1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhũng ngày lễ ở Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Sans_souci, 01/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga. Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến. ýỏ nghĩa của Lễ tiễn mùa đông chính là như vậy.
    Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới. Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.
    Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra...
    Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chínhỏ là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy. Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vZn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lạiỏ trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga.
    Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.
  2. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    éoéẹéằéàéẵéáẹ?é chưnh là Lỏằ. Tiỏằ.n mạa Đông (thơ... tiỏằ?n thỏằf 'ón mạa XuÂn luôn nên chỏc là có cĂch gỏằi nhặ thỏ), bỏt nguỏằ"n tỏằô lỏằ. hỏằTi CĂc-na-van cỏằĐa ngặỏằi Ý. Sang tiỏng Nga 'ỏĐu tiên biỏn 'ỏằ.i thành éoẹẹéắéẹfẹẹ,éắéạ. éoéẹéằéàéẵéáẹ?é không phỏÊi mỏằTt ngày mà kâo dài suỏằ't tuỏĐn 'ỏĐu tiên cỏằĐa thĂng Ba và kỏt thúc vào chỏằĐ nhỏưt - ngày Tiỏằ.n mạa 'ông. Ngặỏằi nông dÂn Nga có phong tỏằƠc kiêng fn thỏằ vỏằ thỏằi xa xặa thỏằi gian này cỏằĐa nfm thặỏằng xỏÊy ra nỏĂn 'ói. TuỏĐn lỏằ. éoéẹéằéàéẵéáẹ?é kỏt thúc kơ fn kiêng. Sau 'Ây là ẵ nghâa và nỏằTi dung cỏằĐa tỏằông ngày trong suỏằ't tuỏĐn hỏằTi hă 'ó:
    éYéắéẵéàééàéằẹOéẵéáé - ôéẹẹ,ẹ?éàẹ?éằ,
    éẹ,éắẹ?éẵéáé - ôéãééáéẹ?ẹi là tuyỏt lỏƠp lĂnh và 'ỏằĐ loỏĂi màu sỏc, Âm thanh nĂo nhiỏằ?t. Vui quên trỏằi 'ỏƠt luôn. Và 'úng phong cĂch Nga mỏằ>i 'Ê chỏằâ!
    éYẹ?éắẹ?ééạ, éãéáéẳé ẹéắééằéáééẹ!
    éYẹ?éáẹ.éắééá, éằéàẹ,éắ éẹ?éẹéẵéắéà!
    éĂéắẹ.ẹf, ééắẹ?éắéẵẹf -
    é~ ééẹ.éẹ,ẹO ééắéạéẹf
    NK 'Ê 'ặỏằÊc tham dỏằ mỏằTt ngày lỏằ. nhặ thỏ, chặĂi gỏĐn hỏt mỏằi loỏĂi trò chặĂi, fn nâm không biỏt bao nhiêu là tuyỏt và câng hỏĂ 'ặỏằÊc khỏằ'i "'ỏằ<ch". CĂi dặ vỏằ< ỏƠm Ăp, sôi nỏằ.i cỏằĐa nó chỏc không bao giỏằ quên 'ặỏằÊc. Ai chặa 'ặỏằÊc 'i chặĂi éoéẹéằéàéẵéáẹ?é thơ 'úng là... phư nỏằưa cuỏằTc 'ỏằi.
    (ST tỏằô svvn.ru)
  3. Khosovo

