1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người có công trong buổi đầu hình thành chữ quốc ngữ

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi fddinh, 23/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Huỳnh Tịnh Của
    Người tỉnh Bà Rịa, nay là tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu. Còn có tên là Huỳnh Tịnh Trai Paulus Của. Học trường đạo, Ðuợc gởi đi du học truờng công giáo ở Pulo-Pénang, Mã Lai. Paulus Huỳnh Tịnh Của tinh thông cả Hán Văn và Pháp Văn, sau đó ra làm công chức. 1861, được bổ Đốc phủ sứ,  làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Về sau thay Trương Vĩnh Ký làm Chủ bút Gia Định báo trong một thời gian ngắn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn luu tâm đến quốc văn, quốc ngữ. Ðược tiếp nhận ảnh huởng văn hoá Âu tây, Paulus Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật Âu tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hoá Ðông phương cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập. Ông là một trong số ít nguời tây học đầu tiên truớc tác bằng chữ quốc ngữ, để truyền bá học thuật Tây phương, mà không quên phổ biến văn hoá Ðông phương cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của là nguời có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những buớc đầu, nhất là ở Nam Kỳ.
    Huỳnh Tịnh Của là người sưu tầm, phiên âm sang Quốc ngữ nhiều tác phẩm chữ Nôm, soạn từ điển, viết nhiều sách biên khảo, phóng tác. Các tác phẩm đáng chú ý: Chuyện giải buồn (2 tập), 112 truyện, in 1880 - 1885, Đại Nam quốc âm tự vị (2 tập), in 1895 - 1896, Tục ngữ, cổ ngữ, cách ngôn in 1896 - 1897.
     Theo Huỳnh Ái Tông Huỳnh Tịnh Paulus Của hay Huỳnh Tịnh Của người tỉnh Bà Rịa, ông thông thạo Hán và Pháp Văn. Năm 1881, được bổ ngạch Đốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam.
    Ông cũng là nhà văn quốc ngữ tiền phong cộng tác với Gia Định báo. Tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông rất có giá trị, đó là quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, in thành 2 tập, tập I in năm 1895 từ mẫu tự A đến L, tập II in năm 1896 từ M đến X, cả hai quyển đều in tại Sàigòn do nhà in Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Rues Catinat & d"Ormay. Năm 1983, nhà sách Khai Trí có in lại 2 tập của quyển tự vị nầy.
    Là tự vị quốc âm nên mỗi chữ ông ghi chữ Nôm rồi tới chữ quốc ngữ có ký chú n: nôm, c: chữ (từ Hán Việt), sau đó mới giải nghĩa, nếu là từ Hán Việt, đôi khi ông thêm câu chữ Hán vào, ví dụ : chữ Quấc trang 217 tập II .
    (Chữ Nôm) Quấc n (Coi chữ quốc)
    Con ---. Thứ chim đồng cao giò và hay kêu,
    chữ gọi là (Đỗ)(Quyên), (Đỗ)( Võ),(Tử)(Qui)
    Đỗ quiên, đỗ võ, tử qui.
    Dò --- . Dài giò
    Cách hành văn của ông rất mộc mạc và bình dân, cho đến nay chưa tìm thấy tác phẩm nào ông viết bằng Pháp Văn, các tác phẩm của ông cho chúng ta thấy, ông đã chú trọng vào việc điển chế và phổ biến chữ quốc ngữ.
    Văn nghiệp của ông gồm có :
    - Chuyện giải buồn (1880)- Chuyện giải buồn, cuốn sau (1885)- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Tập I (1895)- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Tập II (1896)- Tục ngữ, cỗ ngữ, gia ngôn (1896)- Gia lễ quan chế- Ca trù thể cách- Bạch Viên Tôn Các truyện- Chiêu quân cống Hồ truyện- Thoại Khanh Châu Tuấn truyện- Thơ mẹ dạy con- Quan Âm diễn ca
    Theo MaxReading.com Huy?nh Tịnh Cu?a (Giáp Ngọ 1834 - Đ. Mu?i 1907) là một Nha? nghiên cứu, tức Hoa?ng Tịnh Cu?a, cufng gọi la? Paulus Cu?a, hiệu la? Tịnh Trai, quê la?ng Phước Thọ, huyện Đất Đo?, ti?nh Phước Tuy (Ba? Rịa) (nay thuộc ti?nh Đô?ng Nai). Ông tinh thông Hán học va? Pháp văn, năm 1864, la?m Đốc phu? sứ, rô?i la?m. Giám đốc Ty phiên dịch. Văn án cho chính phu? ba?o hộ thơ?i ấy. Cu?ng với Trương Vifnh Ký, Trương Minh Ký... ông viết ba?i ơ? Gia Định báo, cô? xúy phong tra?o phô? thông chưf quốc ngưf, truyê?n bá học thuật, chấn hưng cô? học. Ông mất năm Đinh Mu?i 1907 thọ 73 tuô?i. Đaf xuất ba?n các tác phâ?m: "Chuyện gia?i buô?n q. I (1880), Chuyện gia?i buô?n q. II (1885), Đại Nam quốc âm tự vị q. I (1895; q. II (1896),Gia lêf (1886), Sách quan chế (1888), Văn Doafn diêfn ca (1906), Câu hát góp (1994), Ca tru? thê? cách (1907), Thơ mẹ dạy con (1907). Gâ?n đây một số tác phâ?m kê? trên đaf có in lại. Ngoa?i ra, ông co?n phiên âm nhưfng tác phâ?m thơ nom xưa va? xuất ba?n đê? phô? biến : Quan âm diêfn ca, Bạch Viên Tôn Các (1906), Thoại Khanh Châu Tuấn (1906)... Huy?nh Tịnh Cu?a tuy la? một ngươ?i ra la?m việc với Pháp sớm, nhưng không xu phụ như các bọn đội lốt tôn giáo va? tay sai khác như Trâ?n Bá Lộc, Tô?ng đốc Phương, Tôn Thọ Tươ?ng, Huy?nh Tịnh Cu?a đaf đóng góp công sức cu?a mi?nh va? la?m cho chưf quốc ngưf có tư thế trên sinh hoạt văn hóa va?o nhưfng năm cuối thế ki? XIX ơ? miê?n Nam.
    Một tác phẩm của ông Chuyện tên Giáp
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Sự xâm nhập của đạo Gia Tô và sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ
     
    TS. Phạm Văn Lực
    Trong khi hệ tư tưởng Nho Giáo ở nước ta bắt đầu suy đồi thì từ thế kỷ XVI một tôn giáo mới đó là đạo Gia Tô cũng từng bước được du nhập vào Việt Nam. Sự xâm nhập của đạo Gia Tô gắn liền với sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ - có tác động tích cực đối với đời sống xã hội, văn hóa của nhân dân Việt Nam. Trong phạm vi của một bài báo, tôi xin đề cập đến vấn đề này cụ thể như sau:
    I. Khái quát về đạo Gia Tô và Sự du nhập của đạo Gia Tô vào Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVIII.
    1. Khái quát về đạo Gia tô.
    Đạo Gia tô (nguyên thuỷ gọi là đạo Ki tô) ra đời vào thế kỷ I sau công nguyên tại Palestine thuộc đế quốc La Mã trên cơ sở vừa kế thừa, vừa biến tướng Do Thái giáo, rồi nó nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo độc lập ?" tôn giáo của những người bị áp bức. Ban đầu nó bị các chủ nô La Mã (nhất là thời hoàng đế Néron) ngăn cản và bức hại.
    Đến TK IV, hoàng đế Constantin đệ nhất ra chỉ dụ tha Đạo và công nhận Kitô giáo là quốc giáo. Hệ thống tổ chức và phẩm chất của giáo hội Công Giáo bao gồm cơ sở là giáo xứ do Linh mục đứng đầu. Trên Giáo xứ là Giáo phận do Giám mục cai quản, 1 cấp trực thuộc toà thánh Vatican về mọi phương diện, mỗi giám mục đều do chính Giáo Hoàng bổ nhiệm. Quyền lực tối cao và tương đối thuộc về Giáo hoàng, Giáo Hoàng do các Hồng Y đoàn bầu ra và tại vị đến hết đời. Các Hồng y do giáo hoàng quyết định tấn phong cùng với các chức sắc trong giáo triều, họ là những cộng sự viên trực tiếp của Giáo Hoàng. Thiết chế quan trọng nhất hỗ trợ cho quyền lực của Giáo Hoàng là giám mục đoàn gồm các giám mục trên thế giới, tiến hành họp định kì để tư vấn và giải quyết những vấn đề do Giáo Hoàng đưa ra. Mỗi khi đứng trước những thay đổi quan trọng có tính chất sống còn liên quan đến đường hướng, vận mệnh, chính sách của Giáo hội, Giáo Hoàng có thể triệu tập công đồng chung- là đại hội nghị gồm tất cả các giám mục trên thế giới.
    Từ thế kỷ thứ IX - XI, Kitô giáo có sự phân hoá thành hai dòng: Chính Thống và Thiên Chúa. Dòng Chính thống phổ biến ở Nga, các nước Trung và Đông Âu; dòng Thiên Chúa (hay còn gọi là Gia Tô) phổ biến ở các nước Tây Âu: Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý? lấy Rôma làm trung tâm. Đến thế kỷ XV, XVI, sau thời kỳ cải cách tôn giáo đạo Gia Tô tiếp tục có sự phân hoá thành Anh Giáo và đạo Tin Lành.
    Suốt trong 15 thế kỷ kể từ lúc hình thành, Gia tô giáo có vai trò hết sức to lớn đối với chế độ phong kiến ở châu Âu trên nhiều phương diện. Từ sau thế kỷ XV, cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại, cộng với việc phát triển kỹ thuật hàng hải, Gia tô giáo đã được truyền bá mạnh mẽ sang nhiều nước của các châu lục Mỹ, Úc, Á, Phi. Việt Nam nằm trên ngã ba đường hàng hải Đông- Tây nên cũng là điểm du nhập Gia tô giáo từ khá sớm.
