1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người có công trong buổi đầu hình thành chữ quốc ngữ

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi fddinh, 23/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Những người có công trong buổi đầu hình thành chữ quốc ngữ

    Quá trình hình thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó.
    Theo các nhà sử học (1), đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Đà Nẵng năm 1516, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mã Lai). Còn ở Đàng Ngoài thì hình như muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đã chiếm làm thuộc địa. Dĩ nhiên, như chúng ta biết, đến năm 1651 mới có Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh xuất bản tại Roma, song để có cuốn từ điển này (ai là tác giả đích thực vẫn còn là điểm tồn nghi), hẳn phải có nhiều giáo sĩ khi đặt chân lên đất Việt từng thử dùng mẫu tự Latinh để ghi cách phát âm mà học tiếng bản địa.
    Tuy vậy, ngay sau khi đã được định hình một cách tương đối có hệ thống, chữ quốc ngữ vẫn chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo. Phải đợi đến ngày Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ ra mắt bạn đọc (năm 1865) thì nó mới đi vào công chúng tương đối rộng; và thời gian sau đó, các trường dạy chữ quốc ngữ lần lượt mở cửa, chữ quốc ngữ thật sự vào cuộc sống của xã hội Việt Nam. Chữ Quốc ngữ: Công trình sáng tạo tập thể Ai là những người đi tiên phong và có công đầu trong việc định hình chữ quốc ngữ? Vấn đề này đã tốn khá nhiều giấy mực. Có người cho rằng công lớn thuộc về hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Gaspar do Amiral và Antonio Barbosa. Lại có ý kiến cho rằng các tác giả đầu tiên là ba giáo sĩ người Ý Francesco Buzumi và hai đồng sự trẻ hơn của ông là Francesco de Pina và Cristoforo Borri (2). Giáo sĩ Francesco Buzumi cùng một giáo sĩ người Bồ tên là Diego Carvalho đến miền Nam nước Việt năm 1615. Thời gian này các nhà truyền giáo phương Tây bị các tướng quân (shogun) đang nắm chính quyền tại Nhật Bản xua đuổi nghiêm ngặt. Giáo đoàn dòng Tên Jesus (Jésuites) hướng về Đàng Trong của Việt Nam, nơi đây các thương nhân Nhật đã hình thành một cơ sở giao thương thịnh vượng ở Hội An. Chín năm sau, 1624, Alexandre de Rhodes mới được phái đến cùng năm giáo sĩ khác cập bến Hội An.
    Tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu phương Tây cũng như Việt Nam từ trước tới nay không ai quy công đầu cho một tác giả đơn nhất mà đều khẳng định chữ quốc ngữ là sáng tạo tập thể, mỗi người góp phần một ít; những vị đi trước mở đường, những người kế tiếp hoàn thiện, nâng cao.
    Hình thành chữ quốc ngữ là một quá trình. Hoàn thiện nó cũng là một quá trình chỉ có thể tạm ngừng chứ không kết thúc, vì nó là một cơ thể sống đang phát triển. Công lao đặt nền móng chắc chắn thuộc về các giáo sĩ và tín đồ Thiên Chúa giáo người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Ý, người Pháp, người Hà Lan... và có cả người Việt Nam - tại sao không? Bởi, theo thiển nghĩ của chúng tôi, người Việt chứ còn ai khác đã dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ nước ngoài, và một khi đã có một số tín đồ bản địa, cho dù hiếm hoi, tiếp cận tiếng La tinh, thì nhất định họ có góp phần vào việc ghi âm chữ quốc ngữ bằng thứ mẫu tự ấy. Người phương Tây ra nước ngoài, nhất là vào thời bành trướng của chủ nghĩa thực dân, ít người tránh được thiên hướng kỳ thị người bản địa.
    Nếu chúng ta tin lời của chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes, thì các nhà truyền giáo người Bồ, người Ý, người Tây Ban Nha không muốn nâng một số giáo đồ Việt Nam lên hàng chức sắc. Có nhà sử học đã đặt vào miệng ông câu nói: ?oNgười bản xứ có thể tử vì đạo, tại sao họ không thể làm giáo sĩ??. Dù sao, tín đồ Việt Nam đầu tiên là Philippo Bỉnh mãi tới năm 1820 mới được tấn phong linh mục tại Lisbonne, thủ đô Bồ.
    Sao chỉ là Alexandre de Rhodes?
    Tại sao trong số tập thể tác giả kia, một tên tuổi được nhắc đến, được vinh danh nhiều nhất lại là giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người Pháp? Theo các nhà nghiên cứu có uy tín như Léopold Cadière, Paul Mus hoặc muộn hơn, Jean Lacouture, trước hết không chỉ bởi ông có công cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh và viết cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên, mà chủ yếu vì ?oAlexandre de Rhodes nếu không phải là người sáng tạo thì là người đầu tiên sử dụng và quảng bá mạnh mẽ chữ quốc ngữ? (Jean Lacouture).
    Còn Paul Mus thì đánh giá Alexandre de Rhodes, vốn là người có tư chất nhà ngôn ngữ học thạo mười hai thứ tiếng, đã ?otiếp cận chữ quốc ngữ trên bình diện khoa học. Ông đã có công hoàn chỉnh cách viết chữ quốc ngữ?(3). Ở đây có một điểm dù sao cũng đòi hỏi chúng ta phải ít nhiều thận trọng. Ba vị nói trên, những nhà nghiên cứu uyên thâm, đều là người Pháp. Mà, nói mạn phép, người Pháp cho dù làm khoa học, dường như vẫn mang ?omáu đại Pháp? trong người, bao giờ cũng tìm cách tôn vinh đồng bào của mình trước hết; đặc biệt từ thế kỷ gọi là ?oánh sáng?, thế kỷ của các nhà tư tưởng, văn hóa, khoa học lỗi lạc, thế kỷ mà ánh sáng của Cách mạng Pháp 1789 thật sự tỏa sáng địa cầu, trở về sau.
    Đấy là chưa nói những trường hợp mang ý nghĩa chính trị rõ rệt. Vào những năm 40 thế kỷ 20, khi chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thật sự lung lay trước phong trào cách mạng đang lên và sự bành trướng của Nhật Bản giương cao ngọn cờ Đại Đông Á đầy tính mị dân của họ, nhiều vị cao niên thuộc thế hệ nay gọi là 2X, 3X ít nhiều đều có đọc các tác phẩm được xuất bản với ngân sách hào phóng do nhà cầm quyền thực dân bỏ ra để xây dựng ?oTủ sách Alexandre de Rhodes?.
    Trong bối cảnh ấy, rất dễ hiểu tại sao hai giáo sĩ được tôn vinh nhất ở Đông Dương là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) và giám mục D?TAdran, tên thật là Pigneau de Béhaine (Bỉ Như Bá Đa Lộc), người có công phò tá Hoàng tử Cảnh sang Paris cầu viện, giúp Nguyễn Ánh đánh nhà Nguyễn Tây Sơn, ?onhất thống sơn hà? để hơn một trăm năm mươi năm sau toàn bộ sơn hà sẽ chịu sự đô hộ của người Pháp. Alexandre de Rhodes thực chất là người như thế nào? Vấn đề này cũng đã tốn khá nhiều giấy mực. Có người bảo người Việt Nam nên dựng tượng đồng bia đá cho ông. Có người quy kết - phần nào chắc chẳng oan - Alexandre de Rhodes là kẻ có tội với dân tộc Việt Nam, vì giáo sĩ này là người đầu tiên vận động quyết liệt với triều đình vua Louis 14 để dọn đường cho thực dân Pháp sang xâm chiếm Đông Dương xa xôi. Hơn thế, về tư cách, Alexandre de Rhodes là kẻ ?ođạo văn?, bởi đã mang bản thảo cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh do hai nhà truyền giáo Bồ khi rời Macau để lại nhà thờ San Pauli về Vatican cho xuất bản và đứng tên mình. Đã thế, ông còn ngang nhiên đứng tên tác giả một cuốn hồi ký của người khác, v.v...
    Do tư cách không đàng hoàng, khi các giáo sĩ Pháp được nhà vua với sự chấp thuận của Giáo hội La Mã phái sang Viễn Đông, không có tên Alexandre de Rhodes trong đoàn ấy. Ngược lại, ông gần như bị lưu đày sang Ba Tư để rồi qua đời tại đó.
    Những sự đánh giá ấy chắc hẳn ít nhiều có căn cứ lịch sử. Coi các bản Trần thuật của Alexandre de Rhodes về những chuyến đi Viễn Đông của ông, người đọc ngày nay ai cũng nhận thấy tác giả khoa trương thái quá về công đức của mình, đến nỗi chính các nhà sử học đồng bào của ông cũng khó nén được nụ cười nửa miệng.
    Alexandre de Rhodes sinh năm 1591 ở thành phố Avignon, miền Nam nước Pháp, từ một gia đình gốc Do Thái chuyên buôn tơ lụa sang Viễn Đông. Mẹ người lai Ý. Từ nhỏ ông đã mơ đến miền đất hứa phương Đông giàu tài nguyên quý hiếm như Ấn Độ, Trung Hoa... Trở thành giáo sĩ, ông đến Macau trên một chiếc tàu buôn Bồ Đào Nha. Thời ấy, đội thương thuyền của Bồ mạnh nhất thế giới. Người Bồ vẫn huênh hoang: ?oKhông có tàu buôn Bồ, không có hàng tạp hóa Bồ, làm gì có các giáo sĩ dòng Tên!?(4).
    Ông đến Đàng Trong lần đầu năm 33 tuổi và sống tại đây trước sau bảy năm, trước khi vĩnh viễn rời Viễn Đông. Ông có tư chất và kiến thức một nhà ngôn ngữ học. Khi đã là một giáo sĩ, ngoài tiếng Ý họ ngoại, trước lúc lên tàu sang Viễn Đông, ông còn dành thời gian học tiếng Bồ. Cuối đời, bị ?onửa lưu đày? sang Ba Tư, ông còn học để sử dụng thành thục ngôn ngữ thứ 13 là tiếng Ba Tư. Điều đó cho phép chúng ta lý giải một phần tại sao Alexandre de Rhodes thường hay được viện dẫn - ngoài những nguyên nhân vừa nói ở trên - khi các học giả bàn về ai là những người sáng tạo chữ quốc ngữ. Sự cạnh tranh của chủ nghĩa thực dân Bồ - Pháp Về nguyên nhân tại sao Alexandre de Rhodes không được trở lại Viễn Đông cùng với đoàn giáo sĩ Pháp mà ông có công vận động thành lập, một số nhà sử học giải thích tại sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa thực dân Bồ và chủ nghĩa thực dân Pháp. Thời kỳ đầu, với việc nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Magellan phát hiện quần đảo Philippines ở Viễn Đông (1521), nhà hàng hải người Bồ Christophe Colomb (Colombus) phát hiện châu Mỹ (1492), có thể coi như người Bồ Đào Nha tạm làm bá chủ các đại dương.
    Tuy nhiên, thời gian này không kéo dài. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia châu Âu ngày càng quyết liệt. Quần đảo Indonesia thoạt tiên do người Bồ khám phá, rơi vào tay người Hà Lan. Chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Pháp cũng trỗi dậy, cùng ganh đua với nhau và giành giật với Bồ, hạ uy thế của Bồ. Trong bối cảnh ấy, ?oAlexandre de Rhodes không quên mình là người Pháp? (lời nhà sử học Jean Lacouture). Ông vận động ráo riết để người Pháp có mặt sớm ở Viễn Đông. Dù chịu ơn người Bồ, ông dám vượt mặt các bậc bề trên trong giáo đoàn và tìm cách liên hệ trực tiếp với Tòa thánh Vatican, v.v... Vì những lý do đó, ?oông bị triều đình Bồ Đào Nha coi như một kẻ thù của nước này? (Jean Lacouture).
    Thôi thì hãy để các nhà sử học, nhà ngôn ngữ học... tiếp tục tranh luận và lý giải. Đối với người Việt Nam chúng ta, bất kỳ ai có đóng góp cho sự phát triển của dân tộc Việt, chúng ta đều hàm ơn và hậu thế tôn vinh những người nước ngoài có cống hiến trên mặt ấy tùy công lao đóng góp của họ, cho dù họ là người thế nào. Việc một số nơi ở Bắc Bộ có đền thờ thái thú Sĩ Nhiếp (thế kỷ 2 trước Công nguyên), người truyền bá Nho giáo vào đất Giao Châu (5), là thí dụ sớm nhất.
    Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà thành phố mang tên Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn nguyên hai con đường song song, một mang tên nhà nho Hàn Thuyên và một mang tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Cũng không phải không hàm chứa ý nghĩa cao cả mang tính tượng trưng, khi chính giữa hai con đường song hành ấy có đại lộ mang tên Lê Duẩn dài hơn, rộng hơn; ba con đường song hành vượt qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để đàng hoàng đi vào cổng chính hoành tráng của Hội trường Thống Nhất - Dinh Độc lập trước năm 1975. Vài dòng về hoạt động của các nhân vật được nhắc ở bên trênLéopold Cadière
    Giáo sĩ người Pháp, từng sống ở Việt Nam 63 năm, một trong những nhà Việt Nam học tên tuổi đầu tiên của thế giới. Chủ trương tờ tập san ra hằng tháng có tên Kỷ yếu những người bạn của cố đô Huế (BAVH - trước đây quen gọi là Đô thành hiếu cổ) xuất bản từ năm 1914 đến 1944, gồm 121 tập khổ lớn. Léopold Cadière đã công bố khoảng 250 công trình biên khảo về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Những công trình của ông về chữ quốc ngữ rất công phu. Riêng một việc tìm hiểu đâu là bức chân dung đích thực của Alexandre de Rhodes, ông đã trở về du khảo tại Pháp và Bỉ trong hơn một năm (1928-1929) và tìm ra 9 bức chân dung khác nhau để so sánh. Paul Mus
    Nhà Á châu học rất nổi tiếng, thành viên Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp từ 1927 đến 1944. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giảng dạy tại Đại học Collège de France, Paris và Đại học Yale, Hoa Kỳ. Các công trình của ông thường được các nhà Việt Nam học nước ngoài viện dẫn, trong đó có các cuốn Việt Nam, nghiên cứu xã hội học về một cuộc chiến tranh, 1952; Số phận của Liên hiệp Pháp, 1954; Chiến tranh không có gương mặt, 1961; Hồ Chí Minh, Việt Nam, châu Á, 1972... Sau khi ông qua đời, các bài giảng của ông tại Đại học Yale được một môn đệ, tiến sĩ John McAlister, tập hợp và xuất bản: Người Việt Nam và cuộc cách mạng của họ, 1972. Jean Lacouture
    Nhà báo, nhà văn, nhà sử học Pháp, tác giả nước ngoài đầu tiên viết tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1967, tái bản 1976. Ông được coi như nhà viết tiểu sử danh nhân lớn nhất của Pháp ngày nay. Tác giả nhiều bộ tiểu sử về Léon Blum, De Gaulle, Pierre Mendès France, Francois Mitterrand, Francois Mauriac, Nasser... Bộ sách Những giáo sĩ Dòng Tên, mà ông gọi là ?ocuốn tiểu sử về nhiều người?, 1991-1992, hai tập, dày tổng cộng 1.100 trang khổ lớn. Năm 1946, từng làm tùy viên báo chí của tướng Leclerc ở Đông Dương, được nhiều lần gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp..., Jean Lacouture được coi là một trong những người thành thạo nhất của Pháp về thời cuộc Việt Nam.Phan QuangGhi chú:(1) Chẳng hạn Jean Lacouture trong bộ Các giáo sĩ Dòng Tên (1991-1992). (2) Léopold Cadière, trong bộ Kỷ yếu những người bạn của cố đô Huế (BAVH- trước đây quen gọi là Đô thành hiếu cổ). Léopold Cadière có một bài nghiên cứu rất công phu về C. Borri, khẳng định ?oông - tức C. Borris - có để lại qua cuốn Trần thuật của mình nhiều trích đoạn quý về các tiểu luận đầu tiên về chữ quốc ngữ, một thứ chữ sớm hơn chữ quốc ngữ của giáo sĩ Alexandre de Rhodes? (1931). (3) Paul Mus, trong Việt Nam, nghiên cứu xã hội học về một cuộc chiến tranh (1952). (4) René Etiemble, trong bộ Châu Âu thuộc Trung Quốc (1988). (5) Như tại làng Tam Á, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Dân Ta Không Biết Sử Ta?
    Diehard Cat''''s Blog
    Một trong những điều kiện căn bản nhất để có thể có được cái gọi là "quan điểm chính trị" là phải biết lịch sử và biết suy luận logic dự trên những sự kiện, con số khách quan. Điều này trên các blog nói phét về chính trị là cực kỳ hiếm. Sự kiện lịch sử được trưng ra thì hiếm, dẫm đạp lên lịch sử bằng định kiến thì nhiều!
    Cái đó đúng ra cũng không có gì ngạc nhiên, trong cái thế giới của những người rảnh chuyên môn nói phét này đó là điều có thể thấy trước được.
    Nhưng hôm nay đọc được ý kiến của "nhà sử học" Dương Trung Quốc trên tuanvietnam.net mới thấy ngỡ ngàng và nổi da gà và hoàn toàn bất ngờ!
    Bài này có tựa là "Đưa Việt Nam đến với thế giới bằng những tên đường" trong đó có đoạn bác Quốc trích lời của ông Võ Văn Kiệt như sau:

