1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con của Quảng Bình.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi thanh_hang_new, 19/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tengimachaduoc

    tengimachaduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    0
    Các bác có nhất trí với em là đưa một số nhân vật có công đóng góp cho QB, là con em sinh ra tại QB, hoặc quê QB có thành tích tốt cho quê hương, xã hội, thành một topic là "người đương thời" ko à? làm thành những tấm gương tốt, điển hình cho bây giờ, còn những người đã thành "thiên cổ" thì nên đưa vào mục danh nhân QB: như Nguyễn Hữu Cảnh, Đào Duy Từ....Nếu các bác nhất trí thì đề nghị mod chuyển hộ cái nhể (cho đối xứng với mục : QB những điều chưa hay )
    Bác sĩ trẻ miền núi Quảng Bình Tháng 3/2002, đội y-bác sĩ tình nguyện tỉnh Quảng Bình gồm 35 đội viên đã được phân công về các xã miền núi khó khăn của tỉnh. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tỉnh Quảng Bình, dù nhà ngay thị xã Đồng Hới với những điều kiện kinh tế khá ổn định, Lê Thị Hòa vẫn quyết tâm đăng ký tham gia đội thầy thuốc tình nguyện tại xã Hóa Phúc, huyện Minh Hóa ngay từ ngày đầu đội mới được thành lập.
    Bây giờ, đi bộ từ 3 - 5 km đường đèo dốc từ thôn này qua thôn khác khám - chữa bệnh, phát thuốc, tuyên truyền phòng chống dịch... là chuyện hết sức bình thường.
    Ngày mới đến, Hòa cùng các anh em khác chỉ muốn khóc khi nhìn quanh chỉ thấy toàn núi là núi. Hệ thống đường giao thông, điện sinh hoạt... cũng chưa được kéo đến xã. Vậy mà, ở riết với đồng bào thành quen. Còn bây giờ có chuyện gì quan trọng lắm mới về Đồng Hới. Cùng tham gia đội y-bác sĩ tình nguyện, Nguyễn Thị Như Quỳnh được phân công về Làng thanh niên lập nghiệp An Mã xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy.
    Ở đây, 130 hộ thanh niên lên rừng lập nghiệp thường xuyên đối diện với những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần và đã có không ít người ngã bệnh vì nhiều lý do khác nhau. Như Quỳnh vừa tham gia chữa bệnh vừa cố gắng tiếp xúc động viên, tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ... cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa khát vọng làm giàu cho làng thanh niên.
    Đến nay, tại An Mã những chồi xanh đã đơm hoa kết trái, hứa hẹn ngày bội thu. Bao giờ các bạn sẽ trở về Đồng Hới? Không cần suy nghĩ, cả hai bạn Như Quỳnh và Lê Thị Hòa đều trả lời: chúng tôi xin ở lại. Nơi đây cũng là quê hương cả thôi !
    Anh Phan Văn Cầu - Đội trưởng đội y-bác sĩ tình nguyện kể lại những ngày đầu đến 14 xã miền núi của tỉnh, các đội viên tình nguyện lo lắm bởi người dân ở đây (chủ yếu đồng bào dân tộc Vân Kiều, Sách...) đã quen cách chữa bệnh tại nhà với những ông thầy cúng. Vì thế, khi gặp những y-bác sĩ tình nguyện với chiếc áo blue trắng, túi dụng cụ và các loại thuốc nhỏ xíu... thì bà con ngạc nhiên lắm. Dần dần, khi những viên thuốc be bé ấy đã chữa lành các căn bệnh mà lâu nay thầy cúng bó tay thì người dân nhanh chóng nghe theo các hướng dẫn của thầy thuốc miền xuôi...
    Chỉ trong một năm, đội y-bác sĩ tình nguyện Quảng Bình đã điều trị cho trên 40.175 lượt bệnh nhân, tổ chức tiêm chủng cho hơn 21.000 lượt trẻ em và cấp thuốc miễn phí cho hơn 26.800 lượt người... Ngoài ra các đội viên cũng hướng dẫn đồng bào dân tộc đưa những giống cây, con mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt...
  2. tengimachaduoc

    tengimachaduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    0
    Hì hì tuỳ bác xếp thôi, chứ tôi không bảo là "danh nhân" đối trọng..., mà tôi cũng ko bảo danh nhân không phải là người con QB, mà là topic : "danh nhân Quảng Bình". Tôi muốn mọi người góp những tin, những việc, những người là những tấm gương sáng kia đối trọng với những việc làm chưa hay. Như trên VTV,HTV vẫn có: "danh nhân văn hoá", và "người đương thời", "người tốt việc tốt" đấy thôi. Những người đã khuất thì đã đành, nhưng những người đương thời, những người không phải ở QB mà đóng góp cho QB? như bài dưới đây tôi sẽ đăng thì sao? theo bác thì có được xếp vào đây không nhé. Hy vọng mong nhận được sự góp ý bằng PM của bác Math0
    Cuộc gặp mặt tràn đầy nước mắt tình nghĩa
    Đầu tháng 7/2004, chị Mai Ninh - tiến sĩ vật lý và là nhà văn Việt kiều ở Pháp và một số người thân của chị đóng góp một số tiền (900 euro) giúp đỡ 7 nữ TNXP ở Quảng Bình và 1 nữ TNXP ở Hà Tĩnh. Ngày 17/7/2004, qua báo Thanh Niên và Tỉnh Đoàn Quảng Bình, chị Mai Ninh đã được gặp các nữ TNXP của vùng đất lửa và cuộc gặp mặt đã diễn ra tràn đầy nước mắt tình nghĩa.
