1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con của Quảng Bình.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi thanh_hang_new, 19/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    tiếp theo

    Vốn là con nhà hát tuồng, cha là độI trưởng độI nhạc nữ nhạc dướI triều Lê Anh Tông (1557-1573). Mẹ là một cô đào nổI tiếng ở làng Se nên Đào Duy Từ không được đi thi, mặc dầu từ thuở nhỏ đã nổI tiếng thông minh học rộng biết nhiều. Mặc khác quê hương Tĩnh Gia của ông là nơi có truyền thống tuồng chèo và ca hát dân gian (hát bộI làng Pheo, hát chèo làng Nỗ) và là nơi có truyền thống văn học khoa bảng sinh ra Khuông Việt ĐạI Sư Ngô Chân Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng trọng vọng như một vị quốc sư, là nơi có tớI 7 vị tiến sĩ và 52 vị cử nhân hộI tụ vào hai trung tâm văn học; phía bắc huyện là Tào Sơn, nam huyện là Vân Trai(chính quê Ông).
    Sinh ra, lớn lên trong vùng đất quê hương như thế, xuất thân trong một gia đình như thế, có một trình độ học vấn như thế mà không được đem cái đạo học của mình ra thi cử để giúp đờI (ngườI xưa lấy học vị làm kế tiến thủ vớI đời ) dĩ nhiên Đào Duy Từ phảI tự đi tìm lấy con đường nhập thế của mình, tìm đến nơi trọng dụng nhân tài mà không cần qua học vị nào cả.
    Từ giã quê hương, từ giả chế độ bất công của chúa Trịnh ở đàng ngoài, Đào Duy Từ đi vào đàng trong, nơi mà đương thờI truyền tụng Nguyễn Phúc Nguyên là ngườI biết chiêu hiền đãi sĩ.
    Mùa thu, Ất Sửu (1625) Ông tớI huyện Võ Xương (Quảng Trị) sát kinh đô chúa Nguyễn, lạI nghe tin khám lý Hoài Nhơn (Bình Định), Trần Đức Hòa là ngườI đức độ được chúa Nguyễn tin dùng. Ông bèn vào Hoài Nhơn xem thử. Đầu tiên, Ông xin ở chăn trâu cho một phú ông gần đó.Lúc này Ông đã 53 tuổi.
    NgườI xưa kể rằng : ở trạI chăn trâu, đêm đêm, Đào Duy Từ thường hát bài ?oNgọa Long Cương phú? do Ông sáng tác. Phú ông nghe được, cho Đào Duy Từ không phảI là ngườI thường nên có ý giớI thiệu vớI Trần Đức Hòa. Một hôm, nhân phú ông mờI các nhà túc nho đến xem hộI, Đào Duy Từ đi chăn trâu về cũng ghé xem, đang đứng dướI thềm nghe các vị túc nho đàm luận, thì một vị thấy Đào Duy Từ, nói:? Các bậc nho học đây đều là hiền thần quân tử, anh là kẻ chăn trâu, đứng nghe và nhìn các vị như vậy là không nên. Anh hãy về nghỉ đi!? Đào Duy Từ cườI đáp: ?o Nho cũng có nho quân tử, và nho tiểu nhân. Chăn trâu cũng có chăn trâu tôi tớ, cũng có chăn trâu anh hùng, cao thấp tuy không giống nhau, hiền ngu đâu chỉ là một. Tiểu nhân tôi đứng nghe tí lờI của mấy vị đàm luận thế sự, có can gì đâu tớI danh dự quý vị, sao phảI xua đuổI??
    Nghe lờI nói khẳng khái và đúng triết lý, các vị đều đứng dậy, bước xuống thềm mờI Đào Duy Từ lên chiếu, tiếp tục bàn bạc các đạo lý ở đời. Qua buổI hộI ngộ và đàm thoạI, ngườI ta càng biết ông là một nhân tài còn mai danh ẩn tích.Chủ nhà liền tiến cử vớI Trần Đức Hòa.
    Trần Đức Hòa mờI Đào Duy Từ tớI nhà riêng đàm luận thờI thế chính trị, văn hóa, quân sự, xã hội?.Không điều gì Đào Duy Từ không thông thạo, tỏ rõ là một nhà trí thức, bác học toàn diện.Trần Đức Hòa bèn lưu Ông ở lạI dạy học cho gia nhân và gả con gái cho.
    Năm Đinh Mão (1627) nhân chúa Nguyễn đánh thắng quân Trịnh ở cửa Nhật Lệ (lần thứ hai sau vụ quận Văn quận Hữu) Trần Đức Hào ra Phú Xuân chúc mừng, đưa bài ?oNgọa Long Cương phú? cho chúa Phúc Nguyên xem và nói: ?oBài này do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm?
    Xem xong, Phúc Nguyên đánh giá Đào Duy Từ quả là Ngọa Long thờI nay bèn nhờ Trần Đức Hòa mờI tới gặp. Hai bên cao đàm hùng luận, chúa Phúc Nguyên cảm thấy ở Đào Duy Từ có một khả năng đáp ứng được điều mình hằng mơ ước: tìm ngưòi hiền giúp xây dựng cơ nghiệp muôn đờI !
    Nguyễn Phúc Nguyên vừa mừng vừa chắt lưỡI: sao nhà thầy đến vớI ta muộn thế? Và liền giao cho Đào Duy Từ trông coi việc quân cơ trong và ngoài cõi, tham lý quốc chính, tước Lộc Khê hầu.
    Trong khi Đào Duy Từ được chúa Nguyễn trọng dụng, tôn làm quân sư, thì ngoài bắc, Trịnh Tráng lấy làm hốI hận đã trót hẹp hòi để sổng mất một nhân tài đáng tiếc, rồI phái mmọt vị quan có học thức và uy tín nhất của phủ chúa mang nhiều tiền bạc châu báu vào thuyết dụ Đào Duy Từ trở về Bắc sẽ được đưa lên làm khanh tướng.
    Đào Duy Từ nhắn khéo bằng mấy vần thơ:
    Ba đồng một miếng trầu cay
    Sao anh chẳng hỏI những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào ***g như cá cắn câu?.

    Nhưng trịnh Tráng vẫn cho ngườI vào ra mãi. Đào Duy Từ lạI nhắn thêm:
    Có lòng xin tạ ơn lòng
    Đừng lui tớI mãi mà chồng em ghen!


