1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con của Quảng Bình.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi thanh_hang_new, 19/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Lưu Trọng Lư

    Lưu Trọng Lư (1912-1991) quê Quảng Bình, thuộc lớp thi sĩ đầu của phong trào Thơ mới. Tập Tiếng Thu xuất bản năm 1939, góp phần tích cực giành toàn thắng cho Thơ mới. Lưu Trọng Lư còn viết nhiều tập văn xuôi, nhưng thơ vẫn là sự nghiệp chính của ông với các tác phẩm Tiếng Thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1954), Người con gái sông Gianh (1966), Từ đất này (1971), Tuyển tập Lưu Trọng Lư (1987).
    Trước cách mạng tháng Tám 1945, nội dung thơ Lưu Trọng Lư có thể tóm tắt trong tám chữ: tình trong cõi mộng và sầu trong cõi nhớ. Các bài trong tập Tiếng Thu hầu hết là thơ tình yêu. Nhưng là một thứ tình yêu mờ ảo không rõ nét, người ta thấy được tâm trạng yêu mà không thấy được người, được cảnh. Không gian ước lệ: một đêm trăng mờ, một vùng giáp mộ, bên bức tường thành... Chim thì chim oanh, hoa thì hoa đào, chàng thì cưỡi ngựa, còn nàng thì quay tơ... Thời gian không biết ở thời nào, thế kỷ thứ 20 hay trong dĩ vãng xa mờ, thuở chinh phu lên biên ải, chinh phụ chốn phòng khuê. Dấu vết hiện thực rất mờ, mờ trong cảnh và mờ cả trong tình cảm. Thương nhớ sâu sắc, thấm thía, lan xa nhưng là của muôn đời và nhuốm màu hoài cổ. Tình yêu trong thơ Lưu Trọng Lư thường thổn thức trong ly tán đợi chờ, có khi là vô vọng. Sầu muộn là chủ đạo. Giang hồ là lối thoát, kể cả giang hồ trong cõi mộng. Thơ Lưu Trọng Lư có nhiều sáng tạo về nhạc điệu, bằng nhạc điệu ông diễn tả đắc địa được nội dung, nhất là những nội dung nhiều mộng ảo. Bài thơ Tiếng thu là một thành công không lặp lại trong thơ Việt. Thơ ít lời, cảnh ít nét nhưng điệu của âm, điệu của vần thật tinh vi, tạo nên những khoảng mờ, khoảng đậm, những màu âm rất gợi cảm xúc.
    Từ 1945, Lưu Trọng Lư thành nhà thơ cách mạng. Thơ ông thay đổi hẳn về chất.
    Từ mộng sang thực, từ buồn nhớ sang reo vui. Sự thay đổi cảm xúc ấy không dễ, với tác giả con nai vàng ngơ ngác lại càng khó. Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, người đọc thấy được sự cố gắng mà chưa thấy thành công của ông. Khi ông nói được việc thật của đời thì không tới được thơ. Khi ông có cảm xúc thơ thì lại mất việc đời. Phải đến các năm 1958-1959, Lưu Trọng Lư mới tìm lại được chính mình trong hướng cảm xúc mới. Đấy là thời kỳ ông viết Sóng vỗ cửa Tùng và các bài thơ đấu tranh thống nhất đất nước. Nỗi nhớ đất đai sông núi Miền Nam, cũng là nỗi nhớ những kỷ niệm tuổi trẻ của chính ông. Đề tài phù hợp với tạng của cảm xúc tình trong cõi mộng, sầu trong cõi nhớ . Nỗi thổn thức thuở trăng mờ năm nào giờ lại dội lên bên bờ sông tuyến Hiền Lương, dội lên trong từng tên đất của Miền Nam mà nhà thơ gọi lên trong hơi thơ đứt đoạn: Đâu là Cửa Thuận An/ Đâu là chùa Túy Vân/ Đâu là Huế ngàn thương/ Đâu là Hải Vân Quan. Lòng đắm say đất nước trước thực tại bị cắt chia gợi lên nỗi xót xa tức tưởi, thực mộng lẫn lộn: Nước triều lên/ Nước triều lên ướt cả áo quần/ Mà da thịt không hề hay biết... Diễn đạt cảnh sắc Miền Nam trong cõi mộng, diễn tả nỗi buồn nhớ kỷ niệm đến ngơ ngác lại là sở trường của Lưu Trọng Lư. Chính vì vậy chùm thơ đấu tranh thống nhất đã thành mùa chín thứ hai của đời thơ Lưu Trọng Lư.
    Hà Nội 28-9-2000
    VŨ QUẦN PHƯƠNG

    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0

    Nữ thi sĩ sinh năm 1949 ở Lệ Thủy, Quảng Bình.
    Tác phẩm : Tập thơ : Trái tim sinh nở ( NXB văn học, 1974 ); Bài thơ không năm tháng (NXB Tác phẩm mới, 1983) ; Hái tuổi em đầy tay (NXB ? ); Danh ca của đất ( NXB Kim Ðồng, 1986) ; Nai con và dòng suối (Sở VHTT Bình Trị Thiên,1987)
    Giới thiệu tác phẩm:
    Anh Ðừng Khen Em
    Lần đầu khi mới làm quen
    Anh khen cái nhìn em đẹp.
    Trời mưa oà cơn nắng đến
    Anh khen đôi má em hồng
    Gặp người tàn tật em khóc
    Anh khen nhạy cảm thông
    Thấy em sợ rét né giông
    Anh khen sao mà hiền thế
    Thấy em nâng niu con trẻ
    Anh khen em thật dịu dàng
    Khi hôn lên trong thơ hay
    áp trang sách vào mát ngực
    Em nghe tim mình thổn thức
    Thương người làm thơ đã mất
    Trái tim giờ ở nơi đâu?
    Khi đọc một cuộc đời buồn
    Lòng em xót xa, ấm ức
    Anh khen em giàu cảm xúc
    Và bao điều nữa...? Anh khen
    Em sợ lời khen của anh
    Như sợ chiều về, hắt tối
    Nhiều khi ngồi buồn một mình
    Trách anh sao mà nông nổi
    Hãy chỉ cho em cái kém
    Ðể em nên người tốt lành
    Hãy chỉ cho em cái xấu
    Ðể em chăm chút đời anh.
    Anh ơi, anh có biết không
    Vì anh, em buồn biết mấy
    Tình yêu khắt khe thế đấy
    Anh ơi, anh đừng khen em!
    Không Ðề
    Cuộc đời em vo tròn lại

    Ném vào cuộc đời anh
    Nó sẽ lăn sâu tận đáy
    Cuộc đời anh
    Sâu cho đến tận... cái chết!
    Trời ơi
    Làm sao có một cuộc đời
    Ðể cho tôi ném đời mình vào đó
    Mà không hề cân nhắc đắn đo
    Rằng: Cuộc đời ấy còn chưa đủ...


