ngày lụt không chỉ toàn là những ngày vui. Khi tôi còn nhỏ xíu, ở trong một ngôi nhà nhỏ mái tranh, nền đất thấp nên cứ nước ?~lớn?T một chút là nhà bị ngập. Bác tôi phảI qua cõng tôi sang nhà bà con hàng xóm, bác gọI là ?~tản cư?T. Kỳ lạ là nhà hàng xóm chỉ cách đó 100 met nhưng đất khô queo, nước mưa thấm đâu mất còn nước lụt thì chưa ngập tới.Nhà hàng xóm ở đất gò, còn nhà tôi ở đất thịt(?). Sau đó, nhà tôi làm nhà mới. Tốn kém nhiều nhất chắc là cái nền nhà, một nền nhà cao nhất xóm!. Bao nhiêu gánh đất được đổ lên. Đổ xong đất, ngườI ta chạy nước vào và đánh một cặp bò lên cho đi tớI đi lui để nện cho đất xuống. Thế nhưng, không ai ngờ rằng nhà làm xong rồI còn phảI đón bò vào nữa! Năm đó lụt rất lớn. Nước lên nhanh, ngập chuồng bò, ngập sân rồI vào cả trong nhà, nước cao đến ngạch cửa. Chuồng bò bị sập đè lên con bò, nghe tiếng kêu cứu, ngườI bà con hàng xóm biết bơi đã đến, dỡ chuồng bò rồI dắt con bò ?.vô nhà. DướI bước chân nặng nề của nó, nền nhà ngập nước lạI sụp xuống, và những ổ mốI trong nhà nổI lên, trôi theo dòng nước. Nước lụt vô nhà, mệt kinh khủng! Đồ đạc phảI kê lên, rồI lạI kê thêm lên, thờI đó đèn dầu hiu hắt, xóm thì thưa ngườI, nhà chỉ toàn phụ nữ và trẻ em không biết bơi.Lo sợ phập phồng. Nước vừa mấp mé sân nhà, má tôi đã cắm một cái que để đánh dấu mực nước, đang cơn nước lớn lạI cứ phải dờI que liên tục lên cao. Cũng có khi nước xuống thấp một chút, mọI ngườI reo lên mừng rỡ, trời lại đổ thêm mưa và nước lại lên. Tôi nghe tiếng má tôi lầm rầm cầu nguyện gì đó, hình như là : ?oTrăm lạy ngài? ?, nghe rất thành kính dù tôi biết rằng má chẳng theo đạo gì. Sợ nhất là nghe tiếng kêu cứu văng vẳng đâu đó. Ở quê tôi, hiếm khi có ngườI chết vì nước lụt nhưng hư hạI nhà cửa, mùa màng, gia súc bị trôi mất thì có nhiều. Trong những lúc như vậy, tôi thường rất sợ. Chỉ cần nhắm mắt lạI, tôi sẽ thấy một hình ảnh kỳ lạ trở đi trở lạI ám ảnh tôi. Đó là một phụ nữ búi tóc, đang kêu cứu và hai con vịt đang bình thản trôi theo dòng nước lũ. Bạn có thấy kỳ lạ không? Hình ảnh ngườI phụ nữ đó chắc là má tôi, còn con vịt? phảI chăng trong trí tưởng tượng trẻ thơ của tôi, nó thể hiện mong ước dễ dàng nổI lên trên mặt nước?. Không có gì buồn bằng những ngày nước lớn, tôi ngồI thu lu trên tấm phản, ngạc nhiên nhận thấy rằng nước lụt không chảy từ hướng sông vào vườn nữa mà chảy ngược lại.Có lẽ nước cũng không còn chỗ để mà chảy nữa! Đất đã uống no nước từ lâu và trở nên nhão nhoẹt. Đất cũng rã rờI như lòng ngườI trước sự cuồng nộ của trờI cao. Trong vườn, những cây cau, cây ổi mới xanh trở lạI nhờ những cơn mưa đầu mùa đã héo đi vì ngộp nước. Nếu lụt còn ngâm thêm vài ngày, chắc chúng sẽ chết hết. Từ lưng chừng thân cau, nơi nước ngập và rác bám vào, bỗng mọc ra một bộ rễ mới! Ở vườn nhà tôi, cây cau nào cũng có hai bộ rễ như vậy. ĐợI lúc nước rút thấp xuống, tôi sẽ ra vườn khua khoắng cho lớp bùn non bám vào lá cây, thân cây ?trôi đi. Nếu lụt mà còn kèm theo gió bão nữa thì mớI thật khủng khiếp. Nhà tôi trồng nhiều đu đủ để bán trái chín. Có năm, toàn bộ đu đủ bị gãy, nhặt trái xanh vào chất đầy nhà, nước lụt không đem ra chợ bán được mà có bán thì cũng bán đổ bán tháo cho ngườI ta về nấu cho heo ăn. Ngập chừng vài ba ngày rồI nước cũng rút đi, theo suốI theo sông đi mãi, chở theo cả những lo lắng trẻ con của tôi. Mặc cho ngườI lớn dọn dẹp nhà cửa, giặt cái này, phơi cái kia, tôi lạI cùng đám bạn nhỏ lộI nước đi học, lạI uớt lẹp nhẹp, cườI toe toét khi trở về nhà vào giờ ăn cơm. Còn nhỏ, nhưng tôi cũng đã biết rằng quê mình bị lụt như thế là còn nhẹ. ThờI đó, cứ sau mùa lụt, có những ngườI nghèo khổ xuất hiện ở làng tôi. Họ từ đâu xa lắm, từ Quảng Bình, Quảng Trị ?. bị bão lụt làm trôi mất nhà cửa mùa màng.Tôi nhớ những con ngườI tộI nghiệp, ốm yếu, rách rướI, ?