    "Trong những lần làm việc cuối cùng, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất trăn trở, khát khao sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam phát triển thắng lợi như ngày nay. Ông nhắc những nhân vật xa xưa như Alexandre de Rhodes và muốn dựng tượng người góp phần khai sinh ra chữ quốc ngữ Việt Nam dù ở TP HCM đã phục hồi tên một con đường đặt theo tên nhà ngôn ngữ học người Pháp này...
    Ông cũng nhắc đến cả những nhân vật như Anh Morison, người đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, Henri Martin, Raymonde Dien, những người xả thân tinh thần vì Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông Kiệt rất muốn có những cơ hội thể hiện đạo lý tri ân nguồn cội, không chỉ vì thắng lợi, nỗ lực của chúng ta mà còn vì sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế."
    Điều này chứng tỏ ở Việt Nam chuyện mù mờ lẫn lộn về lịch sử không phải là chuyện riêng của dân đen hay những em bé lười biếng không chịu học mà còn là của cả giới lãnh đạo cao nhất và thậm chí cả các "nhà sử học" nữa!
    Trong đoạn văn trích lời bác Kiệt ở trên có những điểm suy nghĩ ra thấy rất không ổn:
    Điểm thứ nhất là tên đường Alexandre de Rhodes đã được phục hồi ở TP HCM. Những người có trách nhiệm lại có thể mù mờ lịch sử đến nỗi không biết A. de Rhodes là ai? Nếu không mù mờ thì tại sao lại phải dẹp bỏ rồi lại "phục hồi". Chuyện về de Rhodes không phải là chuyện xa xưa thời vua Hùng mà là chuyện gần đây, nếu đặt trong không gian chiều dài lịch sử thì nó mới chỉ là ngày hôm qua! Như vậy mà đã lẫn lộn không biết de Rhodes là có công hay có tội hay chả có gì cả?
    Chẳng những đã "phục hồi" tên đường mà còn cần phải dựng tượng nữa! Như vậy chắc chắn là phải có công to lắm! Một người có công to đến nỗi phải cần dựng tượng mà có thời bảng tên đường phải bị dỡ xuống? Đây là một sai lầm rất to lớn, như vậy lãnh đạo ngày xưa hay bây giờ là mù mờ về lịch sử đến mức nặng như thế?
    Điều kinh khủng thứ hai là điều bác Kiệt nói về de Rhodes đã được một "nhà sử học" có tiếng tăm là ông Quốc công nhận! de Rhodes có công tới mức phải có tên đường và dựng tượng, như vậy còn được hơn cả ông Morrison, một người đã tự thiêu phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
    Điều kinh khủng kế tiếp là khi chúng ta phân tích và so sánh động cơ việc làm của de Rhodes và ông Morrison thì nó hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên là động cơ cùng quân xâm lược giúp đỡ lẫn nhau thôn tính Việt Nam còn một bên là động cơ giúp người Việt Nam đuổi quân xâm lược.
    Không có de Rhodes thì chúng ta sẽ không có chữ để mà viết? Chúng ta là một dân tộc không có chữ viết trước khi de Rhodes "khai sinh" ra chữ "quốc ngữ"?
    De Rhodes chỉ là người biên tập lại công trình của những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha trước đó, như vậy có cần dựng tượng và gắn tên đường luôn cho những nhà truyền giáo kia để được đủ bộ và công bằng không?
    Mục đích của họ dùng mẫu tự Latin trước là để dễ dàng cho họ trong việc ghi chép tiếng Việt và điều này là nhằm phục vụ cho mục đích cao nhất là công việc truyền đạo ở Việt Nam. Họ truyền đạo để nắm phần hồn của người Việt hướng về Vatican, để người Việt coi tổ phụ của mình là ông Abraham nào đó chứ không phải các vua Hùng! Chúng ta cần vinh danh họ đã có công đồng hóa chúng ta?
    Chúng ta có cần tôn thờ một bà mẹ mìn dụ dỗ bắt cóc chúng ta và dạy chúng ta chối bỏ cha mẹ ruột của chúng ta không?
    Chữ "quốc ngữ" đó là một công cụ lợi hại làm đứt mạch văn hóa của chúng ta để chúng ta dễ bị đồng hóa hơn và lịch sử đã chứng minh điều đó. Hậu quả là chúng ta hiện đang sở hữu một nền văn hóa lai căng đông không ra đông, tây không ra tây! Dở dở ương ương, xìu xìu ển ển!
    Chữ tây mà lại đem viết "thư pháp"! Thật rởm đời không chịu nổi. Chúng ta giống như những đứa trẻ bị dụ dỗ bắt cóc rồi tẩy não lâu ngày nên chả biết nguồn gốc của mình ở đâu ra cả. Đầu óc thì nghèo nàn chao đảo, mất phương hướng, mất tự tin, thấy nhà giàu hào nhoáng làm gì cũng bắt chước không tự sáng tạo ra được cái gì hay ho cả là nhờ một phần ở những mẹ mìn như de Rhodes đã ban cho ta cái chữ "quốc ngữ" đó!
    Lịch sử thế giới cho thấy rằng đạo Chúa và thực dân đã tay trong tay đi chinh phục khắp thế giới. Truyền đạo hoặc bắt buộc theo đạo Chúa bằng bạo lực là những hình thức đồng hóa dân bản địa để giúp cho việc xâm lăng rồi bám trụ dễ dàng hơn, và họ đã rất thành công. Đạo Chúa là thiểu số ở Việt Nam, theo con số chính thức ở Việt Nam thì chưa tới 10%, nhưng nếu bạn thử hỏi khoảng 10 người có tư tưởng chống cộng tới mức độ điên cuồng không đội trời chung thì ít nhất phải có tới 9 người là người đạo Chúa. Đây là con số khiêm tốn để đề phòng sai sót chứ theo thử nghiệm của chính tôi 10/10 người chống cộng điên cuồng thì đều là người đạo Chúa, vì cả mấy trăm năm nay họ là công cụ của thực dân đế quốc phương tây chống lại dân tộc.
    Tôi không nói tất cả những người theo đạo Chúa là chống tại dân tộc nhưng lịch sử đã cho thấy rõ không thể chối cãi rằng những người được Pháp - Mỹ tin dùng và những người đặt Pháp - Mỹ lên trên độc lập và thống nhất đất nước, trung thành tuyệt đối với Pháp - Mỹ là những người đạo Chúa. Tại sao lại có chuyện này? Tại vì họ đã được tẩy não rằng nhiệm vụ của họ là tuyệt đối nghe lời chủ chăn! Ai đã tẩy não, đồng hóa họ? Nếu không phải bắt đầu là những nhà truyền đạo như de Rhodes?
    Sau đây là một đoạn trích trong sách Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, Tập I, trang 387. Đoạn này theo chú dẫn là trích từ sách của Pháp, nói rằng:

    Cuối năm 1664, chúa Hiền (Phúc Tần) hỏi một tên lính theo đạo Thiên Chúa về thân phận, y đáp: ''''Thưa ngài, tôi trước hết là thần dân và đầy tớ của ông vua, đức chúa của trời đất, thứ hai mới là của các hạ''''. Một thanh niên theo một giáo sĩ bị bắt vào Huế, khi bị hỏi: ''''Ai là cha?'''' đã đáp: ''''là chúa, chúa sáng thế!''''
    Nếu chúng ta quyết định vinh danh một người có "công" đồng hóa người Việt để chống lại người Việt như Rhodes thì cũng nên xem xét vinh danh luôn những quan lại đô hộ khi xưa của Trung Quốc đã giúp chúng ta có được những âm Hán trong tiếng Việt nếu không thì làm sao chúng ta biết nói?
    Tôi xa Việt Nam đã lâu và nếu nhớ không lầm thì đường Alexandre de Rhodes nằm không xa đường Nguyễn Du. Nếu đúng như vậy thì đây là một chuyện cười ra nước mắt. Vì Nguyễn Du là một đại văn hào dùng chữ nôm viết thơ và đã có công làm vẻ vang văn hóa Việt Nam trong khi de Rhodes theo tôi là một mẹ mìn đã tàn hại văn hóa Việt Nam bằng cách có lòng tốt của mẹ mìn dạy cho chúng ta chữ "quốc ngữ". Nguyễn Du là niềm vinh hạnh to lớn của Việt Nam trong khi de Rhodes là một nỗi nhục lớn. Hai người này có ảnh hưởng trái ngược 180 độ đối với văn hóa Việt Nam. Nước Việt Nam thường khoe khoang có đến hàng ngàn năm văn hiến nhưng chữ viết cũng không có mà phải "nhờ ơn" một cha đạo đến tận thế kỷ 17 viết phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin dạy cho thì mới có chữ mà viết?
    Như vậy thì công của A. de Rhodes thật là lớn như là cha mẹ tái sinh của dân tộc Việt Nam nên nếu dựng tượng sơ sơ thật không xứng tầm vóc, phải cần có một quảng trường thật lớn vinh danh ông ta!
    Nếu sự thật người Việt Nam là dở như vậy đến mấy ngàn năm cũng không nghĩ ra được chữ để viết thì chúng ta cũng không nên buồn về chuyện chúng ta vẫn còn thua kém người ta rất nhiều. Con người hơn nhau là ở đầu óc, đầu óc dân tộc chúng ta kém cỏi như thế mà được như bây giờ thì đã là may!
    Dân ta không biết sử ta?Quan còn không biết nói già tới dân?
    Được fddinh sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 26/08/2008
  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    KỶ NIỆM 80 NĂM ĐƯA CHỮ QUỐC NGỮ VÀO TRƯỜNG HỌC VIỆT NAM Sự ra đời của chữ Quốc ngữ 09:16'' 15/11/2004 (GMT+7)  NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG (Tokyo - Nhật Bản)
    Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20...
     [​IMG] Alexandre de Rhodes (1591-1660) Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 ?" 1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La Mã hoá tiếng Việt (nhiều tác giả gọi là Latin hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ Latin). Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d?TAmaral, Antonio Barbosa v.v... trong việc La Mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản ?oBài giảng giáo lý Tám ngày? đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome. Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La Mã này được chúng ta ngày nay gọi là ?ochữ Quốc ngữ?.
    Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội ?" cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy, Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để quạt mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội. Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thày giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng. Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức. Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh.
    Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm Marseille. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.
      [​IMG]Ông Nguyễn Văn Vĩnh Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do. Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng Quốc ngữ. Ông là người đầu tiên dịch ra chữ Quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch ?oTruyện Kiều? sang tiếng Pháp. Bản dịch ?oKiều? của ông Vĩnh rất đặc sắc vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm), Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được. Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ Quốc ngữ. Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt. 18.9.1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học. Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt - La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với hệ chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
     [​IMG] Tranh "Sự ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh" của hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng (sơn dầu trên vải, 65 x 80 cm, 2001). Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình. Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh. Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông. Toà báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét! Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp ?oMột tháng với những người tìm vàng?. Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông ?" con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt. Tháng 9.1945, trong lời kêu gọi toàn dân chống thất học chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Là một người Việt Nam, phải đọc thông, viết thạo chữ Quốc ngữ".
    Tôi đã vẽ bức tranh ?oSự ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh? với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.