    Yêu khó hơn làm Toán không 0.
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Ký ức kể bên vực Quành
    Một người ba đời sống ở thủ đô, về hưu, ông bỏ phố phường hoa lệ, tìm đến vực Quành (thuộc xã Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình) dốc toàn bộ vốn liếng để tái tạo ký ức trên một mảnh đất 10 ha gần đường Hồ Chí Minh. Đó không chỉ là ký ức của ông, mà là ký ức của cả một thời bi tráng.
    Người nghe chuyện gọi ông là ngông, là điên, là tay lập dị... Nhưng khi đứng với ông dưới căn hầm với những vành nôi đan bằng thứ tre mộc và chắc của chính mảnh đất này, nơi ông tái tạo một phòng sản của trạm xá thời chiến tranh, chúng tôi đã lặng người đi vì xúc động, nước mắt lăn dài trên những gương mặt tưởng chừng nắng gió cuộc đời từ lâu đã làm khô cạn. Chúng tôi, mỗi người cầm một tao nôi, ký ức bất chợt ùa về...
    Ru em em théc em thèo/Để mẹ đi chợ mua bánh bèo cho em ăn.
    Bánh bèo đâu cái thời mưa bom bão đạn ấy, nhưng đó là lời ru, là quá khứ và cũng là khát vọng về một viễn cảnh thanh bình.
    Ông Liên đưa tay chỉ một ngôi nhà cách đó không xa, chủ nhân của ngôi nhà ấy vốn là đứa bé duy nhất trong một gia đình 9 người sống sót trong một trận bom, đứa bé đã từng nằm trong những tao nôi như thế.
    Chúng tôi nhìn ông Liên trân trối, ngạc nhiên như thể ông vừa bước ra từ một câu chuyện cổ tích, nhưng đó là câu chuyện cổ tích có thật được kể bên vực Quành, trong căn hầm chúng tôi đang đứng với những tao nôi kỳ diệu, một minh chứng của sự sống được sinh sôi từ trong lòng đất lửa Quảng Bình, ngay trong những ngày bom đạn muốn hủy diệt mảnh đất này.
    oOo

    Ông Nguyễn Xuân Liên
    Năm 1961, anh Nguyễn Xuân Liên vào công tác tại Quảng Bình lúc vừa tròn 21 tuổi, từ đó, anh sống với mảnh đất này trọn thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và hai năm khốc liệt nhất của bước leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ. Gần 10 năm sống và chiến đấu cùng người Quảng Bình, dù đã hơn 30 năm trôi qua, bây giờ đã thành ông Liên, nhưng ký ức của anh hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Ông vẫn kể từng chi tiết về việc đi gặt giúp dân ở Lệ Thủy, Quảng Trạch; chuyện ông chứng kiến nhiều gia đình ăn sắn hằng ngày khi trong nhà có hàng chục tấn gạo của bộ đội gửi mà ?ogạo vẫn không thiếu một cân?; chuyện những người mẹ thức thâu đêm săn sóc thương binh; chuyện những người chị đêm đêm chèo thuyền trong mưa bom bão đạn để vận chuyển vũ khí ra tiền tuyến... Sau này trở thành một cán bộ lâu năm của Viện Châm cứu, công thành danh toại, đời sống đủ đầy, nhưng giữa dòng đời lắm thăng trầm, ông vẫn không nguôi nỗi nhớ về mảnh đất và con người mà ông hằng gắn bó. Ông bảo rằng, đó là động lực giúp ông sống và vươn lên; là niềm an ủi mỗi khi cuộc đời gặp trắc trở. Và trong sâu thẳm của trái tim mình, ông tin rồi ông sẽ trở lại...
    Mãi cho đến năm 1992, ông mới gặp lại một người bạn, từ đó, ông tìm mọi cách, thông qua công tác, để giúp đỡ người dân nơi mình từng sống. Có thành công, có thất bại, nhưng ông đã sống bằng tất cả sự hiến dâng... Điều làm ông băn khoăn là khi thăm lại các địa danh nổi tiếng, ông không còn nhìn thấy dấu tích gì của cái thời oanh liệt mà ông và đồng đội, đồng nghiệp và đồng bào Quảng Bình đã làm nên bao kỳ tích. Ngay cả tập lịch sử của ngành y tế Quảng Bình cũng không ghi đủ và đúng tên của những người có công rất lớn với ngành. Ông đem chuyện này nói với bác sĩ Vũ Toán, bấy giờ là Giám đốc Sở Y tế, ông Toán giải thích: ?oSự kiện chỉ xảy ra một lần còn lịch sử thì được viết lại nhiều lần?. Ông nghe vậy nhưng vẫn băn khoăn: ?oTại sao chúng ta còn sống, các nhân vật lịch sử vẫn còn mà không làm một điều gì đó, ngộ nhỡ sau này thế hệ này qua đi, lịch sử sẽ viết lại như thế nào?". Tuy nhiên đó là chuyện ngoài tầm tay của ông, người bây giờ là một cán bộ nghỉ hưu. Nói thì thế, nhưng ký ức vẫn cứ ám ảnh và thôi thúc ông.

    Những chiếc nôi trong căn hầm là phòng sản của trạm xá ảnh: Hữu Trà
    Năm 2003, nghỉ hưu khi con cái đã lớn và có nghề nghiệp, ông Liên quyết định trở lại Quảng Bình để thực hiện điều tâm niệm của mình. Hay tin, nhiều người cho ông là ?ođiên?, người Quảng Bình về hưu còn ra mua nhà Hà Nội, nhiều người Hà Nội thì xây biệt phủ ở vùng ven để dưỡng già, ai lại đi vào miền gió Lào cát trắng bao giờ? Ngay gia đình ông cũng không mấy ai đồng thuận. Nhưng ông đã quyết.
    Ông đi khắp nơi, tìm lại vùng đất có bóng dáng của ký ức xưa, và cuối cùng, đã đến vực Quành - nơi ngày trước có đường giao liên, có ống dẫn dầu, có trạm xá dã chiến, có dòng sông uốn lượn quanh co, hai bên bờ còn nguyên sơ những cây bản địa... bây giờ nằm không xa đường Hồ Chí Minh, cũng không xa thị xã đồng Hới... và bắt tay vào dựng lại ký ức của mình.
    Thoạt đầu chỉ 2 ha, sau đó thêm 8 ha. Dừng ô tô, từ đường chính đi vào, chúng tôi như bước vào một thế giới khác, thế giới của ký ức chiến tranh. Sau khi đi qua những hố bom sâu hoắm, qua cầu phao sang sông được bắc bằng thùng phuy, một con đường giao liên mới phát, thấp thoáng trong rừng là những phuy xăng màu cỏ úa, gặp một xóm nhà nhỏ mái tranh, như những xóm nhà của vùng quê này những năm 70, và một trạm xá dã chiến... Ở đó, ông tái tạo lại những căn hầm, giao thông hào, kho gạo muối... Trên sông Quành, ông thả mô hình những bao gạo đang trôi. Dưới chân, chúng tôi bắt gặp những cây rau tàu bay - cây rau ?ochủ lực? thời chống Mỹ...
    Khi đã thấm mệt, chúng tôi cùng ông vào một ngôi nhà cổ ở vùng Quảng Trạch được ông mua và dựng lại nguyên xi. Nhìn bầy chim le le bơi dưới vực Quành, cạnh những bao gạo, ông bảo:
    - Khi mới đến, đàn chim này có 5 con, nay đã có 9 con, trong đó có một con đực.
    Thấy mọi người ngạc nhiên, ông tiếp:
    - Tôi không cho ai săn bắn và xua đuổi chúng, giờ nó đã quen; còn biết có một con đực là thế này - ông đưa ra chiếc ống nhòm - cái con có màu sặc sỡ nhất ấy.
    Qua câu chuyện, mới biết việc ông làm là một kỳ công, ví như phải tìm được những phuy xăng và sơn lại cho đúng màu, hay như màu xanh của các bì gạo (ngày trước gọi là gạo bốn bì) giờ cũng hiếm lắm, hay tìm người đan cho đúng cái nôi theo kiểu ngày xưa đến cả chuyện tìm cho được cây rau tàu bay cũng không phải dễ...
    Ông Liên tâm sự:
    - Thực ra, tôi cũng chưa hình dung hết là nó khó khăn đến vậy. Tưởng là dựng một cái nhà theo kiểu cũ là xong, ai dè khi dựng xong, lại thấy thiếu các vật dụng của thời ấy, phải tiếp tục sưu tầm... Bây giờ đã chi 2 tỉ đồng rồi mà cũng chưa được như ý.
    Có vẻ như hiểu ý tôi muốn hỏi về chuyện tiền, ông nói:
    - Vừa rồi hai đứa con trai của tôi từ Đức về nước, con gái từ Hà Nội vào, thấy công việc tôi làm các cháu không còn phản đối mà quay sang ủng hộ. Thì cứ từ từ mà làm vậy.
    Dù mới xây dựng được chừng một năm, nhưng ?ovùng ký ức? này đã có rất nhiều người tìm đến, hầu hết lãnh đạo tỉnh cũng đã lên thăm. Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng, đoàn cán bộ hưu trí và cựu chiến binh đã viết: ?oAnh là một người Hà Nội nhưng còn Quảng Bình hơn cả người Quảng Bình chúng tôi, cám ơn anh đã cho chúng tôi sống lại với quá khứ đẹp đẽ và oai hùng?.
    Tôi hỏi ông:
    - Đầu tư nhiều tiền thế, ông có nghĩ đến chuyện thu hồi lại vốn?
    Ông thủng thẳng:
    - Tôi làm, trước hết là thỏa với lòng tôi. Sau nữa, tôi chỉ nghĩ, có chăng, đây là một sản phẩm du lịch để giáo dục truyền thống. Vì thế, tôi mở rộng cửa để đón tiếp mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ trong các dịp hành quân về nguồn. Về lâu dài, nếu thực sự nó được chấp nhận là một sản phẩm du lịch, khi đó, việc kinh doanh du lịch coi như là việc đương nhiên.
    Nói thì nói vậy, nhưng trong lòng ông không khỏi ?otâm tư? vì mấy anh kiểm lâm địa phương cứ đến vặn vẹo, ví như chuyện ông để phuy xăng (mặc dù là phuy không) để làm gì? Đào hầm, làm nhà hầm làm gì? Đã xin phép bên quân sự chưa? Về phía ông, ông cũng đã lập dự án xây dựng khu du lịch có bảo tàng ngoài trời để chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng gửi mấy tháng rồi vẫn không thấy Sở Kế hoạch - Đầu tư hồi âm. Trước Tết Nguyên đán, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Lâm Phương cùng hai phó chủ tịch lên thăm, ai cũng khen và khuyến khích ông, Chủ tịch tỉnh còn hứa, nếu có dự án thì tỉnh sẽ kéo điện, làm đường đến chân hàng rào cho ông như ông là một cơ sở đầu tư ngoài khu công nghiệp. Tiến sĩ Phan Viết Dũng, một người làm công tác văn hóa lâu năm, một nhà nghiên cứu văn hóa, hiện cũng là một quan chức của tỉnh, được anh em văn nghệ quý trọng gọi là Phan Viết tiên sinh, người nhiều lần đến với ông Liên, tâm đắc với việc ông làm, cũng đã góp ý vào ý tưởng của ông, ủng hộ ông. Cấp trên thì thế, còn cấp dưới thì sao mà quên bẵng chuyện của ông?
    Quảng Bình vừa đón nhận bằng di sản thiên nhiên thế giới, Phong Nha - Kẻ Bàng vừa gia nhập vào con đường di sản thế giới ở miền Trung, tỉnh xác định du lịch như chiếc chìa khóa để mở kho báu, làm thức dậy vùng đất nghèo này, việc có thêm một sản phẩm du lịch quý giá thế này há chẳng tốt sao ?
    Ông Liên ơi đừng buồn. Bởi ông đã làm được một điều kỳ diệu không chỉ cho ông, mà cho nhiều người Quảng Bình tâm huyết, và mai đây không chỉ có người Quảng Bình thôi, nhiều tấm lòng sẽ đến với ông, đến để cùng ông sống lại ký ức. Ký ức ông đang kể bên vực Quành.
    Bao Thanh Nien
    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 05/12/2004
  4. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0