    Đào Duy Từ chỉ làm quan vớI chúa Nguyễn 8 năm thì qua đời. Lịch sử danh nhân Việt Nam, đặc biệt là anh nhân Quảng Bình, chưa có một ai ra làm quan trong một thờI gian ngắn ngủI như thế mà đã để lạI cho Đất Nước những thành tích hết sức kì diệu như Đào Duy Từ: xây dựng cho chúa Nguyễn một quân độI hùng mạnh, một hệ thốn phòng ngự chiến lược bất khả xâm phạm, vừa giữ vững bờ cõi vừa lợI ích kinh tế, khí hậu, lưu danh sáng lạn cho hậu thế.(Sự thất bạI của chúa Nguyễn về sau đờI thứ 8, thứ 9 là do con cháu ham chơi, suy đồI, đàng điếm, ức hiếp nhân dân mà sinh ra, chúa không còn theo đường lốI yên dân, nhân nghĩa của Đào Duy Từ.)
    Trước Ông, chúa Nguyễn chưa định hướng được đường lốI chiến lược của mình lạI bị động đốI phó vớI chúa Trịnh, mỗI khi có đụng độ quân sự vớI đốI phương, qua đó mớI xây dựng lãnh thổ của mình thế nào cho vững mạnh cũng còn chưa rõ ràng. Từ khi Đào Duy Từ lãnh trách nhiệm tham lý quốc chính trông coi viẹc quân cơ trong , ngoài cõi, Ông mớI khởI xướng ra sự cần thiết phảI xây dựng các cứ điểm thành lũy kiên cố, phòng ngự lâu dài thì sự nghiệp chúa Nguyễn mớI ngày càng vững mạnh: phía bắc án ngự sự xâm nhập của chúa Trịnh, phía Nam phát triển dần vào đến Chân Lạp.
    Ông là một nhà quân sự không những coi trọng việc xây dựng các phòng tuyến, phòng ngự vững chắc, coi trọng việc xây dựng một quân độI vững mạnh, áp dụng những kiến thức vũ khí đạn tốI tân của phương Tây vào đường lốI phòng ngự của mình mà Ông còn là một nhà cầm quân biết bắt quân địch đánh theo cách của mình định sẵn, do đó, chúa Nguyễn đã đứng vững trước mọi cuộc tấn công của một đốI phương mạnh gấp nhiều lần cả thế và lực ! (Sự nghiệp của Đào Duy Từ gồm nhiều mặt: văn hóa,văn nghệ, kinh tế?.Ở đây chỉ nhấn mạnh về mặt thiên tài quân sự của Ông đốI vớI lịch sử mang dấu ấn đậm nét trên quê hương và ngườI dân tỉnh Quảng Bình)
    Chỉ trong 8 năm phục vụ chúa Nguyễn, ông đã để lạI cho đờI tác phẩm ?oHổ Tướng Khu Cơ? - một cuốn sách quân sự nổI tiếng sau ?oBinh Thư Yếu Lược? của Trần Quốc Tuấn.
    Đọc ?oHổ Tướng Khu Cơ? ngườI ta chú ý đến 10 điều răn của ngưòi làm tướng, trong đó toát lên quan điểm đốI vớI nhân dân: ?ođâu cũng yên dân, đâu cũng nhân nghĩa?. Đánh giặc là vì yên dân vì nhân nghĩa chứ không phảI vì lợI tức chiếm đất đai, dành địa vị.
    Ông đã cụ thể hóa những phương châm yên dân ?" nhân nghĩa của quân độI Ông bằng phong cách: ?othanh liêm?.Theo ông, quan mà thanh liêm là quan không hám lợI, bởI, lợI là mốI đầu của hạI, là triệu chứng bạI vong. Quân mà thanh liêm thì dẫu giặc có đem vàng bạc mua chuộc cũng không thèm, đứng thẳng mà nhìn, nữa là manh tâm cướp bóc. Đó cũng là việc binh cơ kiêm nhân nghĩa.
    Theo sách ?oHổ Tướng Khu Cơ? thì Đào Duy Từ đã sớm nắm được kỹ thuật chế tạo đạn dược, vũ khí mớI của Châu Âu truyền sang, như chế tạo đạn nổ gọI là hỏa cầu, đạn mù có thuốc độc gọI là yên cầu, tên lửa gọI là hỏa tiễn, đạn súng thần công theo cáh đạn mẹ mang đạn con, địa lôi, thủy lôi.
    Sách Ông viết kỹ, chú trọng kỹ thuật chế tạo, công thức số đo, chất lượng?. chính xác đến từng phân, từng ly, hướng dẫn cách làm, cách sử dụng hết sức cụ thể, ngườI đọc có thể theo sách chế tác được chính xác.Có thể nói Đào Duy Từ là ngườI Việt đầu tiên trong thế kỷ thứ 17 ở xứ đàng trong biết tiếp thu và ứng dụng khoa học vũ khí đạn phương Tây, đặc biệt là Ông đã chế tạo được thứ đạn mẹ mang đạn con, bắn ra, đạn mẹ bay đến đâu thì đạn con nổ đến đó, gần giống như đạn đạI bác hiện nay(obus). Ông còn biết dùng diều thả theo chiều gió, mang chất cháy, chất nổ rơi xuống đốt cháy đồn đốI phương giống như một máy bay ném bom vậy.Trong đầu Ông đã nảy sinh tiền đề một thứ không quân, chỉ tiếc , sau Ông không có ngườI tiếp tục tìm tòi, khám phá phát minh têm nên khoa vũ khí đạn của Ông bị mất truyền. VớI trình độ kiến thức như vậy, Ông cống hiến cho đương đạI nhiều thành tựu to lớn.
    Sau đây xin mô tả lạI hệ thống Lũy Thầy mà Ông là tác giả chính, hiện còn di tích ở Quảng Bình để chứng minh thêm về thiên tài quân sự của Ông ở thờI đạI Ông.
    (còn tiếp)
    bluemoon
    Được thanh hang sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 19/03/2003
    Được thanh hang sửa chữa / chuyển vào 17:42 ngày 20/03/2003
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Người Mở Nước Phía Nam​
    Nguyễn Hữu Châu (1650-1700) là viên tướng trẻ thời chúa Nguyễn. Cha của ông là Nguyễn Hữu Dật từng góp công lớn cho chúa Nguyễn lúc gìn giữ đất Quảng Bình, đối đầu có hiệu quả với chúa Trịnh. Ông chào đời lúc cuộc chiến nói trên đang xảy ra, từng lập công nhưng chưa có gì xuất sắc cho lắm. Cuộc chiến chấm dứt ông hơn 20 tuổi.
    Thành tích lớn của ông là góp phần tích cực, lập công đầu trong việc mở nước về phía Nam. Được lãnh trách nhiệm trấn thủ Bình Khang (Nha Trang), ông góp phần ổn định vùng Phan Rang, Phan Thiết. Nhờ ông mà vùng Bình Thuận trở thành lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian ngắn.
    Việc mở nước về phía Nam, vượt đèo Ngang đã xảy ra hồi đời nhà Lý thể kỷ thứ XI, đời Trần. Ta nhớ đến chuyện Huyền Trân Công chúa. Lê Thánh Tôn đã mở cuộc hành quân đến đèo Cả, núi Đá Bia hồi cuối thế kỷ XV, vùng này là Phú Yên. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, đời chúa Hiền và trước đó, nhiều nông dân chán ghét chiến tranh đã kéo vào Nam Bộ, phong trào tự phát. Đáng chú ý năm 1679, những di thần 'bài Mãn phục Minh" kéo đến, trình diễn với Hiền Vương và được chúa cho phép vào định cư ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho, tức là vùng phì nhiêu của sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lần hồi, cảng Cù lao Phố (thành phố Biên Hoà) thành hình, đón thương gia nước ngoài. Vùng Sài Gòn cũng phát triển và trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Nam Bộ. Dân cư đã làm ruộng có hiệu quả tận Long An, Mỹ Tho, rải rác. ở Quảng Nam vùng Hội An rất phồn thịnh, trở thành một hải cảng lớn. Nhờ chiến tranh chấm dứt, chúa Nguyễn Phúc Chu chấn chỉnh trung tâm Huế, chỉnh đốn chùa Thiên Mụ.
    Nguyễn Hữu Cảnh trấn đóng ở ải địa đầu Diên Khánh (Nha Trang, còn gọi vùng Bình Khang) trong bối cảnh nói trên.
    Năm 1698 - năm mà ta lấy mốc để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh chúa Minh Vương vào kinh lược phía Nam. Cuộc hành quân diễn ra, vào mua xuân năm Mậu Dần, tính đến nay đã 5 lần Mậu Dần, mỗi lần 60 năm (đáo tuế), tròn 300 năm.
    Chức vụ kinh lược quan trọng, thay thế cho chúa để quyết định những vấn đề lớn.
    Theo đường biển, đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh gồm quân sĩ của xứ Quảng Nam và Bình Khang đi ngược dòng Đồng Nai đến Biên Hoà, trú đóng tại cù lao Phố, nơi đã có hải cảng sầm uất. Ông đi thanh tra vùng Sài Gòn rồi đặt ra hai đơn vị hành chính của Nam Bộ, lần đầu tiên:
    - Huyện Phước Long với ranh giới là vùng Biên Hoà bao la, kể luôn vùng Bà rịa - Vũng Tàu.
    - Huyện Tân Bình gồm vùng Sài Gòn ăn xuống Long An, kể luôn vùng Mỹ tho.
    Hai huyện này đặt dưới quyền của phủ Gia Định, lần đầu tiên hai chữ Gia Định xuất hiện. Phủ Gia Định có viên cai hạ, lo việc thu thuế, cấp lương bổng, lại có viên ký lục lo về tư pháp.
    Một chính sách phóng khoáng được đặt ra. Dân phải đăng ký ruộng đất để đóng thuế. Phần đất chịu thuế thì được hợp thức hoá. Phần đất không đăng ký thì không có chủ quyền. Nghĩa là tuỳ ý người nông dân, đóng thuế phần đất tốt, phần đất xấu thì lậu thuế, chờ xem...
    Dân đinh phải đóng thuế thân, hễ đóng thuế thì được khẩn đất. Ai không đóng thuế thì tuỳ ý, không được nhận là dân, tha hồ sống bềnh bồng!
    Người dân rất vui mừng vì được chủ quyền đất, được xem như người đứng đắn, không còn mang tiếng xấu là "trốn xâu lậu thuế', rồi được cử là hương chức hội tề, là cai tổng, có thể diện. Chúa Nguyễn thu thuế, người dân mất chút ít quyền lợi nhỏ nhưng được quyền lợi lớn hơn: được bảo vệ khi có ngoại xâm, quân đội chúa Nguyễn khá hùng mạnh sẽ đủ sức ổn định bờ cõi. Do đó, dân từ Quảng Bình trở vào Bình Định phấn khởi vào Nam.
    Xong công việc, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Bình Khang (Nha Trang). Năm sau, được tin phía biên giới sắp biến động. Lập tức, ông mở cuộc hành quân lớn với quân sĩ của Quảng Nam, Bình Khang và của Biên Hoà. Quân sĩ theo đường thuỷ, ngược sông Tiền (Cửu Long), lấy thêm quân ở cù lao Giêng, đến Tân Châu rồi tiếng lên Nam Vang (Nông Pênh). Sử chép rõ: Nguyễn Hữu Cảnh đứng trước mũi chiến thuyền, mặc áo giáp, tay cầm gươm, súng đại bác nổ vang. Đối phương đầu hàng ngay, không một ai bị giết. Rồi ông kéo quân về, đến vùng Ông Chưởng thì bệnh nặng nên dừng lại làm lễ ăn thắng trận. Bệnh không thuyên giảm, phải về, đến Rạch Gàm (Mỹ Tho) là mất, đưa về quàn tại cù lao Phố, nơi quàn ấy ngày nay hãy còn ngôi mộ thờ vọng. Rồi đưa về an táng tại Quảng Bình.
    Thoại Ngọc Hầu, đời Minh Mạng đã nhớ ơn Nguyễn Hữu Cảnh, cho lập đền thờ ở tại chợ Châu Đốc. Cơ ngơi này trang nghiêm, hàng năm tế lễ với quy mô lớn không kém ngôi đền nào khác ở vùng đồng bằng. Phóng khoáng, bồi dưỡng sức dân, phát triển với văn minh biển, văn minh sông nước, không giẫm chân tại chỗ, lạc quan. Theo ý tôi, đó là bài học lớn của Nguyễn Hữu Cảnh để lại. Chỉ có lòng yêu nước tích cực. Thụ động, không lo phát triển là tụt hậu. Có tích cực mới thấy lạc quan, trong cuộc sống.
    Tai Lieu Lich Su Viet Nam. (Suu Tam)
    www.vovinam.ca