    Lời cảm ơn:
    Tác giả biết ơn thân sinh của mình ?" nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là ?ogián điệp? còn Nguyễn Văn Vĩnh là ?obồi bút? của Pháp. Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyên Lân Bình ?" cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh vì những câu chuyện kể về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Tác giả xin cảm ơn thày Chí ?" cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh đồng thời là thày dạy toán của tác giả khi tác giả còn học phổ thông.
    Tokyo, 10.11.2004N.Đ.Đ 
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Trở Lại Vấn Đề: Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ
    ((Riêng tặng tập thể Thánh Gia Ninh Cường - Bùi Chu))
     
    Mấy điều sơ lược về lịch sử chữ viết và nguồn gốc chữ quốc ngữ
    Các nhà nhân chủng học cho biết loài người đứng thẳng (homo erectus) đã có mặt trên trái đất từ 2 triệu năm trước. Loài người khôn ngoan (homo sapiens) mới xuất hiện 160 ngàn năm và tiến hóa thành loài người chúng ta hiện đại. Chắc chắn là loài người khôn ngoan (homo sapiens) đã biết dùng tiếng nói để thông tin với nhau từ nhiều chục ngàn năm trước, nhưng chữ viết của loài người thì chỉ mới được phát minh cách đây hơn 5000 năm mà thôi.
    Theo các nhà khảo cổ thì chữ viết đầu tiên của loài người là chữ viết của dân tộc Sumer ở Babylon (phía nam Iraq ngày nay) được phát minh năm 3150 TCN , tức cách đây 5153 năm. Thoạt đầu, người Sumerians phát minh ra loại chữ tượng hình (pictographic / giống như chữ Hán) nhưng họ chỉ dùng loại chữ này một thời gian ngắn rồi bỏ đi vì loại chữ này bất tiện, khó nhớ, học chữ nào biết chữ đó nên mất rất nhiều thời gian học đọc và học viết. Họ sáng chế ra 18 ký hiệu thay cho 18 âm căn bản, rồi dùng các ký hiệu đó để ghi âm cho mọi tiếng khác. Các ký hiệu này trông giống như nêm cối (cunei) nên họ gọi loại chữ này là cuneiform (chữ viết hình nêm cối). Sự xuất hiện loại chữ Cuneiform năm 3150 TCN trở thành một dấu mốc quan trọng của lịch sử nhân loại, bởi vì tất cả những gì xảy ra trước năm 3150 TCN đều được gọi là thời tiền sử (prehistoric). Những người viết sử Sumerians là những người viết sử đầu tiên trên thế giới. Các tu sĩ Sumerians thu thập các chuyện thần thoại dân gian, viết thành sách, trong đó có các chuyện về Vườn Địa Đàng Gan-Eden (Archeology in the Land of the Bible ?" Abraham Negrey Shoken Books, NY 1977). .Trong nhiều thế kỷ trước Công nguyên, chữ Cuneiform và ngôn ngữ Sumerian trở thành ngôn ngữ giao dịch trong toàn vùng Trung Đông và Cận Đông, nền văn hóa của dân tộc Sumer được nhiều dân tộc quanh vùng theo Điển hình là đạo thờ bò El (Elohim) của Abraham (sinh trưởng tại UR thuộc Babylon) trở nên một tôn giáo phổ biến ở Do Thái và các nước Ả Rập. Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng của người Sumer trở thành rường cột của đạo Kitô và từ đó phát sinh ra lý thuyết về Tội Tổ Tông, về ơn cứu chuộc của chúa Kitô, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vân vân và vân vân?Chuyện thần thoại Tamuz của Babylon là cha đẻ ra ý niệm về Chúa Cứu Thế của đạo Kitô (Babylon Mystery Religion ?" Ancient and Modern ?" Ralph Woodrow Evangelistic Association ?" Riverside, CA). Sự phát minh ra chữ viết là một biến cố vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại. Chữ viết là phương tiện chuyển tải phổ biến tư tường tới mọi người và lưu truyền tư tưởng qua nhiều ngàn năm. Nếu không có chữ viết, loài người sẽ không có lịch sử, không có văn hóa, không có triết học, khoa học, không có tiến bộ và thế giới ngày nay hoàn toàn khác ! Hơn 14 thế kỷ sau, đến đời nhà Thang (1700 TCN), người Trung Hoa phát minh ra chữ viết tượng hình, hình tròn, sau đó được đổi sang hình vuông và được hoàn chỉnh (thành chữ viết thông dụng ngày nay) trong thời nhà Hán (206 TCN ?" 220 sau CN), do đó được gọi là chữ Hán (Hán tự)
    Năm 1600 TCN, người Hy Lạp phát minh ra một hệ thống ký hiệu ghi âm (a phonetic system of writing). Một thế kỳ sau, vào năm 1500 TCN, người Latinh (tức người La Mả cổ) mô phỏng ký hiệu ghi âm của Hy Lạp để sáng chế ra mẫu tự A,B,C,D,? (ta gọi là mẫu tự la tinh).
    Những người đầu tiên có ý nghĩ la-tinh-hóa ngôn ngữ Á châu (gồm có tiếng Nhật, tiếng Tàu và tiếng Việt) là các tu sỉ dòng Tên (Jesuists) Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á châu trong thề kỷ 17. Đây là một sự thật lịch sử hiển nhiên mà hầu như các nhà nghiên cứu văn hóa và giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như các giới chức thực dân Pháp (trước 1945) đã vô tình hay cố ý bỏ quên để chỉ đề cao một mình Alexandre de Rhôde như vị thánh tổ duy nhất đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
    Ngày nay, nếu chúng ta chịu khó sưu tầm các tài liệu còn lưu trữ tại văn khố Dòng Tên tại La Mã, Madrid, Lisbone (?oNguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ? ?" trang 21 của Huỳnh Ái Tông ?" so sánh các bản lưu trữ mới thấy Alexandre de Rhôde chưa định chuẩn được cách phiên âm tiếng Việt. Các tài liệu khác của các bậc thầy Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhôde như Christoforo Baris, Jao Ruiz, Gaspa Louis, Antonio de Fontes, Gasparo d?TAmiral mới thấy phiên âm tiếng Việt của họ đã định chuẩn như chúng ta viết ngày nay ?" www.saomai.org).
    Như vậy, việc tôn vinh Alexandre de Rhôde lên tận mây xanh hoàn toàn là một chuyện thần thoại hoang đường. Chữ quốc ngữ Việt Nam cũng không phải là chữ duy nhất ?ola tinh hóa? tại Á Châu ngày nay. Chữ Mã Lai và Indonesia (Nam Dương) cũng được La Tinh hóa trong thời kỳ thuộc địa. Tiếng Tagalog là một trong 168 ngôn ngữ của người Phi Luật Tân đã được la-tinh-hóa. Điều đáng chú ý là các chữ quốc ngữ la-tinh-hóa của Mã Lai, Nam Dương và Tagalog đều không có dấu rắc rối như chữ quốc ngữ của ta.
    Vấn đề chữ quốc ngữ Việt Nam, các nhà văn hóa Việt Nam thực sự chưa thống nhất quan điểm xác nhận ai là tác giả đã phát minh ra nó. Ngoài ra còn một vấn đề khác không kém quan trọng, đó là: chữ quốc ngữ là một món quà tặng của ngoại nhân cho dân tộc Việt Nam hay chỉ là một chiến lợi phẩm do ta tịch thu của địch ?
    Tôi đã viết bài bày tỏ ý kiến của tôi về những vấn đề trên dưới tựa đề ?oDòng Tên, thánh Phanxico Xavier, cố đạo Đắc Lộ và chữ Quốc Ngữ?, tức chương 2, phần III trong cuốn ?oCông Giáo - Huyền Thoại và Tội Ác? của Charlie Nguyễn ?" Giao Điểm xuất bản Hè 2001 (trang 297-320). Phần cuối của bài viết này (từ đoạn viết về Phanxico Xavier) đã được đăng trong cuốn ?oAlexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ? gồm 9 tác giả - Giao Điểm xuất bản năm 1998 (trang 160-166).

    Tôi thiết nghĩ những điều trình bày trong các bài viết trên đã biểu lộ trọn vẹn quan điểm của tôi về chữ quốc ngữ, nên tôi tự thấy không còn điều gì để nói thêm về vấn đề này nữa. Tuy nhiên, gần đây có hai sự việc vừa mới xuất hiện trong giới gọi là ?otrí thức? Việt Nam làm tôi phải buộc lòng trở lại với vấn đề ?oAlexandre de Rhôde và chữ Quốc Ngữ?:
  5. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    I.- Vấn đề thứ Nhất : Phải chăng các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Tống Nho là những người có công lớn với văn hóa Việt Nam ?
    Houston, thành thố lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, với trên 100 ngàn người Việt định cư, ngày 15 tháng 6 năm 2003 vừa qua, tại nhà hàng Ocean Palace, một tổ chức mệnh danh là ?oTrung Tâm Văn Hóa Việt Nam ?" Houston? long trọng tổ chức buổi lễ ?oVINH QUI? theo nghi lễ cổ truyền Việt Nam, để vinh danh 58 sinh viên nam nữ Việt Nam cư ngụ tại Houston đã tốt nghiệp trong năm 2003 tại các trường đại học Mỹ ( gồm đủ các phân khoa các ngành và thuộc các trường đại học ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ).
    Điểm danh 58 tân khoa có hình in trên từng trang của tập kỷ yếu ?oVINH QUI ?" Vietnamese Tra***ional Ceremony Honoring Graduates 2003? (dày 114 trang khổ lớn, in trên giấy láng đẹp ngày 15-6-2003), tôi nhận thấy phần lớn là những thanh niên nam nữ trẻ tuổi, nét mặt khôi ngô rạng rỡ tươi vui với tinh thần lạc quan hướng về tương lai. Phần lớn họ đã tốt nghiệp thành bác sĩ y khoa, tiến sĩ dược khoa, kỹ sư các ngành, tiến sĩ âm nhạc. tiến sĩ sinh vật học, tiến sĩ sử học,? Nhiều người khác đậu bằng BBS, BBA về quản trị tài chánh, ngân hàng, v.v?
    Nói chung, họ là những người đáng được cộng đồng chúng ta vinh danh. Tuy nhiên, trong số họ có một tên bất xứng lộn sòng không đáng vinh danh chút nào, đó là tên linh mục Đỗ Văn Lực, tốt nghiệp tiến sĩ thần học (PhD of Theology ?" 2003 - tại trường Houston Graduate School of Theology).
    Tên Đỗ Văn Lực hiện đang hành nghề linh mục tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston. Thần học Công Giáo một môn học đáng khinh bỉ dựa trên một thần thuyết loạn luân cực kỳ ngu xuẩn, phản khoa học. Vậy việc vinh danh tên linh mục ?otiến sĩ thần học? Đỗ Văn Lực thuộc giáo xứ La Vang trong lễ Vinh Qui ngày 15-6-2003 vừa qua của TTVHVN-Houston phải được coi là một sự lầm lẫn đáng tiếc. Đó là một vết đen văn hóa của cái tổ chức tự xưng là TTVHVN-Houston, nhưng thật sự nó đang nhằm phá hoại văn hóa Việt Nam.
    Hành vi phá hoại văn hóa Việt Nam thứ hai là thuyết trình viên của TTVHVN-Houston đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ là: ?oCác giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Nho học là những người có công với văn hóa Việt Nam !!!?
    A.- Các giáo sĩ thừa sai là ai ? TTVHVN-Houston hết lời ca ngợi những giáo sĩ thừa sai dã sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Thật sự qúi vị đã nghiên cứu về chữ quốc ngữ rất phiến diện. Qúi vị đã không suy xét rốt ráo về tội ác của bọn giáo sĩ thừa sai là phá hủy văn hóa cổ truyền Việt Nam để thay bằng văn hóa Công giáo độc tôn. Linh mục Trần Thái Đỉnh đã đưa ra một nhận định rất sáng suốt như sau: ?oTiêu diệt các tôn giáo khác để tôn giáo mình độc trị, tiêu diệt văn hóa bản địa cho văn hóa Công giáo độc diễn, tiêu diệt sinh lực của các dân tộc chậm tiến để các thế lực đế quốc thực dân xâm lăng. Đó là truyền thống của Vatican? (Xin đọc ?oCái nhìn về Phật Giáo trong Phép Giảng Tám Ngày? ?" Kitô giáo từ thực chất đến huyền thoại - nhiều tác giả, nxb Văn Hóa ?" USA 1996)