    ( VietNamNet) - "Anh có muốn biết chuyện một nữ Thanh niên xung phong thời chống Mỹ được người dân phong thánh sau khi hy sinh?" ?" câu hỏi của anh Trần Hùng Sơn, Phó Ban Phong trào Tỉnh Đoàn Quảng Bình, cuốn hút chúng tôi tìm đến xã Quảng Lưu (huyện Quảng Trạch) để ngỡ ngàng đón nhận một câu chuyện rất thực mà đậm chất huyền thoại. Anh linh của người nữ Thanh niên xung phong cảm tử năm nào vẫn còn quấn quýt với bà con, chòm xóm từ tâm tưởng cho đến những chuyện làm ăn, sinh sống hàng ngày!...
    Chuyện kể về một vùng đất anh hùng
    Từ thị xã Đồng Hới, vượt hơn 60km đèo dốc, chúng tôi mới đến được trụ sở UBND xã Quảng Lưu nằm ở lưng chừng một ngọn đồi um tùm cây cối. Xa xa là rừng dẻ xanh mướt. Đón chúng tôi là Chủ tịch UBND xã Biền Ngân và Chủ tịch HĐND xã Đậu Xuân Thuỷ. Ông Biền Ngân đang học năm thứ 3 Đại học Sư phạm thì vào không quân. Sau hoà bình, ông công tác tại Trường sĩ quan Nha Trang rồi về quê đảm đương cương vị hiện nay đã mấy nhiệm kỳ. Ông Đào Xuân Thuỷ cũng là một cựu sĩ quan quân đội. Hai ông khẳng định chắc nịch: "Người con Quảng Lưu nào cũng hiểu rất rõ về quê hương mình!". Rồi họ kể:
    Quảng Lưu vốn là chiến khu Cách mạng Trung Thuần (nay là thôn Vân Tiền), được Bộ VHTT cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá. Thời Lê Trực rồi nhà Trịnh phân tranh từng lập căn cứ ở đây, nay vẫn còn dấu dinh luỹ từ Đèo Ngang đến chân núi Thành Thang. Câu thơ "Cột cờ chúa Trịnh đổ rồi./ Dấu dinh lũy chơ vơ hòn Vọng Bái" ghi lại khá cô đọng bao biến cố lịch sử thời phong kiến đã xảy ra trên đất này. Sau Cách mạng Tháng 8, Quảng Lưu lại là căn cứ địa chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, đây là đầu mối đường 22A, 22B chiến lược từ Hà Tĩnh nối vào đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hòn Vọng Bái, nơi quân Trịnh hướng về Bắc vái lạy trước khi ra trận, đã trở thành trạm gác tiền tiêu của chiến khu Trung Thuần do vị trí thuận lợi cho việc quan sát tình hình của hai bên bờ Nam - Bắc sông Gianh. Nếu thời phong kiến, đường thiên lý Bắc ?" Nam đi qua Quảng Lưu thì trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ, các đoàn quân Nam tiến cũng đều qua đây. Trên địa bàn xã tập trung rất nhiều kho tàng, vật tư chiến trường, lực lượng... để chi viện cho miền Nam.
    Ta xem đường 22A, 22B là điểm chiến lược trên đường vào Nam thì địch cũng xem đó là trọng điểm đánh phá suốt 2 đợt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Dưới làn mưa bom bão đạn ấy, trên các cung đường xuyên qua núi đá, lực lượng của ta, nhất là Thanh niên xung phong (TNXP), vẫn kiên trì bám trận địa với khẩu hiệu "Chỉ tắt giờ, không để tắt ngày". Tác giả Nguyễn Văn Đệ, nguyên Bí thư TƯ Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên GTVT, trong tác phẩm TNXP phục vụ giao thông vận tải (NXB GTVT ?" 1996) đã cho hay: Đảm nhận xây dựng đường 21, 22A, 22B là các đội TNXP 41, 43, 45 của Cục Công trình 1; sau lập thành Tổng đội 768 mang tên Nguyễn Văn Bé. Do sự khốc liệt ở trọng điểm này mà TNXP phục vụ tại đây phải gánh chịu tổn thất rất lớn lao, có đơn vị đã hy sinh không còn một người!
    "Có lần Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà văn Nguyễn Tú hỏi tôi - ông Biền Ngân kể - Vì sao các thời kỳ đều chọn đất này làm chiến khu? Tôi ở tầm thấp, chỉ nghĩ được có lẽ là do thế đất, thế người; do địa vật và lòng người ở đây!". "Lòng người" có lẽ là câu trả lời gần gũi cho câu hỏi: Vì sao sau mỗi trận đánh, những người dân bình thường lại bất chấp nguy hiểm lao ra chôn cất tử sĩ, cứu chữa thương binh? Song "lòng người" ấy khởi phát từ đầu? Ông Đậu Xuân Thuỷ chợt hỏi chúng tôi: "Anh có biết Trung Thuần là quê hương của ai không?". Thì ra đây là quê hương cụ Nguyễn Hàm Ninh (Nhà nước ta đã công nhận cụ là Danh nhân văn hoá), người từng là Thái sư triều Nguyễn, thầy dạy vua Thiệu Trị. Đến thời vua Tự Đức, cụ được bổ nhiệm làm quan Án sát một tỉnh Nam Trung bộ. Chuyện kể rằng, một hôm vua Tự Đức mở tiệc khoản đãi đại thần, cụ cũng được mời. Đang tiệc, vua cắn nhằm lưỡi và... lấy đó ra đề thơ cho các quan. Ai có thơ hay sẽ được thưởng mỗi câu 10 lạng bạc. Lớn bé trong triều đều im lặng, duy có cụ Nguyễn đọc mấy câu: "Thưở bác sinh ra, chú chửa sinh. Từ sinh ra chú, bác làm anh. Ngọt bùi, cay đắng từng chia sẻ. Cốt nhục đan tâm nghiến đứt tình!". Vua khen thơ hay cả lời lẫn ý và thưởng 40 lạng bạc; nhưng rồi lại hạ lệnh phạt cụ 40 roi. Nguyên do là vị vua sính thơ văn này hiểu bài thơ muốn ám chỉ chuyện ông nghe lời gièm pha mà định chém anh ruột là Thiệu Bảo. Cụ Nguyễn ung dung... tuột quần chờ phạt. Vua Tự Đức giận quá định xử chém, nhưng ngại mang tiếng chém thầy dạy cha mình nên đánh 40 roi rồi trả về quê làm thứ dân. Suốt đời, cụ Nguyễn Hàm Ninh đã tạo nên một sự nghiệp thơ văn khá lừng lẫy, mang đậm lối sống của một kẻ sĩ trọng đạo lý, nghĩa tình mà khinh cường quyền. Mộ của cụ (do cụ tự chọn đất) hiện nằm giữa cánh rừng dẻ trên một ngọn đồi cao nhìn ra hồ Vân Tiên. Xa xa là cánh đồng xanh mướt. Mới đây, Sở VHTT tỉnh Quảng Bình đã cho tôn tạo lại khu mộ này. Cũng trên quê hương cụ Nguyễn, các nhà khảo cổ vừa tìm thấy 2 trống đồng thời hậu Đông Sơn, nhiều di chỉ thuộc giai đoạn "Phế đô Lâm Ấp" của Vương quốc Chămpa...
    Có phải bề dày lịch sử, văn hoá của một vùng đất và truyền thống sống có nghĩa tình, đạo lý của ông cha đã hun đúc nên trong các thế hệ người Quảng Lưu một "lòng người" để không chỉ cứu chữa thương binh, chôn cất tử sĩ... mà còn "phong thánh" cho một nữ TNXP hy sinh trên mảnh đất này như đề cập ở trên?
    Rừng dẻ hồi sinh từ một huyện thoại
    Tháng 8/1968 - Chủ tịch xã Quảng Lưu, ông Biền Ngân, kể tiếp - vào một ngày mưa, một đơn vị nữ TNXP đang làm nhiệm vụ trên đường 22B thì bị bom Mỹ thả ngay giữa đội hình. Thi thể các chị tan tác khắp nơi. Đó cũng là cảnh tượng chung ở Quảng Lưu thời đó: thi thể bộ đội, TNXP... rải rác giữa núi rừng, sông suối mà đơn vị khó lòng phát hiện hết. Không cam tâm trước cảnh đau lòng ấy, nhiều người dân lao ra đường tìm xác các chị...