    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hữu Cảnh - Vĩnh An Hầu​
    Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700)
    Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), một tướng lãnh tài ba, một nhà quản lý hành chính xuất sắc; người mở nước về phía Nam và cũng là người có công xây dựng nền móng cho Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh.
    Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm Canh Dần (1650) tại vùng đất nay thuộc xã Chương Tín huyện Phong Lộc tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà nghiên cứu thì tổ tiên của Nguyễn Hữu Cảnh là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc - một vị tướng tài ba xuất sắc của vua Đinh Tiên Hoàng; ông cũng là cháu mấy đời của nhà chính trị đại tài của nước ta - Nguyễn Trãi. Cha ông là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Đạt - người đã góp nhiều công sức cho chúa Nguyễn trong cuộc đối đầu với chúa Trịnh.
    Lớn lên trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện tập võ nghệ để có thể theo cha đi chinh chiến. Tuy còn trẻ tuổi, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ đôi mươi.
    Năm 1681, cha ông mất, ông cùng Nguyễn Hữu Hào - anh ruột của ông, nối nghiệp cha. Trong công việc và trong quan hệ xử thế, Nguyễn Hữu Cảnh rất cẩn trọng nên được lòng mọi người. Năm 1692, tình hình biên giới Việt Chiêm căng thẳng. Vua Chiêm là Bà Tranh đem quân đánh Diên Ninh (Phú Yên). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đánh dẹp. Vùng đất mới được đặt tên là trấn Thuận Thành và vị quan Trấn thủ đầu tiên vùng này là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Sau khi bình định trấn Thuận Thành, Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức ngay cho nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống và thiết lập trật tự xã hội, khiến trấn Thuận Thành ngày càng vững vàng phát triển.
    Đầu xuân Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược và thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia. Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến cù lao Phố (một cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra vùng đất Sài Gòn và đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định. Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí thì "Đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ". Nguyễn Hữu Cảnh cất đặt các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp). Giúp việc cho các quan là các Xá ty và một số đơn vị vũ trang. Đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Ông cho chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp. Đại Nam liệt truyện (tiên biên quyển 1) ghi rõ Nguyễn Hữu Cảnh đã "chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức là đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh". Như vậy, biên giới nước ta đã mở rộng đến vùng này. Năm 1700 Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân tiến xuống vùng biên giới Tây Nam ngày nay. Nhờ uy danh, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng giải quyết tình hình bất an của vùng này. Nhưng sau đó, do bị bệnh nặng, Nguyễn Hữu Cảnh qua đời - lúc ấy ông mới tròn 50 tuổi.
    Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng cầm quân đã biết dùng tài đức để phủ dụ dân chúng. Ông đã có công lớn trong sự nghiệp Nam tiến của nhân dân ta; ông đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Do đó, ông đã được quần chúng kính phục, nhớ ơn, tôn thờ. Ngày nay đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được bảo tồn ở nhiều địa phương. Trong đó, lớn nhất là ở An Giang, Đồng Nai và Quảng Bình. Độc đáo hơn nữa là ở Nam Vang cũng có đền thờ ông.
    (Trích trong "Hỏi đáp 300 năm Sài Gòn. TP. Hồ Chí Minh" tập 2, NXB Trẻ)
    Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính mới là tên thật ?
    Trong tập san "Quảng Bình quê tôi" của Hội đồng hương Quảng Bình ở thành phố Hồ Chí Minh, số Xuân 1995, tại bài "Nhớ Nguyễn Hữu Cảnh" của tác giả Trần Bạch Đằng (trang 23-25) có đoạn viết "kỷ niệm 295 năm Nguyễn Hữu Cảnh đến Nam Bộ tức kỷ niệm sự hoàn tất công cuộc Nam tiến, kỷ niệm này định hình thể quốc gia Việt Nam..." Đối với một số người "thuộc lớp khai cơ - theo nghĩa người đầu tiên bố trí hệ thống quản lý Nhà nước trên miền đất mới ...". Như vậy, nhưng còn vài "tồn nghi" được nêu lên trong hội thảo 30/6 - 1/7/1993 tại thị xã Châu Đốc.
    "Tồn nghi đầu tiên là: tên của Chưởng cơ - Cảnh, Kính, Lễ...
    " Tồn nghi thứ hai là: "Nơi chôn có đến bạ nơi: Cù Lao Phố (Biên Hòa), Điện Bàn (Quảng Nam), Phong Lộc (Quảng Bình)"...
    Nhân được đọc bài báo trên và quyển sách : "Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh" (Nhà xuất bản Đồng Nai - 1995), tôi có những suy nghĩ băn khoăn: tuy xét về mặt lịch sử, thân thế sự nghiệp của Chưởng Cơ là chính, nhưng xác minh tên thật và nơi chôn của ông cũng là quan trọng và cần thiết.
    Gần đây, nỗi băn khoăn ấy được giải quyết: trưa ngày 26/6/1996, trong khi đi "chạp mả" (tảo mộ) tại khu vực mộ bà nội, một người cháu dẫn tôi đến xem một cái bia cách đấy hơn một mét, bất ngờ tôi đọc được đây là bia mộ của "Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính" cùng ngôi mộ của ông ở đấy.
    Mặt trước của bia, hướng về ngôi mộ, có khắc ba dòng chữ như sau:
    Dòng bên phải: Nguyễn triều sơ thác Nam Trung khai quốc công thần thượng cấp.
    Dòng giữa: Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính chi mộ.
    Dòng bên trái: Quí hương nhân kỳ huyền tôn thị ư Gia Long sơ niên Hưng nghĩa đạo cai đội Ngũ đức hầu Nguyễn Hữu Mạn
    Dịch nghĩa:
    Dòng phải: Người mở mang đầu tiên miền Nam, bậc khai quốc công thân thượng cấp của triều Nguyễn.
    Dòng giữa: Mộ của Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính.
    Dòng trái: Người cháu bốn đời của quí là: quan cai quản đạo quân Hưng Nghĩa là ngũ đức hầu Nguyễn Hữu Mạn lập bia mộ vào thời gia Long sơ niên.
    Như vậy, qua phát hiện bia và mộ này, hai tồn nghi nêu trên cuộc hội thảo đã được giải quyết.
    Tên thật của vị Chưởng Cơ này là Nguyễn Hữu Kính. Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, quyển Thượng, trang 434 thì Kính: cái gương để soi bóng.
    - Theo từ điển Hán - Hán thì gìn: là cái gương để soi, phản chiếu hình ảnh, thời xưa nguyên lý mạ đồng để chế tạo, hiện nay dùng gương để chế tạo.
    Nếu gọi là Nguyễn Hữu Cảnh thì không đúng. Vì đọc là Cảnh thì chữ Hán sẽ viết là.. là tưởng mến và cũng có nghĩa khác là bờ cõi, phong cảnh. Và... Cánh, nghĩa là: cuối cùng, xong, được rồi...
    Vì vậy, theo tôi nghĩ, phong tục xưa kffªn húy, nên Kính gọi chệch đi là Kiếng hoặc là Cảnh (Cảnh theo chữ Hán chỉ là 1/2 của chữ... thuộc bộ... Kim).
    - Chức vị của Nguyễn Hữu Kính là Vĩnh An Hầu thì chính thức hơn vì tước vị này, muộn nhất, có từ thời Gia Long sơ niên, như bia đã khắc ghi.
    Tồn nghi thứ hai là nơi chôn; Theo tôi nghĩ, nơi chôn cũng được xác định rõ ràng; ở vùng phía trong bến Đại Giang của sông Kiến Giang (Lệ Thủy) là có mộ, nơi chôn thật của Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Vì lẽ: trên bia đã khắc ghi do cháu bốn đời (huyền tôn) của Vĩnh An Hầu lập nên từ thời Gia Long sơ niên và được hậu dụê là Nguyễn Hữu Bài, viện trưởng Viện Cơ mật, vị quan đầu triều vua Bảo Đại..., làm bia ghi chép lại. Vì "ông Bài có đủ tư cách gìn giữ thật chu đáo về mồ mả tổ tiên"
    Nay, chúng tôi phát hiện lại được bia với tên thật của Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính thì hai tồn nghi nêu trên cũng đồng thời được giải quyết và xin đưa ra kết luận rằng:
    Tên thật và chức tước của vị nêu trong bài này là: Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính
    Nơi chôn Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính (mộ thật) là ở vùng đồi phía trong bến Đại Giang của sông Kiến Giang thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
    Vì vậy, đề nghị cơ quan có thẩm quyền - Bộ Văn hóa Thông tin đã ký quyết định số 457 ngày 25//1991 xếp hạng di tích quốc gia (có bảng xếp hạng lịch sử văn hóa quốc gia (trang 121 và 122): đính chính lại cho đúng chức tước và tên của vị này là: Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Bình, nên chăng, có thêm đề nghị với Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia cho bia và mộ thật của Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính ở tại khu vực bên trong bến Đại Giang (sông Kiến Giang) thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
    Đôi điều suy nghĩ xin được đóng góp.
    (Xưa và Nay số 37B/1997)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 13:37 ngày 03/04/2003
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh​
    Để tưởng nhớ ông Nguyễn Hữu Cảnh người có công lớn trong việc khai hoang lại ấp ở niềm Nam, nên vùng đồng bằng đã có rất nhiều nơi lập đền thờ ông. Nhưng Đình Châu Phú toạ lạc Trung tâm thị xã Châu Đốc được xem là đền thờ chính.