    Nghiên cứu lịch sử thế giới, học giả Mac Kher đã viết : ?oSự tiến tới của Kitô giáo tại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và phần lớn Phi Châu luôn luôn dẫn tới sự tiêu diệt hoàn toàn các tôn giáo đa thần và các nền văn hóa tiền-kitô? (The advent of Christianity in Europe, America, Australia and large parts of Africa always led to the elimination of the pre-Christian polytheistic religions and cultures)
    Bọn truyền giáo Tây Ba Nha là thủ phạm tiêu diệt các nền văn hóa Aztec, Inca của người Da Đỏ tại Mỹ Châu trong thế kỷ 16 và 17.
    Tội ác lớn nhất về văn hóa của giáo hội Công giáo La Mã là đã hủy diệt toàn bộ các sách khoa học, triết học, toán học rất tiến bộ của Hy Lạp trong các thế kỷ 3~5 khiến cho nền văn minh của nhân loại bị lùi lại 10 thế kỷ (Deceptions and Myths of the Bible ?" by Lloyd Graham ?" A Citadel Press Book 1991 - pp. 294, 448, 450).
    Riêng đối với lịch sử Việt Nam, Alexandre de Rhôde phải được coi là kẻ thù số một vì chính y là kẻ đầu tiên có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn ?oLes Debuts du Christianisme en Annam? xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã viết: ?oVai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương ?" pages 16-17. (?oSự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19? của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam ?" Hà Nội 2000 ?" trang 123). Phê bình về Alexandre de Rhôde và các giáo sĩ thừa sai, giáo sư Kiệm (sách dẫn chiếu, trang 300-301) viết: ?oCác giáo sĩ thừa sai, trong đó có Alexandre de Rhôde, dẵ gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc ta? làm băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bầt cứ tôn giáo nào khác ?. Do đó, họ coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo. Sự cấm đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và tâm lý bất hòa giữa lương giáo trong dân chúng còn kéo dài đến ngày nay chính là những phản ứng tất nhiên chống lại sự xúc phạm đó và đồng thời là một hành động tự vệ chính đáng của một dân tộc đã có một nền văn hóa định hình và một ý thức tự tôn dân tộc cao.
    Trên đây chỉ là mấy nét đại cương về tội ác của bọn giáo sĩ Tây phương đối với dân tộc Việt Nam nói chung, và đối với văn hóa của dân tộc ta nói riêng. Xin đọc thêm tác phẩm ?oAlexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ? 9 tác giả - Gia Điểm xuất bản 1998 ?" và bài viết ?oHồ Sơ Tội Ác của hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19? của Charlie Nguyễn - tháng 8, 2003 (www.giaodiem.com).
    B.- Các Học Sĩ là ai ? Học sĩ là những người đỗ đạt những bằng cấp Hán học ngày xưa tại nước ta, thịnh hành từ đời Hậu Lê (1428-1527). Kể tử thời Hậu Lê, chính sách của triều đình Việt Nam là loại bỏ tinh thần ?otam giáo? để chỉ đề cao vai trò độc tôn của Nho giáo và Hán học mà thôi. Do chính sách đó, xã hội Việt Nam xuất hiện một giai cấp trí thức Hán học được gọi là Học sĩ. Họ trở thành những phần tử trí thức với tinh thần vọng ngoại, luôn luôn coi các bậc thầy Trung Quốc là những khuôn vàng thước ngọc cho mọi vấn đề trong cuốc sống của họ. Từ tinh thần vọng ngoại, họ rất dễ dàng trở thành những kẻ ?oỷ ngoại?, thích dựa vào sức mạnh của ngoại bang và cuối cùng họ đã đi theo giặc phản bội tổ quốc (trường hợp Lê Chiêu Thống). Chính sách sai lầm về văn hóa của thời Hậu Lê đã mau chóng đưa dân tộc ta đến chỗ suy tàn. Đó chính là quốc nạn ?oTrịnh Nguyễn phân tranh? kéo dài 259 năm (1527-1786) đưa đất nước đến gần thảm họa diệt vong với bao cảnh điêu linh loạn lạc, với núi xương sông máu của thảm cảnh nồi da sáo thịt.
    Giới học sĩ Tống nho tiếp tục là một giai cấp trí thức rường cột của các triều đình nhà Nguyễn. Chế độ độc tài văn hóa và tư tưởng giáo điều gò bó của tầng lớp học sĩ thống trị xã hội Việt Nam từ thời Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến Bảo Đại. Chính sách này đã tạo ra những bọn ?ohọc sĩ bán nước? như cha con Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm. Họ đều là những quan đại thần của nhà Nguyễn rất nặng đầu óc Tống nho cổ hủ, lại cộng thêm tinh thần giáo điều độc tôn của Công giáo thời Trung Cổ. Cho nên chính sách của Diệm (1954-1963) là chính sách độc tài, phi nhân và phi dân tộc.
    Tinh thần học sĩ Tống Nho là tinh thần nô lệ tư tưởng ngoại lai. Từ ?ovọng ngoại? đến ?osợ ngoại? và cuối cùng là đem mạng sống toàn dân trao cho ngoại bang. Ngày 18-12-1960, Hội đồng Giám mục Việt Nam và toàn thể chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm cầm đầu đã long trọng tổ chức Lễ ?oDâng Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ?, thực chất là dâng tổ quốc Việt Nam cho Vatican, con bạch tuộc của chủ nghĩa Đế Quốc Tinh Thần. Một việc làm thật ngu xuẩn của nhà Ngô và Hội đồng Giám mục Việt Nam, mặc dầu họ biết rõ là hơn 90% dân chúng không theo tôn giáo của họ.
    Ngày nay, ông Nguyễn Trần Qúi, tổng thư ký và nhóm chủ trương ?oTrung Tâm Văn Hóa Việt Nam? (gồm 13 người tại Houston) đã lưu manh núp dưới danh nghĩa Văn Hóa Việt Nam để phá hoại Văn Hóa Việt Nam bằng cách đầu độc tinh thần giới trẻ Việt Nam trong buổi lễ Vinh Qui vừa qua bằng cách gieo vào đầu óc họ cái ý tưởng sai lầm nguy hiểm: ?oGiáo sĩ thừa sai và học sĩ Tống Nho là những người có công với văn hóa Việt Nam?. Điều đáng buồn là trong danh sách Ban Cố Vấn của TTVHVN-Houston có tên: bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh, cựu giáo sư Đại Học Y Khoa Saigon và Huế; giáo sư Mai Văn Lễ, cựu giáo sư Đại Học Luật Khoa Saigon và Huế; nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cựu giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon.
    Qúi vị đều là những khuôn mặt văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau này. Nhưng điều đáng tiếc là qúi vị đã vì cả nể nên đã bị đám học trò bất lương lợi dụng danh nghĩa qúi vị và đem qúi vị ra làm bình phong che đậy hành động bất chính của chúng.
    Tôi cũng tự hỏi: Phải chăng ông Tổng Thư Ký Nguyễn Trần Qúi và đa số trong thành phần của nhóm chủ trương là những tín đồ Công giáo cuồng tín ? nên mới có những hành động phá hoại văn hóa Việt Nam một cách mù quáng như vậy. Thật đáng tiếc !
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    II.- Vấn đề kế tiếp : Phải chăng chữ Quốc Ngữ là sự đóng góp vô cùng lớn lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam cho dân tộc Việt Nam và chúng ta phải biết ơn GHCGVN là người đã sáng tạo ra nó ?
    Trong ?oThánh Gia Bản Tin? số 41 và trên trang nhà của Tập Thể Thánh Gia (www.angelfire.com/rnb/thanhgia)có đăng bài ?oCảm Ơn Chữ Quốc Ngữ? của một thành viên Thánh Gia là anh Nguyễn Dương An ở Việt Nam. Nguyên văn như sau :
     

    Cảm ơn chữ Quốc Ngữ !
     
    Tôi đã đọc nhiều tài liệu chống đối và bài bác Giáo Hội Công Giáo VN, và gần đây, tôi cũng đọc được những bài như vậy trên trang web của Giao Ðiểm. Theo các tác giả đó, Giáo Hội Công Giáo VN không đem lại cho dân tộc VN một lợi ích gì, ngược lại, còn làm hại cho nền văn hóa, cho phong tục, cho đời sống xã hội của dân tộc VN, tóm lại, chỉ làm hại mà thôi.. class="MsoNormal" style="MARGIN: 5pt 56.7pt 0pt"> Có một điều làm tôi rất ngạc nhiên : tất cả những bài đó đều viết bằng chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ do một linh mục Công Giáo sáng lập từ mẫu tự Latin. Chính nhờ có thứ chữ Quốc Ngũ này mà những tác giả đó có thể viết bài chống đối GHCGVN, cũng như dùng chữ Quốc Ngữ này để truyền bá tư tưởng của mình đến cho đồng bào VN. Những tác giả này đang tận dụng một trong những ích lợi lớn lao mà GHCGVN đem lại cho dân tộc VN. Thế mà họ dám lớn tiếng phủ nhận sự đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN !!! Phải chăng những tác giả này không biết nguồn gốc của chữ Quốc Ngữ ? Do đó, họ đã tự mâu thuẫn với họ. Nếu đúng như vậy thì kiến thức của họ còn non dại quá ! Mỉa mai thay !
    Mỗi khi anh viết một chữ Quốc Ngữ là anh đã nhắc lại sự đóng góp vô cùng quý báu của GHCGVN cho dân tộc VN, anh không biết điều đó sao ?
    Nếu muốn phủ nhận những đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN thì các tác giả đó đừng dùng chữ Quốc Ngữ nữa, hãy dùng một thứ chữ khác. Bắt chước các vua nhà Nguyễn, các chiếu chỉ cấm Ðạo đều được viết bằng chữ Hán (cũng gọi là chữ Nho), không có cái nào viết bằng chữ Quốc Ngữ ! Có làm được như vậy không ? Tôi mong chờ sự ?ohiểu biết? một cách hợp lý của các tác giả đó !
    Nguyễn Dương An

    Chúng ta thường nói ?ocám ơn Trời Phật?, ?ocám ơn Chúa?, hoặc cám ơn người này người khác, chứ không bao giờ lại nói cám ơn một vật vô tri vô giác như ?ocám ơn chữ Quốc Ngữ? ! Đáng lý phải nói là cám ơn người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ thì mới có ý nghĩa.

    Theo Nguyễn Dương An thì chữ Quốc Ngữ là thứ chữ do một một linh mục Công giáo sáng lập từ mẫu tự la-tinh. Hẳn ý bạn muốn nói đến linh mục Alexandre de Rhôde là người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ. Nhưng rõ ràng Alaxandre de Rhôde là một người Pháp, chứ có phải là một người Công giáo Việt Nam đâu, mà anh dám nói chữ Quốc Ngữ là công lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp cho dân tộc Việt Nam ?

    III.- Chữ Quốc Ngữ đã được sáng tạo trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng Á Châu của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17.

    Từ thế kỷ 15, kỹ nghệ đóng tầu của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã đạt được nhiều tiến bộ mới. Nhờ có súng hỏa mai và kỹ thuật hàng hải, nhiều nhà thám hiểm Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã thực hiện được những cuộc viễn du làm thay đổi lịch sử nhân loại:
    1.- Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ năm 1492
    2.- Vasco de Gama là người đầu tiên vượt mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi tới Ấn Độ năm 1497.
    3.- Alvarez Cavral vượt qua Đại Tây Dương tìm ra Brazil năm 1500.
    4. Alfonso de Albuquerque vượt qua Ấn Độ Dương năm 1503, chiếm tỉnh Goa của Ấn năm 1510, chiếm Malacca năm 1511 để mở đường cho Bồ Đào Nha tiến vào Trung Quốc và Nhật Bản. Chính sự kiện này đã làm nảy sinh tham vọng của Bồ Đào Nha là xâm lăng toàn bộ Á Châu.

    Chiến lược của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16 là trước hết phải chiếm Trung Hoa và Nhật Bản làm thuộc địa, đồng thời biến hai nước này thành hai nước Công giáo, để từ đó sẽ chinh phục toàn Á Châu theo thế cờ domino. Do đó, vào cuối năm 1511, hạm đội Bồ Đào Nha đã rời Malacca tiến lên phía Bắc gần Macao để yểm trợ cho các nhà truyền giáo thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha đang hoạt động tại Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha tại Á Châu trong thế kỷ 16 và 17 đã không thành công vì không có một ông vua Nhật hay Tàu nào chịu theo đạo cả. Năm 1638, người Nhật đã thẳng tay tàn sát một lúc 37000 giáo dân tại Nagasaki và đánh đuổi người Bồ Đào Nha ra khỏi nước Nhật. Mọi ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Nhật đến đây là chấm dứt.

    Như chúng ta đã biết, từ giữa thế kỷ 15, hai nước Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm đất mới để xâm chiếm thuộc địa và truyền đạo. Do các tranh chấp về đất đai và quyền lợi, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha có thể trở thành hai quốc gia thù địch. Do đó hai nước đã thỏa thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước toà Thánh Vatican để giáo hoàng Alexander VI phân xử. Do sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, giáo hoàng Alexander VI chia thế giới làm hai phần qua đường ranh tưởng tượng chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Acores. Phía Tây của đường ranh này thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây Ban Nha. Phía Đông đường ranh này bao gồm toàn vùng Á Châu thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha. Trong thực tế, kể từ năm 1615, mọi công cuộc truyền đạo tại Việt Nam thuộc quyền điều động của dòng Tên Bồ Đào Nha, có trụ sở tại Nhật Bản, với sự phối hợp của tòa Giám Mục Bồ Đào Nha tại Macao.

    Cũng do độc quyền truyền giáo mà Tòa Thánh đã dành riêng cho Bồ Đào Nha tại Á Châu, nên suốt trong các thế kỷ 15 và 16, các nhà truyền giáo Pháp hoàn toàn vắng bóng tại Viễn Đông. Năm 1619, Alaxandre De Rhôde lên tàu từ thủ đô Lisbone của Bồ Đào Nha để đến giảng đạo tại Việt Nam, không phải với tư cách là một giáo sĩ Pháp, mà là một giáo sĩ đặt dưới quyền bảo trợ của triều đình Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ Đào Nha chú ý đến việc phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên là tiếng Tàu, tiếng Nhật, và sau đó là tiếng Việt. Cuốn từ vựng Bồ-Hoa được soạn thảo sớm nhất vào năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật được hoàn thành năm 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592. Tất cả các kinh nghiệm về việc la-tinh-hóa chữ Nhật và chữ Tàu nói trên đều rất hữu ích cho việc phát minh chữ Quốc Ngữ của Việt Nam sau này.

    IV.- Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha ở Đàng Trong (Quảng Nam) là những người đã thật sự sáng tạo chữ Quốc Ngữ trong các năm 1617-1622.

    Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà dòng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và chình ông đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.

    Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ?.

    Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.

    Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.

    Linh mục Pina đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, vì có nhiều người khác đã đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công trình sáng tạo chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.

    Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được

    Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.

    Nay chúng ta dung chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn ?ogậy ông đập lưng ông? trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết ?oNam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư? để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết ?oHịch Tướng Sĩ? động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết ?oBình Ngô Đại Cáo?. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn ?ogây ông đập lưng ông? là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

    Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v? Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.