    2. Sự du nhập của đạo Gia tô vào Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVIII
    Thực ra, không phải đến khi ?ocon đường gốm sứ?, ?ocon đường gia vị? hình thành trên biển với hàng đoàn thương thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý... ồ ạt giong buồm sang phương Đông thì Kitô giáo mới sang theo, mà trước đó đã lâu, Kitô giáo đã du hành theo ?ocon đường tơ lụa? xuyên lục địa Á - Âu và đã có mặt tại một số nước Á Đông muộn nhất cũng từ thế kỷ thứ VII. Năm 635, thời Đường Trinh Quan, Kitô giáo đã xuất hiện ở Trung Hoa và được gọi là ?oCảnh giáo?(1). Từ thế kỷ XIV, trong những năm 1318, 1324, một số giáo sĩ phương Tây đang truyền giáo ở Trung Hoa, trong đó có Odoric De Pordenone, đã ghé thăm đất Chiêm Thành. Có lẽ lúc bấy giờ Ấn Độ giáo đã là một tôn giáo chính thống của người Chăm nên khó mà du nhập một tôn giáo hoàn toàn mới mẻ vào với họ. Hơn nữa, lực lượng các nhà truyền giáo Tây phương hãy còn quá mỏng ở phương Đông, hoạt động hàng hải, thương mại chưa phát triển, do đó, các giáo sĩ chưa có ?ođất dụng võ? ở xứ này. Đến đầu thế kỷ XVI, khi kỹ nghệ hàng hải phát triển thành trào lưu bành trướng sang các thị trường Á Đông thì đội ngũ các nhà truyền giáo phương Tây cũng là người đặt chân lên các nước này để thực hiện có tổ chức những nhiệm vụ tôn giáo của họ.
    Ở nước ta, từ thế kỷ XVI thương nhân châu Âu đã thành lập được các thương điếm của mình ở Phố Hiến (Hưng Yên), Kinh Kỳ (Hà Nội), Hội An (Quảng Nam)... Đồng thời với hoạt động của thương nhân châu Âu các vị Thừa sai Kitô giáo cũng bắt đầu việc truyền bá Thánh kinh ở xứ này. Năm 1525, Dòng Tên (Jésuite) phái 21 giáo sĩ đến Đàng Ngoài để truyền bá đạo Gia tô vào Việt Nam. Trong thời kỳ đầu không được chính quyền địa phương cho phép, công việc truyền đạo của các giáo sĩ phải hoạt động lén lút trong nhân dân; hơn nữa do không thông thạo đường đi lối lại, chưa quen khí hậu và bất đồng ngôn ngữ nên không được bao lâu các giáo sĩ phải ra đi.
    Tám năm sau, vào năm Nguyên Hoà thứ 1 (1533) đời vua Lê Trang Tông có 1 người Tây dương tên là Inêkhu (ignatio) đã theo đường biển lẻn vào giảng Đạo ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ (thuộc Giao Thủy - Nam Định). Thời gian này để chiếm được thiện cảm của chính quyền địa phương, các giáo sĩ đã yết kiến và tặng nhiều vật phẩm quí như gương có mạ vàng, đồng hồ Tây cho vua Lê ?" chúa trịnh nên được chính quyền địa phương làm ngơ. Năm 1587, giáo sĩ Ordonez De Cevalles, người Tây Ban Nha, đã làm lễ rửa tội và đặt tên thánh cho công chúa Mai Hoa (con vua Lê Thế Tông là Flora Maria). Ngày 19-3-1627, giáo sĩ A.Rhodes cùng với Linh mục Pierre Marquez đến cửa Bạng (Thanh Hóa) truyền đạo và đã cảm hóa được nhiều tín đồ; sau đó hai ông có yết kiến Trịnh Tráng, rồi theo chúa Trịnh ra Thăng Long, chính trong thời gian này hai linh mục (A.Rhodes cùng với Linh mục Pierre Marquez) đã lập giáo đoàn Đàng Ngoài. Tháng 5 năm 1630, chúa Trịnh cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ, Đắc Lộ trở về Áo Môn.
    Ở Đàng Trong, các giáo sĩ Dòng Tên cũng bắt đầu truyền bá đạo Giatô từ khá sớm: Giáo sĩ Antonio De Faria (Bồ Đào Nha) đến cửa Hàn (Tourane - Đà Nẵng) năm 1535, các linh mục George De Lamoste (Pháp) và Luis De Fonseca (Bồ Đào Nha) cũng đến Quảng Nam năm 1586 để thiết lập những cơ sở phục vụ cho việc truyền giáo ở đây. Mười năm sau (năm 1596), chiến thuyền Tây Ban Nha đến tiếp lương cho các giáo sĩ ở cửa Hàn, linh mục Aduazte xin phép tiếp kiến chúa Nguyễn, được chúa hứa cho phép xây dựng nhà thờ và tự do truyền đạo. Tranh thủ sự ủng hộ của các chúa Nguyễn, ngày 18/01/1615, giáo sĩ Ý Francisco Buzomi cùng với giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Diego Carvalho và hai giáo sĩ Nhật là Joseph và Paulo đến Hội An nhận nhiệm sở và làm việc ở đây trong một thời gian dài? Có thể nói, kể từ năm 1615 đến 1625, đã có hơn hai mươi giáo sĩ Dòng Tên đến Hội An truyền đạo. Ông F.Buzomi là người khai sáng Giáo đoàn Thiên Chúa giáo xứ Nam, lãnh đạo các hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong và chủ trì nhà thờ Hội An trong 25 năm liền.
    Thời gian này, nhiều giáo sĩ nổi tiếng khác của Dòng Tên cũng đã từng đến Hội An thực hiện sứ mạng truyền giáo và mang lại những thành công nhất định. Giáo sĩ Bồ Francisco De Pina được cử đến Hội An - Thanh Chiêm truyền đạo 8 năm liền (1617 - 1625). Giáo sĩ Ý Christoforo Borri đã đến và làm việc ở đây từ năm 1618 đến 1621. Giáo sĩ Alexandre De Rhodes đến Hội An cả thảy 5 lần từ những năm 1624 - 1645 và đã ghi dấu ấn đậm nét không chỉ đối với người dân phố Hội... Bên cạnh các giáo sĩ phương Tây, các giáo sĩ Nhật Bản cũng đã từng đến thương cảng quốc tế này thực hiện nhiệm vụ tôn giáo trong nửa đầu thế kỷ XVII. Đó là các linh mục Joseph (nhậm chức tại Hội An từ 1615 - 1639) linh mục Pietro Marques (2 lần nhậm chức vào các năm 1618- 1627 và 1655 - 1663), linh mục Romao Nishi (1622- 1640), linh mục Mathias Machida (1625), linh mục Miguel Machi (1626 - 1628) và linh mục Paulo (tên thật là Saitoh Kozaemon, từ 1665).
    Từ năm 1654, Hội truyền giáo Pa ri được thành lập, các giáo sĩ người Pháp dần chiếm ưu thế trong việc truyền giáo ở các nước Á Đông. Trong thời gian này các giáo sĩ người Pháp tấp lập vào nước ta ở cả Đàng trong cũng như Đàng ngoài truyền đạo và dần dần thay thế các giáo sĩ người Bồ, Tây Ban Nha...
    Đến đầu thế kỷ XIX số lượng giáo dân ở nước ta trở nên đông đảo, theo thống kê năm 1802 của Giám mục Labartette:
    - Giáo phận Đông Đàng Ngoài: có l giám mục, 41 linh mục Việt Nam, 4 thừa sai và 140.000 tín hữu.
    - Giáo phận Tây Đàng Ngoài: có 1 giám mục, 65 linh mục Việt Nam, 5 thừa sai và 120.000 tín hữu.
    - Giáo phận Đàng Trong: có 1 giám mục, 65 linh mục Việt Nam, 5 thừa sai và 60.000 tín hữu.
    Như vậy, trong thời gian từ thế kỷ XVI ?" XIX đạo Giatô đã được truyền bá vào Việt Nam và cảm hóa được đông đảo tín đồ. Sự xâm nhập của đạo Gia tô gắn liền với sự ra đời của chữ Quốc Ngữ, cùng những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội, văn hoá Việt Nam.
    II. Sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam.
    Sự hình thành chữ Quốc ngữ không phải là ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ được hình thành theo chủ trương chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa chữ viết của các nước Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. Thật vậy, tại Trung Hoa, Hoa ngữ được các nhà truyền giáo dùng mẫu tự La Tinh phiên âm trước nhất, công việc nầy do hai giáo sĩ Dòng Tên là Micac Ruggieri và Matteo Ricci đã soạn quyển Ngữ vựng hay Tự vựng Bồ-Hoa, quyển nầy mỗi trang chia làm 3 cột: chữ Bồ, chữ Hán, phiên âm Hoa ngữ, tài liệu nầy soạn khoảng năm 1584-1588, bản viết tay còn lưu trử tại văn khố Dòng Tên ở La Mã (Rome). Năm 1598, giáo sĩ Ricca và Cateneo đã dùng ký hiệu để ghi các thanh Hoa ngữ. Tại Nhật Bản, các tác phẩm chữ Nhật đã được La tinh hóa, từ năm 1592 đến năm 1596 có đến 10 tác phẩm loại này được in ra, hai tác phẩm quan trọng sau đây đáng được nhắc đến:
    1) Cuốn Giáo lý ghi bằng tiếng Nhật theo mẫu tự La Tinh có tên là: Dotrina Jesus no Compania no Collegio Amacusa ni voite superiores no vou xi no comuni core no fan to nasu mono nari, Nengi, 1592.