    Ông Nuôi Dược (hiện ở xóm 6 Trung Thuần) phát hiện đầu một cô TNXP; còn ông Phan Bình (hiện ở xóm 3) thì phát hiện thêm ở gần đó một cánh tay và ít thi thể. Họ gom cả lại rồi chôn cạnh lối mòn cách đường 22B khoảng 25m, nơi dân đi rừng vẫn thường qua lại, để sau này dễ tìm. Chiến tranh đã đi qua, ngôi mộ vẫn nằm đó. Ai đó gọi đấy là "Mộ O Ba sẵn sàng" và thành tên cho tới nay. Thương nấm mộ nhỏ nhoi, ai đi qua cũng bỏ vào hòn đất, cục đá tưởng nhớ các anh chị TNXP vì nước quên thân. Dần dà nơi đây đã thành ngôi mộ lớn, chân xuôi về suối Khe Sâu, đầu gác lên rừng dẻ Ba Vồng. Ước tính có hơn 60m3 đất đá đã được chất lên đây. Ngã ba sông gần đó mang luôn tên "Ngã ba sẵn sàng". Cũng chẳng biết từ khi nào, trong dân xuất hiện chuyện O Ba sẵn sàng mặc áo dài trắng đi giữa rừng, O gội đầu bên suối... Ba Vồng bỗng thành chốn linh thiêng, bọn lâm tặc cũng không dám chặt một cành cây nhỏ. Ngoài đất đá, người dân còn cúng O Ba sẵn sàng nào gương lược, cây trái... Họ kể, khi lạc bò chỉ cần cậy nhờ O là tìm ra ngay. Ông Phiếm chăn đàn trâu bò của xã và là tay chuyên bẫy thú kể, lần nào vào rừng mà có thắp nhang cho O thì thế nào cũng được con lợn, con cheo; còn quên thì dù có đặt cả chục cái bẫy cũng không ăn thua gì. Chính ông Chủ tịch HĐND xã Đậu Xuân Thụy cũng kể, chú của ông vì lỡ miệng quở O nằm hiu quạnh một mình mà đi vào rừng mới vài trăm mét đã lăn ra mê man... Cứ thế, màu sắc huyền thoại quanh ngôi mộ O Ba sẵn sàng ngày càng dày thêm. Chưa thấy điều đó gây hại gì mà chỉ thấy nhờ sự linh thiêng từ ngôi mộ, dân làng ít đi lại lung tung nên không bị vướng bom mìn vẫn còn ngổn ngang trong rừng. Không chỉ thế, trong khi các rừng dẻ lân cận xơ xác vì chiến tranh và nạn chặt phá bừa bãi thì rừng dẻ Ba Vồng lại ngày một xanh tươi, trở thành điểm sáng trồng cây gây rừng của toàn xã!
    Được biết, năm 1991, bức xúc trước cảnh rừng dẻ tiêu điều, UBND xã Quảng Lưu đã ra lệnh cấm vào rừng và phát động toàn dân trồng cây gây lại màu xanh cho chiến khu xưa. Ba Vồng được nêu lên như một điển hình trồng rừng bảo vệ môi trường và phòng hộ đầu nguồn hồ Vân Tiền, nguồn nước tưới chủ yếu của xã. Quảng Lưu chủ trương không trồng loại cây mới mà bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh vì tin vào sức phục hồi nhanh chóng của rừng dẻ. Hạt dẻ không cần ươm, cứ thế nảy mầm, sinh sôi. Ngay cả dân Quảng Lưu cũng không ngờ chỉ sau vài năm đã có thảm rừng bạt ngàn, trong khi các xã lân cận trồng mới theo các chương trình, dự án thì vẫn còn là... rừng trọc. Phái đoàn của Bộ NN - PTNT vào đây khảo sát đã ghi nhận: "Nếu tính rừng dẻ nằm sát trong dân mà bảo vệ được như vậy thì cả nước hiếm có". Tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp nhiều bằng khen cho công tác bảo vệ rừng của xã. Đến nay, toàn xã đã có gần 2.000 ha trong gần 2.100 ha rừng tự nhiên trên địa bàn. Cứ từ tháng 6, rừng dẻ lại bạt ngàn hoa trắng ngát hương thơm. Gỗ dẻ dùng để làm nhà rất tốt vì không bị mối mọt, củi dẻ đun rất đượm. Đặc biệt từ rừng dẻ hiện có, mỗi năm nhân dân trong xã lại nhặt được 50 - 70 tấn hạt dẻ. Với giá bình quân 10.000 đồng/kg, Quảng Lưu thu không dưới 500 triệu đồng/năm. Đây là nguồn bổ sung đáng kể cho thu nhập "chính quy" bình quân đầu người mới 1,5 triệu đồng/năm của xã hiện nay!
    Và sự đền đáp của người dân Quảng Lưu
    Từ nguồn lợi đó, người dân Quảng Lưu lại nhớ về O Ba sẵn sàng. Không thể để O tiếp tục nằm hiu quạnh giữa rừng, Đảng uỷ Quảng Lưu ra Nghị quyết đưa O về Nghĩa trang Liệt sĩ của xã. Thế nhưng, đã có một số ý kiến không đồng ý từ nhân dân lẫn cán bộ địa phương. Họ cho rằng, O Ba sẵn sàng đã ở đây với dân bao nhiêu năm, không nên chuyển dời làm gì; rằng mộ O linh thiêng lắm, không nên đụng vào... Ngoài việc làm công tác tư tưởng cho cán bộ, nhân dân trong xã về một việc nghĩa cần phải làm để đền đáp công ơn liệt sĩ, chính quyền xã Quảng Lưu thậm chí phải... đặt trung đội dân quân vào trạng thái sẵn sàng (!) Đúng 30 năm sau ngày O Ba sẵn sàng hy sinh, vào một ngày tháng 8.1998, trung đội dân quân được lệnh hành quân về mộ O. Lúc đó chừng 3 giờ sáng, trời cũng mưa lất phất. Ông Biền Ngân trầm giọng kể: "Ở vùng này bom mìn thời chiến tranh hãy còn ngổn ngang khắp rừng. Lẽ ra phải rà phá trước, nhưng vì xã không đủ kinh phí nên... thôi thì ai nấy khấn vái trong lòng, mong O phù hộ cho mọi việc suôn sẻ. Dân quân được yêu cầu phải cẩn trọng và được xác định trước là có thể hy sinh khi làm nhiệm vụ. Sau lễ dâng hương và đọc lời mời O Ba sẵn sàng về Nghĩa trang Liệt sĩ, toàn đội chia nhau vào việc. Thật may, mới đào được phần ba ngôi mộ đã phát hiện ra hài cốt của O. Lúc ấy người dân hay tin cũng kéo đến, nhưng họ không chống đối mà cùng giúp anh em dân quân thu gói hài cốt của O. Chúng tôi lập biên bản với xác nhận của chính quyền, cơ quan quân sự và các đoàn thể rồi long trọng đưa O Ba sẵn sàng về Nghĩa trang Liệt sĩ xã. Sáng hôm đó, nhân dân Quảng Lưu và các xã lân cận kéo về viếng O rất đông. Chúng tôi ôm nhau xúc động vì đã làm được một việc nhỏ đền đáp công ơn của các liệt sĩ TNXP!".
    Đến bây giờ vẫn không thể biết tên họ, quê quán, đơn vị trước kia của O Ba sẵn sàng. Trong Nghĩa trang Liệt sĩ xã Quảng Lưu, bia mộ O chỉ ghi vỏn vẹn: "Liệt sĩ - Nữ Thanh niên". Tuy thế, trên mộ O không lúc nào vắng hương hoa. Kể cả khi đã hy sinh, hương hồn của các liệt sĩ vô danh như O Ba sẵn sàng vẫn như quấn quít, phù hộ cho người dân làm ăn, sinh sống. Ông Biền Ngẫu tâm sự: "Không đợi đến khi đưa O về Nghĩa trang Liệt sĩ mà khi mộ O còn trong rừng, tôi vẫn thường đem rượu ra cúng O. Không biết có ai cho là mê tín hay không, chứ tôi chỉ nghĩ về tấm lòng thành đối với các liệt sĩ đã xả thân vì quê hương. Anh linh của họ vẫn đang ở quanh ta, nhìn thấy ta trong từng ngày sống, từng suy nghĩ. Hãy biết vậy để mà sống cho xứng đáng hơn!". Ngoài kia, rừng dẻ trải màu xanh ngút ngàn...
  5. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0