    Charlie Nguyễn
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1

    Chữ Quốc Ngữ
     

    Người viết Phan Hưng Nhơn   


    ngày 18, tháng 09, năm 2006

    LTS:- Chúng ta ai cũng nghĩ rằng, chữ viết của người Việt là do công lao sáng tạo đầu tiên của Alexandre de Rhodes, một Giáo sĩ Pháp dùng chữ La Tinh để phiên âm theo tiếng nói của người Việt để dễ bề truyền giáo từ đầu thế kỷ thứ 16. Thế nhưng ông Phan Hưng Nhơn, một học giả chuyên nghiên cứu về nguồn gốc Việt Nam, đã đưa ra luận chứng khác biệt với nhiều chi tiết mới lạ.Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bài viết "Chữ Quốc Ngữ" của ông Phan Hưng Nhơn để rộng đường dư luận. Chúng tôi cũng sẵn sàng đăng tải những bài viết của các vị thức giả khác nhằm mục đích góp ý bổ sung hay tìm tòi nghiên cứu thêm trong một tinh thần hòa ái và cởi mở. (VIÊN GIÁC)
    CHỮ QUỐC NGỮ là một loại chữ hiện đại của người Việt Nam sử dụng mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng Việt Nam. Dùng danh xưng "CHỮ QUỐC NGỮ" để đặt tên cho lối chữ viết này kể ra không được đúng lắm, vì "QUỐC NGỮ" là tiếng nói của nước, nhưng đây là CHỮ chớ không phải là một thứ TIẾNG. Nhưng việc sử dụng sai danh xưng ấy từ lúc đầu ít ai lưu ý, nay với thời gian dài đã được dùng quen rồi nên cũng chẳng có ai buồn thay đổi.
    Ai là người đã sáng tác ra chữ quốc ngữ ?Khi muốn nhắc nhở đến tên người đã sáng tác ra chữ quốc ngữ, một số sách gốc từ Pháp quốc hoặc được sao lại tại Việt Nam đều ghi là Giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Đây là một lầm lẫn lớn có thể tránh được nếu chịu khó tìm hiểu lịch trình chính xác truyền giáo của các Giáo sĩ Âu Châu đầu tiên sang Á Châu, cũng như nghiên cứu kỹ những đặc điểm của các mẫu tự Việt được rút từ các vần Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Pháp ngữ để thành lập vần Việt ngữ.
    Những Giáo sĩ Âu Châu đầu tiên sang Á ChâuKể từ đầu thế kỷ 16, sự giao thương giữa các nước các nước Âu Châu và Á Châu ngày càng được phát triển mạnh, phần lớn nhờ các thương thuyền Bồ Đào Nha (Portugal). Ai muốn sang Á Châu phần nhiều đều khởi hành từ những hải cảng của nước này. Sự lưu thông dễ dàng của các thương thuyền Bồ đã đưa đường cho các Giáo sĩ Bồ Đào Nha và tiếp đó của một số nước Âu Châu khác đi theo để tìm các vùng đất mới thuận lợi cho sự truyền giáo. Thoạt đầu các nhà truyền giáo đã nhắm vào Trung Hoa và Nhật Bản. Thường muốn giảng đạo cho người nước nào, trước hết Giáo sĩ phải biết và nói được tiếng nước ấy. Do đó trước hết họ phải học đọc, học viết các tiếng Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng trong việc này, các Giáo sĩ người Âu đã gặp một trở ngại quá lớn lao với họ. Các lối chữ viết Trung Hoa và Nhật Bản đều thuộc loại chữ tượng hình. Các Giáo sĩ người Âu không có đủ thì giờ nhiều để học những tiếng nói mà mỗi tiếng một chữ, mỗi ý một lối viết riêng và mỗi chữ lại có một ký hiệu. Vì vậy để vượt trở ngại đó, các Giáo sĩ người Âu đã nghĩ ra phương pháp dùng mẫu tự La Tinh để ghi những thanh của từ ngữ họ muốn học. Công việc này được khởi xướng ban đầu tại thành phố Goa (Ấn Độ), nơi được xem như là địa bàn hoạt động và xuất phát của các Giáo sĩ người Âu sang Á Châu. Tại đây Giáo sĩ Francois Xavier đã làm phép thụ giáo cho một người Nhật tên là Yajiro. Yajiro đã học tiếng La Tinh với Giáo sĩ Francois Xavier và nhân dịp này cũng thể theo lời yêu cầu của những Giáo sĩ người Âu tại đây, Yajiro đã dùng các mẫu tự La Tinh để phiên âm các từ ngữ tiếng Nhật. Từ hoàn cảnh người thụ giáo, Yajiro trở thành không chỉ là một thông ngôn mà sau đó còn cộng tác làm dịch giả các bản thảo giáo lý của Francois Xavier ra tiếng Nhật vào năm 1548 bằng mẫu tự La Tinh, chớ không viết theo lối Nhật tự thời bấy giờ. (Sự kiện này đã được Giáo sư Henri Bernard-Maitre nhắc nhở trong bài diễn văn của ông đọc tại trường Bác Cổ Pháp Quốc tại Viễn Đông ở Hà Nội vào năm 1938 với đề tài "Un aspect méconnu de l''oeuvre du P. Alexandre de Rhodes avec l''Extrême Orient", đã được đăng tải lại trên nhật báo "L''Avenir du Tonkin năm 1938. Khía cạnh rõ ràng còn được ông nhắc lại trong quyển "Pour la compréhension de l''Indochine et de l''Occident" trang 19).
    Từ năm 1591, các Giáo sĩ Dòng Tên đã áp dụng lối phiên âm của Yajiro soạn nhiều sách giáo lý Ki-tô để truyền đạo tại Nhật. Nhưng thời gian sau 1592, Thiên Chúa giáo không còn được tự do truyền bá ở Nhật và đến đầu thế kỷ thứ 17 còn bị cấm. Tiếp theo nhiều cuộc khủng bố, bắt bớ, các Giáo sĩ và một số giáo dân Nhật phải lìa quê hương họ để sang tỵ nạn ở Việt Nam tại hải cảng đương thời của Việt Nam là Hội An, một thị trấn cửa biển cách Đà Nẵng 32 km về phía Nam. Vào thời kỳ này, Hội An là tụ điểm giao thương giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Nhiều thương gia Trung Hoa và Nhật Bản đã đến đấy mở những thương điếm để trao đổi hàng hóa. Các thương thuyền ngoại quốc, nhất là các thương thuyền Bồ Đào Nha rất năng ghé vào Hội An để bỏ hàng và cất hàng. Vì vậy Hội An là nơi khởi điểm của mọi hoạt động của các Giáo sĩ thuộc giáo đoàn Đàng Trong. Năm 1615 một giáo đoàn với trên 20 Giáo sĩ Dòng Tên gồm các Linh mục và Thầy giảng người Bồ Đào Nha và Ý đã đến Đà Nẵng để tìm cách thành lập cơ sở truyền đạo. Theo tài liệu của J.F. Schutte ghi trong Introdutio ad Histoiriam Societatis Jesu in Japonica 1549-1650, thì vào đầu năm 1623, các Giáo sĩ Dòng Tên đã thành lập được cơ sở truyền đạo ở cảng thị Hội An, ngoài ra còn 2 nơi nghỉ chân ở Kẻ Chiêm (tức Thanh Chiêm) và ở Cửa Hàn (Đà Nẵng).
    Tại Việt Nam, lúc đó chữ Nôm và nhất là chữ Hán đang rất thịnh hành mà sự học hỏi lại quá khó khăn, lại đòi hỏi thời gian quá dài để học hiểu... Nghĩa là các Giáo sĩ người Âu tại Việt Nam vẫn gặp lại những khó khăn như khi trước đó họ muốn đến Trung Hoa hay Nhật Bản. Các đoàn Thừa sai ở Hội An thường sử dụng một Giáo sĩ hay một giáo dân Nhật đi kèm để làm thông ngôn, vì các người này vừa hiểu được lối chữ mới Nhật phiên âm từ mẫu tự La Tinh được gọi là Romaji, lại vừa hiểu được Hán tự. Các người Nhật này là những trung gian đắc lực giúp các Giáo sĩ người Âu giao thiệp được với các sĩ phu, văn nhân Việt Nam đang chuộng Nho học và Hán tự. Ngay từ thời kỳ này các Giáo sĩ người Âu và các Thừa sai Việt Nam, Nhật đều học hỏi lối phiên âm chữ Romaji để cố gắng phiên âm tiếng Việt. Cũng nên nhớ vào thời kỳ này, các Giáo sĩ người Âu tại Hội An phần nhiều thuộc "Dòng Tên" (Jésuites) hoặc thuộc "Hội truyền giáo tại Nước Ngoài" (Société des Missions Etrangères) do đó bao gồm toàn các Giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý và lâu lắm về sau mới có người Pháp. Vì có nhiều người khác quốc tịch như thế và mỗi người từng dựa vào vần chữ nước mình để soạn thảo vần tiếng Việt. Do đó, những mẫu tự gốc La Tinh được sử dụng trong vần tiếng Việt có nhiều đặc điểm khác lạ. Đã vậy về sau các Giáo sĩ đi truyền đạo ở nhiều tỉnh khác nhau. Vì dân chúng Việt Nam ở các tỉnh thường có những âm giọng hơi khác nhau nên mỗi Giáo sĩ lại sửa lại lối phiên âm của mình có sẵn từ Hội An để cho đúng với lối phát âm của dân chúng địa phương. Vì vậy mỗi khi trở về họp tại Hội An thì lề lối phiên âm tiếng Việt của các Giáo sĩ người Âu có nhiều khác biệt với nhau. Tuy nhiên phải công nhận rằng từ thời này CHỮ QUỐC NGỮ đã được tạo thành do những Giáo sĩ đủ quốc tịch người Âu cùng các Giáo sĩ hoặc Thừa sai Nhật và Việt Nam. Tất nhiên phải có sự tham gia và hợp tác của nhiều người Việt Nam thì công trình của các Giáo sĩ người Âu mới thành đạt. Về vần đề này ông Roland Jacques đã viết: Giáo sĩ Francois de Pina đã tiếp xúc với các trí thức địa phương bao gồm các Sư Sãi, Thầy đồ, các quan lại nghỉ hưu, các sinh đồ bởi vì những người này hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ cũng như nền văn hóa dân tộc, có nhiều khả năng đóng góp về phương pháp phiên âm cũng như những tư liệu tham cứu. Francois de Pina đã nhờ các người Việt Nam đọc và phát âm để phiên âm các bài viết bằng các chữ của bộ chữ cái.
    Trong bức thư gửi cho Linh mục bề trên ở Roma, Giáo sĩ Gaspar Luis có nói về sự hợp tác đó: "Sách dạy giáo lý phải được biên soạn bằng sự cộng tác của các Giáo sĩ, được sự giúp đỡ của một số trí thức bản xứ đã quy theo đạo Thiên Chúa hay được các Giáo sĩ kết bạn".
    Như vậy tại vùng cảng thị Hội An và dinh trấn Thanh Chiêm này, người Việt Nam cũng từng đóng góp quan trọng vào việc sáng tạo chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ 17. Nhưng tên tuổi của họ không được lưu lại đầy đủ trong thư tịch hoặc nếu có thì chỉ dưới dạng tên Thánh của một giáo dân. Trong các thư tịch của ông vào năm 1623, Francisco de Pina có nhắc đến những người bản xứ có tên thánh là André, Augusto, hoặc Bruno Thiện.
    Như vậy ngay từ thời kỳ này chữ quốc ngữ đã được hình thành do một TẬP THỂ GIÁO SĨ NHIỀU NƯỚC như Francisco de Pina (1585-1625), Gaspar de Amaral (1594-1646), Antobio Barbosa (1594-1647), Girolarmo Maioria (1599-1656), Cristoforro Borri (1583-1647), Onofre Borges (1614-1663) cùng nhiều cộng sự người Việt Nam.
    Chỉ đến năm 1623, Giáo sĩ Alexandre de Rhodes được giáo hội bổ nhiệm đến Nhật Bản để truyền giáo nên ông phải đến Macao để học tiếng Nhật theo lối chữ Romaji. Nhưng vào thời kỳ này, ở Nhật Bản sự truyền đạo đang bị cấm chỉ và đang có nhiều cuộc đàn áp khủng bố giáo dân nên Alexandre de Rhodes được cấp trên phái qua Việt Nam với sáu Giáo sĩ khác trong đó có Giáo sĩ Nhật. Ông được chỉ định đến phục vụ với phái đoàn truyền giáo Nam Hà ở Đàng Trong, tại dinh trấn Thanh Chiêm gần Hội An... Chính tại đây Alexandre de Rhodes đã học tiếng Việt với Giáo sĩ Francisco de Pina. Trong một bức thư đề ngày 5 tháng 7 năm 1625 gởi về cho Bề Trên của Dòng Tên ở Roma, Giáo sĩ Gabriel de Matos có ghi: "Tôi đã thành lập cơ sở thứ ba ở Dinh trấn của Hoàng tử ờ Thanh Chiêm: Ba Linh mục đã có mặt ở tại đó. Linh mục bề trên Francisco de Pina rất giỏi tiếng Việt và các Linh mục Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes là cấp dưới và học trò". Trong các sách Alexandre de Rhodes viết thời sau đó, ông luôn luôn xác nhận đã học tiếng Việt với Giáo sĩ Francosco de Pina và đến cuối năm 1625 khi Giáo sĩ Francisco de Pina đột ngột qua đời thì ông đã tiếp tục học tiếng Việt với một Thừa sai người Việt Nam đã được ông đặt tên là Raphael de Rhodes. (Sách Hành Trình và Truyền Giáo của Alexandre de Rhodes). Trong quyền tự điển VIỆT-BỒ-LA của ông ấn hành Alexandre de Rhodes cũng tỏ lòng biết ơn Giáo sĩ Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa là ông đã dựa vào hai quyển tự điển Việt- Bồ và Bồ-Việt của hai ông này để soạn quyển tự điển Việt- Bồ-La của ông.
    Ngoài ra mọi thư liệu đều cho biết Giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de Pina là người học tiếng Việt sớm nhất và chính ông đã lãnh đạo các Giáo sĩ cộng sự trong việc nghiên cứu cùng hình thành chữ quốc ngữ. Ngoài ra Francisco de Pina còn biên soạn 2 quyển "Chuyên luận về từ vựng các thanh" và "Các sưu tập chuyện cổ tích và các bài viết hay nhất của Đàng Trong và tại Thanh Chiêm ông đang biên soạn lỡ dở quyển "Ngữ phạn tiếng Việt".
    Nói tóm lại việc sáng tạo ra CHỮ QUỐC NGỮ là do hợp lực một tập thể Giáo sĩ nhiều quốc tịch người Âu với sự hợp tác của nhiều Thừa sai người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Giáo sĩ Francisco de Pina.
    Công lao thật sự của Alexandre de RhodesĐến Hội An năm 1623, Alexandre de Rhodes học tiếng Việt và chữ quốc ngữ với Giáo sĩ Francisco de Pina và sau ba năm ông đã nói được rất khá. Sau đó ông được bổ nhiệm ra truyền đạo ở Bắc phần Việt Nam nhưng đến năm1630, ông bị chúa Trịnh Tùng trục xuất phải trở về Macao (Trung Hoa). Ở đây ông vẫn thường xuyên liên lạc với các Giáo sĩ Đàng Trong để theo dõi những lề lối được dùng đương thời để phiên âm tiếng Việt.
    Đến năm 1640, Giáo sĩ Alexandre de Rhodes mới về hẳn Pháp quốc. Tại đây ông có thì giờ nghiên cứu lại các lề lối phiên âm tiếng Việt đã được sử dụng ở Việt Nam. Vì ông là người Pháp nên rất dễ thông cảm với ngôn ngữ Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, những ngôn ngữ cùng gốc từ La Tinh, nên ông đã có thể dễ dàng phối hợp các lề lối phiên âm của các Giáo sĩ các nước này để từ đó hệ thống hóa và diễn chế hóa loại chữ mới này trong các tác phẩm sau này của ông.
    Đến năm 1649, Alexandre de Rhodes qua Roma (La Mã) để vận động Giáo Hội La Mã để nhà in của Giáo Hội cho đúc chữ Việt để in sách Relazione de felici successi della fede nel regno di Tunchino một loại sách giáo lý bằng 2 thứ tiếng La Tinh và Việt đối chiếu, tức là quyển Phép Giảng Tám Ngày cùng quyển sách tự điển Dictionarium annamiticum lustitanum et laticum.
    Nhờ được in bằng chữ đúc một lối ấn loát tân tiến thời đó nên sách có thể in nhiều để phổ biến các giới truyền giáo tại Việt Nam, nên danh xưng Alexandre de Rhodes được nhiều người biết và ông được xem như là có công hệ thống cùng diễn chế hóa lối chữ mới này và đẩy mạnh sự phổ biến trong giới truyền giáo ở Việt Nam. Do đó về sau này Alexandre de Rhodes thường năng được những người nghiên cứu chữ quốc ngữ nhắc nhở như là người đã đánh dấu mở đầu cho thời kỳ phát triển của lối chữ viết này.
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1