    2) Cuốn tự điển La - Bồ - Nhật: Dictionarium latino lusitanicum ac Japonium (In Amacusa in Collegia Japonico Societa Jesus, Anno 1595). Ngoài ra còn có sách ngữ pháp Nhật được in theo mẫu tự a, b, c vào năm 1603-1604.
    Ở Việt Nam, trong các thế kỷ từ XVI ?" XVIII công cuộc truyền giáo tuy có những thăng trầm nhất định nhưng nhìn chung là hiệu quả, để giải quyết khó khăn bất đồng về ngôn ngữ các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La tinh để phiên âm tiếng Việt đưa đến sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Sự hình thành chữ Quốc Ngữ là cả một quá trình và trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ khác nhau, trong đó có sự đóng góp to lớn của người Việt Nam:
    a. Giai đoạn phiên âm.
    Đây là thời kỳ các giáo sĩ thực nghiệm phiên âm, có lẽ câu sau đây là một dòng chữ xuất hiện đầu tiên trong tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ: "Con gno muon bau tlom laom Hoalaom chian ". Câu nầy, theo giáo sĩ Christofora Borri (2), là câu mà các giáo sĩ Đàng Trong đã dùng trước khi ông có mặt tại đây, nó có nghĩa là: Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng? Danh từ Hoa Lang, không rõ do đâu mà có, nhưng đó là danh từ do người Việt Nam thời bấy giờ dùng để chỉ cho người Bồ Đào Nha và sau đó được dùng để gọi chung các nhà truyền giáo Tây Phương.
    b. Giai đoạn cấu tạo câu.
    Giai đoạn kế tiếp được coi như khởi sự từ năm 1632 với những phiên âm của Gasparo d''Amiral. Trong giai đoạn này, chúng ta thấy vai trò đóng góp cho sự hình thành chữ Quốc ngữ của Gasparo d''Amiral rất quan trọng, ông phiên âm có phương pháp. Tài liệu dẫn sau đây cho chúng ta thấy rõ Đắc Lộ đã theo phương pháp của Gasparo d''Amiral để phiên âm trước khi dựa vào quyển tự điển Bồ Đào Nha - Annam cũng của ông, để Đắc Lộ soạn quyển tự vị "An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh ". Có thể nói, việc sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ là công trình tập thể nhưng cũng phải kể đến sự đóng góp to lớn của một số giáo sĩ tiêu biểu như Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), Linh mục Antonio Barbosa và đặc biệt là sự đóng góp của ng ười Việt Nam.
    Tài liệu của 14 giáo dân Việt Nam ghi bằng chữ Quốc ngữ, về việc họ xác nhận tán đồng ý nghĩa mô thức rửa tội, do 31 linh mục Dòng Tên thảo luận ở Viện Thần Học tại Áo Môn năm 1645. Tài liệu này là một bản La văn do các linh mục Dòng Tên soạn, để trả lời cho Linh mục Sebastião de Jonaya, nhan đề: "Cirra formam Baptismi Annamico Idiomate prolatam'' (Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam). Phần chữ Quốc ngữ của 14 giáo dân Việt Nam ghi như sau:
    "Nhin danh Cha uà con uà Su-phi-ri-to-sang-to í nài An-nam các bỏn đạo thì tin ràng ra ba danh ví bàng muốn í làm một thì phải nói nhin nhít danh cha etc.- tôy là Giu ão câi trâm cũ nghi bậi - tôy là An re Sen cũ nghi bậi - tôy là Ben tò vẫn triền cũ nghi bậi - tôy là Phe ro uẫn nhit cũ nghi bậi - tôy là An jo uẫn tãu cũ nghi bậi - tôy là Gi-ro-ni-mo cũ nghi bậi - tôy là I-na sô cũ nghi bậi - tôy là tho-me cũ nghi bậi - tôy là Gi-le cũ nghi bậi - tôy là lu-i-si cũ nghi bậi - tôy là Phi-lip cũ nghi bậi - tôy là Do-minh cũ nghi bậi - tôy là An-ton cũ nghi bậi - tôy là Giu ão cũ nghi bậi "
    (nhân danh Cha và con và Su-phi-ri-to Sang-to Spirito Santo ý nầy An nam các bổn đạo thì tin rằng ra ba danh. Ví rằng muốn ý làm một thì phải nói: nhân danh Cha vân vân. Tôi là Giu an Cai (?) Trâm cũng nghĩ vậy - Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy - Tôi là Ben tô Văn Triều cũng nghĩ vậy - Tôi là Phê rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy - Tôi là An gio Văn Tang cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi-rô-i-mô cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi le cũng nghĩ vậy - Tôi là lu-i-si cũng nghĩ vậy - Tôi là Phi líp cũng nghĩ vậy - Tôi là Đô Minh cũng nghĩ vậy - Tôi là An ton cũng nghĩ vậy - Tôi là Giu an cũng nghĩ vậy) [3].
    Như thế, chúng ta thấy rõ đây là một bản văn Quốc ngữ của 14 người Việt Nam xác nhận mô thức rửa tội năm 1645 của các linh mục Dòng Tên đồng thời cũng giúp cho chúng ta thấy sự đóng góp của người Việt Nam trong quá trình hình thành chữ Quốc ngữ, tiêu biểu là một số những tên tuổi như: Bentô Thiện, Phili phơ Bỉnh?
    c. Sự hình thành chữ Quốc Ngữ.
    Trên cơ sở tiếp thu thành tựu công trình của các giáo sĩ trước Alexandre de Rhodes biên soạn quyển Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum và được in tại La Mã năm 1651; cũng trong năm đó ông còn biên soạn cuốn: "Cathéchismus "(Phép giảng tám ngày). Tiếp sau đó hai Linh mục Antonio Barbosa và Gasparo d''Amiral lại biên soạn cuốn Dictionarium Lusitanum - Annamaticum và Annamiticum ?" Lusitanum, tuy cả hai quyển này đén nay vẫn chưa được khám phá nhưng năm 1651 vẫn được coi là năm đánh dấu sự hoàn tất công trình điển chế chữ Quốc ngữ [4].
  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Qua so sánh ta thấy: mẫu tự La tinh có 26 chữ cái, mẫu tự tiếng Anh, Pháp, Đức cũng có 26 chữ cái, mẫu tự chữ Quốc Ngữ có 24 chữ cái, bao gồm những chữ cái sau:
    Aa Bb Cc dd Đd Ee Gg Hh Ii Kk Ll Mm Nn Oo Pp Qq Rr Ss Tt Uu Vv Xx Yy Zz
    Sau đây xin được lược trích một số chữ Quốc Ngữ Quốc Ngữ được viết qua cuốn từ điển: ?oTừ điển An Nam ?" La tinh ?" BĐN? năm 1651 [4]. Thế kỷ XVII - Hiện nay Mlẽ - Lẽ Dea - Da Nà - Và Bua - Vua Bó ngựa - Vó ngựa Blả ơn - Giả ơn Con tlâu - Con trâu
    III. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam .
    Từ khi hình thành cho đến giữa thế kỷ XIX, chữ Quốc Ngữ chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp với mục đích truyền đạo và chủ yếu trong đồng bào công giáo. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng đã sử dụng chữ Quốc ngữ thành công cụ để cai trị. nhân dân ta cho nên trong giai đoạn đầu những người yêu nước, người bình dân chống lại việc học chữ Quốc ngữ, tinh thần ấy được ghi lại trong câu ca dao: ?oKhuyên anh về học lấy chữ Nhu, Chín trăng em đợi, mười thu em chờ?. Cho đến khi quyển " Chuyện Đời Xưa " của Trương Vĩnh Ký ra đời năm 1866, vẫn còn ghi ở lời Tựa "... cùng là có ý cho người ngoại quốc muốn học tiếng An Nam, coi mà tập hiểu cho quen. " Điều này đủ chứng tỏ chữ Quốc ngữ trước đó, có mục đích giúp cho người ngoại quốc học tiếng Việt.
    Phải đợi đến mãi sau này, những nhà văn tiền phong như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của? dùng chữ Quốc Ngữ sáng tác văn chương, đẩy mạnh việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhất là từ khi Huỳnh Tịnh Của soạn quyển ?oĐại Nam Quốc Âm Tự Vị?, in năm 1896? lúc đó chữ Quốc Ngữ mới bắt đầu xuất hiện trên văn đàn. Sự tiên phong của những nhà văn lớn đã làm cho việc học tập và sử dụng chữ Quốc ngữ dần dần trở thành phong trào rộng rãi trên các địa hạt: báo chí, dịch truyện Tàu, viết tiểu thuyết, tạo dựng phong trào Thơ mới? Từ đó chữ Quốc ngữ mới thực sự được sử dụng rộng rãi trong công chúng Việt Nam và có tác động tích cực đối với đời sống xã hội, văn hoá của nhân dân ta.
    IV. Kết Luận.
    Với mục đích truyền đạo Thiên Chúa, các giáo sĩ đã la tinh hóa tiếng Việt đưa đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Việc sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ là công trình của tập thể các giáo sĩ, trong đó có sự đóng góp to lớn của người Việt Nam. Lúc đầu chữ Quốc Ngữ chỉ được phổ biến trong số ít đồng bào công giáo; mãi về sau này mới được sử dụng rộng rãi trong dân chúng và có vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa của nhân dân Việt Nam.