    Đình Châu Phú là một trong những ngôi đình lớn và đẹp nhất ở đồng bằng Nam Bộ nằm trong khuôn viên rộng lớn cả ngàn mét vuông. Tuy nằm giữa một Trung tâm thị xã ồn ào và náo nhiệt, nhưng đình vẫn ung dung dưới bóng cây cổ nhìn ra dòng Hậu Giang phẳng lặng hiền hoà, mái đình lợp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc gắn tượng bát tiên và lưỡng long tranh châu. Trước sân có bốn cây dương cao lớn. Bên trong đình có đỉnh đồng, hoành phi liễn đối chạm trổ công phu, sắc sảo, thếp vàng óng ả. Nhiều dù lộng, chấn đỏ thêu rồng phụng sặc sỡ, đính kim tuyến lấp lánh, tôn thêm vẽ tôn nghiêm và nét đẹp cổ truyền. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ văn hoá công nhận.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  5. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    V ị tr í đ ịa l ý tr ọng v à y ếu t ố chi ến l ư ợc c ủa lu ỹ th ầy
    Ch úng ta c ó th ể g ọ đ ó l à h ệ th ống chi ến tuyến ph òng ng ự c ủa ch úa Nguy ễn nh ưng d ân gian QB qu en g ọi l à Lu ỹ Th ầy do k ính tr ọng Đ ào duy T ừ nh ư b ậc th ấy cu ả vua ch úa .
    H ệ th ống g ồm c ó 4 lu ỹ, nh ưng chính tay Đ ào Duy T ừ đ ích th ân x ây 2 c ái c òn sau đ ó th ì do h ọc tr ò c ủa ông l à Nguy ễn H ữu D ật x ây.
    - Lu ỹ Tr ư ờng D ục (DDT x ây n ăm 1630)
    - Lu ỹ Nh ật L ệ (DDT x ây n ăm 1631)
    - Lu ỹ Tr ư ờng Sa (NHD x ây n ăm 1634 khi ông l âm b ệnh)
    - Lu ỹ An N áu (NHD x ây n ăm 1661)
    C ả 4 lu ỹ n ày đ ều n ằm trong v ùng đ ịa l ý t ừ nam s ông Dinh đ ến ph á H ạc h ải ở đo ạn gi ữa c ủa t ỉnh QB m à Đ ộng h ải (Đ ồng h ới ng ày nay) l à trung t âm v ới chi ều d ài (theo h ư ớng b ắc nam) ko qu á 30 km, chi ều ngang (theo h ư ớng Đ ông t ây) n ơi h ẹp nh ất ko qu á 5km theo đu ờng chim bay.
    Mu ốn hi ểu ý đ ồ c ủa DDT v ì sao ông x ây d ựng phòng tuy ến chi ến l ư ợc ở v ùng đ ịa l ý n ày th ì c ần ph ải đo ạ m ục t ổng lu ận v ề đ ịa th ế trong s ách ?oH ổ T ư ớng Khu C ơ? l à b ức lu ỹ n ằm v ào đ ất T ử Ng ục (Ng ục Ch ết ) - ki ểu bao v ây bốn ph ía, gi ống nh ư m ột c ái ch ậu l ật ng ữa m à đ áy đ ã b ị v ỡ th ành 2 m ảnh (1 con s ông Nh ật l ệ c ắt d ọc, 1 con s ông L ệ k ỳ c ắt ngang) lu ỹ l ại n ằm theo v ết r ạn v ỡ c ủa đ áy ch ậu, đ ịch đ óng t ừ c ác đ ỉnh cao đ ánh xu ống s ẽ ko c ó đ ư ờng ch ạy.
    Thế mà, chính ở nơi đất Ngục chết đó, bức luỹ đó lại đứg vững , cầm chân quân đối phương lại suốt 40 năm giao tranh, đảm ảo an ninh cho lãnh thổ của chúa Nguyễn. Điều lý thú là đói với trình đọ tướng sĩ của mình thì ông khuyên nên tránh đát Tử Ngục mà chính DDT lại đóng quân nơi đát Tử Ngục, biến đát Chết thành đất sống và còn là đát sống vô địch. Rỏ ràng là DDT ko nhìn địa thế bằng con mắt cục bộ của người thuờng mà nhìn bằng con mắt toàn cục của nhà chiến lược nên ông dã nhận thấy đây là nơi hẹp nhất so với toàn quốc, tập trung các đồi mối giao thông từ bắc vào nam, bít đuợc khúc hẹp này thì sự tiêu hao sức người sức của ít nhất, xxay dựng công sự nhanh nhất, bày binh bố trận dễ nhất, bên ngoài thì khoá chặt con đường tấn công của dối phuơng , bên trong thì thông suốt con đưòng tiếp vận quân lương . Kẻ địch ko có con đưoòngnào đánh tập hậu vào sau lưng các chiến luỹ của ông.
    Thông thường, việc xây thành đắp luỹ thời xưa khi nào cũng dựa vào sông, hói, làm rào chắn phía trước ngăn cản địch tiếp cận chân thành để leo lên thành, nhưng bức luỹ Đồng hải lại có một đoạn từ Cầu Dài đến cửa biển Nhật lệ gọi là đoạn luỹ Trấn ninh (vì đi qua làng cùng tên ) thì con sông Nhật Lệ lại đi phía sau luỹ lại chạy chạy dọc thọc sâu vào hậu cứ của của quân Nguyễn, có thể tỉnh Quảng bình rồi lên bộ thaửng Phú Xuân- Kinh đô chúa Nguyễn. Đó là chỗ nguy hiểm mà ngoài DDT , ko ai thời đó dám làm, bởi lẽ khúc thành Trấn ninh bên ngoài không có sông sâu làm hào rãnh, rất dễ tiếp cận đến 2 mặt trong nogài bức luỹ sẽ bị tấn công, ko có cách gì để chống cự lại được. Thế mà DDT vẫn cứ xxây dựng đoạn luyc Trấn Ninh, đã ko sợ bị 2 mặt giáp công mà còn làm một trận địa bày sẵn, bắt buộc quân đối phương phải đánh vào đó, ko có chỗ nào dễ đánh hơn ngoài chỗ đó, và đã đánh vào đó thì y như húc đàu vào đá, ko vỡ sọ thì cũng sưng mặt sứt trán.
    Nhà làm tướng DDT biết bắt địch phải đánh theo cách của mình là như vậy. thật ko phải lọng ngôn, nhưng rỏ ràng trong 6 trận lớn có tính chất chiến lược của quân Trịnh, đánh vào luỹ Động Hải , ko lần nào ko tổng công kích vào đoạn luỹ Trấn Ninh và cả 6 lần đều ko thắng nỗi, phải rú lui, giống như đời Tam Quốc, Gia Cát Lượng 6 lần
    đánh ra Kì sơn, 6 lần đều thất bại vậy
    NO LOVE, NO CRY BUT ALWAYS SMILE
  6. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Một số đoạn trích hay về tướng Giáp
    Trở lại vấn đề chính, tôi muốn được cùng các bạn luận bàn thêm một chút về thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với một vị thống soái như ông thì đương nhiên đã có rất nhiều tư liệu khác nhau phản ánh về các công nghiệp mà ông đã tạo thành, tuy nhiên, do sự khác biệt về tư tưởng, đôi khi tôi đã bắt gặp những tài liệu do một số người viết cố tình hạ thấp tài năng của ông. Điển hình là quan điểm cho rằng khi còn ở Việt Bắc, chiến lược của Tướng Giáp luôn được một số cố vấn Trung Quốc (Vi Quốc Thanh, La Quý Ba?) ?ogà bài?. Mặc dù sự thật lịch sử đến giờ đã rất rõ ràng, nhưng những ý kiến như vậy, dù không ai tin, cũng gây một sự khó chịu cho những người hiểu và kính trọng các danh nhân. Có đôi điều cần làm rõ thêm ở đây.
    Trước hết, luận bàn về các chỉ huy quân sự Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, họ chưa bao giờ thực sự được đánh giá cao trong giới chuyên gia quân sự thế giới. Người có đôi chút danh tiếng là Nguyên Soái Trần Canh tại cuộc chiến Triều Tiên thì cũng chỉ đạt được đôi chút thành công nhờ chiến thuật ?onhân hải?. Quả thực vậy, trong thời cận đại, Trung Quốc là một nước lớn, đông dân nhưng chưa bao giờ thực sự tự mình đánh thắng một đội quân nước ngoài nào. Điển hình là quân Nhật, rồi kế đó là liên quân trong cuộc chiến Triều Tiên. Nếu tính theo số người thì phải nói trong chiến cuộc Triều Tiên Trung Quốc thua, nhưng do họ không tiếc gì sinh mạng lính nên có thể nói đấy không phải là vấn đề họ quan tâm. Trung Quốc chỉ đạt được đôi chút thành quả quân sự khi họ dùng chiến thuật ?onhân hải?, bất chấp cái chết của lính, ồ ạt xung phong. Vì vậy có thể nói, các chuyên gia quân sự thế giới thực sự chưa bao giờ đánh giá cao các thống soái của Mao, đương nhiên trong đó có một số cố vấn của TQ đã sang Việt Nam. Năm 1950 trong chiến dịch biên giới, Trần Canh do quen biết và khâm phục Bác Hồ trong thời gian người ở TQ, đã sang Việt Nam. Ý kiến có giá trị nhất của Trần Canh khi đó là khuyên Tướng Giáp dừng chiến dịch biên giới khi quân Pháp không chịu đưa quân tăng viện cho căn cứ Đông Khê bị ta chiếm ( Lúc đó Tướng Giáp tổ chức phục kích để đánh tiêu diệt viện binh). Tướng Giáp kiên gan chờ đợi vì ông hiểu rõ đối thủ. Người Pháp cho rút toàn bộ quân đồn trú tại Cao Bằng, lực lượng lên tới một binh đoàn cơ động ( cỡ 2000 người) và đồng thời cử một lực lượng đột kích cỡ một binh đoàn khác ( 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn 800 người) lên tấn công giải vây. Cả hai cánh quân này rơi vào trận địa phục kích mà Tướng Giáp bày sẵn và bị đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc chiến trở lên kinh hoàng với người Pháp, lần đầu tiên, người Pháp thấy họ bại trận rõ ràng tại Đông Dương. Về Vi Quốc Thanh, trưởng phái đoàn cố vấn của TQ ỏ VN thời chống pháp, có đôi điều cần làm rõ thêm về ông. Theo như chính hồi ký mà Vi Quốc Thanh viết thì quãng đời huy hoàng nhất trong cuộc đời ông ta chính là thời gian được làm việc tại Việt Nam, quả thật vì trong thời gian đó ông ta cũng được chia sớt niềm vui chiến thắng mà Tướng Giáp và Việt Nam đạt được. Người mà ông ta thực sự kính trọng nhất đương nhiên là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Đoàn cố vấn quân sự của TQ lúc đó ở VN để hỗ trợ về mặt tổ chức hậu cần quân sự, về việc liên lạc xin viện trợ cho các kế hoạch quân sự lớn của VN nhưng cũng đồng thời để kiểm soát chiến cuộc tại VN cho phù hợp với lợi ích của TQ, và đây mới thực sự là mục tiêu chính của Mao. Chẳng hạn sau một loạt các chiến dịch quân sự như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo lớn mà Tướng Giáp tiến hành tấn công với cỡ quy mô vào lục quân Pháp? các cố vấn quân sự TQ ?okhuyên? ta không nên đánh lớn, đương đầu với Pháp ở tầm cỡ đại đoàn (vì họ sợ bị lôi vào chiến cuộc như ở Triều Tiên). Tướng Giáp đương nhiên không chịu vì điều đó đi ngược lại lợi ích của Việt Nam, khi không ?okhuyên? được, thì các cố vấn quân sự đề nghị kéo trung đoàn pháp 105 do họ viện trợ sang huấn luyện bên đất Trung Quốc (hoả lực mạnh nhất lúc đó VN có) để tước bớt đi uy lực hiếm hoi của bộ đội ta trước quân Pháp. Đương nhiên điều đó không hề làm Tướng Giáp bó tay. Sau một năm lăn lộn ở Việt Nam, chết một con trai trong chiến trận tại Hoà Bình, viên tướng nổi tiếng tài năng nhất của Pháp trong thế chiến thứ hai - Đại tướng 5 sao Delat ?" ghi một dấu ấn đáng buồn của mình tại Việt Nam bằng sai lầm chiến lược căn bản trong chiến trận tại Hoà Bình, cũng may ông ta chết trước đó ít ngày vì ung thư nên tránh được cái nhục thua trận.