    Khosovo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    21
    Có lẽ ấn tượng khó quên nhất đối với em là được tham dự lễ hội này ngay năm đầu tiên ở Nga. Mọi thứ thật là mới lạ và tuyệt vời. Mình cảm thấy được hoà đồng với những người bạn Nga, thậm chí chưa từng quen biết.Bọn mình cùng tham gia các trò chơi dân gian, cùng ngồi quanh đống lửa chuyện trò, cùng uống Votka với những người Nga một cách thoải mái không ngại ngùng. Híc. Thậtt là tuyệt vời.....Những chàng Ivan, nhưng bà già quê, những cô thôn nữ, những điệu nhảy, những bài hát dân gian......
    Các bác nào ở Nga thì cố một lần mà tham dự cho biết nha....
  4. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội của Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Thiên chúa, đạo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thời kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Thiên chúa.
    Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống
    Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Thiên chúa ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây.
    Lễ Kolyadki
    Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và rZng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.
    Lễ Maslyanitsa
    Cuối mùa đông, một dịp lễ hội được tổ chức ngay trước mùa ăn chay trong suốt một tuần lễ, đó là tuần lễ bánh kếp (Pancake Week) hay còn gọi là tuần lễ "pho mát". Những nhà sử học Thiên chúa giáo nói rằng, trước đây tuần lễ này được coi là những ngày "điên rồ". Mọi người mang những mặt nạ và những trang phục rất nực cười, thỉnh thoảng đàn ông còn mặc quần áo của đàn bà và ngược lại. Lễ hội hóa trang kiểu đó sẽ là khởi đầu của mùa lễ hội tưng bừng, người ta ăn các thức ăn ngon và uống rất nhiều rượu. Một hình nộm bằng rơm lớn được đốt đi như lời chào từ biệt đối với một mùa đông đã qua. Đấu võ cũng là một trò vui trong dịp lễ giúp người ấm lên trong những ngày mùa đông giá rét. Hiện nay, các buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức trong tuần lễ này.
    Trong tuần lễ ăn chay, người ta thường ăn bánh kếp kết hợp với mật ong, trứng cá muối, kem tươi và bơ. Theo tiếng Nga, tuần lễ Zn chay gọi là "Maslyanitsa" (có nghĩa là bơ trong tiếng Anh). Điều đó có nghĩa là người ta có thể ăn nhiều thứ khác nhau, trong đó có cả bơ trước khi bước vào mùa ăn chay. Nhìn chung, lễ Maslyanitsa được chia làm 3 giai đoạn: bắt đầu vào thứ hai, đỉnh cao vào thứ năm và kết thúc vào sáng chủ nhật.
    Lễ Phục Sinh
    Cũng như các nước theo Đạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đỏ được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thZm hỏi bà con, họ hàng.
    Lễ hội Red Hill
    Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc.
    Lễ Ivan Kupalo
    Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.
    Lễ hội Troitsa
    Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người.
    Lễ hội Spas
    Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas".
    Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/
    Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/
    Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội quả hoạch) (29/
    Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.
    (ST từ svvn.ru)
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Putin ký luật về những ngày lễ mới
    Yf,ин подписал закон< о нов<. п?аздни?н<. дня.


    Y?езиден, России 'ладими? Yf,ин подписал "еде?алOн<й закон "z внесении изменений в с,а,OZ 112 Т?fдового кодекса Российской Феде?а?ии", п?иня,<й "осfда?с,венной "fмой 24 декаб?я и одоб?енн<й Сове,ом Феде?а?ии 27 декаб?я 2004 года. zб э,ом гово?и,ся в сооб?ении п?есс-слfжб< глав< госfда?с,ва, пос,fпив^ем в но?O на ?е,ве?г.
    -аконом вводя,ся дополни,елOно к п?аздни?н<м дням 1 и 2 янва?я не?або?ие дни 3, 4 и 5 янва?я.
    'мес,е с ,ем fп?аздняZ,ся о,делOн<е не?або?ие п?аздни?н<е дни: 12 декаб?я ("енO sонс,и,f?ии РФ) и 7 нояб?я (годов?ина zк,яб?Oской ?еволZ?ии, "енO согласия и п?ими?ения).
    Феде?алOн<м законом п?едfсма,?ивае,ся опла,а за не?або?ие п?аздни?н<е дни ?або,никам со сделOной опла,ой ,?fда, о,ме?ае,ся в сооб?ении п?есс-слfжб<.
    Yf,ин подписал ,акже закон "z внесении изменений в с,а,OZ 1 Феде?алOного закона "z дня. воинской слав< (победн<. дня.) России", п?иня,<й "осдfмой 15 декаб?я 2004 года и одоб?енн<й Сове,ом Феде?а?ии 24 декаб?я 2004 года.
    -аконом fс,анавливае,ся денO воинской слав< России 4 нояб?я - "енO на?одного единс,ва.
    s?оме ,ого, в ка?ес,ве дня воинской слав< России оп?еделено 7 нояб?я - "енO п?оведения военного па?ада на s?асной пло?ади в oоскве в 1941 годf, гово?и,ся в сооб?ении п?есс-слfжб< п?езиден,а РФ.

Chia sẻ trang này