    Chữ Quốc Ngữ
     

    Người viết Phan Hưng Nhơn   


    ngày 18, tháng 09, năm 2006


    Chữ Quốc Ngữ do tập thể quốc tế hình thành còn quá sơ khai và sự hoàn mỹ lối chữ viết này do chính giới trí thức yêu nước Việt Nam thực hiệnTuy Alexandre de Rhodes có công hệ thống và diễn chế hóa lối viết chữ quốc ngữ do tập thế Giáo sĩ ở Hội An, Thanh Chiêm đã hình thành còn quá sơ khai một phần do phiên âm không đúng hoặc chính tả chưa chính xác. Ví dụ như câu này của Giáo sĩ Christoforo Borri: "CON GNOO MUON BAUTLOM HOALAOM CHIAM". Ngày nay dầu người Việt Nam đọc cũng khó hiểu Christoforro Borri muốn nói gì? Đúng ra câu đó chỉ có nghĩa: "Con nhỏ muốn vào lòng Hoa lang (đạo Thiên Chúa) chăng? Ngay trong sách Phép Giảng Tám Ngày của Alexandre de Rhodes, nhiều khi một chữ được viết theo nhiều kiểu khác nhau. Nhiều tiếng Việt vẫn chưa được phiên âm đúng theo giọng đọc của người Việt Nam. Về âm vận vẫn còn khá nhiều khác biệt. Ví dụ như:
    - Ngày nay dùng V thì thời Alexandre de Rhodes lại dùngB. Ví dụ như VUA thì viết là BUA, hoặc VAY thì viết là BAY.- Phụ âm D ngày xưa thì nay đọc ra NH. Ví dụ như DE DE thì nay viết NHẸ NHẸ.- Phụ âm BL ngày xưa nay đổi lại làm L. Ví dụ như BLÚC BLẮC nay viết là LÚC LẮC.Phụ âm BL đến thời nay được sửa lại TR. Ví dụ như BLÒI nay viết lại là TRỜI, hoặc BLUÓC nay viết lại là TRƯỚC.
    Các Giáo sĩ đã hình thành chữ quốc ngữ chỉ có mục đích tạo phương tiện dễ dàng cho sự truyền giáo. Nhưng từ năm 1862 thực dân Pháp đã củng cố được quyền cai trị ở Việt Nam mà thời này giới quan lại và khoa bảng Việt Nam đang chịu nặng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Vì vậy thực dân Pháp nghĩ rằng cần đả phá được sự bá chủ của Hán tự tại Việt Nam. Do đó thực dân Pháp đã tiếp tay vào sự phổ biến chữ quốc ngữ cho một số người Việt để luôn dịp tạo thuận tiện cho việc truyền bá chữ Pháp, tiếng Pháp tại Việt Nam. Một khi người Việt đã quen thuộc với những mẫu tự La Tinh trong chữ quốc ngữ sẽ dễ dàng học tiếng Pháp. Ảnh hưởng văn hóa Pháp nhờ đó có nhiều thuận tiện hơn đề xâm nhập vào quần chúng thuộc địa, và đả phá được Hán tự, phương tiện truyền thông của giới cầm quyền và trí thức Việt Nam thời đó mà thực dân Pháp xem như còn chịu nặng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
    Thực dân Pháp biện minh rằng chúng chiếm đóng Việt Nam là để mở mang dân trí cho dân Nam. Lợi dụng Alexandre de Rhodes là người Pháp nên chúng tâng công là Alexandre de Rhodes đã sáng tạo chữ quốc ngữ mặc dầu trước đó chính Alexandre de Rhodes đã xác nhận chữ quốc ngữ đã có sẵn cả gần chục năm trước khi ông đến Hội An, Thanh Chiêm. Để chứng tỏ chữ quốc ngữ là do người Pháp tạo ra, thực dân Pháp còn muốn xóa bỏ những "vết tích quốc tế" tức là những phiên âm gốc từ Bồ, Tây Ba Nha, Ý ngữ do các Giáo sĩ người các nước này đã đặt. Dẫn đầu những người này là Legrand de la Lyraye từng đưa ra chủ trương dùng chữ D của vần Pháp thay cho chữ Đ của vần Việt và bỏ hẳn chữ Đ trong vần Việt. Chữ D vần Việt sẽ được thay thế bằng J của vần Pháp. Nhưng gặp phải sự phản đối của các nhà ngôn ngữ học hiện diện trong hàng Giáo sĩ, Legrand de la Lyraye đành cam chịu thất bại.
    Mặc dầu có nhiều cố gắng của các Giáo sĩ trong sự truyền bá chữ quốc ngữ để giúp cho sự truyền đạo, cũng như thực dân Pháp muốn lợi dụng chữ quốc ngữ như một phương tiện truyền bá văn hóa Pháp, chữ quốc ngữ đến thời này còn quá sơ khai nên khó đọc và không mấy hấp dẫn nên số người biết viết và đọc chữ quốc ngữ còn quá ít vừa khoảng non 10% dân số toàn quốc.
    Nhưng từ 1880 trở đi, nhiều người trí thức Việt Nam nhận thấy lợi ích của lối chữ mới tượng thanh này nếu được biến thành một lợi khí phát triển văn hóa Việt Nam cũng là một phương tiện mở mang dân trí chống với chính sách ngu dân của thực dân. Từ đó nhiều học giả yêu nước đã ngồi lại cùng nhau góp công nghiên cứu lối chữ viết mới này, để điều chỉnh lại lối phát âm và chính tả cho đúng lối phát âm của người Việt Nam. Nổi tiếng nhất là các ông Huỳnh Tịnh Trai và Trương Vĩnh Ký ở Nam Phần, các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền cùng đồng nghiệp ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Cùng thời, nhiều báo chí bằng chữ quốc ngữ xuất hiện khắp nước. Vào năm 1937, Giáo sư Phan Thanh cùng một số bạn hữu thành lập Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, nghiên cứu lối dạy mới, phổ biến lối đánh vần "vần i, tờ". Nhờ đó phong trào học chữ quốc ngữ lan rộng mạnh mẽ khắp nước và khắp mọi tầng lớp dân chúng. Ban ngày, ban đêm, ông già, bà cả, trai trẻ đều rủ nhau đi học. Nhờ đó, đến đầu năn 1945, số lượng người Việt biết đọc và viết chữ quốc ngữ ước lượng đạt tới gần tỷ số 90% dân chúng. Nhờ vào thành quả này, các lời kêu gọi thức tỉnh quốc dân của các nhà cách mạng yêu nước đã được phổ biến rộng rãi và mau lẹ trong dân chúng. Chữ quốc ngữ từ đây trở thành một lợi khí độc đáo trong sự truyền thông phong trào tranh thủ độc lập cho quốc gia.
    Ngày nay, những ai nhận thấy lợi ích của chữ quốc ngữ đều luôn luôn:- Nhớ ơn đến tập thể người đủ nước của đoàn truyền giáo Đàng Trong ở Hội An, Thanh Chiêm, dưới sự hướng dẫn của Giáo sĩ Francisco de Pina đã hình thành chữ quốc ngữ.- Nhớ đến công khó của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong công việc phối họp các lề lối phiên âm và thúc đẩy sự phổ biến lối chữ viết mới qua lối ấn hành bẳng chữ đúc bằng đồng.- Nhớ đến người trí thức yêu nước Việt Nam suốt gần ba thế kỷ dài dẳng đem tất cả tâm huyết để hoàn mỹ và đạt được lối chữ viết quốc ngữ tuyệt vời ngày nay.-
     