    Tại chiến cuộc Điện Biên Phủ, ý kiến có giá trị nhất mà các cố vấn Trung Quốc góp ý cho Tướng Giáp và các chỉ huy Việt Nam, đương nhiên vẫn chỉ là chiến thuật ?oồ ạt xông lên?, một bản sao của chiến thuật truyền thống của người Tàu ?" ?onhân hải? (Việt Nam mà đánh theo cách này thì toi sạch) . Với một người biết quý từng sinh mạng chiến sỹ như Tướng Giáp thì rõ ràng điều đó không thể được chấp nhận, ông đã tìm ra đường hướng riêng và kết thúc chiến trận Điện Biên Phủ trong chiến thắng rực rỡ. Chiến thuật được áp dụng trong chiến trận Điện Biên Phủ được giới chuyên gia quân sự thế giới đánh giá là hoàn hảo nhất trong hoàn cảnh một đội quân yếu hơn về trang bị hoả lực, phải tấn công một đội quân mạnh hơn về mọi mặt. ?oVây lấn? là một sáng tạo độc đáo của Tướng Giáp và trở thành một thuật ngữ kinh điển trong chiến tranh.
    Như vậy vai trò và mục tiêu thực sự của các cố vấn TQ đã được làm rõ. Thời gian đầu của cuộc chiến Đông Dương, do quyền lợi của TQ ở Việt nam là đồng nhất với lợi ích của nhân dân Việt Nam, nên họ có ảnh hưởng tích cực về mặt viện trợ quân sự. Không nên đề cao hoặc hạ thấp họ, lúc đó, có thể xem họ là những người bạn tốt, dù không thật tâm.
    Trở lại một chút về chiến lược kiệt suất của Tướng Giáp. Có lẽ trong các đối thủ của ông trong chiến tranh, người có giá trị cao hơn cả chính là Đại tướng 5 sao Delat, viên tướng nổi danh nhất của Đờ gon trong thế chiến thứ hai. Ông ta là tổng chỉ huy quân đội Pháp khi quân Pháp cùng đồng minh đổ bộ vào Nocmand, mở đầu chiến dịch phản công của đồng minh trên đất Pháp. Delat được cử sang Đông dương trong lúc tinh thần quân Pháp sa sút nhất kể từ đầu cuộc chiến sau thất bại kinh hoàng trong chiến dịch biên giới (đã nhắc ở trên). Ông ta đến Việt Nam, và bằng nhiều cách đã vực dậy được tinh thần của lính Pháp. Ông ta có những biện pháp mà Tướng Giáp đánh gía cao, chẳng hạn trước những người lính Pháp bại trận bạc nhược, ông ta nói: ?oTôi mang đến cho các bạn chiến tranh với tất cả vẻ đẹp của nó. Chưa bao giờ chiến tranh lại đẹp đến thế, nó không còn là một cuộc chiến xâm lược (nguỵ biện) mà là một cuộc chiến lý tưởng chống lại chủ nghĩa cộng sản?. Delat giỏi diễn thuyết, bằng một loạt những biện pháp tổng hợp khác ông ta vực dậy được tinh thần thất trận của lính Pháp và ngăn chặn được đà thất bại của Pháp, nhưng tiếc thay, điều ông ta không thể làm nổi là chiến thắng trong chiến trận với Tướng Giáp. Không thắng được thì cố thủ, đó là quan điểm của Delat. Để thực hiện mục tiêu này, ông ta đi Mỹ, xin viện trợ để về xây dựng một phòng tuyến Bongke với trên 1200 cứ điểm trải suốt đồng bằng sông hồng. Ý đồ của Delat là muốn dùng phòng tuyến này ngăn cản sự xâm nhập của Tướng Giáp và quân đội của ông xuống đồng bằng. Phòng tuyến nổi tiếng tốn kém này thực tế đã chẳng ngăn chặn được ai, khoảng cách giữa các Bongke luôn là đủ lớn để một đội quân nổi tiếng trong lịch sử về cách đánh vận động là Việt nam luồn qua. Đồng bằng luôn bị đe doạ. Tránh đương đầu với chủ lực chính quy Việt nam, Delat xoay sang đánh nhau với du kích và những người nông dân kháng chiến trong đồng bằng miền Bắc. Ông ta huy động toàn bộ các lực lượng lê dương cơ động của mình, mở một loạt các cuộc càn vào các làng mạc miền bắc. Đó là một thời kỳ khó khăn vì Tướng Giáp không thể đỡ đòn hiệu quả cho các lực lượng du kích và nông dân kháng chiến Việt Nam tại những vùng nằm trong phòng tuyến Bongke Delat. (Nhưng cũng chính từ đó, mà chiến lươc của ông phát triển rộng mở bao quát toàn Đông Dương để rồi chiến thắng trong mọi chiến cuộc sau này). Mặc dù vậy, chủ lực của ********* vẫn được bảo toàn và phát triển. Cảm thấy bị xúc phạm, Delat tung quân chiếm Hoà Bình nhằm giành một chiến thắng lúc cuối đời (khi đó ông ta biết mình sắp chết vì ung thư). Đelat hy vọng Tướng Giáp đem chủ lực ra dàn trận đối mặt để ông ta dùng pháo và bom napan tiêu diệt. Nhưng Tướng Giáp nghe ngóng và đánh theo cách riêng của mình. Thoạt tiên ông cho tấn công vào tuyến vận tải của người Pháp dọc sông Đà (Chiến thuật mà các tướng soái nổi tiếng nhất trong lịch sử từ thời Tôn vũ luôn biết vận dụng). Thu được một loạt chiến quả, ông tiếp tục cường chiếm đồn Tu Vũ, một cứ điểm mạnh do một tiểu đoàn Lê Dương chiếm đóng nhằm bảo vệ tuyến vận tải của Pháp lên Hoà Bình. Mất Tu Vũ, tuyến vận tải bị bít kín, quân Pháp tại Hoà Bình nằm trong một cái rọ chờ số phận quyết định. Giữa lúc quân Pháp tại Hoà Bình lâm vào thế bại trận thì Delat chết, tránh được cái nhục thua trận. Mặc dù sau đó người Pháp đã chạy trốn thành công tại Hoà Bình nhưng kể từ đó, quân Pháp không bao giờ còn khôi phục lại được khí thế và niềm tin thắng lợi trong chiến cuộc Đông Dương được nữa.
    -----------------------------------------------------------------------------
    Có lần nghe nhà báo Phạm Dân (cựu Phó TGĐ TTXVN) nói về nghệ thuật nói chuyện trước công chúng. Ông này lấy tài hùng biện của Đại Tướng VNG làm ví dụ. Ông kể :
    Sau ngày giải phóng miền Nam, ông được đi theo phái đoàn của nước ta thăm các nước Phi châu do Đại tướng dẫn đầu. Đến Angiêri, Đại tướng đã có 1 buổi nói chuyện trước hàng vạn công chúng tại Angiê, dân chúng Angiê thích thú vô cùng ( theo lời ông Phạm Dân).
    Sau lời giới thiệu của đại diện nước chủ nhà về sự nghiệp của người anh hùng của dân tộc Việt nam, Đại tướng lên chào mọi người và rút nguyên tập giấy dày cộp ra nói với mọi người: thưa các bạn, đây là bài diễn văn do thư ký của tôi đã soạn cho buổi nói chuyện này. Nhưng tôi đến với các bạn với tình cảm của những người anh em. Vì vậy tôi xin hỏi các bạn là muốn nghe tôi đọc bài diễn văn này hay muốn tôi nói chuyện như những người anh em nói chuyện với nhau. Dĩ nhiên là mọi người thích được nghe nói huyện theo cách sau. Và cách mở đầu câu chuyện của Đại tướng đã lôi cuốn mọi người. Thêm vào đó nói chuyện ( = tiếng Pháp) không qua phiên dịch đã cuốn hút mọi người đến dự buổi nói chuyện này.
    Chuyện hiếm có vào thời ấy.
    -----------------------------------------------
    Một lần khác, được nghe Đại tướng nói chuyện ở 1 trường Đại Học lớn ở phía Nam. Thú thật tôi lấy làm bất ngờ khi 1 vị tướng đã hơn 80 tuổi nói chuyện vẫn rất mạch lạc. So với 1 vị lãnh đạo khác có tuổi cũng xấp xỉ, vẫn thành phần nghe nói chuyện ấy, người nghe có cảm giác Đại tướng quá minh mẫn & tiếc là ông đã nghỉ hưu.
    -------------------------------------------------------------------------------
    Hì , nói đến chiến thắng Hoà Bình và cái chết của tướng giặc Jean de Lattre de Tassigny , tớ lại nhớ đến nhà thơ Tú Mỡ với bài Tam Khí Đờ Lát, lấy cảm hứng từ chuyện tam Khí Chu Du trong Tam Quốc, còn nhớ được một số đoạn, xin chép lên đây :
    Tam Khí Đờ Lát
    Nhớ đời xưa Tam Quốc
    Chuyện Tam Khí Chu Du
    Đô đốc bên Đông Ngô
    Bị Khổng Minh chọc tức
    Ba lần quá uất ức
    Đến nỗi hộc máu tươi
    Lúc chết còn kêu Trời :
    Sinh Du hà sinh Lượng ?
    Uổng một đời danh tướng
    Kể cũng đáng buồn thay ....
    Chuyện kháng chiến ngày nay
    Ta đánh thực dân Pháp
    Tướng giặc tên Đờ Lát
    Họ Đờ Tát Si Nhi
    Vừa chết bệnh não gì ?
    Chẳng qua vì ức đó !
    Trận Ninh Bình dạo nọ
    Có một mống con trai
    Đã đóng lon quan hai
    Bị quân ta khử mất
    Thế là một lần ức
    Rồi đến trận Hoà Bình
    Quân, tướng kéo tinh binh
    Về chiếm ngay thị xã
    Lập được vòng đai trắng
    Tưởng là ghê gớm lắm
    Quân ta đánh tứ tung
    Vòng đai đứt bùng bục
    Hoá ra vòng đai trắng
    Lại hoá vòng đai hồng !
    Thế là hai lần ức !
    ......
    ( đoạn này quên mất rồi )
    .........
    Thế là ba lần ức
    Tức cha chả là tức
    Nghĩ nát ruột thối gan
    Ốm rồi chết đời tàn
    Tiêu danh tiêu sự nghiệp
    Chẳng hay trước lúc chết
    Tướng có kêu sầu bi
    Trời sinh Tát Si Nhi
    Sao sinh Võ Nguyên Giáp ?
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Em xin gửi cho các bác một đoạn trong Từ điển bách khoa của bọn Tây mũi lõ nó viết về Cụ Giáp nhà mình đây:
    Giap, Vo Nguyen (1912- ), Vietnamese general and minister of defence (1945-1980), the architect of the Communist military victory in Vietnam. Born in the province of Quangbinh, he studied law at the University of Hanoi, receiving a doctorate in 1937. During the 1930s he joined the Indo-Chinese Communist party, and when it was outlawed in 1939, fled to China, where he became a military aide to Ho Chi Minh. He returned with a Vietnamese army in 1945 and liberated Hanoi from the Japanese. A master of guerrilla war tactics, he later planned and directed the military operations against the French that culminated in their defeat at the Battle of Dien Bien Phu in 1954. During the 1960s Giap took charge of guerrilla operations against South Vietnam and the United States and planned the Tet offensive of 1968, which dealt a severe psychological blow to the American forces. He retired from politics in 1982.
    Được thanh hang sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 15/09/2003
    u?c Milou s?a vo 02:59 ngy 16/09/2003
  7. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Những người con của Quảng Bình.