    Tài liệu tham khảo. 1. Lịch sử Giáo đường Hội An (1967) - Tài liệu lưu tại Giáo đường Hội An. 2. Borri, Relation della nuova missione delli PP. della Compania di Giesu, al regno della Cocincina, scritta dal Padre Christoforo Borri, Milanese della medesima Compania, Roma, 1631 ( Sự liên hệ về giáo đoàn mới của các linh mục Dòng Tên, ghi bởi linh mục Christoforo Borri người Milan thuộc giáo đoàn này). 3. Võ Long Tê, Lịch sử Văn học công giáo Việt Nam, Tư Duy, SàiGòn 1965 trang 192-193. 4. Đỗ Quang Chính, Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659, Ra Khơi, SàiGòn 1972, trang 92-98. 5. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 đã dẫn trên, trang 100-107 6. Sách Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 đã dẫn trên, trang 108-109 và phụ lục. 7. Ghi chép của Bento Thiện về chữ Quốc Ngữ ?" Tài liệu lưu trữ tại Văn Khố Dòng Tên ở La Mã.                 ( Theo Bài viết mới )
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Nước Mặn - nơi phôi thai của chữ Quốc ngữ
    "Phép giảng tám ngày" - tác phẩm chữ Quốc ngữ [​IMG] của Alexandre De Rhode in năm 1652. Tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ ở Việt Nam từ khi khởi thảo đến khi hoàn tất khoảng 2 thế kỷ. Dựa vào những tư liệu hiện có, người ta đã chia ra làm 4 thời kỳ: thời kỳ phôi thai (1620-1631), thời kỳ hình thành (1631-1648), thời kỳ phát triển (1651-1659) và thời kỳ hoàn tất (1772-1838). Thế nhưng, ai là người đi tiên phong sáng tạo ra chữ Quốc ngữ? Và nơi sơ khởi, phôi thai của chữ Quốc ngữ diễn ra ở đâu? Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng Nước Mặn là nơi phôi thai, điểm khởi nguyên công việc sáng chế chữ Quốc ngữ?
    Nước Mặn là tên gọi của một phố cảng sông nằm bên đầm Thị Nại của phủ Quy Nhơn vào thế kỷ XVII-XVIII. Nơi đây thuyền buôn phương Tây và các nước Đông-Nam Á thường xuyên ra vào buôn bán. Nước Mặn cũng chính là nơi đóng bản doanh của giáo đoàn các tu sĩ Dòng Tên ở xứ Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII. Cảng thị Nước Mặn xưa kia bao gồm các thôn: An Hòa, Lương Quang (Hòa Quang, Lương Tài) thuộc xã Phước Quang và thôn Kim Xuyên (Vĩnh Xuyên) thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay.
    Lịch sử chữ Quốc ngữ ngay từ đầu đã gắn bó chặt chẽ với lịch sử truyền đạo Thiên chúa giáo ở Việt Nam. "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" khi nhắc lệnh cấm người theo đạo Gia Tô dưới triều Lê Huyền Tông vào năm 1663 có ghi: "Đạo Gia Tô theo bút ký tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1553) đời Lê Trang Tông, có người Tây Dương là I-nê-khu, lén đến truyền đạo Gia Tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy" (thuộc giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay). Vì thế các sử sách Công giáo tại Việt Nam coi năm 1553 là mốc khởi đầu cho việc mở đạo. Tuy nhiên đây chỉ là bước dò dẫm sơ khởi, chưa có kết quả đáng kể trong việc truyền bá đạo Thiên chúa ở Việt Nam.
    Năm 1615, được xem là thời điểm quan trọng đầu tiên trong lịch sử truyền giáo, khi giáo đoàn các tu sĩ Dòng Tên gồm linh mục Francesco Buzomi (người Ý), linh mục Piego Carvalho, thầy Antonio Diaz (người Bồ Đào Nha) và hai thầy người Nhật là Giuse và Phaolô đi tàu buôn của Bồ Đào Nha từ Ma Cao tới Đàng Trong lập cơ sở truyền giáo đầu tiên. Ở Đàng Ngoài, sự kiện đánh dấu giai đoạn quan trọng này được tính năm 1627, khi hai linh mục Pierre Marquez (người Bồ Đào Nha) và Alexandre De Rhodes (người Pháp) từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài truyền giáo, cập bến ở Cửa Bạng (Thanh Hóa).
    Đầu thế kỷ XVII, Đàng Trong - Xứ Quảng là một miền đất chung bao gồm cả Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, được coi là nơi mở đầu trang sử khai đạo chính thức ở Việt Nam. Các học giả nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ thường cũng tính thời điểm khởi nguyên công việc sáng chế loại chữ mới này ở Việt Nam mà cụ thể là ở Đàng Trong vào năm 1615.
    Mặc dù đến năm 1617 linh mục Prancesco De Pina (người Bồ Đào Nha) mới được cử từ Ma Cao sang giúp thêm cho Cha Francesco Buzomi, nhưng ông lại là giáo sĩ châu Âu đầu tiên nói thạo tiếng Việt, điều này đã được các giáo sĩ đến sau như Gaspar Luiz và Alexandre De Rhodes xác nhận. Trong các tài liệu viết tay ở Ma Cao của Joao Roiz và Gaspar Luiz vào năm 1621 đã có nói đến việc các giáo sĩ Dòng Tên tại Đàng Trong đã soạn thảo sách giáo lý bằng chữ Nôm ngay từ năm 1620 với sự cộng tác của người Việt ở địa phương. Đây là bản tường trình hàng năm của Cha giám sát tỉnh Dòng Tên Nhật Bản gởi về cho Bề Trên Cả Dòng Tên ở La Mã dựa theo các báo cáo ở Đàng Trong gởi về. Mặc dù chưa sang Việt Nam nhưng trong hai tài liệu viết tay của Roiz (viết bằng tiếng Bồ Đào Nha) và của Luiz (viết bằng tiếng La tinh), chúng ta có thể tìm thấy một số chữ Quốc ngữ như Unsai "ông sãi", ungue "ông nghè", Cacham "kẻ chàm", Nuocman "Nước Mặn"?
      Trang đầu Từ điển Việt - Bồ - La [​IMG] của Alexandre De Rhode in năm 1651. Tài liệu đầu tiên về chữ Quốc ngữ mà chúng ta có được là những ghi chép của linh mục Christoforo Borri in trong cuốn sách "Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong" xuất bản bằng tiếng Ý lần đầu tiên năm 1631 dày 231 trang in khổ 13x19. Tuy cuốn sách này được in năm 1631 nhưng chữ Quốc ngữ trong đó Christoforo Borri sử dụng là chữ La tinh hóa được ông ghi chép từ những năm còn ở Đàng Trong, khi ông ở Nước Mặn với hai linh mục Buzomi và De Pina từ năm 1618 đến 1621. Chữ Quốc ngữ lúc này của Borri chưa có quy cách chặt chẽ, có chữ phiên âm theo tiếng Ý, có chữ phiên âm theo tiếng Bồ Đào Nhà và chưa thấy dấu ghi thanh, trừ dấu huyền là có sẵn trong tiếng Ý.
    Những tài liệu viết tay đầu tiên có chữ Quốc ngữ do các linh mục khi đang truyền giáo ở Đàng Trong viết ra mà chúng ta hiện có là bức thư của Francesco De Pina viết năm 1623, bản tường trình của Alexandre De Rhodes viết năm 1625, bản tường trình của Gaspar Luiz năm 1626, bản tường trình của Antonio De Fontes năm 1626, bức thư của Francesco Buzomi năm 1626.
    Trong số các giáo sĩ, Alexandre De Rhodes đến Việt Nam muộn (cuối năm 1624), nhưng là người duy nhất ra vào nhiều thời gian ở cả hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài (Đàng Ngoài 4 năm, Đàng Trong 7 năm). Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ của ông được in năm 1651 là: "Phép giảng tám ngày", "Văn phạm Việt ngữ" và "Từ điển Việt-Bồ-La" (xem ảnh). Mặc dù không thể phủ nhận là Alexandre De Rhodes đã có những đóng góp to lớn vào việc La tinh hóa tiếng Việt, thế nhưng căn cứ vào những tư liệu có được cho đến nay nêu trên thì Alexandre De Rhodes không phải là người đầu tiên, người đi tiên phong sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Công lao to lớn của ông là ở chỗ có công tu chỉnh, hệ thống hóa chữ Quốc ngữ đang ở thời kỳ phôi thai và có công phổ biến, in ấn sách vở đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ.
    Sáng chế ra chữ Quốc ngữ là cả một quá trình, là công việc tập thể của nhiều giáo sĩ phương Tây. Giai đoạn đầu phải kể đến sự đóng góp thuộc về các tên tuổi như: Borri, De Pina, Buzomi. Công lao của các giáo sĩ khác như: Gaspar Do Amaral, Antonio Barbosa và nhất là Alexandre De Rhodes là ở các giai đoạn sau - những giai đoạn hình thành, phát triển và hoàn tất chữ Quốc ngữ, thường được kể sau năm 1626.
    Ba nơi chủ yếu các vị thừa sai Dòng Tên ở và hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong từ năm 1615 là Cửa Hàn (Đà Nẵng), Hội An - Thanh Chiêm (Quảng Nam) và Nước Mặn (Bình Định). Nhưng Nước Mặn là nơi đóng bản doanh của giáo đoàn các tu sĩ Dòng Tên và Cha Bề trên Buzomi ở tại đây. Francesco De Pina sống ở Đàng Trong 7 năm (1617-1625), riêng Nước Mặn ông ở từ năm 1618-1620. Chiristoforo Borri ở Nước Mặn từ năm 1618 đến năm 1621 trở về lại Ma Cao. Như vậy, Cha Bề trên Buzomi và hai linh mục của giáo đoàn ông là Borri và De Pina là những giáo sĩ Dòng Tên đi tiên phong trong việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ, thời gian đầu đến Việt Nam sống, hoạt động truyền giáo và học tập, nghiên cứu, phiên âm chữ Quốc ngữ đều ở Nước Mặn. Do đó, có thể coi Nước Mặn là nơi sơ khởi, phôi thai của chữ Quốc ngữ.