đã đến trước sân nhà tôi ?Thường không nghe hết những lời họ nói, mà cũng không thể nghe hết vì giọng họ ?otrọ trẹ? khó nghe lắm, má tôi đã chạy vội vào nhà để xúc cho họ một vài lon gạo, đổ vào cái tay túi vảI của họ. Có khi ở nhà một mình, tôi cũng bắt chước má làm thế mà không sợ bị la. Lá lành đùm lá rách, chúng tôi cũng chỉ có thể giúp đỡ họ được đến thế vì chính chúng tôi cũng rất nghèo.Nghe nói những ngườI này sống tạm ở chợ, ở đình gì đó, đem gạo xin được tự nấu ăn hay đổi lấy thức ăn. Họ đi qua làng, vào từng nhà để xin ít gạo, ít tiền sống qua ngày rồI trôi giạt mãi về phương Nam, nơi tôi nghe nói là có nắng ấm quanh năm và không bao giờ bị bão lụt. Cũng có lúc, tôi đứng ở bậu cửa mãi nhìn theo họ, trong đó có cả trẻ con, rồi tưởng tượng mình là một trong những chú bé kia mà mắt tôi nhòa lệ. Tôi đã học được nhiều điều từ những mùa lũ ngày xưa....
Tuổi thơ mùa bão lụt... Với nó , mùa bão lụt là những kỷ niệm tuổi thơ,là những ngày cơ cực , hơn thế nữa là nỗi ám ảnh.... Những cơn mưa đầu mùa, rồi những cơn mưa lớn, những đợt gió nhẹ đầu đông , rồi những cơn bão...Quê nó ở đồng bằng , không có lũ quét như vùng trung du miền núi, cũng không có lũ mà nước dâng lên như đồng bằng sông Cửu Long..Mà nước dâng lên từ những cơn mưa núi, những cơn mưa ngaỳ đêm không dứt nưuớc không chảy xiết...Nên mọi người gọi là "LỤT". Nó còn nhớ như in những đêm mưa lớn kèm theo gió mạnh ,cả nhà nó không ai ngủ được vì mái tôn nhà nó cứ lật lên rồi ập xuống,mưa tạt ướt hết giường ngủ,Me thì ngồi khấn trời khấn phật cho bớt gió...Mưa lớn nước chảy không hết lại đọng dưới chân vách,tấm vách đất bị nước làm xói mòn đi phần đất chân tường còn trơ lại mành tre như muốn lao vào cái bàn học bé nhỏ kê sát tường của nó may mà người hàng xóm tốt bụng đã dùng cây chống nó... trong ký ức trẻ con của nó lúc đó cũng đã nhăn nhóm ước mơ, mơ ước đươc ngủ trong căn nhà xây bằng gạch mái lợp ngói để đêm đêm không phải lo lắng cho giấc ngủ bị dột ướt ... Những ngày mưa như thế chị em nó cũng được ngủ trong nhà ximăng , mẹ đưa tụi nó sang ở nhờ nhà người dì họ đối diện nhà nó, mà đến tận bây giờ nó vẫn không quên gia đình dì, không quên những con người đầy tình nghĩa đó... Hòa cùng đám bạn nó cũng đi "coi nước" ( Bọn con nít thường kéo nhau ra sông xem nước lớn bao nhiêu, xem mọi người lên ghe xuống ghe, gọi là coi nước )bỏ lại cho Me bao nổi lo trong lòng. Nó vui mừng đón mùa lụt bằng những ngày nghĩ học , ngâm mình trong nước đi bẻ mía trộm,biết chắc là thầy cô không thể lên lớp mà vẫn ôm cặp đến lớp, vì đến lớp được gặp bạn rồi kéo nhau về nhà ai đó nấu củ mì, rang bắp ăn... Và môt lần nó suýt chết vì sụp lỗ ở ruộng mà không biết bơi,may nhờ có người đi vớt rạ ngoaì đồng thấy được lôi hai đứa lên ...rồi nó cũng tập tành theo đám con trai chơi trò bè chuối,không gì thú vị bằng khi ngồi trên chiếc thuyền mình tự tao.... Để rồi cũng vào một mùa mưa, một sự kiện đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời nó : nhà nó chuyển về môt căn nhà xi măng mái ngói được Ba Me mua lại từ một gia đình làm ăn thua lỗ. Và nó tự hào với chúng bạn về cái nhà của nó, cái mà nó chính thức gọi là "nhà mình ". Lại mở ra cho nó một trang mới về ký ức tuổi thơ trong mùa bão lụt ....
