1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người bạn tốt của Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi sigmafx, 10/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Các bác xét bạn theo quan điểm nào vậy?
    Nếu thuần chính trị, thuần lí trí thì đúng là, lợi ích quốc gia là tối thượng.
    Nhưng1, không phải ai cũng là nhà chính trị hoặc nhìn một quốc gia, một dân tộc với con mắt thâm trầm của nhà chính trị. Nếu xét trên quan điểm tình cảm vô tư của nhân dân 2 nước thì tại sao VN và Cu ba, Vn và Lào không được tự hào là bạn bè? Giả thử cả Lào và Campuchia cùng gặp một khó khăn như nhau và nhà nước chỉ được lựa chọn một đối tượng viện trợ, thì bên ngoài những toan tính ích kỉ, một thường dân như tôi thích ủng hộ Lào hơn, đấy có thể coi như tình bạn không?
    Nhưng2, ngay bản thân những nhà chính trị cũng là con người và có tình cảm. Một số ít trong họ- những vĩ nhân- là người có tình bác ái rộng lớn. Một người suốt đấu tranh cho sự độc lập của dân tộc như Bác Hồ, Ghandi hay cho lí tưởng giải phóng nhân loại như Che Giuevara, liệu có lúc nào vì lợi ích trước mắt của quốc gia mà thôn tính các dân tộc bị áp bức khác không? Tôi cho rằng không ( Mặc dù ngưòi kế nhiệm những vị ấy thì hoàn toàn có thể đấy)
    Trong những trường hợp cụ thể, tôi cho rằng Lào và Cuba là những người bạn của VN mình, theo nghỉa đầy đủ và đẹp. Ở đây tình đồng chí, tình người và lợi ích dân tộc là khá thống nhất
    Liên xô cũ, tuy về chính trị, hắn cũng lợi dụng mình để chơi Mỹ, và đôi khi hắn cũng lên mặt kẻ cả với mình, nhưng bù lại hắn cũng giúp mình cả về vật chất, về đào tạo nhân tài, nhân lực và những ủng hộ chính trị trên sân chơi quốc tế, vậy thì coi như không ai nợ ai. Bây giờ "anh ấy" đã ra đi, các bác đừng hẹp hòi quá. Vả lại nếu nói về tình cảm của nhân dân Xô viết, thì thời đó đa số họ cũng thực sự coi mình như anh em (chính xác: như em)
    Còn bọn Nga ngố bây giờ thì không tin được, đến tượng Lê-nin chúng còn kéo đổ thì thật là một bọn quá bạc!
    Anh Tung Kủa, từ mấy nghìn năm nay chúng coi mình như dân Nam Man ở quận Giao Chỉ, mình coi chúng là giặc ngoại xâm, Chả đời nào không đánh nhau giết nhau, cái ấn tượng ấy không dễ mới mấy chục năm mà đã phai mờ. Đấy là một. Hai là, tinh thần nước lớn, thiên triều, cái rốn của vũ trụ, đối với người Trung Hoa là thâm căn cố đế rồi , nên không có gì lạ là tình bạn giữa hai dân tộc có thêu hoa dệt gấm thế nào cũng vẫn còn nhiều gượng gạo. Dĩ nhiên có một số người TQ yêu mến VN và ngược lại, nhưng cái năm 1979 cho ta thấy rằng ông anh TQ đỏ, so với "thiên triều" ngày xưa thì uy tín tuy tăng nhưng còn xa mới có thể tin được.
    Khi xưa, thời buổi chia phe kết phái, tuy mình ít mối quan hệ nhưng lắm bạn bè. Ngoài nhân dân LXc, TQ,nhân dân các nước Đông âu, Mông cổ, Thuỵ điển, Châu Mĩ latinh, châu phi cũng dành cho mình nhiều thiện cảm vô tư. Bây giờ thì ngoài hai anh bạn là Lào và Cuba ra, các nước khác gọi là chơi, thì cũng là "ông có chân giò, bà thò chai rượu" thôi. Bạn bè gì.
  2. sigmafx

    sigmafx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    29
    Phải quote lại mới xem được
  3. perodactyle

    perodactyle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì Pháp cũng có thể coi là anh em được. Dù rằng trước kia đô hộ mình nhưng sau đó họ rất hiểu và tôn trọng nước mình. Lúc ký hiệp định Paris, trên nhiều đường phố có khẩu hiệu ủng hộ VN. Hơn nữa khi nói về Bác Hồ người Pháp hay nói với một vẻ rất trân trọng.