    . Nguyễn Thanh Quang - BÌNH ĐỊNH NGUYỆT SAN 
    Mục Đích Việc Sử Dụng "Chữ Quốc Ngữ" Của Tên Thực Dân Puginier
    * * *
    ?oTừ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ Châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885.
    Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần dà bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.
    Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam và phe trí thức An nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.
    Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.?
    * * *
    (pp. 425-426, "Christianisme Et Colonialisme Au Vietnam 1857-1914", Cao Huy Thuan Paris, France - 1968 -- tr. 425-426, "Thiên Chúa Giáo Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam 1857-1914", Cao Huy Thuần,).
  5. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Báo Người Lao Động số ra ngày 07-01-2007 đăng bài nghiên cứu của GS-TS Phạm Văn Hường (ĐH Bordeaux) về Alexandre de Rhodes mời các bạn tham khảo:
    Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ
    LTS: Đây là đề tài làm tốn nhiều công sức của các nhà nghiên cứu hàng trăm năm qua. Bằng những tài liệu từ nước ngoài, đặc biệt ở Bồ Đào Nha, Pháp, và cả ở thực địa, GS-TS Phạm Văn Hường (ĐH Bordeaux) đã chứng minh rằng Alexandro Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

    Bài viết này có tính chất nghiên cứu khoa học, mọi ý kiến phản biện, tranh luận, tác giả sẵn sàng lắng nghe, với mong muốn làm sáng tỏ lịch sử chữ quốc ngữ.
    Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy. Ở đây họ định cư lâu dài hơn, và đã xây nhà bằng ngói, gạch. Cũng tại đây, người Bồ Đào Nha đã học được kỹ thuật nung sành, nung sứ, trong những lò nung lên đến trên 1.000oC có mũ chụp, kỹ thuật mà thời đó Âu châu chưa có.
    CÔNG LỚN THUỘC VỀ CÁC GIÁO SĨ
    Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên Chúa giáo. Hồi ấy giáo hội phân công truyền đạo trên thế giới. Việc dính líu đến Đông Nam Á châu thì do giáo đoàn Bồ Đào Nha phụ trách, đặc biệt là do các giáo sĩ Dòng Tên Jesus có cơ sở ở Coimbra bây giờ.
    Họ học tiếng Á Đông rất nhanh. Người biết tiếng Việt khá nhiều là Francesco do Pina. Ông cũng biết nhiều thứ tiếng châu Á khác và đã trở thành giáo sư của những tu sĩ mới qua sau. Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, cũng là người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ đã sáng tạo ra cách dùng chữ La tinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là chữ quốc ngữ, từ năm 1638.
    Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm bắt được lối viết này đã hiểu ngay đó là một phương tiện tuyệt vời cho thông tin, giáo dục, và đã tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.
    Tuy thế, phải chờ đến gần cuối thế kỷ thứ 18, chữ quốc ngữ mới được trau giũa tốt đẹp gần như chữ Việt ngày nay.
    Khi gặp Hán tự thì viết bằng Hán tự, tuy không dễ gì, còn khi gặp từ Việt thuần túy như trong bài ca dao sau đây, cả bài thơ, không có lấy một từ Hán, lấy chữ đâu mà viết:
    Trời mưa làm ướt lá khoai
    Thương anh làm rể mười hai năm ròng
    Như em lắm ruộng ngoài đồng
    Bắt anh tát nước cực lòng lắm thay
    Tháng tám mưa bụi gió bay,
    Cất lấy gàu nước chân tay rụng rời...
    (Làm rể, ca dao)
    May có chữ Nôm! Nhưng chữ Nôm viết còn khó khăn hơn chữ Hán. Vì vậy khi nắm được chữ quốc ngữ, người Việt không ngần ngại, dùng ngay. Xem số sách báo bằng chữ quốc ngữ tràn đầy cuối thế kỷ thứ 19 thì thấy lối viết này là một thành công lớn.
    Công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ công lớn thuộc về hai giáo sĩ Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
    Hai giáo sĩ này sau khi rời Hội An thì định cư ở Macau truyền đạo tại đây gần 10 năm. Không may Gaspar do Amaral tử nạn trên biển Macau vào tháng 2-1646 khi trên đường đến Việt Nam. Antonio Barbosa cũng mất một năm sau đó.
    VAI TRÒ CỦA ALEXANDRO RHODES
    Cùng thời đó, có một giáo sĩ tên Alexandro Rhodes, người sinh ở Avignon, miền Nam nước Pháp, cùng đến giảng đạo ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Các Chúa Trịnh không ưa đạo Thiên Chúa nên ra lệnh giới hạn sứ mệnh truyền giáo. Có một tín đồ người Việt khá gần gũi với Công giáo đoàn bị xử tử. Tuy không có giáo sĩ nào chết vì đạo, nhưng họ đều rời Việt Nam hồi đó để đi Macau tiếp tục làm việc. Trong số đó có Alexandro Rhodes.
    Hai giáo sĩ do Amaral và Barbosa trước khi mất có để lại trong nhà thờ San Pauli ở Macau những quyển từ điển Việt ?" Bồ ?" La tinh mà họ đã sáng tạo. Alexandro Rhodes là người mang từ điển đó về Âu châu. Năm 1651 người ta thấy có quyển từ điển Việt ?" Bồ Đào Nha ?" La tinh xuất bản ở Roma, với tên tác giả là Alexandro de Rhodes.
    [​IMG]
    Vậy Alexandro de Rhodes là ai, có phải là Alexandre Rhodes hay không? Tôi có đi Macau, tìm nguồn nhưng vô hiệu. Tôi cũng tìm đến nơi gia đình họ Rhodes ở gần Avignon. Gia đình người Pháp này có gốc Y Pha Nho. Linh mục Công giáo địa phận này cho tôi tài liệu in bức thư của Alexandro Rhodes khi ông này xin giáo hội dòng Jesus cho ông đi truyền đạo ở Đông Nam Á. Cuối bức thư ấy quả thật có tên Alexandro Rhodes. Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu châu, ông này đã kèm thêm tên de quý phái khi ra quyển từ điển lịch sử ấy!
    Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là hành vi ?ođạo? công trình của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ý ghép tên mình thêm chữ de kệch cỡm! Hành vi ?ođạo? công trình rất rõ, vì không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên bìa: Annam viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm!
    Nếu rời trang bìa mà nhìn vào trong sách, lại thấy cách tạo chữ Việt chỉ căn cứ trên cách viết Bồ Đào Nha. Ví dụ phụ ngữ nh chỉ Bồ Đào Nha mới có. Tất cả Âu châu không nơi nào có. Ở Anh thì dùng ng, ở Espaía (Tây Ban Nha) thì dùng í, ở Pháp thì dùng gn để viết âm nhơ. Alexandro khó mà tạo ra nh Việt Nam.
    Vị đạo sĩ ?ođạo? công trình này còn hoang mang dẫn đến sai sót chết người trong cuốn Phép giảng tám ngày.
    Thường lệ, lễ đạo theo chu trình 7 ngày hay một tuần lễ. Hai giáo sĩ Bồ Đào Nha không những chỉ sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà còn đặt ra nhiều Việt ngữ mới.
    Trong các nước Âu châu, Anh, Đức, Ý - đất của giáo hội Vatican, Pháp - đất sinh của Rhodes, ngày chủ nhật là ngày cuối tuần. Chỉ có ở Lusitana, tên Bồ Đào Nha xưa, chủ nhật là ngày lễ đầu tuần. Kế tiếp là ngày lễ thứ hai, feria secundo, v.v... Dựa theo truyền thống Bồ Đào Nha, họ đã tạo nên những Việt ngữ: chủ nhật, thứ hai, thứ ba v.v... cho đến thứ bảy. Thứ tự những ngày lễ trong tuần này khác hẳn thông lệ ở Pháp, nơi chôn nhau cắt rốn của Alexandro. Có lẽ trước sự hoang mang, bán tín bán nghi, không biết lễ chủ nhật nằm đầu tuần hay cuối tuần nên Rhodes sinh ý Phép giảng tám ngày.
    Sự đạo công trình của Alexandro còn tái diễn một lần nữa khi ông ta đứng tên mình in ra quyển Tường trình về Nhật Bản với sự tài trợ của công chúa Đan Mạch, mặc dầu tác giả thực sự của công trình này là một giáo sĩ khác thuộc Dòng Tên. Điều gian dối này buộc giáo đoàn Dòng Tên, công khai tố cáo và cảnh giác.
    Cũng vì thế, sau này khi Alexandro Rhodes xin phép giáo hội để trở lại Đông Nam Á, thì bị khước từ. Tiếp theo đó Alexandro trôi dạt vào Iran cho đến một ngày đầu tháng 11-1660 thì chết ở Isfahan, thọ 69 tuổi, kết thúc một đời tu hành gian trá.
    Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đã đưa ra xuất bản những công trình về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
    Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!

    Francesco do Pina
    Sinh năm 1585 tại Guarda, Bồ Đào Nha
    Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo năm 1605 tại Coimbra. Đến Macau từ 1613.
    Đến truyền giáo ở Đàng Trong năm 1617, thông thạo nhiều thứ tiếng Đông Nam Á, nhất là tiếng Nhật và tiếng Việt.
    Dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ Âu châu mới qua Á Đông, trong số có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Alexandro Rhodes.
    Phiên âm tiếng Việt theo mẫu tự Bồ Đào Nha và La tinh. Đắm thuyền chết tại cửa biển Đà Nẵng ngày 15-12-1625.
    Gaspar do Amaral
    Sinh năm 1594 tại Curveceira, Viseu, Bồ Đào Nha ngày nay. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo-giáo, năm 1617 tại Coimbra, Bồ Đào Nha. Đi Á Đông năm 1624 ở Macau; Viện trưởng Viện Truyền đạo ở Macau. Đến Đàng Ngoài năm 1629.