    Người mang về quê hương những tấm lòng
    Nhà khoa học và là nhà văn này là một người khá đặc biệt. Chị quê miền Bắc nhưng cả gia đình vào sinh sống ở miền Nam từ năm 1940. Năm 1968, sau khi đỗ tú tài ban toán ở Sài Gòn, chị được học bổng sang Pháp du học, tốt nghiệp kỹ sư năm 1974 và sau đó trình luận án tiến sĩ quốc gia về vật lý năm 1982. Chị Mai Ninh làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, vùng Normandie, chuyên ngành chất siêu dẫn và điện tử, từ năm 1978 đến nay. Nhưng từ đầu những năm 90, chị đột nhiên xuất hiện trên văn đàn cả hải ngoại và trong nước, với một loạt tác phẩm gồm truyện dịch, truyến ngắn, tiểu thuyết được xuất bản. Tập tiểu thuyết Cá voi trầm sát vừa được NXB Trẻ, phát hành trong dịp chị Mai Ninh về quê hương để làm việc tình nghĩa này đã được nhà văn Nguyên Ngọc giới thiệu trân trọng ?o... một người phụ nữ sống xa tổ quốc dằng dặc đến hơn 30 năm, làm việc trong một ngành chuyên môn có vẻ rất xa với văn học, lại có thể không chỉ rất tinh tế trong khi đi vào ngõ ngách phức tạp của tâm hồn con người, các nhân vật vừa quen, vừa lạ của chị, mà hơn nữa còn giữ được một ngôn ngữ văn chương Việt nhuần nhị, giàu có, tinh khôi và hiện tại đến thế...?
    Sự nhuần nhị, giàu có và tinh khôi còn giữ được về nguồn cội có lẽ là nhịp cầu để chị Mai Ninh đến với việc ******** nghĩa này. Chị tâm sự: ?oTháng 6/2004, chị và một số bằng hữu ở Pháp đã rất xúc động khi xem cuốn phim tài liệu về những nữ TNXP thời chiến tranh, hiện nay còn sống do đài truyền hình Pháp và Thuỵ Sỹ thực hiện?. Thông qua những câu chuyện kể, hồi ức và hình ảnh tư liệu về một số nữ TNXP hiện nay còn sống, cuốn phim đã phản ánh khá chân thực về một thế hệ cùng thời với chị đã đi qua cuộc chiến tranh ở quê hương. Chị Mai Ninh nói, chính nụ cười của những phụ nữ trong phim, những người đã chịu nhiều mất mát trong chiến tranh, đã có nhiều nước mắt sau chiến tranh đã thôi thúc chị và một số người thân phải làm một điều gì đó để chia sẻ. Sau đó, nhờ một bác sĩ ở Đại học Y Hà Nội và một Việt kiều Pháp quê ở Quảng Bình, chị có được bản danh sách 7 nữ TNXP ở Quảng Bình và 1 nữ TNXP ở Hà Tĩnh hiện đời sống đang gặp nhiều khó khăn. Và họ đã cùng nhau đóng góp được 900 euro để chị Mai Ninh mang tấm lòng của họ về với quê hương.
    Những số phận và những giọt nướt mắt tình nghĩa
    7 nữ TNXP của vùng đất lửa Quảng Bình có 6 chị quê ở xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, 1 chị ở xã Sen Thuỷ kế cận. Họ thuộc lớp đầu tiên trong số hàng ngàn TNXP có mặt trên các tuyến đường cửa ngõ Trường Sơn, trong suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất, thuộc đại đội C757 tiên phong, đóng dọc theo đường Ho, đèo Mụ Giạ và dòng sông Sê Băng Hiêng, biên giới nước bạn Lào. Tất cả thời thanh xuân của các chị đều đã gởi lại trên các tuyến đường suốt ngày đêm bom rơi đạn nổ của vùng tuyến lửa, nay thảy đều đã bước qua tuổi 50, nhưng đã già gấp 10 lần tuổi của họ do những vết thương không thể hàn gắn được. Có 3 chị không thể có chồng, đang sống những ngày cuối đời neo đơn, cô quạnh. Chị Võ Thị Tình vừa lấy chồng được 2 ngày đã xung phong ra mặt trận, nay chồng bị ung thư và một đứa con bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nằm liệt một chỗ. Chị Võ Thị Quyên thì do những mảnh bom bên dòng Sê Băng Hiêng đã phải nằm liệt suốt 7 năm, sau đó nhờ một ?othầy mo? người Khơ Me, ở Tây Ninh tốt bụng chữa trị nay chị đã có thể ngồi dậy, đi lại. Riêng chị Võ Thị Cúc, suốt từ trên 10 năm nay đã không thể sống như những người bình thường, những mảnh bom trên đầu và khắp cơ thể chị đã làm toàn bộ tứ chi co giật... và chị còn thêm một nỗi đau: do hoàn cảnh neo đơn cho nên đến nay chị vẫn chưa nhận được chính sách dành cho TNXP thời chống Mỹ...