  4. luongduydinh

    luongduydinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cần gì phải sách vở, các cụ ta có câu nói cửa miệng một thời khi vứt đi cái gì còn tốt hoặc pha phí 1 cái gì "ĐÃ CÓ LIÊN XÔ" hoặc CCCP = Các chú cứ phá
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Lào thì cũng được, nhưng chỉ như ông em thân thiết thôi, họ cần ta vì sợ Thái sợ Tàu, ta cần họ vì không muốn họ theo Tàu theo Thái.
    CuBa thì có lẽ ổn nhất, lý do : VÌ VIỆT NAM CUBA SẴN SÀNG HIẾN DÂNG CẢ MÁU CỦA MÌNH. Họ chẳng cần gì ở ta cả, nhưng họ khoái tinh thần quật cường của ta, còn ta lại muốn có thêm người bạn.
    Có thời gian ở nước ngoài khi đụng độ với bọn đầu mào gà và đầu trọc, toàn nhờ mấy cậu CuBa đánh giúp,..... Kể cũng hay, chẳng hiểu Phi Đen Castrô nhồi sọ thế nào nhưng họ nhiệt tình với người Việt thì không phải bàn.
  6. khoaitayxanh

    khoaitayxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    1
    Đồng chí này nói quá đúng.
    Việt Nam không tự nhiên mà có được tình cảm của Cuba. Chúng ta cùng cảnh ngộ với Cuba, cùng chống Mỹ. Cuba nằm sát Mỹ, luôn bị đe dọa, nên để bảo vệ mình, cần phải có một tinh thần cao. Vì vậy Cuba cần Việt Nam như một ngọn cờ để tự động viên tinh thần mình. Cuba luôn tuyên truyền về Việt Nam nhiều hơn bất kỳ một nước cùng phe nào khác. Nếu Ý chí Việt nam bị bẻ gãy thì Cuba không thể tồn tại được. Cũng từ chính sách tuyên truyền như thế mà người Cuba yêu mến Việt Nam, bảo vệ Việt Nam. Thậm chí trước khi đi học ở Đông Âu, lãnh đạo Cuba còn dặn dò sinh viên về việc bảo vệ người Việt Nam ở môi trường Đông Âu (bảo vệ bằng chân tay, cùi chỏ hẳn hoi nhé). Rất nhiều sinh viên Cuba thuộc các bài hát Việt Nam, về Hồ Chí Minh, về Đoàn thanh niên v v... Họ hát tiếng Việt bồi giống như người Việt hay hát tiếng Nga bồi. Có thể nói, tình cảm Cuba đầu tiên là từ chính trị, sau đó mới trở nên gần gũi tự nhiên. Cho tới bây giờ, sau rất nhiều vật đổi sao dời, chữ anh em với Cuba là thích hợp nhất, chuẩn nhất. Tuy không được tuyên truyền mạnh như Cuba, người Việt biết được tình cảm của Cuba ít chính thống hơn, chỉ qua những câu chuyện chính trị bàn trà. Dần dần, người Việt cũng có tình yêu riêng với Cuba, tình cảm rất con người chứ không chỉ là vì ngoại giao.
    Được khoaitayxanh sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 10/09/2007
  7. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên không thể phủ nhận tình cảm của nhiều người Việt Nam cho Cuba và ngược lại, nhưng suy cho cùng vẫn là vì ta và họ cùng chung tư tưởng, chung kẻ thù (trước đây). Còn sau này thì không thể biết trước được
  8. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Theo em hiện giờ bạn (thực sự) tốt của Việt Nam mình có:
    - Thuỵ Điển,Phần Lan : hai ku này chưa bao giờ giúp VN mình vì động cơ chính trị.
    - Cuba
    - Nhật Bản
    - Ấn Độ
    Các bạn khác vừa là bạn, vừa mang tính đồng minh là:
    -Nga ngố, vì tầng lớp cán bộ thân Nga ở VN mình còn rất nhiều
    -Hàn Quốc (mặc dù nhiều người VN mình ko ưa ku này vì ku hay đánh đập công nhân VN mình)
    -Venezuela,Lào
    - Ở châu Âu thì may ra còn thêm ku Pháp + Đức nữa
    Còn riêng ku Trung Quốc thì là ông bạn ghẻ lở của VN mình tứ xưa đến nay.Dù sao thì ku TQ và LX cũ cũng có ơn nghĩa với VN mình vì đã giúp đỡ VN mình về vật chất rất to lớn để đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào.Các bác đừng quên chiếc tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập là của TQ sản xuất.