    Trở về Macau năm 1638 sau khi hoàn thành phiên âm chữ quốc ngữ Việt Nam. Đắm thuyền, chết ngoài biển Macau tháng 2-1646 trên đường đi Việt Nam.
    Antonio Barbosa
    Sinh năm 1594 tại Amifana do Souza nay là Penafiel gần Porto, Bồ Đào Nha. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo tại Lisboa năm 1624. Đi Á Đông đầu năm 1624.
    Đến Đàng Trong 1629, rồi Đàng Ngoài năm 1636 cho đến 1642 đi Macau. Hợp tác với Gaspar do Amaral trong việc hoàn tất phiên âm chữ quốc ngữ.
    GS-TS Phạm Văn Hường
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Người nói câu: "Nước Nam ta mai sau này hay, dở cũng là ở chữ quốc ngữ!"
    TT - Đoàn làm phim vào TP.HCM. Máy quay lia vào bảng tên đường Nguyễn Văn Vĩnh. Đạo diễn Trần Văn Thủy hỏi một, hai, ba người: Nguyễn Văn Vĩnh là ai mà được đặt tên phố này? Cả ba lắc đầu "không biết". Hỏi nữa thì nhận được câu trả lời: "Hình như ông là liệt sĩ chống Pháp".Máy lia sang Montpellier, thành phố phía nam nước Pháp, có con đường thật đẹp tên: Nguyễn Phùng. Một nhóm người Pháp, Việt tự hào nói với đạo diễn Trần Văn Thủy: "Nguyễn Phùng là người Việt đầu tiên và duy nhất được đặt tên phố ở Montpellier và ở Pháp. Ông là con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nhà văn hóa lớn người Việt". Đó là hai cảnh trong bộ phim tư liệu Mạn đàm về người man di hiện đại.Nguyễn Văn Vĩnh là ai?
    Tháng 6-1999, Hội đồng nhân dân TP. HCM quyết định đổi tên đường Hậu Giang dài 400m thành đường Nguyễn Văn Vĩnh. Lý do: Nguyễn Văn Vĩnh có công đầu khai sáng việc dùng chữ quốc ngữ cho người Việt đầu thế kỷ 20, với câu nói nổi tiếng: Nước Nam ta mai sau này hay, dở cũng là ở chữ quốc ngữ!Chương trình hỗ trợ xuất bản (PAP) của đại sứ quán Pháp tại VN, khởi động năm 1990, vài năm gần đây mang tên Nguyễn Văn Vĩnh, cũng đã giải thích: "Nguyễn Văn Vĩnh là tác giả của nhiều bài báo viết về các vấn đề văn hóa và lịch sử VN, ông cũng đóng góp tích cực công tác truyền bá văn hóa Pháp vào VN thông qua việc dịch nhiều kiệt tác của các tác giả Pháp như Molière, Victor Hugo, Balzac, Alexandre Dumas và La Fontaine. Thông qua các bài báo và công trình dịch thuật của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần vào cuộc cách mạng chữ viết tại VN đầu thế kỷ 20 và biến quốc ngữ thành chữ viết quốc gia...".Để được nhìn nhận như ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh và gia đình trong vài chục năm đã chịu không ít bi kịch bị hiểu lầm và đánh giá sai lệch.Bởi vậy, phim Mạn đàm về người man di hiện đại, bốn tập, dài 215 phút, thoạt đầu chỉ mang nghĩa "hướng nội": phim tư liệu gia đình. Người cháu nội Nguyễn Lân Bình, sinh 1951, viên chức Bộ Ngoại giao, năm 2006 thay mặt dòng họ làm phim với khao khát tìm lại danh dự cho gia tộc, làm rõ sự thật về cuộc đời và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Phim ra đời nhân 125 năm ngày sinh Nguyễn Văn Vĩnh (15-6-1882 - 15-6-2007), 100 năm Đông kinh nghĩa thục, 100 năm Đăng Cổ Tùng báo (tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Bắc kỳ) là hai sự kiện lịch sử mà Nguyễn Văn Vĩnh tham gia với tư cách người trong cuộc. Đạo diễn - NSND Trần Văn Thủy, quay phim Nguyễn Sỹ Bằng hoàn tất bộ phim sau một năm."Người man di hiện đại"
    Nguyễn Văn Vĩnh mang bi kịch người trí thức "Tây học" tiền phong trong lĩnh vực: văn hóa, văn minh, báo chí, văn học, nghệ thuật... của VN nửa đầu thế kỷ 20. Bởi vậy, các nhà làm phim có lý khi đặt tên và chọn phương pháp mạn đàm. Phim xuất hiện hai dòng nhân vật, hai góc nhìn: trong và ngoài gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh. Từ "điểm nhìn" riêng, các nhân vật bày tỏ ý kiến dân chủ về "người man di hiện đại" - cách gọi mà Nguyễn Văn Vĩnh đã tự đặt cho mình. Nhiều cảnh quay cảm động về người trong gia đình biểu lộ đau buồn, phẫn nộ, tủi hổ vì bị người đời coi khinh, là con cháu của Nguyễn Văn Vĩnh, "bồi bút", "tay sai" thực dân Pháp. Nhiều tâm sự chứa chan nước mắt qua lời kể của con gái, con trai, con dâu, cháu ngoại, cháu nội... khiến người xem rơi lệ.Mạn đàm từ góc độ chuyên môn, các nhà văn hóa, nhà sử học, nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo... đều đánh giá Nguyễn Văn Vĩnh trên tinh thần tôn vinh sự thật. Phan Huy Lê đánh giá: Nguyễn Văn Vĩnh là nhà tư tưởng dân chủ VN đầu tiên mang tính khai sáng. Đinh Xuân Lâm: Nguyễn Văn Vĩnh là người yêu nước, thấm nhuần tư tưởng cách mạng dân chủ Pháp. Nguyễn Huệ Chi bức xúc: Không biết "hù dọa" nào khiến ta không dám gọi Nguyễn Văn Vĩnh là nhà yêu nước? Phan Thị Minh, cháu ruột cụ Phan Châu Trinh, đồng thuận: Vì yêu nước, thương nòi, đời Nguyễn Văn Vĩnh mới bi kịch! (phim có cảnh sông Sêpôn, nơi cuối đời, tránh vỡ nợ, sang Lào tìm vàng, ông chết thảm ở tuổi 54 trên thuyền độc mộc, tay vẫn cầm cây bút viết dở thiên ký sự tiếng Pháp Một tháng với những người tìm vàng). Philipe ở Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) hóm hỉnh: Nguyễn Văn Vĩnh luôn nghĩ mình ngang hàng người Pháp; người Pháp giận, bởi Vĩnh thiếu mặc cảm nhược tiểu!Phần còn lại :http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=268433&ChannelID=10
    Lời nhận xét của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan viết ở thời điểm giữa thế kỷ trước về ông Nguyễn Văn Vĩnh như sau:
    "Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất có công với quốc văn, nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch trên này mà ông có công ấy. Ông có công lớn với quốc văn là vì ông đã đứng chủ trương một cơ quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những cây bút có tiếng, gây nên được phong trào yêu mến quốc văn trong đám thanh niên trí thức đương thời, vì ngoài một vài quyển tạp chí có giá trị, thanh niên hồi xưa không làm gì có những sách quốc văn như bây giờ để đọc. Mà Đông dương tạp chí (ông Vĩnh làm chủ bút - người viết chú thích) hồi đó như thế nào? Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư tưởng mà người Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương tạp chí, ngày nay giở đến, người ta vẫn còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai" (Nhà văn hiện đại. Quyển nhất trang 57 Nhà xuất bản Vĩnh Thịnh Hà Nội).
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Văn Vĩnh không xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc nào cả. [​IMG]Bố mẹ ông là nông dân nghèo, ở làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín (bây giờ là huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây), vùng đồng chiêm quanh năm nước ngập, đói, nên phải bỏ quê ra thành phố kiếm ăn, ở nhờ nhà bà nghè Đại Gia (tức ông nghè Phạm Huy Hổ) phố Hàng Giấy.
    Người Việt ta, từ ngàn xưa đã giao lưu với văn hóa Trung Hoa. Những tư tưởng Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo từ Trung Hoa truyền sang, đã chi phối sinh hoạt tư tưởng của các nhà văn hóa Việt Nam nhiều thế kỷ. Thơ Đường, thơ Tống, cùng những bộ tiểu thuyết đồ sộ của thời Minh, thời Thanh (Tam quốc chí, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Tây du ký...) đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc trong giới bút mực Việt Nam. Một thời gian dài Việt Nam đã dùng chữ Hán làm phương tiện biểu cảm những tư tưởng và tình cảm của mình (trong công việc hành chính cũng như công việc sáng tác).
    Còn nền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
    I. Sơ qua về cuộc đời ông Nguyễn Văn Vĩnh
    Ông sinh ngày 15/6/1882 tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, trong cảnh loạn lạc, vào lúc thành Hà Nội bị quân Pháp đánh chiếm lần thứ hai, do Henri Rivière chỉ huy, được hơn một tháng. Sau đó đã dẫn đến hiệp ước Patenôtre (1884) buộc triều đình Huế ký nhận đầu hàng, và Hà Nội trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.
    Bố mẹ ông đông con, ông lại là con lớn, nên lên tám tuổi, bố mẹ xin cho đi làm thằng nhỏ kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp mới mở ở đình Yên Phụ để đỡ gánh nặng cho gia đình. Cậu bé ngồi phía cuối lớp kéo hai chiếc quạt nối liền nhau, vừa quạt mát cho giáo viên vừa quạt mát cho học sinh là những ông tú tài nho học thất thế quay ra học tiếng Pháp để làm thông ngôn. Cậu cũng chăm chú nghe giảng, cũng nói được và viết được tiếng Pháp, lại còn thông thạo hơn nhiều học sinh lớn tuổi khác.