    Lộc khuê hầu Đào Duy Từ (1572-1634)
    Đào Duy Từ với hệ thống luỹ thầy(Nguyễn Tú-Danh nhân Quảng Bình ?"tập 2)Đào Duy Từ không phảI là người Quảng Bình .
    Ông là người xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, sinh năm 1572 mất năm 1634, thọ 63 tuổi. Thế nhưng người Quảng Bình xem Ông là một danh nhân lịch sử của địa phương mình vì sự nghiệp hiển hách của Ông, công lao rực rỡ nhất của Ông , taì năng lỗi lạc nhất của Ông đều để lại và còn tồn tại mãI trên đất Quảng Bình!
    Những di tích về Luỹ Thầy ở Quảng Bình làm cho người Quảng Bình gợi nhớ đến bàn tay xây dựng cũng như công lao của Đào Duy Từ và khi lịch sử địa phương Quảng Bình nói đến gia đoạn Trịnh- Nguyễn phân tranh thì ko thể ko nói đến thân thế và sự nghiệp của Ông, do đó, Đào Duy Từ hiển nhiên trở thành Danh Nhân Lịch Sử với cả nước và Quảng Bình.
    Như mọi người đều biết , nước ta vào những năm đầu htế kỷ XVI, triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu suy nhược . Phong trào nông dân nổi dậy kéo theo nạn cát cứ và tranh chấp giữa các phe phái diễn ra gay gắt.
    Ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (15.7.1527) Mạc Đăng Dung vốn là danh thần nhà Lê, người làng Cổ Trai huyện Nghi Dương ngụ ở làng Cao Đôi huyện Bình Hà , tỉnh Hải Dương, dòng dõi trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần, cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc.
    Nhà Mạc ra dời vẫn không giải quyết được các mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp phong kiến, bởi vì tập đoàn phong kiến do ?oMạc Đăng Dung cầm đầu cũng chỉ là một tập đoàn phong kiến quân phiệt vì lợi ích dòng họ mà cướp chính quyền? chứ ko phải lợi ích của giai cấp nông dân.
    Hậu quả của cuộc cướp ngôi vua này nên nội chiến và cát cứ kéo dài nhất trong lịch sử nước ta.Hành động của Mạc Đăng Dung đã bị các phe phái phò Lê chốn đối kịch liệt, trong đó, một công thần nhà Lê là Nguyễn Kim tìm được con của vua Lê Chiêu Tông bèn tôn lên làm vua gọi là Lê Trang Tông (1533-1548) lập ra triều Lê Trung Hưng .Với khẩu hiệu ?ophù Lê diệt Mạc? Nguyễn Kim tập hợp được các thế lực chốn Mạc khá thuận lợi.Tháng 11 năm Canh Tý (1540) Nguyễn Kim đánh chiếm Nghệ An.Thế là cuộc nội chiến kéo dài mà sử gọi là thời kỳ Nam Bắc Triều.
    Năm 1540, trước sự đe doạ của nhà Minh (Trung Quốc), Mạc Đăng Dung dâng đất 6 động Tế Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, La Phu thuộc 2 châu Vĩnh An, An Quảng (Quảng Ninh ngày nay) cho nhà Minh để cầu hoà làm xúc phạm đến ý thức độc lập dân tọc và danh dự của Tổ quốc, càng gây thêm sự phản đối trong nhân dân.
    Năm 1541, Mạc Đăng Dung mất.Trước đó, Mạc Đăng Dung chỉ làm vua 3 năm, nhường ngôi cho con làm Thái Thượng Hoàng, Mạc Đăng Doanh lên thay(1530).Năm 1540 Đăng Doanh mất, cháu nội Đăng Dung mất, chỉ thọ 58 tuổi.
    Năm 1543, Nguyễn Kim đánh Thanh Hoá, chiếm giữu Tây Đô.Năm 1545, Nguyễn Kim đánh Sơn Nam, khi tiến đến Yên Mô ( Ninh Bình ) Nguyễn Kim bị hàng thần Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết.
    Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay!
    Để củng cố địa vị, Trịnh Kiểm bắt đầu trừ bớt lực lượng thân Nguyễn Kim.Con trưởng Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị giết. Em Nguyễn Uông là Nguyễn Hoàng phải tìm đường chạy trốn khỏi bàn tay độc tài của Trịnh Kiểm.
    Tương truyền, Nguyễn Hoàng cho người tâm phúc đến hỏi Trạng Trình kế sách và phương hướng hành động.Trạng Trình ko dám nói rõ mà chỉ đàn kiến đang bò trên hòn non bộ, bảo:
    ?oHoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân?
    ( Một dải Hoành Sơn, dung thân muôn đời )
    Theo câu nói ấy, Nguyễn Hoàng vào cung nhờ chị ruột là Ngọc Bảo-vợ chánh thất của Trịnh Kiểm, xin đi trấn thủ đất Thuận Hoá. Theo sách ?oTrịnh Nguyễn diễn chí?của Nguyễn Khoa Chiêm thì ?oNgọc Bảo xui Nguyễn Hoàng giả đIên rồi vào thưa với Trịnh Kiểm : đứa em thiếp bỗng dưng phát chứng điên đến nỗi nghe mê, như thế không giúp được việc chính sự trong triều.nay thiếp nghe nói hai xứ Thuận Quảng là chỗ đất độc nước xấu, dân man hung dữ, người ta không muốn đến.Xin tôn ông nghĩ đến công cha, tình thiếp cho em thiếp vào trấn thủ xứ ấy làm bề tôI nơI phên dậu để đuợc ơn sống suốt đời..Trịnh Kiểm, ngoaì mặt thì giả cáh chối từ, tỏ ra như vậy là uổng taì năng của Nguyễn Hoàng, cần có chỗ cao sang hơn, nhưng trong lòng nhân vụ giết Nguyễn Uông bị dư luận phản đối , chợt nghĩ thầm: ?oXứ ấy còn có quân đồn trú của họ Mạc đang đóng chốt, cứ cho y đến kể như mượn tay quân họ Mạc??bèn tâu vua phong cho Nnuyễn hoàng làm trấn thủ Thuận Hoá, hàn năm theo the lệ thu thuế và dâng nạp.
    Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá cùng với một nghìn quân, gia nhân theo dường biển đến cửa Yên Việt (nay là Cửa Việt_Quảng Trị) đóng quân trên bãI cát nổi thuộc xã áI Tử , huyênện Vũ Xương .
    Năm 1613, trước khi chết còn dặn con là Nguyễn Phúc Nguyên rằng: ?oĐất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi ảI Vân và Thạch Bỉ, thực là một nơI trời cho để người anh hùng dụng võ. Vởy ta phảI thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ mà gây cơ nghiệp muôn đời?? ?.
    Năm 1620, em Phúc nguyên là quận Văn, quận Hữu muốn giành quyền với phúc Nguyên, thông đồng với chúa trịnh vào đánh, tự nguyện làm nội ứng.Quân Trịnh do tướng Nguyễn KhảI làm thống suất đánh vào của Nhật lệ, đóng trại, chờ sự nổi dậy của quận văn, quận Hữu, nhưng hai ngưòi này đã bị Phúc Nguyên bắt hạ ngục.Âm mưu bị bại lộ, quân Trịnh liền rút lui.
    Trận đụng độ này tuy không lớn, nhưng ý thức chống đối của chúa Nguyễn Phúc Nguyên càng nhân lên, đồng thời Phúc Nguyên càng lo lắng trước sức mạnh của chúa Trịnh và tham vọng của họ nên ngày đêm suy tính mưu lược đối phó.
    Trong lúc lúng túng chưa tìm ra mưu kế thì một sự kiện xảy ra như bước ngoặt lịch sử của vương triều họ Nguyễn, sự xuất hiện của Đào Duy Từ vào xứ đàng trong.
    Còn tiếp...........
  6. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Người khơi dậy hồn đất Quảng Bình