  9. ttvnol7777

    ttvnol7777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Việt Lào hai nước anh em - PHẦN I
    Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5 tháng 9 năm 1962.
    Trước đây, trong bối cảnh thế giới nổi lên cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai khối Đông và Tây, lôi kéo nhiều nước tập hợp xung quanh các nước lớn, đối địch nhau. Những khác biệt về ý thức hệ và chế độ xã hội, những bất đồng và tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, về những lợi ích khác cũng như tâm lý nghi kỵ nhau giữa các nước trong tổ chức ASEAN với các nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia đã dẫn tới sự hình thành hai nhóm nước đối lập nhau gay gắt.
    Xu thế đấu tranh để hợp tác cùng tồn tại hoà bình trong quan hệ quốc tế đang được củng cố. Đấu tranh về kinh tế và khoa học kỹ thuật trở thành mặt trận có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi dân tộc. Do đó, không một vấn đề dân tộc nào lại không quan hệ đến vấn đề quốc tế.
    Đối với Lào, trong điều kiện kinh tế kém phát triển, bị chiến tranh kéo dài tàn phá, lại đang phải tập trung vào mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc hợp tác để phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu, mở rộng hợp tác song phương hoặc đa phương cùng có lợi và hiệu quả thiết thực càng trở nên cấp thiết.
    Đối với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hai nước đã có truyền thống đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung giành độc lập dân tộc. Những nét tương đồng về địa lý, chính trị, lịch sử, kinh tế và văn hoá xã hội giữa hai dân tộc là những nhân tố khách quan gắn bó hai nước hợp tác toàn diện trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở mỗi nước, cũng như trong sự nghiệp góp phần giữ gìn hoà bình chung.
    Có thể thấy rằng, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, hai nước Việt Nam và Lào (kể cả Campuchia) đều cùng bị một thế lực thực dân, đế quốc xâm lược và có cùng một mục tiêu giống nhau là đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân. Do có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên - xã hội và nhất là cùng chung cảnh ngộ mất nước, chung mục tiêu nên từ rất sớm, mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia đã được hình thành và phát triển. Đây chính là tiền đề khách quan của quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong tiến trình lịch sử cách mạng dân tộc. Và, dù có ý thức hay chưa có ý thức, có tổ chức hay chưa có tổ chức, song trước sự xâm lược của kẻ thù thì mối quan hệ này vẫn được hình thành và phát triển, bởi lẽ sẽ không có một dân tộc nào có thể tự giải phóng riêng rẽ vì các nước ở Đông Dương đều chịu một ách thống trị của một thế lực thực dân, đế quốc có tiềm lực mạnh.
    Như vậy là, trước kẻ thù xâm lược lớn, để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc, hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân thì các dân tộc ở Đông Dương không thể tự mình chiến đấu mà phải đoàn kết liên minh cùng chống kẻ thù chung. Nếu như trước năm 1930, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân hai nước còn mang tính tự phát, thiếu sự lãnh đạo tập trung thống nhất thì đến khi ĐCSĐD ra đời, quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào đã mang ý thức tự giác và có tổ chức rõ rệt. Cách mạng tháng 8/1945 thành công và sau đó là Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế kỷ ở Đông Dương.
    Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ chiến lược đặc biệt. Mối quan hệ này được hình thành và phát triển mang ý nghĩa sống còn, một yêu cầu khách quan của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để giành, giữ và xây dựng đất nước cho mỗi nước và chung cho cả hai nước. Đó không chỉ là quan hệ giữa các dân tộc láng giềng gần gũi mà còn là sự đoàn kết giữa những người bị xâm lược, bị thống trị, cùng chống kẻ thù chung, vì lợi ích của mỗi dân tộc và lợi ích chung cho các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương.