    Xin chào. Tôi muốn lập chủ đề này đề post những bài viết về những người con của Quảng Bình quê ta. Đề nghị các bạn không post bình luận vào trong này. Cám ơn.

    (Đề nghị mọi người tôn trọng ý kiến của chủ topic, không reply bình luận ở đây. Mọi ý kiến đóng góp vì những sai lệch về mốc thời gian, số liệu...của người viết mong các bạn post ở Thông Báo - Ý Kiến - Góp Ý - Đề Nghị - Hỏi Đáp hoặc gửi tin nhắn (PM) trực tiếp với người viết. Mọi bài bình luận sẽ bị BQT xoá không báo trước. Vì nhập một số bài ở topic cũ vào nên thứ tự bài viết hơi lộn xộn, đây là do yếu tố kỹ thuật của TTVN, mong các bạn thông cảm và tiếp tục xây dựng chủ đề. Xin cảm ơn! - Robedan)

    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 28/03/2005
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với con gái Tướng Giáp
    18:26'' 25/08/2003 (GMT+7)



    Đại tướng và con gái Hồng Anh. Ảnh: Trọng Thanh.
    (VietNamNet) - ?o? Năm 1946 - khi được gặp lại Ba lần đầu, tôi đã nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: ?oCó nhớ, có thương Ba không??. Có lẽ, đó là tiền lệ cho kiểu ?ohiểu không lời? giữa hai cha con cho mãi về sau này?. Chị Hồng Anh, đã nói như vậy trong cuộc trò chuyện với VietNamNet về những góc đời thường của Đại tướng.

    ?Từ khi biết đọc, biết viết, tôi thuộc từng đoạn dài trong những lá thư Ba tôi gửi về, những lá thư bao giờ ngoài phong bì cũng có câu đề: ?oHồng Anh, con gái Anh Văn?? Và tôi thích nhất bức ảnh Ba tôi mặc quần áo bộ đội, đội cái mũ Vệ Quốc đoàn có gắn sao phía trước mà người gửi về cho tôi?

    ....Khi Ba tôi chia tay hai mẹ con để sang Trung Quốc thì tôi còn quá bé, chưa biết gì. Người đầu tiên gợi lại hình ảnh người cha trong tôi là bà nội. Điều bà nói nhiều nhất về Ba với tôi là: từ lúc Ba tôi còn bé cho đến lúc đi hoạt đông Cách mạng, bà luôn tin những điều Ba tôi làm? Vì thế trong suốt thời gian xa cách, tôi đã luôn nghĩ về Ba với niềm tự hào thơ trẻ và tình cảm tin yêu gần gũi. Thế nhưng, năm 1946 - khi tôi được gặp lại Ba lần đầu trong dịp Ba ghé thăm ông bà nội và tôi ở Đồng Hới (thị xã Quảng Bình) - trên đường đi kinh lý Nam Bộ - thì tôi lại ngậm thinh, nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: ?oCó nhớ, có thương ba không??.
    Có lẽ, đó là tiền lệ cho kiểu ?ohiểu không lời? giữa hai cha con cho mãi về sau này?

    - Và sau này, mỗi khi kể lại chuyện ?ongày xưa? giữa hai cha con, ông cụ thường nhắc lại chuyện gì nhiều nhất?

    - Có nhiều chuyện, trong đó có những chuyện liên quan đến việc ?oHồng Anh không nói??. Khi kể đến chuyện năm 1951, sau chiến thắng của ta ở Non Nước (Ninh Bình), ông đạp xe thẳng từ đấy về Thanh Chương (Nghệ An) thăm hai bà cháu, Ba tôi lại nhớ lại: ?oLúc đó, Ba có hỏi gì Hồng Anh cũng lặng thinh?. (Có lẽ ông ghi nhớ cái tính khí ?ođặc biệt? của con gái từ ngày ấy). Cũng trong lần về thăm ngắn ngủi đó, Ba đã tranh thủ đèo tôi bằng xe đạp từ Thanh Chương lên Chợ Rạng, Đô Lương thăm cậu ruột của tôi. Trên đường, (tôi nhớ lúc đó trời đã tối) ông lại hỏi: ?oCon có nhớ ba không?? Tôi cũng không nói. Im lặng hồi lâu, Ba lại nói: ?oChị Hà cũng thương con lắm? (Khi mới về làm vợ Ba tôi, cô Hà thường xưng với tôi bằng ?ochị? và tôi cũng gọi như vậy). Sau này, trong một lần đến thăm bác Trường Chinh, bác gái đã khuyên tôi: ?oCháu nên gọi cô Hà là ?ocô?. Như thế hay hơn?).

    - Chị từng nói rằng, dù không nhớ mặt mẹ nhưng hình ảnh mẹ trong chị ở trong luôn rõ nét, sinh động và xác thực nhờ thông tin từ những người thân trong gia đình và các cô bác cùng hoạt động, bị tù cùng mẹ. Vậy Tướng Giáp đã kể cho chị nghe về người mẹ quá cố của chị như thế nào?
    - Vẫn kiểu kể không nhiều lời?Trước khi tôi sang Quế Lâm (Trung Quốc) học, Ba đã kể cho tôi nghe về Mẹ, về lòng vị tha, đức hi sinh, về tính cách vừa dịu dàng, vừa kiên nghị của Mẹ. Rồi Ba tặng tôi một cuốn sổ trong đó ghi những lời dặn dò tôi noi gương mẹ, lớn lên trả thù cho Mẹ. Cuốn sổ ấy, tôi giữ cho đến tận bây giờ. Mỗi khi tôi về nghỉ hè, ông thường lục lại những thư từ của Mẹ cho tôi xem. Nhiều nhất là những bức thư Ba Mẹ tôi gửi cho nhau (cả từ trước khi cưới nhau) và những bức thư mẹ tôi gửi cho ông bà nội, cho chú Nho (em ruột Ba tôi), cho bà ngoại và các cậu dì của tôi và cho tôi từ nhà tù Hoả lò. Thư viết cho người lớn chữ lít nhít (vì bọn chúng chỉ phát cho mảnh giấy rất bé), viết cho tôi chữ to hơn. Trong thư, Mẹ tôi dặn bà và chú: ?oLàm sao cho Hồng Anh sau này lớn lên không biết khổ mà chỉ thương người khổ?. Ban đầu, tôi giữ lại tất cả những bức thư đó. Sau rồi, Ba tôi bảo: ?oĐể ba giữ, kẻo Hồng Anh giữ rồi đọc nhiều lại buồn?. Tôi không còn nhớ mặt mẹ nhưng qua những tấm ảnh, những bức thư, qua lời kể của Ba tôi và những anh em, đồng chí của Mẹ, qua những câu chuyện của họ hàng, láng giềng ở quê, và bao trùm lên tất cả là một sợi dây thiêng liêng vô hình nào đó, hình ảnh của Mẹ đã hiện lên trong tôi rõ nét và xác thực. Và tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa Ba và Mẹ...