Tối qua Me gọi điện vào kể "Quê mình đang lụt, nước sông Trà Khúc mấy ngày nay cứ lớn dần lên"... Buông điện thoại, bồi hồi, khắc khoải... Nhớ, cái ngốc nghếch, dại khờ háo hức mong nước lũ lên nhanh, lên cao nữa. Chỉ để được nghỉ học, chỉ để nhà được ngập nước tha hồ mà lội cho thỏa thích. Nhớ, đứa bạn hàng xóm, trong một lần đi coi con nước lớn, đã hòa vào sông vào biển cả mênh mông. Hôm ấy, ta đã gọi tên bạn đến khản cả cổ. Nhưng bạn đã mãi mãi không quay lại nữa. ...Sống hoài trong tâm thức tôi là những mùa nước lũ, những áp thấp nhiệt đới, những cơn bão gần bão xa có khi làm bầu trời chùng lại, thấp hơn... Bây giờ, tuy đã lớn khôn, đã trải qua nhiều thăng trầm, buồn vui trước cuộc đời vốn nhiều đa đoan, hệ lụy nhưng hằng năm cứ vào "tháng Mười ông tha nhưng bà không tha" thì lòng tôi lại cứ bâng khuâng nghĩ về mùa nước lũ. Ray rức giữa cõi nhớ tôi là hình ảnh con nước cứ bồng bềnh, bồng bềnh dâng cao...
Cơn bão rồi cũng đi qua... Xóm làng sau bão lũ tan hoang. Nhà cửa, hoa màu chỉ còn là đống đổ nát, vỡ vụn ngổn ngang... Người dân quê đã nghèo nay lại nghèo hơn, vất vả nay vất vả hơn. Gồng gánh mất mát, đau thương! Mỗi ngày vẫn ngóng tin báo đài, vẫn nghe từng đợt quyên góp... Xót xa, thương cảm! Bạn bè gọi điện í ới "góp một tay đi". Ừ, góp một tay đi! Thương lắm người dân quê...
Tháng 12, vẫn nghe đài dự báo thời tiết quê nhà mưa to gió lớn, lũ lụt tràn về. Lạ nhỉ! Lại thấy lo lo, hết năm rồi lại còn lụt lội. Rau quả hoa màu của người dân quê rồi sẽ bị hư hại, báo hiệu một cái tết thiếu thốn, ảm đạm. Những lần về quê, đi đến những nơi xa thị xã một chút, vẫn còn đó những mái nhà tranh, vẫn còn đó cuộc sống cùng cực của số phận một con người. Lại thấy xót lòng. Nhìn lại mình, những vung tay cho một cuộc vui, những mua sắm quần lụa áo là bằng cả số tiền người dân quê sống trọn tháng trời. Ừ, mình còn hạnh phúc lắm, còn giàu có lắm - vậy mà vẫn cứ bi quan, yếm thế. Lạy trời, mưa thuận gió hòa để có một cái tết ấm no với những con người vất vả, chân chất ấy.
Tin bão gần... Mấy ngày nay các báo đài đã đưa tin "siêu bão" sắp đến. Chợt cảm thấy lo lo. Đà Nẵng vừa tan hoang sau vết giày xéo của con voi dữ lại sắp phải gánh chịu thêm một cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Lần trước bão không vào Quảng Ngãi, thị xã nhỏ vẫn yên bình, liệu lần này có còn may mắn? Cố gắng lên Miền Trung nhé, rồi sẽ qua mau! Biển lặng yên biển mang màu xanh tuyệt đẹp, khi giận dữ biển trào dâng dậy sóng bạc đầu Cánh chim hải âu biết tìm nơi nào trú ngụ, thuyền không kịp đến bờ, thuyền sẽ dạt về đâu?