    Hiệu trưởng là ông D?TArgence thấy vậy, sau ba năm mãn khóa, cho cậu thử thi tốt nghiệp. Lớp học có 40 học sinh, cậu đỗ thứ 12 khi mới 11 tuổi. Hiệu trưởng đặc cách nhận cậu vào học chính thức, được hưởng học bổng, để theo học khóa tiếp theo.
    Nguyễn Văn Vĩnh được là học sinh chính thức lớp thông ngôn tập sự ngạch tòa sứ khóa 1893-1895, và đã đỗ thủ khoa lúc 14 tuổi, được tuyển đi làm thông ngôn ở tòa sứ Lao Cai. Ông bắt đầu cuộc đời viên chức vào tuổi còn vị thành niên như thế.
    Sau thời gian ở tòa sứ Lao Cai, ông Vĩnh được thuyên chuyển làm thông ngôn ở tòa sứ Hải Phòng. Bấy giờ Pháp đang xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - Lao Cai. Rồi ông được chuyển làm thông ngôn ở tòa sứ Bắc Giang (từ 1902-1905). Lúc này Pháp đang xây dựng nhà máy giấy Đáp Cầu (1902) và tuyến đường sắt lên Lạng Sơn đã hoàn thành (1894).
    Viên công sứ Bắc Giang Hauser là một trí thức Pháp đỗ cử nhân luật, đi học ngạch quan cai trị thuộc địa. Thấy Vĩnh nói tiếng Pháp thành thạo, am hiểu công việc văn thư, tự mình thảo được công văn và báo cáo đủ các loại cho tòa sứ, lại viết được báo tiếng Pháp và là cộng tác viên của tờ "Courrer d?T Haiphong" và tờ "Tribune Indochinoise" của Schneider, Hauser liền đề bạt Vĩnh làm chánh văn phòng tòa sứ, nâng lương vượt ngoài khung lương thông ngôn, và giao cho các công việc đáng lẽ phó sứ phải làm, mà phó sứ Eckert nguyên là nhân viên của sở mật thám, không có trình độ văn hóa, không làm được.
    Tòa sứ đặt ở Bắc Ninh, gần Hà Nội, nên các quan chức Pháp thường xuyên qua lại. Ai muốn hỏi việc gì, công sứ Hauser đều giới thiệu đến chánh văn phòng và đều được giải đáp nhanh chóng, thỏa đáng với đầy đủ chứng cứ rõ ràng.
    Sau bốn năm làm việc, Hauser càng mến phục Vĩnh, đi đâu cũng điều Vĩnh đi theo. Cho nên khi Hauser được về làm đốc lý TP Hà Nội thì cũng điều luôn Vĩnh về.
    Khi toàn quyền Beau sang thay Doumer, chủ trương mở mang học hành, lập các tổ chức y tế và hội thiện, đốc lý Hauser được giao nhiệm vụ vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập các trường, các hội, đệ lên phủ thống sứ để duyệt. Hauser giao toàn bộ công việc này cho ông Vĩnh. Vì vậy Nguyễn Văn Vĩnh đã trở thành sáng lập viên của các hội và các trường được lập ra thời bấy giờ. Như: trường Đông Kinh nghĩa thục, Hội Trí Tri, Hội dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt sang Pháp học v.v...
    Một việc nữa của đốc lý Hà Nội được phủ thống sứ giao bấy giờ là tổ chức và quản lý gian hàng Bắc kỳ ở hội chợ thuộc địa mở ở Marseille (Exposition colonial de Marseille). Hauser lại giao hết cho ông Vĩnh, nào là làm đề án thu thập sản phẩm hàng hóa để trưng bầy, nào là tuyển thợ đi sang Marseille dựng gian hàng. Trần Trọng Kim được tuyển sang Pháp trong cơ hội này, danh nghĩa là thợ khảm, sau hội chợ được ở lại Pháp học đại học sư phạm.
    Nguyễn Văn Vĩnh vừa đúng 25 tuổi được cử sang Pháp dự hội chợ thuộc địa từ tháng 3 đến tháng 8/1906, được tận mắt thấy nền văn minh của một nước tiên tiến phương Tây.
    Sau khi kết thúc hội chợ, ông Vĩnh được ở lại thêm một tháng. Hauser đưa ông Vĩnh lên thăm Paris. Ông đã đến thăm nhà in và báo "Revue de Paris", nhà xuất bản Hachette, nhà soạn và in từ điển Larousse, tìm hiểu phong trào báo chí Pháp và nền dân chủ Pháp.
    Ông Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội nhân quyền Pháp.
    Về nước, ông xin thôi ngạch quan chức, chuyển sang làm báo và nghề in cùng với Schneider là kỹ sư ngành in ký hợp đồng sang giúp chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Hồi ấy người ta hay nói câu cửa miệng: "La plus grande invention de l?Thomme c?Test l?Timprimerie" (Nghề in là sự phát minh lớn nhất của loài người). Ông Vĩnh quyết định bỏ búi tó và khăn xếp, bỏ áo dài quần là, mặc áo quần Âu, đội mũ cát, tóc húi cua, đi giầy da, lái xe môtô hiệu Terrot mang từ Pháp về, và lấy bút danh là Tân Nam tử tức Người Nam mới.
    Ông là chủ bút các báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ quốc ngữ như tờ Lục tỉnh tân văn, Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn và tờ Học báo; chủ bút các báo tiếng Pháp như tờ Notre journal, Notre revue và L?TAnnam nouveau; cùng làm giám đốc nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng.
    Ông còn có chân trong hội đồng dân biểu Bắc kỳ và hội đồng kinh tế tài chính Đông Dương, đã lên tiếng bênh vực cho quyền lợi đồng bào trong đó có quyền lợi của mình.
    Đại hội đồng kinh tế tài chính Đông Dương (Grand Conseil des Intérêts économiques et Financiers de I?TIndochine) họp ở Sài Gòn năm 1932, ông Vĩnh đã thay mặt giới doanh nghiệp phản đối việc chuyển đồng tiền Đông Dương từ ngân bản vị sang kim bản vị [1].
    Cuộc họp chưa xong thì ở Hà Nội đã có trát của tòa án đòi tịch biên gia sản vì ông thiếu nợ. Ông vay tiền nhà băng để kinh doanh, dựng tòa soạn báo L?TAnnam nouveau, và nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng (dãy nhà hoành tráng nhưng lòng rất hẹp ở đầu phố Hàng Gai chạy dài về phía Thủy Tạ, trông ra bồn phun nước Bờ Hồ).
    Vỡ nợ, ông phải đi sang Lào đào vàng, và chết vì một cơn sốt rét ác tính, trong một chiếc thuyền độc mộc, trên dòng sông Sêbăngghi, với một chiếc quản bút trong tay, đang viết dở thiên ký sự bằng Pháp văn đăng tải trên báo L?TAnnam nouveau: "Một tháng với những người tìm vàng" (Un mois avec des chercheurs d?Tor), ở tuổi 54, vào đúng ngày 1-5-1936.
    Ông Vĩnh là người Việt Nam đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và ông đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh.
    II. Hội dịch sách
    Ngày 26-6-1907 ở Hội Trí Tri Hà Nội, có hơn 300 người, vừa người Hà Nội vừa người ở các tỉnh về họp, để lập Hội dịch sách. Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đọc một bài diễn thuyết. Xin trích đoạn để độc giả tham khảo, như sau:
    "Trình các quan,
    "Ở thế gian này, xem trong các nước, phàm nước nào đã gọi là nước văn minh, là cũng có văn chương riêng cả, tiếng nói thế nào, chữ viết như thế. Mà cái văn minh người ta cũng ở đó mà ra, vì chữ có là ảnh tiếng nói thì mới dùng để truyền bá hay đi trong nước ai ai đều học được cả. Cách truyền tư tưởng đi có hai cách: một là lấy miệng mà nói, thì chỉ ai đứng nghe nói thì nghe được mà thôi, mà nói xong nhời nói có nhẽ quên đi được. Một cách nữa là nghĩ điều gì hay, làm ra sách thì tư tưởng truyền đi được xa, mỗi quyển sách in ra nhiều người đọc được, mà không đọc khi này, đọc khi khác, có nhãng lại có thể đọc lại được (...)
    (...) Có như thế thì tôi thiết tưởng bây giờ mà muốn cho trí dân Annam chóng mở mang ra, thì phải có sách bằng tiếng nôm. Nhưng trong nước ta bây giờ, chưa có ai có tài mà làm được nên quyển sách để dạy dân. Dẫu có học chữ ngoại quốc, mà hiểu được một vài ý hay nữa, mà có làm ra sách mới, thì vị tất đã có ai xem, vì cách tư tưởng của mình xưa nay, huyến hồ viển vông, bây giờ nghe những nhẽ mới cũng khó vỡ. Vậy trước khi xem được những sách bắt chước ngoại quốc mà làm ra, thì dân phải đã biết qua những ý nguyên ấy. Sau nữa lại còn một nhẽ rằng: người ta không ai chịu ai, một người có làm ra quyển sách bây giờ, những người xem cũng không để vào tai, vì mình đã quen xưa nay chỉ học sách của thánh. Có họa bây giờ, những người học được các sách hay của ngoại quốc, mà cố đem tiếng bản quốc dịch ra rõ được ít nào hay chút ấy, thì người ta xem đến, dẫu không biết được hết nghĩa, nhưng cũng vỡ được đại khái, khi đã có nhiều người nghe phang phác được cái tư tưởng của người ta, rồi lúc bấy giờ có mượn những tư tưởng ấy mà làm ra sách nôm thì ta mới có nhiều người hiểu.
    Vì nhẽ ấy, cho nên chúng tôi định lập ra Hội dịch sách này.