    - Chị có được Tướng Giáp kể về lần gặp gỡ đầu tiên với mẹ chị, kỷ niệm đã làm nên mối tình đầu thiêng liêng của ông?

    - Đó là vào năm 1929, Ba tôi ra Vinh và Hà Nội để bàn với các đồng chí trong chi bộ ở đó tổ chức cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát li. Trong dịp này, Ba tôi đã được nghe đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái còn rất trẻ nhưng hoạt động hăng hái của chị Minh Khai. Nghe mà chưa gặp mặt. Thế rồi, trong chuyến trở vào Huế Ba tôi đã gặp mẹ tôi trên tàu hoả. Mẹ tôi lúc ấy mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt. Ấn tượng để lại trong cha tôi khá đậm nét. Còn cha tôi lúc ấy đóng vai một nhà báo khá ăn diện. Về sau mẹ tôi mới nói lại cho Ba ấn tượng đầu tiên của mình:một chàng thư sinh với vẻ ?ocông tử bột?, chỉ khi nghe tự giới thiệu là nhà báo thì mẹ mới dịu lòng và bắt chuyện. Hai người kết hôn khi mẹ tôi 20 tuổi nhưng mãi đến gần chục năm sau Mẹ mới sinh tôi vì Ba mẹ ?ogiữ? để được thoát ly hoạt động cùng nhau. Và mẹ đã bị bắt khi Ba tôi đang hoạt động ở Trung Quốc và tôi còn rất bé. Thời gian họ ở bên nhau không dài lắm nhưng bằng tất cả sự trải nghiệm và sự nhạy cảm của mình, tôi hiểu mối liên hệ giữa Ba Mẹ là thiêng liêng và bền chặt.

    - Và mãi về sau này, mẹ chị hẳn vẫn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của tướng Giáp?


    Đại tướng trong ngày sinh nhật lần thứ 93 (25/8/2003) Ảnh: Nguyên Vũ.
    - Đó là một vị trí thiêng liêng và độc nhất vô nhị. Còn về ý bạn muốn hỏi mà tôi đã hiểu thì thế này: trong toán học có những đại lượng gọi là không tương thích (nghĩa là không so sánh được), những người làm toán không bao giờ đem so sánh những đại lượng đó. Trong cuộc sống cũng như vậy. Điều đáng nói là, vong linh của Mẹ được yên lòng về cuộc sống của Ba khi vắng bóng Bà. Tôi nghĩ là như vậy.

    - Và tình cảm của Ba chị đối với chị cũng rất đặc biệt?

    - Vâng, có lẽ thế. Mỗi người chúng ta đều cảm nhận nét riêng trong tình cảm cha mẹ dành cho mình theo góc độ khác nhau. Riêng tôi, tôi cảm nhận sự đặc biệt đó chủ yếu vẫn qua ?omột cái kênh không lời? và phần nào qua cư xử hàng ngày của Ba tôi, mà rõ nhất là sự đòi hỏi khắt khe.

    - Nghe nói, ông yêu thương chị một cách đặc biệt cơ mà?

    - Yêu thương không có nghĩa là cưng chiều.Tôi nhớ, hồi ở Việt Bắc, thỉnh thoảng, Ba tôi lại bảo bà nội: ?oBuổi chiều, Bà cho Hồng Anh tham gia với các chú bộ đội?. Tôi lấy đôi ủng của Ba để đi ra ruộng rau (như mọi đứa trẻ, tôi thích thú vì đó là thứ của Ba và tôi lại rất sợ bị vắt bám), đôi ủng cao lút cả hai chân, tôi đi vẹo vọ, nhìn rất ngộ. Tôi mới học lớp ba, lớp bốn gì đó, Ba đã bắt đọc cuốn: ?oTrường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi? của bác Trường Chinh.

    - Khi chị lấy chồng, tướng Giáp có ?oý kiến? gì về sự lựa chọn của chị ?

    - Mới đầu, khi chúng tôi từ Liên Xô về nghỉ hè để ?obáo cáo?, ông cụ đã không đồng ý. Lý do không phải vì chê ?ongười ấy? mà chỉ vì ông muốn tôi làm dâu một gia đình tham gia Cách mạng ngay từ đầu. Cũng có thể đó là quan niệm của thế hệ. Về sau, ông đã tôn trọng quyết định của tôi.

    - Sinh ra trong một gia đình đặc biệt như vậy, chị có thấy khó khăn giữa đời thường không? Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cảm giác của chị thế nào khi nhiều người nhìn chị dưới góc độ chị là ?ocon gái tướng Giáp??

    - Trong tôi niềm tự hào về cha không tách rời niềm tự hào về Tổ Quốc, và càng không bao giờ tách khỏi ý thức trách nhiệm. Tôi mong muốn sống xứng đáng với bố mẹ nhưng bằng sức lực tình cảm, trí tuệ của riêng mình. Người ta có quyền tự hào và kiêu hãnh về cha mẹ. Nếu vị trí của cha mẹ đem lại niềm cảm thông quý mến của những người xung quanh (kể cả cách nhìn nhận khắt khe và sự đòi hỏi cao do lòng quý mến) thì đó là cái ?olộc? mà ta được hưởng. Nhưng người ta không có quyền núp dưới cái bóng của cha mẹ để đạt được những điều ngoài năng lực của mình...

    - Hôm nay (ngày 25/8/2003) tướng Giáp đã bước sang tuổi 93. Theo chị, vì sao ông có thể giữ được sự ung dung, tự tại sau bao thay đổi của lịch sử và biến động của thời cuộc qua gần một thế kỷ sống?

    - Cả cuộc đời, Ba tôi đã lao động và chiến đấu vì dân tộc, vì đất nước không mảy may vì mục tiêu cá nhân. Lịch sử dân tộc, truyền thống gia đình và cuộc sống bản thân đã tôi luyện nhân cách. Cách ứng xử trong đời, sự ung dung tự tại trong mọi tình huống của ông là do sự trong sáng và cao quý của nhân cách mà có

    - Bây giờ ông cụ còn đánh đàn piano không?

    - Ba tôi đánh đàn là để giải toả tinh thần, thư giãn sau những giờ làm việc liên tục, nhưng khi chuyển xuống ở tầng dưới, ông ít đánh đàn vì cây đàn vẫn để ở tầng 2. Mấy năm gần đây, Ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều hơn. Chúng tôi đang thu xếp chuyển cây đàn xuống tầng 1 để khi rỗi, ông có thể tiếp tục đánh đàn piano.

    - Ông có hay nhận được thư từ của mọi người gửi đến? Ông thường xử lý thế nào trước những bức thư liên quan đến thế sự?

    - Mọi việc liên quan (như có sự liên hệ đề nghị trả lời phỏng vấn, mời đi hội nghị, hội thảo, lời đề nghị được đến thăm Đại tướng?), ông đều giao cho Văn phòng xử lý theo đúng nguyên tắc hành chính. Đối với các vấn đề rất đa dạng của người dân, của cán bộ được trình bày trong nhiều bức thư gửi đến, ông xem xét và trả lời với sự tôn trọng, và giúp giải quyết trong phạm vi nguyên tắc cho phép.

    Cả cuộc đời, Ba tôi là người của công việc, của sự nghiệp chung. Đến nay, ở tuổi 93, mặc dù tất cả con cháu trong gia đình luôn nhắc ông phải đặc biệt ưu tiên số 1 cho sức khoẻ, Ba vẫn không ngớt dõi theo thế sự của thế giới và đất nước, và có những ý kiến đóng góp theo đúng nguyên tắc của Đảng và Nhà nước. Tôi nghĩ, đối với ông, tình cảm của nhân dân, của bạn bè, đồng chí, của người thân trong gia đình là phần thưởng quý giá nhất, là phương thuốc hữu hiệu cho sức khoẻ và tuổi thọ.
    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Người Anh hùng gieo chữ trên ngàn