    Bắt đầu hành trình đến với những trang viết về vùng đất quê nhà khi đã ngoài 60 tuổi, 21 năm cầm bút với hàng chục đầu sách đã và chưa in, người đầu tiên viết ?oxã chí? ở miền Bắc là một cụ già ốm yếu, nhỏ con, lại chỉ còn một lá phổi để thở...
    Cụ Nguyễn Tú sinh năm 1920 tại xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình trong một gia đình nho học. Ảnh hưởng tư tưởng chống Pháp của cha, cụ Tú sớm tham gia cách mạng từ tuổi 20.
    Tháng 6-1945 chi bộ Đảng Cộng sản VN đầu tiên tại thị xã Đồng Hới được thành lập, cụ Nguyễn Tú là một trong sáu đảng viên của chi bộ đó.
    Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ trở thành chính trị viên tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1964 cụ bị bệnh lao, phải cắt bỏ một lá phổi và được chuyển qua bộ phận nghiên cứu, viết lịch sử Đảng tỉnh Quảng Bình.
    Trong những tháng ngày sưu tập tài liệu ở Viện Bảo tàng lịch sử, Thư viện quốc gia, Cục Lưu trữ trung ương Đảng tại Hà Nội, tìm hiểu những địa danh, nhân vật trên đất Quảng Bình đã khơi dậy trong lòng cụ những mơ ước được làm một điều gì đó thật có ích cho quê hương.
    Năm 1981 sau khi hoàn tất việc sưu tập và chỉnh lý tài liệu lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, cụ Nguyễn Tú có điều kiện đi sâu hơn các mặt của vùng đất đã có từ gần 2.000 năm trước. Trong tập tài liệu dày cộm về Quảng Bình từ thời Lâm Ấp cho đến thời hiện đại, cụ chọn một điểm để viết cho hết ngọn nguồn: Bảo Ninh.
    Tuy là quê hương của mình nhưng bắt tay vào viết ?oxã chí? lại là chuyện chẳng đơn giản. Thế là phải mất hàng năm hỏi chuyện các bậc lão làng về những truyền thuyết, những chuyện cũ tích xưa của Bảo Ninh; gặp các nghệ nhân phường chèo cạn, hội đua thuyền, hò khoan để biết các cách chơi; gần gũi các bạn chài vào khơi ra lộng; các chị bán mắm, người làm bún, các bà nấu ăn giỏi để biết hương vị ngon của món ăn quê nhà làm bằng con tôm con cá vớt lên từ biển khơi?
    Đối chiếu, tái hiện, tìm dấu vết cũ, có khi đến chục lần, để viết cho đúng nơi xuất xứ. Một sắc phong của làng có đôi nét chữ mờ phai do thời gian chiến tranh tàn phá buộc cụ Tú lặn lội vào cố đô Huế, đến thư viện cổ truy tìm hay hỏi han những gia đình quan lại triều Nguyễn có liên quan.
    Nghe nói một sử liệu về quê nhà giờ chỉ còn có hai bản chữ Hán, chữ Pháp cụ cũng cất công tìm đến, để chính mắt mình được đọc hai văn bản ấy mới đặt bút. Sáu năm ròng rã thực hiện, dựa trên đề cương của Viện Sử học do giáo sư Nguyễn Đổng Chi khởi xướng từ năm 1964, cuốn Địa chí Bảo Ninh của tác giả Nguyễn Tú mới ra đời. Địa chí Bảo Ninh được đón nhận trân trọng, được nhận giải A Giải thưởng cố đô Huế lần thứ nhất. Và tác giả trở thành người đầu tiên viết xã chí ở miền Bắc.
    Từ đó đến nay, 16 năm qua cụ Nguyễn Tú đã cho xuất bản chín tập sách địa chí, danh nhân, lịch sử, non nước Quảng Bình; năm tập danh nhân Bình Trị Thiên, và Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Bình soạn chung với các tác giả khác. Năm 1998 cụ được Hội Văn học dân gian VN tặng giải ba cho tập Quảng Bình non nước quê hương. Địa chí huyện Hương Thủy (in chung) cũng được tặng giải nhì năm đó. Địa chí Đồng Hới được tặng giải A Hội Văn nghệ dân gian VN năm 1999... cùng nhiều giải thưởng khác.
    21 năm cầm bút, bắt đầu sự nghiệp chữ nghĩa khi đã ngoài 60 tuổi, với ngần ấy tác phẩm là cả một tình yêu sâu nặng quê hương, một nghị lực phi thường. Ở đất Quảng Bình ai cũng biết và kính trọng ông cụ nhỏ con ốm yếu, chưa đến tuổi 50 đã thở bằng một lá phổi; bao nhiêu năm sống với đồng lương hưu không quá 400.000 đồng lại phải lo thuốc men, bữa ăn hằng ngày cho người vợ mù.
    Sống trong cảnh gieo neo như vậy, người ta không hiểu nổi ông cụ làm sao còn bớt được miếng ăn quá ít ỏi của mình để mua sách. Sách nghiên cứu, lịch sử, từ điển là những vật có giá trị trong ngôi nhà hai gian không quá 12m2 lợp lá bên kia sông Nhật Lệ. Khi người vợ mất, cụ giao nhà đất cho xã để xã cấp cho người thiếu chỗ ở.
    Rồi đi đây đó để nhận diện thực địa, lấy tư liệu từ Hà Nội đến tận TP.HCM. Cụ không ở một nơi cố định, khi thì tá túc trong một phòng nhỏ của câu lạc bộ hưu trí hay một cơ quan nào đó; khi thì ngủ nhờ nhà bạn bè dăm ba hôm để viết rồi lại ra đi.
    Để những mẩu chuyện trên trang sách được chính xác, cụ theo thuyền lên thượng nguồn sông Long Đại để tận mắt thấy, tận tai nghe những người chèo thuyền vượt qua 16 cái thác hiểm trở, hung dữ bằng kinh nghiệm của người xưa truyền lại qua một bài vè cổ.
    Cụ lên núi Đại Phúc khảo sát nơi sinh ra Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người mở cõi phương Nam. Lên núi Chóp Chài Trung Thuần cụ vẽ bản đồ thế trận nghĩa quân Lê Trực phò vua Hàm Nghi.
    75 tuổi, chân đã run cụ vẫn lên đèo Ngang vạch lau lách, cây rừng xác định dấu vết thành Lâm Âp gần 2.000 năm trước. Thực tế điền dã của cụ hầu như chẳng dân văn nghệ Quảng Bình nào sánh kịp.
    Theo cụ, sai lệch địa danh, thiếu chuẩn xác quá khứ làm tổn thương danh dự, xúc phạm tâm linh, gây bất hòa giữa cộng đồng cư dân mà hậu quả không lường hết. Lương tâm và trách nhiệm không cho phép những sai lệch. Dẫu quĩ thời gian còn quá ngắn cuối đời người làm sách, cụ Nguyễn Tú vẫn trung thành tuyệt đối với nguyên tắc mình tự đặt ra.
    Xuyên suốt các tác phẩm của cụ Nguyễn Tú là một lý giải khách quan: không có tình người thì không có làng xóm, không có phong tục, truyền thống, và như vậy con người không thể tồn tại, vươn lên trên mảnh đất nghèo khó khắc nghiệt nắng mưa.
    Tuổi 80, không còn đi đâu xa bởi sức đã yếu lại còn mang bên hông chiếc túi bài tiết, cụ Nguyễn Tú hiện sống trong một ngôi nhà cấp 4 với sự hỗ trợ của Thị ủy Đồng Hới. Tuy thế, hằng ngày ba buổi cụ vẫn ngồi vào bàn viết không dưới tám tiếng. Hình như ông già gầy gò có đôi mắt sáng ấy không biết mệt.
    Cụ phải chạy đua với thời gian, chỉnh lý lần cuối các tài liệu mà cụ đã dày công sưu tầm trong 15 năm qua để xuất bản cuốn Địa chí Quảng Bình trên 500 trang khổ lớn nói về lịch sử, địa lý, văn hóa, con người, các làng nghề truyền thống... trên mảnh đất giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt - Champa từ thế kỷ thứ hai cho đến bây giờ.
    (Tuổi trẻ)
    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 02:28 ngày 28/03/2005
  7. rive

