1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG NGHI VẤN KHI LUYỆN THƯ PHÁP

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi rosered, 14/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG NGHI VẤN KHI LUYỆN THƯ PHÁP

    Hôm nay tôi xin mở ra chủ đề này, tập hợp những thắc mắc, nghi vấn của quý hữu trong lúc luyện thư pháp. Mong quý hữu không hiềm tuổi tác cao thấp, kinh nghiệm nhiều ít, chung sức giúp đỡ nhau cùng luyện thư pháp.

    Kính thư
    Rosered
  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Rosered muội, Anh cứ cầm đến bút lông là run, không sao vẽ được chữ quyệt đi quyệt lại chẳng thành nét nào. Phải chăng tâm bất tại nên không ra? Bí quyết của muội là gì?
  3. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Do chúng ta quen dùng bút sắt (gangbi) rồi, đến khi tập đến bút lông, chúng ta cần luyện gân tay, nói nôm na là làm quen với bút.
    Bút lông có đặc điểm khác bút sắt là ngòi bằng lông. Hehe. Chuyện tưởng ai cũng biết nhưng ít người nhận thức được điều quan trọng này. Ngòi lông tạo được nét bút thanh đậm khác nhau nhưng nếu không làm chủ được bút thì sẽ không tận dụng được lợi thế đó.
    Khi luyện bút, trước tiên bút phải cầm chắc trong tay. (nguời bên cạnh giật bút cũng không được).Tập trung tinh thần và gân tay viết cho được một chữ Nhất theo Khải thư đúng theo yêu cầu. Lúc đầu viết được một chữ là ok rồi, sau sẽ vững vàng hơn.
    Luyện bút là lúc mà người học dễ nản nhất. Chỉ có sự yêu thích và quyết tâm mới giúp chúng ta vượt qua được giai đoạn này.
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Từ cách cầm bút cách tập trung vào đầu bút Anh đều được Ông nói nhưng cứ nét trước nét sau lại mất thế nên bỏ ngang. . . Ông Anh nói Anh không có cái Tâm. Nói thẳng ra là tính kiên trì không cao (nếu như không nói là zero) nên không luyện được. Bút mua về, mực mài ra nhưng vẫn cứa nằm 1 chỗ. Tâm không tịnh hay tĩnh để luyện được. Tiền Bạc ơi !! Thế đấy !!
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Khổ quá!!! Tiểu muội thân cũng trong vòng tiền bạc nhưng khi nào viết thì cũng phải cố dành toàn tâm toàn trí để viết được một chữ cho tử tế. Ma chử thành châm là AQ huynh.
  6. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc báo thấy nói về một thứ gọi là Ngạnh bút thư pháp (dùng các thứ bút hiện đại như bút chì, bút bi để viết chữ Hán). Đồng thời chỉ ra 8 thế tay sai thường gặp khi viết chữ Hán bằng bút cứng.
    Thiết nghĩ các bạn ở đây không phải lúc nào cũng sẵn sàng bút lông để viết chữ, nên tôi gửi lên cho mọi người xem.
    8 thế tay sai thường gặp khi viết chữ Hán bằng bút cứng.
  7. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Và đây là thế tay đúng.
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Thư pháp hiện đại của Trung Quốc, có dành một mảng cho gangbỉ shufả (thư pháp bút cứng).
    Thư pháp bút cứng không chỉ nên hiểu là bút bi, bút mực mà viết bằng phấn, bằng bút chì, bằng bút viết bảng.... đều thuộc phạm vi này cả. Thư pháp bút cứng cũng không giới hạn về thư thể (kiểu chữ); Chân, hành, thảo, lệ đều có cả. Vậy thư pháp bút cứng có ưu điểm và nhược điểm gì so với thư pháp bút lông (máo bỉ shufả).
    Về nhược điểm: Thư pháp bút cứng do ngòi bút cố định, việc thể hiện nét thanh nét đậm như bút lông là một việc tương đối khó. Sự linh hoạt của ngòi bút cũng thua xa ngòi lông vì vậy luyện chữ hành, thảo cần phải gia công tập luyện rất nhiều.
    Về ưu điểm: Viết bằng bút cứng, mực có thể xuống thường xuyên (nói cách khác là không phải chấm mực), vì vậy khi viết nhất là chữ Hành, thảo dễ dàng nối tiếp được bút ý.
    Hiện nay, ở nước ta đã nhập về rất nhiều loại sách về thư pháp bút cứng. Người luyện tuy chưa nhiều nhưng cũng có đôi chút thành tựu. Các bác có thể thấy thư pháp bút cứng của Vĩnh Ái Hồng viết tiểu khải theo phong cách của Triệu (Triệu Mạnh Phủ) ở phần Các bức thư pháp đẹp trong box này.
  9. lutraquan

    lutraquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm hiểu về các bài viết về Thư pháp Việt , thấy cái này hay hay copi lại để anh em tập tành đc biết thêm có gì thiếu sót xin bỏ qua .....
    ...................
    Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.
    -Ðầu câu không thụt vô.
    -Các hàng đều và dài bằng nhau
    -Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng
    -Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng
    -Không dùng dấu chấm câu.
    ............

    Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh
    -Hình chữ nhật đứng (Trung đường)
    -Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)
    -Hình vuông (Ðấu phương)
    -Hình mặt quạt (Phiến diện) (coi hình dưới đâÿ)
    Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hoá rất độc đáo của người Trung Quốc.
    Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm gía trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỷ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.
    Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi :
    -Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
    -Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.
    -Loại nữa chìm nữa nổi
  10. lutraquan

    lutraquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Moi cac ban xem tiep theo duong link nayf ....
    http://nguyentl.free.fr/html/sujet_thu_phap_1_vn.htm

Chia sẻ trang này