    Chắc rằng làm việc là việc bạc, vì bây giờ đem sách người mà dịch ra tiếng bản quốc, nếu cứ dịch cho đúng từng chữ thì xem không hiểu được. Tất phải dịch lấy nghĩa. Lấy nhời nhẽ ta mà giải nhời nhẽ người. Đến lúc thiên hạ xem hiển nhiên rồi, tất có người rạch ròi muốn biết nghĩa thâm trầm thì lại đem dịch lại, nhưng lúc bấy giờ dịch kỹ mới có người hiểu. Chúng tôi cũng biết rằng sách dịch ra bây giờ, đời sau là có người chê, nhưng có thế mới gọi là tiến bộ, chúng tôi cũng sẽ thỏa lòng rằng: mình đã có cắm nêu lên trước, cho nên mới có kẻ theo hút sau.
    "Các quan bây giờ mà giúp vào lập thành cho cái Hội này, thì cái công đức các quan thực là to nữa. Thực là đúc một quả chuông to, vì chuông này, đánh một tiếng rồi kêu mãi, mà có tiếng chuông này rồi mới nảy ra trăm nghìn tiếng khác liên thanh, tai hậu thế lúc nào cũng được nghe tiếng hay. (...).
    "(...) Còn nên dùng chữ nôm hay chữ quốc ngữ, thì chắc các quan cũng nghĩ như chúng tôi: nước Nam có muốn hòng một mai tiếng nói có thể nhiều tiếng ra, tiếng nhiều vần thêm bớt vô cùng, thì phải dùng một lối chữ có vần. Có nhiều ông đã nghĩ ra một lối chữ mới, cũng chắp nét diệu lắm, nhưng hễ còn dùng chữ một-vần-một, thì muôn đời tiếng nói không rộng ra được. Cũng may! Dù khéo thế nào mặc lòng, một thứ chữ một người đặt ra không ai chịu theo. Vả chữ viết có in tiện, thì dùng mới tiện. Như lối chữ quốc ngữ, thì có 25 chữ, sắp lại tiện mà chóng lắm. Còn như cái chữ nôm của mình ngày xưa, thì thực nên bỏ. Chữ phải có mẹo mực, chớ một chữ mà đọc nhiều cách viết nhiều cách được, thì khó học lắm.
    "Bây giờ ta nên xét xem dịch thì nên dịch sách gì trước.
    "Điều ấy phải để tùy ý những người dịch, vì những người đã có thể dịch được, tất học thức đã rộng, dân Annam đương cần học gì tất cũng đã biết, bây giờ chắc hẳn những điều cao kiến lắm, dân mình xưa nay trí khôn chỉ là là mặt đất cũng chưa với đến được. Chắc các ông vào việc dịch sẽ chọn những sách phổ thông. Mỗi thứ phải có một ít, cách trí, bác vật, hóa học, toán học, cơ khí học, thương mãi học là điều cốt nhất.
    "Lẽ tất nhiên trong hội các quan cũng nhiều người ngoại thư cũng đã rộng, bây giờ dịch những sách phổ thông thì cũng khí chán, nên xin thế nào cũng có dịch một hai điều cao kiến như kinh tế học, chính trị học. (...)
    "(...) Còn như sách nho, vốn đạo Nho là gốc cách ăn ở, gốc phong tục nước mình, ta nên giữ lấy, vì trước khi bỏ một đạo hãng phải có sẵn đạo khác hay hơn mà thế vào đã! Vả sửa lại thì sửa chớ việc chi phải bỏ đạo Nho là đạo thực hay: kìa như sách nho đã có mấy nghìn năm nay mà xem những ý mới Âu châu bây giờ cũng nhiều ý không ra ngoài tứ thư ngũ kinh. Sách thì hay nhưng học không hay cũng chỉ vì vụng học. Giá bây giờ dịch ra tiếng nôm, mỗi bài chính văn lại lấy nhời nhẽ nôm mình mà bàn cho kháp vào thực sự thì có nhẽ hay. (...)
    "(...) Những số tiền đóng, thì chúng tôi đã tính chiếu theo số 1000 hội viên. Hễ được số ấy, thì có thể mỗi tháng in được cho mỗi ông một quyển nhỏ độ 120 trang, khổ Tân dân tùng báo, giấy cũng vậy.
    "Nhược bằng không được số ấy, thì hội hãng sẽ in thạch bản, xem tạm vài tháng, đến khi có đủ số hội viên sẽ in bản sắt.
    "Việc này lại còn có ích một chút nữa, là người Annam bây giờ nhiều ông muốn mở nhà in, nhưng trước khi mở một cái nhà in, phải chắc có việc làm đều, tháng nào cũng có, mới mở được. Giá hội này của ta thành, rồi về sau lại mở được vài cái nhật báo nữa, thì nghề in có nhẽ mở mang ra được to".
    (Nguyễn Văn Vĩnh. Trích trong Đăng cổ tùng báo số 813 và 814)
    Chẳng cần phải phẩm bình gì nhiều nữa. Vạn sự khởi đầu nan. Chúng ta chỉ còn biết cúi đầu bái phục lớp cha ông đầu thế kỷ, vốn Tây học còn ít, công việc thì mới mẻ, nhưng với tấm lòng cầu học, cầu hiểu biết, muốn dân trí được nâng cao, đổi mới, đã không quản ngại khó khăn ghé vai đảm nhận công việc nặng nhọc xây chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông Tây.
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1

    III. Những công trình dịch thuật của ông Nguyễn Văn Vĩnh
    Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã nói một câu bất hủ, hồi ấy thường in ở các bìa sách do ông xuất bản. "Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ quốc ngữ". Ông và lớp trí thức thế hệ ông đã làm cuộc cách mạng chữ viết thành công hồi đầu thế kỷ. Chữ quốc ngữ đã đánh bại chữ Hán và chữ Nôm trở thành chữ viết của toàn dân tộc.
    Những công trình dịch thuật của ông Vĩnh tạm thống kê như sau:
    1. Dịch từ Pháp văn sang Việt văn
    [​IMG] Thơ ngụ ngôn của La Fontaine.
    [​IMG] Truyện trẻ con của Perrault.
    [​IMG] Truyện Gil Blas de Santillane của Lesage (4 quyển).
    [​IMG] Mai nương Lệ cốt (Manon Lescaut) của Abbé Prévost (5 quyển).
    [​IMG] Ba người ngự lâm pháo thủ của A.Dumas (24 quyển).
    [​IMG] Những kẻ khốn nạn của Victor Hugo.
    [​IMG] Miếng da lừa của Balzac.
    [​IMG] Guy-li-ve du ký của J.Swift.
    [​IMG] Tê-lê-mặc phiêu liêu ký của Fénélon.
    [​IMG] Kịch của Molière (Trưởng giả học làm sang, Giả đạo đức, Người bệnh tưởng, Người biển lận).
    [​IMG] Kịch của Lesage (Tục ca lệ tức Turcaret, 2 quyển).
    [​IMG] Truyện các danh nhân Hy lạp và La Mã của Plutarque.
    [​IMG] Rabelais của E.Vayrac.
    [​IMG] Đàn cừu của chàng Panurge của A.Vayrac.
    Ngoài ra còn những bài dịch về Luân lý học và Triết học yêu lược đăng tải nhiều kỳ trên Đông Dương tạp chí.
    2. Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp
    [​IMG] Kim Vân Kiều tân điển Pháp văn của thi hào Nguyễn Du (đăng từng kỳ trên Đông Dương tạp chí và L?TAnnam nouveau, sau này in thành sách).
    3. Dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp
    [​IMG] Tiền Xích Bích (đăng trong Đông Dương tạp chí)
    [​IMG] Hậu Xích Bích (đăng trong Đông Dương tạp chí).
    Ông Vĩnh xứng đáng là nhà quán quân trong công việc dịch thuật ở nước ta hồi đầu thế kỷ. Trong vòng 10 năm ông đã làm được một khối lượng dịch thuật đồ sộ, ngoài ra còn viết báo, in sách, soạn niên lịch thông thư, đề xuất những vấn đề cải cách nông thôn, hôn nhân, xã hội v.v...
    IV. Sơ bộ nhận xét
    Nhận xét tổng quát: Xét về các nước ở châu Á và Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa và văn học phương Tây, thì nước ta thuộc diện sớm nhất và biến chuyển nhanh nhất. Thực vậy, chỉ kể một giai đoạn từ 1925-1945, khỏang độ hai chục năm trời, đã nở rộ những trào lưu cùng các loại hình văn học: thơ mới, văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng, kịch nói, kịch thơ, văn triết học, văn chính luận, văn khảo cứu, v.v... mà ở phương Tây, như nền văn học Pháp tiêu biểu, cũng phải đi mất hàng trăm năm. Những loại hình nghệ thuật chữ nghĩa ấy đều được viết bằng chữ quốc ngữ ngày càng chính xác, trong sáng, tế nhị và uyển chuyển.
    Phép lạ gì làm chúng ta rút ngắn được thời gian như vậy? Nhờ giao lưu văn hóa. Mà cái cầu để nối nhịp giao lưu là công việc dịch thuật...
    Theo: Hoàng Tiến
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Chẳng biết nước Nam ta bây giờ "hay" hay "dở"?
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đánh giá 1 người quá cao để rồi lại có kẻ lại muốn dìm xuống bùn.
    Đờ Rốt đơn giản chỉ góp công hình thành chữ Việt...Ông ta không giáo huấn người Việt phải dùng thứ chữ ấy như thế nào, ngoài tôn giáo thuần tuý...
    Vì thế tôi nghĩ chỉ nên tôn trọng ông ta trong phạm vi học thuật, 1 tấm gương sáng tận tụy cho chữ nghĩa...

Chia sẻ trang này