     
  9. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Thánh Phanxico Xavie, Cố Đạo Đắc Lộ và chữ Quốc ngữ.
    DÒNG TÊN Thánh Phanxico Xavie, Cố Đạo Đắc Lộ và chữ Quốc ngữ."Ai chơi dao sẽ chết vì dao" (Lời thật của Jesus).
    Dòng Tên là một dòng tu đặc biệt của Công Giáo La Mã (CGLM) mang tên Chúa Jesus. Từ căn ngữ tên của Chúa, các tu sĩ dòng Tên được gọi là Jesuits. Đặc tính của các tu sĩ dòng Tên là cực kỳ hung hăng hiếu chiến như những tên lính xung kích trong công tác phá hoại các tôn giáo khác và chống các chính quyền không tuân phục La Mã. Do đó, dòng Tên được La Mã đặt tên là Đạo Binh Của Giáo Hội (The Church Militant), Đoàn Quân của Chúa Jesus (The Company of Jesus).Kẻ lập ra dòng Tên là Ignatius de Loyola, được mệnh danh là "thiên tài của quỉ Satan" (a Satamic genius). Y đã lập ra một đạo quân tu sĩ (an army of priests) tuyệt đối trung thành với Giáo Hoàng La Mã dưới những kỹ luật đặc biệt được cam kết bằng máu. Chẳng bao lâu, dòng Tên đã trở thành một lực lượng tôn giáo có sức công phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân lọai. Đến nổi Tổng Thống Abraham Lincoln (Hoa Kỳ) cũng phải khiếp sợ và gọi nó là "đám mây đen". Dòng Tên là một thành trì vững chắc của Giáo hội Công giáo gồm toàn các thành viên từ trình độ trí thức thông thường đến trình độ đại trí thức, bao gồm nhiều nhà bác học phát minh về nhiều lãnh vực khoa học. Vì vậy, văn hào Pháp Voltaire vào năm 1761 đã tuyên bố: "Chỉ khi nào phá được dòng Tên thì mới phá được cái đạo ác ôn (Công Giáo)". Những tu sĩ trí thức Công Giáo cuồng tín này có cùng một tác phong với những trí thức Tin Lành cuồng tín là Khu-Klux-Klan. Chẳng khác nào "Đạo quân hàng đầu của tử thần" (Death''s Head Legions) của SS Đức Quốc Xã, rất hợp khẩu vị của tên trùm sát nhân Himmler, đến nỗi Himmler đã gọi những thủ hạ của y là "những Ignatius Loyola của chúng tôi".Mọi tự điển trên thế giới đều có chung một định nghĩa về danh từ Jesuit (tu sĩ dòng Tên) là: người ngụy biện, giả nhân giả nghĩa, kẻ xảo trá phản phúc. Ngoài ra, trong tác phẩm "German Thesaurus" xuất bản năm 1954, tác giả Đức Dornseif đã viết: "Jesuit contains a long list of synonyms, including: two faced, false, insidious, dissembling perfidious, mendacious, sanctimonious, dishonarable, incincere, dishonest, untruthful..." (Danh từ Jesuit - tu sĩ dòng Tên - bao gồm một danh sách dài của những tiếng đồng nghĩa: hai mặt phản trắc, gian trá, gieo rắc độc hại, gây chia rẽ, lừa lọc, nói dối, thương xót giả tạo, không biết trọng danh dự, thiếu thành thật, bất lương, chẳng bao giờ nói thật... . . .) Người Pháp có câu cách ngôn rất hay: "Khi nào có hai tu sĩ dòng Tên đi với nhau, luôn luôn tạo thành ba thằng quỉ sứ" (Where two Jesuits come together, the devil always makes three).Người dân Tây Ban Nha, nghèo hơn các dân Âu Châu khác, rất đau xót vì thường bị những tu sĩ dòng Tên lừa đảo để bòn rút tiền bạc của họ. Vì vậy, người Tây Ban Nha có câu tục ngữ còn "độc" hơn câu tục ngữ của Pháp nói trên : "Đừng trao vợ cho thầy dòng, cũng đừng trao tiền cho những Jesuits" (Don''t trust a monk with your wife, or a Jesuit with your money). Loyola đã ra lệnh cho dòng tu của y một huấn lệnh nghiêm ngặt: "Dòng tu của chúng ta không bao giờ để mình không bị quấy rối trong thời gian lâu dài bởi sự thù nghịch của thế giới" (Our order may never be left untroubled by the hostility of the world for very long).Người sáng lập dòng Jesuit là Ignatius de Loyola Recaldo sinh năm 1491 tại tỉnh Guipuzcoz, Tây Ban Nha, phục vụ nhiều năm trong quân đội Tây Ban Nha với cấp bậc đại úy nhưng có tham vọng lên tướng. Cuộc đời trận mạc đã biến y thành một thương phế binh bất mãn. Y có vợ con nhưng nghèo khổ nên càng thêm bất mãn hơn nữa. Tuy vậy, với bản chất cực kỳ hung bạo, say mê mạo hiểm thích lao đầu vào các cuộc chinh phục với những ước vọng quá lớn. Y quyết tâm gồng mình vươn lên thành ngọn tháp của lòng kiêu ngạo. Quyết tâm của y xảy ra đúng vào thời kỳ giáo hội Công Giáo La Mã đang lâm vào tình trạng tan rã do nạn ly-giáo (bỏ Giáo hội) của nhiều giáo phái Tin Lành, dưới triều đại Paul III (1534-1549). Đang lúc giáo hoàng lâm vào tình trạng vô cùng bối rối thì Loyola xuất hiện như một vị cứu tinh của giáo hội. Loyola trình lên giáo hoàng Paul III một kế hoạch chống nạn ly giáo bằng cách "lập đoàn quân gián điệp gồm toàn các tu sĩ trí thức cuồng nhiệt cài vào tận trái tim cuả các giáo hội ly khai. Từ nay trong nội bộ các giáo hội ly khai đó, các tu sĩ gián điệp sẽ tìm đủ mọi cách, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể các việc ám sát các thủ lãnh ly giáo để làm tê liệt và cuối cùng sẽ tiêu diệt hoàn toàn các giáo hội ly khai này". Loyola đưa ra đề nghị phải huấn luyện các tu sĩ của y thành những nhà trí thức thật giỏi về đủ ngành, từ triết học, luận lý, siêu hình học, tâm lý học, thôi miên, thần giao cách cảm (telepathy), ảo thuật, kỹ thuật gián điệp v.. . v. . Ngoài ra, các tu sĩ dòng Tên phải am tường Kinh Thánh, phải luyện tài hùng biện, có khả năng lươn lẹo thật tài tình để giải thích Kinh Thánh sao cho có lợi về phía Tòa Thánh để chống lại mọi sự khích bác của những kẻ thù của Giáo hội.Kế sách của Loyola được GH Paul III nhiệt liệt tán thưởng. Từ một đại úy thương binh, y được giáo hoàng phong lên cấp Đại tướng Tổng Chỉ Huy đoàn quân gián điệp của tòa Thánh vào năm 1541.Theo tác phẩm The Jesuits - History and Legend of The Society of Jesus" (Quil Willians Morros. NY. 1984) tác giả Manfred Barthel cho biết thêm: Cái nguyên nhân trực tiếp đã khiến cho Ignatius Loyola phải đưa ra kế hoạch lập Dòng Tên ghê gớm đó cho GH Paul III là vì chính lúc đó y đang bị tòa Hình Án Tây Ban Nha (Spanish Inquisition) ra lệnh truy nã. Y quá sợ sẽ bị đưa lên giàn hỏa như con chó thui nên vội vàng tìm cách chạy trốn qua Rome dâng lên giáo hoàng kế sách cực độc để mong giáo hoàng đặc biệt lưu tâm ngõ hầu y có thể được Tòa Hình Án Tây Ban Nha tha mạng. Sau khi kế sách của y được giáo hoàng chấp thuận và phê chuẩn dự án thành lập dòng Tên, y vội vàng về trình lại sự việc cho tòa Hình Án Tây Ban Nha. Tòa án tôn giáo nổi tiếng sát nhân kinh khiếp này vẫn không chịu tha Ignatius Loyola một cách dễ dàng. Tòa này buộc y phải cam kết thi hành mọi giao ước với Tòa thánh và y chỉ được tha mạng khi các nhiệm vụ tôn giáo của y được thực hiện hoàn toàn. Y không thể làm điều gì khác hơn là ký giấy cam kết với tòa Hình Án. Sau đó, Loyola được cấp tiền theo học 7 năm tại đại học Sorbonne - Paris, Pháp quốc - để có đủ tư cách là một chiến sĩ trí thức chỉ huy đoàn quân trí thức hung bạo hiểm độc của Giáo Hội Công Giáo.Dòng Tên của gã đại gian manh Loyola được thành lập ngày 15.8.1534, dưới danh hiệu là "Hiệp Hội Jesus" (The Society of Jesus), được long trọng làm lễ ra mắt tại nhà thờ trên đồi Montmartre (Pháp). Từ đó, dòng Tên trở thành xương sống của Giáo Hội CGLM. Đường lối của dòng Tên được xây dựng trên nguyên tắc Trầm Tư Siêu Việt (Transcendental me***ation) phối hợp với đủ thứ môn học cao cấp nhất của Âu Châu lúc đương thời.Năm 1949, GH Pius XII ra lệnh cho dòng Tên phải chú ý nghiên cứu về các môn học mới như Cổ sinh vật học (Paleontology) môn khảo cổ học (Archeology) Văn minh học v ...v.. Nói tóm lại là phải trang bị cho các tu sĩ dòng Tên cái vốn trí thức uyên bác để sẵn sàng bảo vệ giáo hội trong thời đại mới.Tòa Thánh La Mã còn ra lệnh cho các nhà hóa học của giáo hội cải tiến chất bột trắng giết người (the lethal white powder) thành một chất độc giết người có điều kiện. Đó là chất độc được đặc chế để nhét vào chân răng của các tu sĩ dòng Tên. Chất độc mang tên "Lentulo" được các nha sĩ Mafia của Tòa Thánh bí mật khoan răng, nhét chất độc vào rồi dùng men sứ trám lại. Chất "lentulo" biến các tu sĩ dòng Tên thành các chiến sĩ cảm tử theo kiểu "Suicide-bombs" của các giáo phái Hồi Giáo cực đoan. Các tu sĩ dòng Tên chỉ có một con đường trước mắt là phải tiếp tục chiến đấu hoặc phải chết. Mọi tu sĩ phản bội đều bị các nha sĩ Mafia của Vatican bí mật bơm một chất kích động có tác dụng làm cho độc chất lentulo tan dần vào máu, toàn bộ óc bị tê liệt, nạn nhân chết dần chết mòn trong âm thầm lặng lẽ mà không để lại một dấu vết nào. Không một bác sĩ khám nghiệm nào có thể tìm ra nguyên do cái chết của nạn nhân ngoài các bác sĩ Mafia của Tòa Thánh. Các điều bí mật trên đã được tiết lộ bởi nạn nhân (chết hụt) là linh mục tiến sĩ Alberto Rivera với các tác phẩm của ông như The Godfathers, Duble Cross, The Force, Exorcists và The Crusaders.Năm 1537, dòng Tên được Vatican giao trọng trách đánh phá các giáo phái Tin Lành.Năm 1541, chức vụ bề trên cao nhất của dòng được đổi thành "Bề Trên Cả" thay vì chức "thống tướng."Năm 1550, bản Hiến Chương của dòng Tên được ban hành xác nhận nhiệm vụ "đi khắp thế gian rao tin mừng của Chúa và dùng mọi phương tiện có thể đạt mục tiêu dưới sự phù hộ của Thiên Chúa nhằm cứu rỗi các linh hồn (phải lìa khỏi xác)".Kết quả là "các tu sĩ dòng Tên đã bắt cóc và làm đổ vở nhiều quốc gia. Họ đã gây chiến và mưu sát nhiều vua chúa và tổng thống, trong đó có Abraham Lincoln (The Jesuits have captured and broken nations. They have started wars and murdered kings and presidents, including Abraham Lincoln - Theo cuốn Fifty Years in Church of Rome, Chick publications).Dòng Tên là một công cụ tinh vi nhất của Vatican để thực hiện chủ nghĩa đế quốc tinh thần (Spiritual Imperialism). Trung Nam Mỹ Châu là sân khấu lịch sử thể hiện rõ nét nhất cái gọi là "Sự kinh hoàng thánh thiện" (Holy Terror) của dòng Tên. Nhất là dòng Tên của Tây Ban Nha, một dân tộc ham mê môn đấu bò không phải vì ham mê thể thao mà chỉ vì màu đỏ huyết dụ của máu mới đủ sức gây khoái cảm cho bản chất bạo dâm tinh thần của họ.Sự xuất hiện của dòng Tên, nói chung, là một nghịch lý lớn của lịch sử giáo hội Công Giáo La Mã. Nói là mang "Phúc âm" đến những nơi dã man mọi rợ, thực tế cho thấy họ chỉ mang tai họa của âm ti đến mọi quốc gia ngoại đạo bằng những phương cách dã man mọi rợ hơn ai hết. Nghịch lý thứ hai là dòng Tên hội tụ đông đảo số trí thức cao cấp của Gíao Hội Công Giáo La Mã tại Âu Châu. Chúng ta thật không hiểu nỗi tại sao họ lại có thể mù quáng tự trói buộc mình vào những lời thề độc địa như "Nếu giáo hội bảo tôi màu trắng là đen thì tôi sẽ trả lời vâng, đó là màu đen" (If the church tells me that white is black. Yes, that is black). Họ hy sinh mạng sống để tự đặt mình dưới sự xử dụng của giáo hoàng. Họ hãnh diện được thiên hạ nghĩ về họ như những chiến sĩ tiền phong của giáo hoàng (the pope''s vanguards) hoặc như đoàn quân lê dương số một (the first legions). Họ tôn xưng giáo hoàng không phải là vị lãnh đạo anh minh của một giáo hội lành mạnh mà là một vị tướng quân tối cao (a superior general) của một đế quốc xâm lược ngụy trang là tôn giáo.Không có một tổ chức nào có thể đưa ra những khẩu hiệu quái gở như dòng Tên, chẳng hạn như "PERINDE AC CADAVER" nghĩa là Tôi không muốn gì hơn là chính cái xác chết của tôi. (I have no more will of my own than a corpse).. Vào thời đại của Sự Soi Sáng (The age of Enlightement) thế kỷ 18-19, các tu sĩ dòng Tên bị hầu hết các nước Âu Châu lên án và tẩy chay. Otto von Bismarck (1815-1898) vị "thủ tướng thép" (the Iron Chancellor) của nước Đức đã trục xuất toàn bộ các tu sĩ dòng Tên ra khỏi nước Đức. Chính quyền Thụy Điển ra lệnh cấm chỉ mọi hoạt động của dòng Tên, đóng cửa tất cả các trường học do dòng này điều khiển trên đất nước họ. Tuy vậy, tại các quốc gia không có chính quyền vững mạnh, dòng Tên vẫn tiếp tục tác oai tác quái lũng đoạn chính quyền không từ một thủ đoạn tàn ác nào như bắt cóc, khủng bố, gây chiến và ám sát các vị nguyên thủ quốc gia nào không chịu hợp tác với họ. Trải qua trên 400 năm lịch sử của dòng Tên, hầu hết các quốc gia Tây phương đều bị dòng này khuynh đảo lật đổ chính quyền, chỉ ngoại trừ nước Mỹ mà thôi. Họ chủ trương cả thế giới phải trở thành "Công Giáo" theo đúng nghĩa của danh từ La Tinh "Catolica" (universal church) có nghĩa là Giáo Hội Toàn Cầu thống thuộc đế quốc La Mã cả phần hồn lẫn phần xác.Chủ thuyết xây dựng một siêu cường tôn giáo đã được xác định trong lời thề của các tu sĩ dòng Tên: "Đức giáo hoàng là đại diện của Chúa Jesus. Chúa ban cho Ngài quyền năng truất phế các vua chúa của mọi quốc gia. Dù có được bầu chọn, các nguyên thủ quốc gia đều là những kẻ cai trị bất hợp pháp. Mọi lãnh đạo quốc gia không chịu các phép bí tích của Chúa sẽ đều bị tiêu diệt. Trong mọi trường hợp, con (tu sĩ khấn vào dòng) sẽ tạo ra chiến tranh nếu có cơ hội và sẽ tham chiến chống lại mọi kẻ dị giáo (heretic : a person who holds unorthodox opinion). Khi được lệnh, con sẽ tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mặt địa cầu..."Ngay từ năm 1556 là năm Ignatius chết, các đứa con của y (tức các tu sĩ dòng Tên) đã lập nhiều thành tích chống các dân ngoại ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tân Thế Giới, đặc biệt là ở miền Nam nước Pháp và miền Tây nước Đức (When Ignatius died in 1556, his sons fought against the heretics in India, China, Japan, the New World, specially in Southern France and Western Germany). (The Secret of the Jesuits - Edmond Paris 1975, p. 24).Các tu sĩ dòng Tên là những kẻ trí thức kiêu căng hợm hĩnh (intellectual arrogants) chủ trương "Cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện" (The End justifies all the means) cực kỳ nguy hiểm vì vin vào nguyên tắc này, họ bất chấp mọi thủ đoạn lừa dối tàn ác, chỉ cốt sao thực hiện được những lợi ích của riêng Giáo Hoàng La Mã là đủ (We know best what benefits the Pontiff).Trong thập niên 1960, linh mục dòng Tên Hoa Kỳ Rogert Drinan đắc cử dân biểu quốc hội đã nhận lệnh của GH Paul VI chống chiến tranh VN và vận động buộc Nixon từ chức sau vụ tai tiếng Watergate.Trong quá khứ 4 thế kỷ, đại học Gregorian University tại Rome, do chính Loyola đứng ra thành lập năm 1551, đã đào tạo 8 hiển thánh khét tiếng, 16 giáo hoàng và hàng ngàn hồng y, tổng gám mục, giám mục. (GH Jean Paul II, không xuất thân từ đại học nầy mà được đào tạo tại một tu viện bí mật của tổng giáo phận Krakow Ba lan trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Sau khi chịu chức linh mục, Wojtyla được gửi theo học tại đại học St. Thomas Aquinas của dòng tu Đa Minh).