    rive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    HÀN MẶC TỬ
    Nhà thơ Hàn Mặc Tử còn có tên là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại Lệ Mỹ, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
    Từ năm 1930, 1931 ông làm thơ và bắt đầu có tiếng tăm. Năm 1932 ông vừa làm việc ở sở Đạc điền Quy Nhơn vừa làm thơ đăng ở tuần báo "Phụ nữ Tân Văn". Năm sau, ông xin thôi việc, rồi vào Sài Gòn, giữ trang văn chương ở các báo "Sài Gòn", "Công luận", "Tân Thời". Được một năm, ông trở về Quy Nhơn, rồi mắc bệnh phong, điều trị tại nhà khá lâu không khỏi, ông bị cưỡng bức vào nhà thương Quy Hoà. Các tập thơ xuất sắc của ông là "Gái quê", "Thơ Hàn Mặc Tử".
    Ông mất ngày 11-11-1940 khi mới 28 tuổi.
    Vào đây để đọc các tác phẩm của ông: http://svvn.ru/thovan/thotruyen/hanmactu.htm
    Được rive sửa chữa / chuyển vào 01:21 ngày 04/08/2004
  8. tinhtam08

    tinhtam08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Nhớ liệt sĩ Quách Xuân Kỳ
    Đồng chí Quách Xuân Kỳ sinh năm 1926 tại thôn Hoàn Lão (nay là thị trấn Hoàn lão), xã Trung trạch, huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình. thân phụ là Quách Nguyên Hammột danh y nổi tiếng hết lòng chữa bệnh giúp người, thâm mẫu là Trần Thị Điển hay thơ phú, tảo tần nuôi dạy con nên người. Quách Xuân Kỳ có năm người anh đều tham gia cách mạng. Nguwòi anh cả là Quách Tố am (1905-1974) là một trong những đồng chí có công xây dựng chi bộ Đảng cộng sản ở Sêpôn (Lào) năm 1930. nguwòi anh thứ là Quách Tuân (1911-1984)thm gia cách mạng từ năm 1929, công tác ở Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình. Người anh thứ ba là Quách Sĩ Kha (1920-1999) hoạt động cách mạng từ tháng 5/1945. Ang thứ tư là Quách Sĩ Ca, được Ddảng và Quân đội đào tạo ở nước ngoài về giữ chức chính trị viên tiểu đoàn, Chủ nhiệm chính trị Quân khu IV, hy sinh năm 1954
    Quách Xuân Kỳ là con trai thứ năm trong gia đình.
    Ngoài ra còn có hai ngươi chị gái là chị Quách Thị Mai và chị Quách Thị Lý
    Đồng chí Quách Xuân Kỳ bỏ học tham gia ********* bí mật năm 1944, tận tuỵ với công việc chống đói, lăn lộn xây dựng cơ sở ********* trong huyện và tỏ ra là một cán bộ xuất sắc. Đòng chí cùng với các đồng chí trong chi uỷ và uỷ ban lâm thời lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở huyện lỵ Bố Trạch.
    Tháng 1/1945, đồng chí Quách Xuân Kỳ được kết nạp vào **********************.
    Năm 1946, đồng chí Quách Xuân Kỳ cùng Phan Khắc Hy, Mai Trọng Nguyên nhận nhiệm vụ chỉ huy một đội tự vệ, vừa tăng gia sản xuất vừa xây dựng khu căn cứ ở vùng Ba Lùm, Ba Lòi.
    Tháng 10/1947, đồng chí được cử làm Huyện uỷ viên huyện Bố trạch, trực tiếp phụ trách bí thư đoàn thanh niên cứu quốc lại vừa phụ trách trưởng ban tình báo.
    tháng 7/1948 đồng chí được bầu làm bí thư huyện uỷ Bố trạch. Trong thời gian này, thực dân Pháp kêu gọi ai bắt được Quách Xuân Kỳ sẽ được thưởng hàng ngàn đồng Đông Dương.
    Tháng 2/1949 đồng chí trúng cử tỉnh uỷ viên tỉnh Quảng Bình và được tỉnh uỷ cử vào Đồng Hới, trực tiếp làm Bí thư thị uỷ không bao lâu thì bị bắt. Trong tù, đồng chí tìm cách liên lạc với bên ngoài xin tỉnh uỷ cho thành lập chi bộ. Được tỉnh uỷ đồng ý, chi bộ nhà lao được thành lập và đồng chí được bầu làm bí thư.
    Biết không thể lay chuyển được ý chí sắt đá của người đảng viên cộng sản, ngày 11/7/1947, thực dân Pháp đưa đồng chí Quách Xuân Kỳ và hai đồng chí khác ra bắn ở chợ Hoàn Lão. Trước đông đảo bà con và đồng bào, đồng chí vẫn nở nụ cười bình thản: "hãy đoàn kết, kiên quyết chiến đấu đến cùng. Kháng chiến nhất định thắng lợi" Đó cũng là lời vĩnh biệt của đòng chí với đồng bào, đồng chí và quê hương yêu dấu. Năm ấy, đồng chí vừa tròn 23 tuổi, lứa tuổi thanh xuân rực lửa anh hùng.
    Năm 1998 đồng chí Quách Xuân Kỳ được nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và năm 1999 được ************* truy tặng Huân chương độc lập hạng ba.
    (Trích từ: Nhớ liệt sĩ Quách Xuân Kỳ, do gia đình thân nhân liệt sĩ Quách Xuân Kỳ biên soạn và lưu hành tháng 7/2004)
  9. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700)
    Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), một tướng lãnh tài ba, một nhà quản lý hành chính xuất sắc; người mở nước về phía Nam và cũng là người có công xây dựng nền móng cho Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm Canh Dần (1650) tại vùng đất nay thuộc xã Chương Tín huyện Phong Lộc tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà nghiên cứu thì tổ tiên của Nguyễn Hữu Cảnh là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc-một vị tướng tài ba xuất sắc của vua Đinh Tiên Hoàng; ông cũng là cháu mấy đời của nhà chính trị đại tài của nước ta-Nguyễn Trãi. Cha ông là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Đạt-người đã góp nhiều công sức cho chúa Nguyễn trong cuộc đối đầu với chúa Trịnh.
    Lớn lên trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện tập võ nghệ để có thể theo cha đi chinh chiến. Tuy còn trẻ tuổi, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ đôi mươi.
    Năm 1681, cha ông mất, ông cùng Nguyễn Hữu Hào-anh ruột của ông, nối nghiệp cha. Trong công việc và trong quan hệ xử thế, Nguyễn Hữu Cảnh rất cẩn trọng nên được lòng mọi người. Năm 1692, tình hình biên giới Việt Chiêm căng thẳng. Vua Chiêm là Bà Tranh đem quân đánh Diên Ninh (Phú Yên). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đánh dẹp. Vùng đất mới được đặt tên là trấn Thuận Thành và vị quan Trấn thủ đầu tiên vùng này là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Sau khi bình định trấn Thuận Thành, Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức ngay cho nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống và thiết lập trật tự xã hội, khiến trấn Thuận Thành ngày càng vững vàng phát triển.
    Đầu xuân Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược và thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia. Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến cù lao Phố (một cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra vùng đất Sài Gòn và đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định. Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí thì "Đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ". Nguyễn Hữu Cảnh cất đặt các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp).