    Nhìn một cách tổng quát, trải qua gần nửa thế kỷ (1930-1975) đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào đã tồn tại và trải qua một quá trình phát triển biện chứng từ thấp đến cao xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giành giải phóng dân tộc. ********************** ra đời sau đó đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương đảm nhận trách nhiệm lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Với đường lối chiến lược đúng đắn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ 1930-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước dẫn dắt phong trào cách mạng ở hai nước phát triển, lần lượt vượt qua những thử thách, khó khăn khi cách mạng đang còn ở trong thời kỳ non trẻ. Thực tế cho thấy, thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của cách mạng tháng Tám ở Lào. Việc Chính phủ VNDCCH và Chính phủ kháng chiến lâm thời Lào ký Hiệp định xây dựng liên quân Lào - Việt Nam (10/1945) là một biểu hiện sinh động của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào. Và cũng từ đó, quan hệ Việt Nam - Lào được chính thức xác lập về mặt nhà nước. Nhận định về vai trò của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đối với cách mạng tháng Tám ở Lào, Từ sau năm 1945, nước Lào trở thành nước độc lập, tự do, Việt Nam đã trở thành nhà nước dân tộc, dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á, quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước là quan hệ trực tiếp, biểu hiện bằng sự hợp đồng chiến đấu giữa lực lượng vũ trang cách mạng hai nước, để tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng với quy mô ngày càng mở rộng và trình độ tác chiến ngày càng cao, hiệu quả ngày càng lớn, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp năm 1954.
    Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào được tồn tại và phát triển trong cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng diễn ra ở một khu đất không rộng, người không đông, có vị trí tự nhiên gắn bó mật thiết và có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng giống nhau. Trong từng giai đoạn, mối quan hệ có những biểu hiện cụ thể khác nhau về mặt hình thức, nhưng nhìn chung quan hệ đoàn kết chiến đấu đó được tạo ra trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong phạm vi ở mỗi nước và trên cả hai nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam Việt Nam luôn là chiến trường chính, Lào là chiến trường phối hợp quan trọng, Campuchia là chiến trường mới mở ra nhưng lại là nơi địch tương đối yếu có vị trí quan trọng với cách mạng miền Nam Việt Nam và Lào. Miền Bắc không những là hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam mà còn là hậu phương của cách mạng Lào và Campuchia.
    Bước ra khỏi chiến tranh, các nước Đông Dương trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền và bình đẳng. Cũng như các nước khác, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào tự quyết định vận mệnh của mình và có trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì lợi ích của dân tộc và lợi ích của cả ba nước, Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng mối quan hệ Lào - Việt Nam - Campuchia trong mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế.
    Ngay sau khi ra đời (2.12.1975), nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đã công bố và thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại cùng tồn tại hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Hội đồng nhân dân tối cao nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đã đưa ra vấn đề chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại với Việt Nam và Campuchia sang một giai đoạn hợp tác có kế hoạch.
    Chính sách đối ngoại đó hướng tới việc tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi để hàn gắn và xây dựng lại nước Lào sau hàng thế kỷ bị nước ngoài đô hộ, sau hàng chục năm bị chiến tranh tàn phá, thành một nước Lào hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.
    Môi trường quốc tế đó trước hết liên quan đến các nước Đông Dương và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
    Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt Nam năm 1977 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
    Hiệp ước gồm bảy (7) điều khoản nêu rõ việc tăng cường tình đoàn kết keo sơn và quan hệ hợp tác lâu dài về mọi mặt giữa Việt Nam và Lào đáp ứng nguyện vọng thiết tha và lợi ích sống còn của nhân dân mỗi nước trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH, phù hợp với lợi ích độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình, trung lập thật sự của nhân dân các nước Đông Nam Á, với lợi ích của nhân dân thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Điều 1:
    Hai bên cam kết ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, không ngừng tăng cường tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản và theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
    Điều 2:
    Trên nguyên tắc việc bảo vệ độc lập dân tộc và giữ gìn an ninh quốc gia là sự nghiệp của nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của đế quốc và lực lượng ********* nước ngoài.
    Điều 3:
    Để tạo cho nhau những thuận lợi, giúp nhau khắc phục những khó khăn, phát huy có hiệu quả nhất tiềm lực vật chất của mỗi nước nhằm xây dựng đât nước giàu mạnh, xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hai bên sẽ tăng cường các quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa, hai bên có cùng lợi ích về nông nghiệp lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác tài nguyên thiên nhiên và về các lĩnh vực kinh tế khác; hết lòng viện trợ cho nhau về kinh tế và kỹ thuật; giúp nhau đào tạo cán bộ; trao đổi chuyên gia các ngành kinh tế; văn hóa và khoa học kỹ thuật; mở rộng quan hệ mậu dịch theo chế độ ưu đãi đặc biệt.