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay, 3 phần 4 các giáo sư dạy các phân khoa của trường Gregorian đều là tu sĩ dòng Tên. Trong tổng số 2000 sinh viên theo học, chỉ có non một nửa là tu sĩ của dòng mà thôi, các nữ sinh viên đều là nữ tu. Sinh viên Ý đông nhất, kế đến là các sinh viên Mỹ (họ gọi trường là The GREG). Trường rất nổi tiếng về các khoa tâm lý, xã hội học, Viện Nghiên Cứu Đông Phương và nhất là Viện Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác xít. Trụ sở lớn nhất của dòng Tên hiện nay ở Brazil, kế đến là các dòng tu tại Châu Mỹ La Tinh, Đức, Hung, Balan và Ý. Hiện nay tại Hoa Kỳ, rất nhiều tu sĩ dòng Tên là các nhà thiên văn, các khoa học gia đang làm việc tại các trung tâm khoa học. Trong thời chiến tranh lạnh, họ là các chuyên gia trao đổi các dữ kiện khoa học với các chuyên gia khoa học của Liên Xô.Đài phát thanh Vatican (Vatican Radio) hoàn toàn do các tu sĩ dòng Tên thiết kế và điều khiển từ năm 1931 dưới triều GH Pius XI, phát thanh liên tục 24/24 bằng 34 thứ tiếng. Từ đầu thập niên 1990, các tu sĩ dòng Tên đã bị nhóm đối lập đẩy ra khỏi đài. Nhóm này thuộc phe quá khích, được mệnh danh là "Pháo đài của Chúa" (Opus Dei)Dòng Tên chiếm ưu thế tuyệt đối tại Vatican dưới thời Pius XII: Toàn bộ các giáo sĩ từ các thư ký, hầu cận, cho đến tu sĩ cao cấp thân cận với Pius đều là các tu sĩ dòng Tên người Đức! Các giới chức lập hồ sơ phong thánh cho Pius XII cũng đều là Jesuits Đức cả. Hiện nay việc phong thánh cho Pius XII gặp phải nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất là có nhiều ý kiến cho rằng: "Nếu Pius XII là á thánh thì Hitler phải là hiển thánh!" .Năm 1959, dòng Tên có 36.000 tu sĩ, năm 1980, con số này giảm xuống còn 26.000. Từ năm 1980 đến nay, con số tu sĩ dòng Tên càng ngày càng giảm sút nhanh vì bị chống đối dữ dội tại các nước Trung Nam Mỹ, Hoa Kỳ và tại Philippines.
    CÁC TÁC PHẨM GIÁ TRỊ TỐ CÁO DÒNG TÊN
    Từ thập niên 1970 đến nay có nhiều kiệt tác phẩm của các tu sĩ dòng Tên bỏ đạo và tố cáo những tội ác tày trời của Giáo hội Công giáo La Mã. Trong số đó phải kể tới những tác giả rất nổi tiếng như cựu LM Tiến sĩ Peter de Rosa, tác giả Vicars of Christ, Cựu LM Tiến sĩ Alberto Rivera tác giả The Godfathers, Double Cross, The Forces of Devil, The Crusaders... Cựu LM Malaci Martin với tác phẩm The Jesuits . . . và nhiều vị tu sĩ dòng Tên khác. Nhưng có lẽ một người đặc biệt được thế giới Tây phương chú ý nhất là cựu linh mục dòng Tên người Pháp hiện vẫn ẩn thân nhưng đã viết nhiều tác phẩm rất giá trị. Đó là cựu LM Edmond Paris. Nói chung, tất cả các vị trí thức dòng Tên nói trên đều là những chiến sĩ lương tâm của nhân loại vì họ đã từng tuyên thệ trung thành với Vatican Khi không thực hiện lời tuyên thệ cũng đã đủ phải trả giá bằng máu rồi, huống hồ còn dám viết sách chống lại quỉ dữ thì họ đã tự biết số phận của họ sẽ phải như thế nào. Nhưng họ vẫn làm những việc mà lương tâm thúc đẩy.Cựu LM Edmond Paris đã viết:- Le Vatican contre La France (chưa dịch sang Anh ngữ)- Genocide in The Satelite Croatia.- The Vatican Against Europe- The Secret History of the Jesuits. (được dịch sang Anh ngữ năm 1975)Khi giới thiệu các sách của Edmond Paris, nhà xuất bản Chick (PO Box 662 CA 9171 ) đã viết : Những điều nói trong sách này đều là sự thật với đầy đủ tài liệu chứng minh và mọi người tin vào Thánh Kinh Ki Tô tại Mỹ và Canada cần phải đọc vì Thánh kinh có viết rằng : "Dân của ta sẽ bị hủy diệt vì thiếu hiểu biết" ( The information in this book is factual and fully documented, it should be read by every Bible-believing Christian in the US and Canada. The Bible says : "My people are destroyed for lack of Knowledge")Nguời viết bài giới thiệu sách của Edmond Paris không ai khác hơn là cựu LM Tiến sĩ Alberto Rivera đã nói trên. Thiết tưởng những lời ông viết cho các tín đồ Công giáo Âu Mỹ cũng là những điều đồng bào Công giáo Việt Nam chúng ta nên biết. Vậy tôi xin tóm lược như sau:"Những nguời nguy hiểm nhất là những người bề ngoài tỏ ra rất ngoan đạo, họ đặc biệt nguy hiểm khi họ được đoàn ngũ hóa và nắm giữ một chức vụ quyền lực. Họ được kính trọng sâu xa bởi đám quần chúng ngu dốt không biết gì về những động lực hoàn toàn vô thần vì họ chỉ nhắm chiếm đoạt quyền lực mà thôi" (The most dangerous of men are those who appear very religious, especially when they are organized and in a position of authority. They have the deep respect of the people who are ignorant of their ungodly push for power behind the scenes)Những vị lãnh đạo tôn giáo này bề ngòai làm ra vẻ yêu mến Thiên Chúa nhưng lại thường hay giết người nhất. Họ thường kích thích bạo loạn và gây chiến, miễn sao đạt mục tiêu của họ. Họ là những nhà chính trị khéo léo, thông minh, ngoan đạo, nhũn nhặn nhưng thực ra họ đang sống trong một thế giới bí mật đầy âm mưu và chỉ thánh thiện ở cửa miệng. (These religious men who pretend to love God will resort to murder, incite revolution and wars if necessary to help their cause. They are crafty, intelligent, smooth religious politicians who are living in a shadowy world of secrets, intrigue and phony holiness.)Những tổ phụ sáng lập đạo Công giáo đã bắt chước hầu như toàn bộ hệ thống tôn giáo cổ xưa của Babylon, pha trộn vào đó là thần học Do Thái và triết lý Hy Lạp. Tất cả những thứ đó đã dọn đường cho sự hình thành đạo Công giáo" (The Early Fathers observed most of the ancient Babylonian system plus Jewish theology and Greek Philosophy. They paved the way for the Roman Catholic machine that was to come into existence)Ignatius Loyola lập ra dòng Tên để bí mật thực hiện hai mục tiêu của Công giáo La Mã:1-Thực hiện quyền lực chính trị toàn cầu.2-Thực hiện Giáo Hội hoàn vũ đúng theo Kinh Thánh Khải huyền Rev. 6, 13, 17 và 18.Quyền lực của Giáo hoàng và định chế Công giáo không chỉ hủy diệt sinh mạng con người như dòng Đa Minh đã thực hiện qua các tòa án dị giáo mà họ còn tìm cách xâm nhập vào mọi lãnh vực xã hội nữa. Họ quyết tâm chinh phục Tin Lành và bắt đạo này phải phục vụ cho quyền lợi của Giáo hoàng. Chính Loyola đã đề nghị với Giáo hoàng Paul III là phải cho người xâm nhập tất cả những bệnh viện, học đường và các trường đại học. (Ignatius Loyola created the Jesuits to secretly accomplish two major goals for the Roman Catholic Institution: 1) universal political power and 2) a universal church in fulfilment of the prophecies of Revelation 6, 13, 17 and 18. Power of the Pope and the Roman Catholic institution not by just destroying the life of the people alone as the Dominican priests were doing through the Inquisition, but by infiltration and penetration into every sector of life. Protestantism must be conquered and used for the benifit of the pope . . )Tác giả Edmond Paris đã tố cáo sự xâm nhập của dòng Tên vào mọi chính phủ và mọi quốc gia để lèo lái lịch sử nhân loại đến chỗ độc tài (độc tài tôn giáo) và làm suy yếu các nền dân chủ. Khi Edmond Paris dám tố cáo các âm mưu đó của Vatican là ông đã tự đem mạng sống của mình làm cái giá chứng minh sự thật. Edmond Paris sẽ không bao giờ biết tôi là ai và tôi cũng chỉ biết tên tác giả thôi chứ không bao giờ gặp mặt bởi vì chúng tôi đã tuyên thệ những lời thề độc địa nên chúng tôi đã bị lên danh sách là những kẻ nguy hiểm nhất cho những mục tiêu của định chế Công giáo La Mã. Nhưng tên của tác giả là để dành cho chúng ta. . . . Những tác phẩm của ông hiện đang bị mua chuộc và giả maọ, nhưng chúng ta hãy cầu xin Thượng Đế gìn giữ những cuốn sách đó vì chúng rất cần thiết cho sự giải cứu những người Công giáo La Mã.Hỡi những đồng đạo Công giáo, tôi viết những dòng này vì sự cứu rỗi của các người.Ký tên.Tiến sĩ Alberto Rivera(Cựu tu sĩ dòng Tên)(Edmond Paris . . .in exposing such a conspiracy, he puts his life at stake for truth . . . . His name is given to us. We are praying that God will continue to preserve them when they are most needed for the Salvation of Roman Catholic people. Yours for the Salvation of the Catholic People - Alberto Rivera , ex-Jesuit priest. The Secret History of The Jesuits, translated from French 1975, Publisher'' s Introduction)PHANXICÔ XAVIÊMột đệ tử khét tiếng của Ignatius Loyola là Francis Xavier (Phanxicô Xaviê). Trên tháp chuông nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn có tượng thánh Phanxico Xa-vie mặc áo giống linh mục lúc làm lễ. Ông ta là một nhân vật nổi tiếng tại Ấn Độ vào thế kỷ 16. Các vua quan Ấn Độ rất khâm phục ông.Phanxicô Xaviê cùng các đệ tử đã đạt thành tích truyền đạo cho 100.000 người Ấn Độ nên ông đã được Vatican phong cho là Thánh Tông Đồ của Ấn Độ (The Apostle of India). Ông thất bại trong việc truyền đạo tại Nhật Bản nên muốn bỏ Nhật sang truyền đạo tại Trung Quốc. Tuy chưa đặt chân lên Trung quốc nhưng vì rất am hiểu tâm lý của người Trung Hoa nên ông đã tích cực vận động Giáo Hoàng Clement IX bãi bỏ lệnh cấm người Công giáo Đông phương thờ cúng tổ tiên.Năm 1704, Giáo Hoàng Clement IX đã không nghe lời ông can gián và ra đạo luật cấm thờ cúng tổ tiên. Các giáo dân Trung Hoa bỏ đạo gần hết vì bị Giáo Hoàng xúc phạm đến tín ngưỡng lâu đời của họ. Người Trung Hoa tức giận với lý do rất dễ hiểu: Nếu tổ tiên là quỉ thì chính mình sẽ là "con cái của ma quỉ" chứ còn là cái gì khác hơn được! Chỉ bằng một hành động dại dột của "Đấng không thể sai lầm", Vatican đã xóa tan công trình truyền đạo trên 100 năm của các tu sĩ dòng Tên tại Trung Hoa. Các tu sĩ dòng Tên oán trách Giáo Hoàng Clement IX "đã đánh mất Trung Quốc" của họ! Do thất bại quá đau đớn này, đến thế kỷ 20, Vatican mới học được bài học kinh nghiệm nên đã cho phép mọi người Công giáo Á Đông được thờ cúng ông bà cha mẹ của mình tự do, không phải kiêng cử gì cả. Ông bà tổ tiên của chúng ta đã được Tòa Thánh La Mã sáng suốt chính thức công nhận không phải là ma quỉ trong cộng đồng Vatican II (1962).Nhưng đến nay, Tòa Thánh mới chỉ nhượng bộ đối với đạo thờ cúng ông bà tổ tiên mà thôi. Còn đối với đạo Phật, đạo Lão vẫn tiếp tục bị kết án là các đạo thờ quỉ như thường lệ.Trong sách kinh "Nhựt Khóa" của Tổng giáo phận Sài Gòn, đã được ************* Nguyễn Văn Bình duyệt ngày 19.3.71, có kinh Cầu Ông Thánh Phan xi cô Xa-vie rất dài (từ trang 784 đến 791) trong đó có những câu như sau:- Ông Thánh Phan xi cô là môn đệ rất xứng đáng của ông thánh I-nha-xi-ô (Ignatius)- là quan thầy các nước Đông phương- là kẻ nghịch đạo dị đoan- phá tan đạo bụt thần ma quỉ.- là lính rao tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ (vì chúng nó không biết ăn thịt uống máu của Chúa và của người ta)- là đèn soi cho những dân ngoại đạo (tối tăm)- ông Thánh F. Xavie làm cho quỉ thần (ám chỉ Đức Phật) kinh hoàng và làm sáng danh Đức Chúa Trời đời đời chẳng hết.Trong sách kinh "Toàn Niên Kinh Nguyện" của hai địa phận Bùi Chu và Hà nội (do Cơ Sở Dân Chúa P.O Box 1419-Gretna - LA. 70053, LM Việt Châu chủ quản) nơi trang 18-19, có câu "Cúi xin Chúa từ nay về sau đừng để những người ngoại đạo khinh dễ công ơn cứu chuộc (vì không chịu vào đạo Chúa). Xin chúa vì lòng nhân từ Chúa mà dong thứ cho những kẻ ấy xưa nay đã lạc đàng thờ lạy bụt thần".Nơi các trang 143-145 có câu: "Xin Chúa hãy làm vua các kẻ còn ở nơi tối tăm thờ lạy bụt thần hay là theo đạo Mahomét mà rủ thương chúng nó nhận biết sự sáng thật cùng phục quyền Chúa tôi".Đối với người Việt Nam, tu sĩ dòng Tên nổi tiếng người Pháp Alexandre de Rhodes, tức cố đạo Đắc Lộ, là một nhân vật dòng Tên có mối liên hệ mật thiết nhất với chúng ta. Tuy không phải là người lập ra chữ quốc ngữ nhưng ông cũng một phần có công truyền bá chữ này.Cuối tháng 3.1993, hội khoa học lịch sử của chính phủ Việt Nam đã tổ chức một hội nghị tưởng niệm 400 năm ngày sinh của ông tại hội trường Bảo Tàng Viện Cách Mạng. Nhân dịp này, chính phủ Việt Nam đã quyết định khôi phục tên đường Alexandre de Rhodes tại Saigon và cho dựng lại tấm bia đá kỷ niệm mang tên ông tại khuôn viên Thư Viện Quốc Gia ở Hà nội*. Linh Mục Alexandre de Rhodes đến nước ta truyền đạo 2 đợt:- Đợt đầu ở Đàng Ngoài từ 1624 đến 1630 thì bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất.- Đợt sau ở Đàng Trong từ 1640 đến 1645 thì bị Chúa Nguyễn Phúc Loan trục xuất.Linh Mục Alexandre de Rhodes là một tu sĩ dòng Tên rất hung hãn với chủ trương tấn công thẳng vào các nguyên lý đạo đức và chính trị của Nho Giáo: nhạo báng đức tính hiếu thảo với cha mẹ ông bà, bôi bác đạo thờ cúng tổ tiên đồng thời khuyến khích giáo dân không nên trung thành với nhà vua và chính quyền Việt Nam. Ông ra sức cổ võ con chiên phải đặt Vatican lên trên Tổ Quốc Việt Nam.Phan-xi-cô Xa-viê hoàn toàn phủ nhận chủ quyền của mọi quốc gia mà ông ta đặt chân đến truyền đạo, ngụ ý một khi giáo dân đã "trở lại đạo" là đã trở thành công dân của Vatican chứ không còn là công dân bản quốc nữa!.Để hiểu về Alexandre de Rhodes, xin hãy đọc thêm các bài viết của LM Trần Thái Đỉnh, giáo sư Chương Thâu và Nguyễn Kha trong cuốn Kitô Giáo từ thực chất đến huyền thoại (Nhà Văn Hóa xuất bản, 1996). Đứng trên lập trường dân tộc, Alexandre de Rhodes là kẻ thù của chúng ta vì y chủ trương làm sạch địa bàn cho văn hóa Kitô Giáo độc diễn và dọn đường xâm lược cho thực dân Pháp. Y chính là kẻ "bắt nhịp" cho bài ca "quân hành" hoặc đúng hơn là bài ca "song hành" cho cặp bài trùng đế quốc thần quyền Vatican và đế quốc thế quyền thực dân Pháp trên con đường nô lệ hóa dân tộc Việt NamVẤN ĐỀ CHỮ QUỐC NGỮ, tôi thiết tưởng chúng ta không cần phải biểu lộ lòng biết ơn đối với các cố đạo vì họ không tri tình làm ơn cho dân tộc ta. Họ phát minh ra chữ Quốc Ngữ chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là tạo ra một phương tiện truyền đạo để gieo rắc biết bao tai ương cho đất nước ta mà thôi. Các cố đạo thừa sai là những kẻ địch thù của tổ quốc Việt Nam. Hãy coi chữ Quốc Ngữ là CHIẾN LỢI PHẨM chúng ta tịch thu được từ tay địch. Chúng ta không cần phải quay cổ lại phía đồn địch để cám ơn địch đã cho chúng ta những chiến lợi phẩm đó. Chúng ta cần phải dùng vũ khí tịch thu được của địch để giết hết bọn địch và bè lũ tay sai của chúng là bọn Việt gian đã tự biến mình thành những kẻ ăn đậu ở nhờ trên quê hương mình.- Đối với đạo Phật, chúng đã vô cớ lăng mạ và hạ đức Phật xuống thành quỉ dữ, lên mặt vênh váo láo xược với mọi giá trị tinh thần cao quí của dân tộc Việt Nam và các bậc anh hùng của chúng ta. Chúng ta phải bắt chúng quì xuống tạ tội hỗn láo với tổ tiên, với Đức Phật và với Hồn Thiêng Tổ Quốc. Chúng ta sẵn sàng tha thứ nếu chúng tỏ ra biết ăn năn hối cải. Nếu chúng vẫn tiếp tục ngoan cố láo xược, nhất định chúng ta không tha. Tội ác của bọn bán nước và cướp nước hãy còn nguyên đó!

Chia sẻ trang này