    Thầy giáo Hà Công Văn đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Anh đã tình nguyện dành 27 năm dạy học ở vùng núi cao Quảng Bình, mang cái chữ đến với đồng bào Pa Cô, Vân Kiều.
    Người sáng tạo mô hình nội trú dân nuôi
    Ngôi nhà sàn lợp bằng lá rừng của vợ chồng Anh hùng Lao động Hà Công Văn nằm ngay giữa đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Đakrông vào Tà Rụt. Từ hôm anh được phong tặng danh hiệu anh hùng, chị Tuyên, vợ anh đã tạm biệt quê nhà Quảng Bình, đến ở với anh tại xã Húc Nghì để có thêm điều kiện chăm sóc chồng mình. Ngồi kể chuyện cũ, người dân sống giữa đại ngàn Trường Sơn vẫn còn nhớ hình ảnh đầu tiên anh Hà Công Văn mới ra trường. Năm ấy, anh Văn tròn 20 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Trường trung học Sư phạm Quảng Bình, anh tình nguyện đến dạy học ở xã Tà Long, rẻo cao của tỉnh Quảng Trị. Ngày đó, Tà Long đang là một nơi hết sức lạc hậu, chỉ có người Vân Kiều, Pa Cô, bà con hầu hết đều mù chữ. Cầm quyết định trên tay, sau hơn ba ngày đi bộ, anh Văn mới đến được xã Tà Long. Giải thích mãi, cuối cùng bà con mới hiểu, đó là người của Bác Hồ mang cái chữ của Bác lên dạy cho dân làng biết đọc, biết viết để mau thoát khỏi đói nghèo.
    Khi mới đặt chân đến Tà Long, anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống của bà con nơi đây. Anh phải cùng ăn, cùng ở với dân bản, học tiếng Vân Kiều, Pa Cô để thuyết phục bà con nghe theo mình. Ban ngày anh dạy họ cách trồng lúa nước, trồng rau, thâm canh hoa màu. Đêm về, thắp đuốc lội suối đến từng nhà vận động bà con cho con em mình đi học. Không có nơi học hành, anh cùng bà con chặt tranh tre, nứa lá làm trường. Giữa đại ngàn Trường Sơn sau bao nhiêu năm chiến tranh, lần ấy có được một lớp học 42 học sinh ca hát rộn vang cả núi rừng.
    Mười lăm năm sau, anh lại được điều vào công tác ở một nơi xa hơn, đó là xã Húc Nghì. Đường vào Húc Nghì có nhiều đèo núi xa xôi. Quanh năm mây ngàn che kín các đỉnh núi với một màu lam trắng. Thế mà học sinh của thầy Văn phải đi bộ qua hàng chục ngọn núi cao mới đến được lớp học. Thương các em nhỏ, anh đã sáng tạo ra một mô hình trường nội trú vùng cao bằng cách vận động bà con kiếm gỗ rừng làm trường học cho các em ở lại. Có trường, anh vào tận các bản xa xôi tìm những đứa trẻ có hoàn cảnh nghèo khổ đưa ra nuôi ăn học. Mỗi ngày học một buổi, buổi còn lại thầy trò ra rẫy tự sản xuất lương thực. Đồng lương ít ỏi của mình thầy Văn dành dụm về đồng bằng mua sách vở, bút mực. Bao nhiêu tình thương của người cha, anh đã dành hết cho học trò.
    Năm năm ở Húc Nghì, anh Văn đã tự sản xuất, nuôi dạy 47 học sinh theo học hết cấp một. Lúc ấy, ở miền núi Quảng Trị chưa có trường trung học cơ sở, học sinh của thầy Văn học xong tiểu học phải ở nhà, muốn học lên nữa cũng không có lớp. Sau nhiều lần suy nghĩ, anh quyết định mở "lớp nhô" đầu tiên cho toàn bộ khu vực. (Học sinh học xong lớp 5 được tiếp tục học lên lớp 6 ngay tại trường tiểu học). Lớp nhô này do anh và một số giáo viên tự nguyện đứng ra dạy học. Lớp 6 nhô đầu tiên của trường chỉ có 20 học sinh. Từ lớp học đầu tiên manh nha đó, đến bây giờ đã có hàng trăm em theo học các lớp 7, 8 và 9, ăn ở nội trú quanh năm tại trường.
    Nhờ sự kiên trì vận động của anh, ngoài việc dạy học các cấp, anh đã giúp xoá mù cho bà con hàng chục xã ở vùng cao Quảng Trị biết đọc, biết viết. Nhiều học sinh do anh đào tạo ra, giờ đã trở thành cán bộ cốt cán của địa phương.
    Đang kể chuyện, bỗng dưng anh Văn chùng giọng xuống: "Ai chẳng có gia đình để nhớ để thương, nhưng vì đã lỡ yêu thương các học trò nghèo ở đây rồi, nên không đành bỏ các em về với đồng bằng". Có lần người yêu tìm vào xã Húc Nghì thăm anh Văn, do sống với bà con dân bản quá lâu ngày nên nước da, đầu tóc của anh y hệt người miền núi. Nhớ lại ngày đó, chị Tuyên kể vui "Anh đi quá lâu ngày đến nỗi mồ hôi, mầu da, giọng nói, nụ cười cũng mang mầu rừng xanh".
    Mỗi lá thư người nhà gửi từ Quảng Bình vào đến xã Húc Nghì mất hàng chục ngày mới đến. Khi thư đến tay anh phải mất thêm mấy hôm nữa, vì các bản lẻ cách nhau cả ngày đường đi bộ. Có khi cả tháng trời người đưa thư mới gộp lại tất cả rồi đến đưa thư cho anh một lần với hàng chục lá khác nhau. Lần đầu mới nhận thư, anh đọc từ lá gửi đầu tiên đến lá thư cuối cùng. Sau đó, nhìn vào dấu bưu điện, thư nào gửi có thời gian gần nhất sẽ đem đọc trước. Đầu năm 1993, anh Văn đã nhận cùng lúc hai lá thư của người vợ, báo tin con trai anh bị ốm và đã qua đời. Anh gục đầu xuống sàn nhà, học sinh cầm tay gọi thầy, anh mới tỉnh lại. Cả xã Húc Nghì đưa anh ra đường đón xe về quê, nhưng phải mất thêm ba ngày mới có một chuyến xe đi qua. Ngày anh về đến nhà cũng là lúc gia đình đã lo xong lễ bảy ngày cho đứa con trai xấu số của anh.
    Hơn 27 năm sống bỏ qua tất cả, anh Văn chỉ quan tâm "còn rất nhiều học trò nghèo khổ muốn được học cái chữ Bác Hồ, mình phải dạy học để nhiều con em dân tộc Vân Kiều, Pa Cô mang họ Bác vượt qua được đói nghèo, tăm tối". Bây giờ anh đang là hiệu trưởng Trường tiểu học vùng cao Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Bình. Ngôi trường cho các em đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang hơn. Nhận xét về anh, ông Lê Khước - Trưởng ban Dân tộc và Miền núi tỉnh Quảng Trị nói, "Thầy Hà Công Văn là một điển hình trong phong trào thi đua yêu nước xây dựng Tổ quốc trong thời kỳ đất nước đổi mới. Mấy chục năm qua, anh đã cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục miền núi Quảng Trị không ngừng khởi sắc. Trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, rất cần có những con người như thầy giáo - Anh hùng Lao động Hà Công Văn".
    27 năm của một đời người, "tài sản" anh Hà Công Văn để lại cho đất nước đó là hàng ngàn người Vân Kiều, Pa Cô trên rẻo cao Trường Sơn được học cái chữ để bà con có thêm điều kiện vươn lên hoà nhập với cộng đồng các dân tộc anh em.

    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Kỹ sư trẻ ?" Thủ lĩnh thanh niên Dương Huy Nhật

    Sinh năm 1975 tại Quảng Xá - Tân Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) năm 1997, Dương Nhật Huy tốt nghiệp trường ĐH Thuỷ sản Nha Trang về nhận công tác tại Công ty gốm sứ COSEVCO 11. Bằng tri thức và sức trẻ, chàng kỹ sư cơ khí tàu đã nhanh chóng thích nghi và từng bước khẳng định mình trong các mặt hoạt động, công tác. Từ năm 1999, anh được bầu làm Bí thư chi bộ, phó quản đốc phân xưởng sản xuất chính và là Bí thư Đoàn TN công ty.
    Trên cương vị là Bí thư chi bộ, anh có điều kiện thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, kịp thời tham mưu với Đảng uỷ tạo môi trường hoạt động cho tuổi trẻ công ty. Anh luôn chủ động đề xuất với Đảng uỷ, Ban Giám đốc để Đoàn đứng ra đảm nhận các khâu khó, việc mới, đòi hỏi sức trẻ sáng tạo của ĐVTN, kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp với các nội dung hoạt động của Đoàn. Nắm trong tay lực lượng lao động trẻ, có trình độ, sức khoẻ, tay nghề cao, Dương Nhật Huy đã biết khơi dậy ở họ tính sáng tạo, huy động được những sáng kiến có giá trị, vừa tạo được quỹ để hoạt động và làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng.
    Cůng với BTV, BCH Đoàn Công ty, Dương Nhật Huy đã mạnh dạn đề xuất và thành lập chương trình "Tuổi trẻ COSEVCO 11 với công tác tiêu thụ sản phẩm", với nội dung vận động, kêu gọi ĐVTN, các tổ chức Đoàn và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm gạch men COSEVCO 11. Tổ chức phát tờ rơi, Cataloge, thư kêu gọi... Trong tháng 12/2002, đội TNTN được th.nh lập gồm 13 đ/c giới thiệu quảng bá và bán hàng tại 4 tỉnh (Thừa Thiên, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An). Trong đợt này, 2.670 m2 gạch được bán hết, thu về 120,08 triệu đồng.
    Thấy lượng gạch men vỡ, nứt nẻ vứt đống, sau khi cùng bàn bạc với BCH Đoàn và được sự đồng ý của Ban Giám đốc công ty, công trình nhà xưởng cắt gạch ra đời. Đến nay, mỗi tháng nhà xưởng này làm lợi cho công ty từ 8-10 triệu đồng, tạo quỹ Đoàn 3-4 triệu đồng và giải quyết việc làm ngoài giờ cho 2 ĐVTN với mức thu nhập 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng.
    Trong ?oTháng thanh niTn? vừa qua, Đoàn TN cômg ty cũng đã phát động phong trào "Chất lượng, hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ? trong đội bảo dưỡng mà chủ yếu là ĐVTN. Kết thúc ?oTháng thanh niên", hệ thống máy móc, cơ sở vật chất được bảo dưỡng kỹ lưỡng, đúng thời gian và tiến độ, an toàn và chính xác. Cũng trong phong trào này đã xuất hiện một số sáng kiến có giá trị như: chế tạo gia công thanh trượt xe đẩy gạch, thiết kế gia công sàn khai thác buồng đốt sấy đứng...
    Với quan điểm ?oTìm ý tưởng sáng tạo. Luôn suy nghĩ và hành động?, ở tuổi 20 đang bước vào độ chín của khả năng sáng tạo và lãnh đạo TN. Dương Nhật Huy hiểu rằng dù ở cương vị nào cũng phải luôn học hỏi, luôn cố gắng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đồng thời là tấm gương cho ĐVTN học tập.
    (Tỉnh Đoàn Quảng Bình
    Yêu khó hơn làm Toán không 0.

Chia sẻ trang này