    Điều 4:
    Hai bên khẳng định quyết tâm xây dựng biên giới Việt Lào thành biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước trên cơ sở bản Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào ký ngày 18-7-1977.
    Điều 5:
    Hai bên hoàn toàn tôn trọng và ủng hộ đường lối quốc tế độc lập tự chủ của nhau.
    Hai Bên ra sức tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em; tích cực góp phần cùng các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản quốc tế, tăng cường đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; không ngừng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau với các nước Campuchia anh em theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân các nước Đông - Nam Châu Á vì độc lập dân tộc, dân chủ hòa bình và trung lập thật sự, thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực này trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng cùng tồn tại trong hòa bình;
    Điều 6:
    Hai bên sẽ tiến hành các cuộc trao đổi ý kiến đều đặn về những vấn đề thuộc quan hệ hai nước và những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm bằng các cuộc gặp giữa các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cuộc thăm của các đoàn đại biểu chính thức và các đại diện đặc biệt hoặc bằng con đường ngoại giao. Hai bên khuyến khích việc mở rộng quan hệ giữa các đoàn thể cảu nhân dân hai nước.
    Điều 7:
    Hiệp ước này được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày trao đổi thư phê chuẩn. Việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô Nước CHXHCN việt Nam trong thời gian sớm nhất.
    Hiệp ước được ký trên tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam - Lào ngày 11- 2-1976 nhằm mục đích tăng cường tình đoàn kết, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước, góp phần gìn giữ và củng cố hoà bình ở Đông Nam Châu Á và Thế giới.
    Trong chuyến đi thăm Việt Nam của đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương ********************** Đỗ Mười đánh giá: ?oNhững cuộc trao đổi ý kiến đầy tin cậy, thắm đượm tình đồng chí anh em cũng như những thoả thuận đã đạt được lần này chắc chắn sẽ là đóng góp mới rất quan trọng cho việc củng cố hơn nữa sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta? (Báo nhân dân, 2.4.1993)
    Cùng với sự phát triển của hai dân tộc và sự mở rộng trong quan hệ giữa hai nước, từ đầu những năm 80, quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam bước vào một quá trình mới.
    Từ năm 1978, sự hợp tác hai bên giữa các tỉnh kết nghĩa của Lào với các tỉnh của Việt Nam đã và đang trở thành nhân tố hàng đầu, có vai trò liên kết chặt chẽ trong việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước về các lĩnh vực kinh tế thương mại và kỹ thuật. Quan hệ giữa các tỉnh kết nghĩa Việt Nam - Lào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có hiệu quả, phù hợp với khả năng và đặc điểm riêng của Lào.
    Tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện của Lào với Việt Nam không ngừng được củng cố, tăng cường, phù hợp với tình hình trên thế giới và ở mỗi nước.
    Hiệp ước có giá trị 25 năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn thêm từng 10 năm nếu một trong hai Bên không thông báo bằng văn bản cho Bên kia ý muốn huỷ bỏ Hiệp ước, ít nhất một năm trước khi Hiệp ước hết hạn.
    Tháng 2/1977, chính phủ hai nước đã ký Hiệp uớc hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Lào, khẳng định về phương hướng hợp tác kinh tế và văn hoá giữa hai nước.
    Như vậy bước vào giai đoạn mới, sự nghiệp cách mạng của hai nước đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt lên một bước mới theo hướng toàn diện và chặt chẽ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, đối ngoại. Đại hội lần thứ VI ĐCSVN và Đại hội IV ĐNDCML đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện ở cả hai nước cả về nội dung, phương thức và cơ chế quan hệ theo hướng thiết thực nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nội dung hợp tác kinh tế và văn hoá trong giai đoạn mới cũng rất phong phú và đa dạng. Do vậy, phải thường xuyên coi trọng nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và phải nắm vững cái chung và phát huy cái riêng của mỗi nước.
    (Còn tiếp)
  10. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Hình như nó là một chiếc T54 thì phải, nó được sản xuất tại TQ hả bạn?
    Được lehongphu sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 15/10/2007

Chia sẻ trang này