    Giúp việc cho các quan là các Xá ty và một số đơn vị vũ trang. Đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Ông cho chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp. Đại Nam liệt truyện (tiên biên quyển 1) ghi rõ Nguyễn Hữu Cảnh đã "chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức là đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh". Như vậy, biên giới nước ta đã mở rộng đến vùng này. Năm 1700 Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân tiến xuống vùng biên giới Tây Nam ngày nay. Nhờ uy danh, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng giải quyết tình hình bất an của vùng này. Nhưng sau đó, do bị bệnh nặng, Nguyễn Hữu Cảnh qua đời-lúc ấy ông mới tròn 50 tuổi.

    Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng cầm quân đã biết dùng tài đức để phủ dụ dân chúng. Ông đã có công lớn trong sự nghiệp Nam tiến của nhân dân ta; ông đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Do đó, ông đã được quần chúng kính phục, nhớ ơn, tôn thờ. Ngày nay đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được bảo tồn ở nhiều địa phương. Trong đó, lớn nhất là ở An Giang, Đồng Nai và Quảng Bình. Độc đáo hơn nữa là ở Nam Vang cũng có đền thờ ông. (Trích trong "Hỏi đáp 300 năm Sài Gòn. TP. Hồ Chí Minh" tập 2, NXB Trẻ)

    Được halffreeze sửa chữa / chuyển vào 23:18 ngày 24/08/2004
  10. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0

    Giáo sư Trần Thanh Vân​
    Giáo sư Trần Thanh Vân năm nay 68 tuổi, là người gốc Đồng Hới, Quảng Bình. Năm 1953, khi mới 17 tuổi ông qua Pháp học tập. Năm 1956, tốt nghiệp Đại học Paris với 2 bằng cử nhân Vật lý và Toán học. Năm 1958, bảo vệ thành công luận án thạc sĩ và đến 1966 là tiến sĩ về lĩnh vực vật lý hạt cơ bản. Hiện nay gia đình ông sống ở Pháp và ông là Giám đốc Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp.
    Năm 1993, với sự giúp đỡ giáo sư Nguyễn Văn Hiệu và uy tín khoa học của mình, GS Trần Thanh Vân đã đứng ra vận động, tổ chức hội nghị vật lý hạt cơ bản và thiên văn học quốc tế đầu tiên ở Việt Nam có tên gọi "Gặp gỡ Việt Nam" tại Hà Nội. Các hội nghị được duy trì đều đặn đến nay và ngày càng có uy tín đối với giới khoa học trên thế giới. Hiện nay, giáo sư Trần Thanh Vân và giáo sư Nguyễn Văn Hiệu là đồng Chủ tịch của chương trình "Gặp gỡ Việt Nam".

    (Nguồn: ĐTH TPHCM)

Chia sẻ trang này