    Do vậy, cuộc gặp mặt để trao món quà tình nghĩa này đã được Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức tại xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, vùng quê cát trắng nằm ở tuyến đầu của vùng đất lửa. Ông Lê Năm, Phó Bí thư Huyện uỷ Lệ Thuỷ, dự buổi trao quà tình nghĩa này nói rằng, thời chiến tranh, Lệ Thuỷ là cái hủ chứa bom đạn, trung bình mỗi người dân phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom. Bởi vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu của huyện sau chiến tranh là xoá đói giảm nghèo, hạ quyết tâm đến năm 2006, trên toàn huyện sẽ không còn mái tranh nào, trước hết là những mái tranh của lực lượng TNXP...
    Riêng chị Mai Ninh khi trao món quà tình nghĩa đã làm cho 7 nữ TNXP và cả những người tham dự không cầm được nước mắt bởi vì chị đã khóc, nước mắt đầm đìa. Chị đã nói những lời tận đáy lòng về tình cảm của chị, nỗi xúc động khi nghĩ về thế hệ cùng thời với chị đã đi qua chiến tranh ở quê hương, sau khi xem cuốn phim và nhất là khi gặp 7 nữ TNXP một thời ngồi đây. Chị nói trước khi chia tay, món quà chị mang đến là rất nhỏ nhưng những gì mà 7 nữ TNXP, báo Thanh Niên, Tỉnh Đoàn Quảng Bình cho chị mang về từ cuộc gặp gỡ này thì to lớn vô cùng và không có gì có thể thay thế. Chị mong làm sao có dịp gặp lại...
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn chị Ngan_Cach đã thông tin cho chúng ta biết về một người con QB ưu tú.
    Giáo sư Trần Thanh Vân, gốc Đồng Hới, là một nhà khoa học uy tín trên thế giới về vật lý học và thiên văn học, được trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, là giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nga, giáo sư giảng dạy của nhiều trường đại học về khoa học nỏi tiếng ở Pháp, Mỹ..., là một trong nhà tổ chức hội thảo quốc tế về vật lý thiên văn và vật lý hạt mang tên Gặp gỡ Việt Nam trung tuàn tháng 8 vừa qua tại Hà Nội.
    Cùng với các nhà khoa học Việt Nam nổi danh khác trên trường khoa học thế giới (Như GS VIện sý Nguyên Văn Hiệu, GS Trịnh Xuân Thuận..) đã góp phần làm rạng danh cộng đồng làm khoa học của VN ở nước ngoài, là tấm gương cho bà con Việt kiều ở ngoại quốc và các sinh viên, nhà khoa học trẻ noi theo.
    Theo tôi được biết, Giáo sư Trần Thanh Vân cũng đã dành 230 suất học bổng (trị giá 1,1 triệu đồng mỗi suất) dành cho sinh viên QB học giỏi,
    Thông tin thêm về GS Vân
    http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivietbonphuong/2004/03/55158/
    GS - TS TRẦN THANH VÂN
    Một tấm lòng hướng về nguồn cội
    Nhiều sinh viên Việt Nam học ở Pháp chắc khó thể nào quên được Giáo sư -Tiến sĩ (GS - TS) Odon Vallet, trường Đại học Sorbonne (Pháp) với chương trình học bổng Vallet dành cho sinh viên Việt Nam học giỏi. GS-TS Vallet đã tự nguyện đem tặng tài sản của mình dành cho những sinh viên biết sử dụng học bổng để học tập và làm việc tốt hơn. Trong suốt 3 năm qua nguồn quỹ dành cho học bổng đã lên tới 3 tỷ đồng. Nhưng mấy ai biết rằng người làm cầu nối, đưa GS-TS ấy đến với Việt Nam là GS-TS Trần Thanh Vân, một nhà khoa học Việt Nam xa xứ luôn hướng về quê nhà.

    GS -TS Trần Thanh Vân

    GS-TS Trần Thanh Vân hiện là nghiên cứu viên cao cấp danh dự Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp; được nhà nước Pháp tặng huân chương cao quý nhất của Pháp: Bắc đẩu bội tinh đồng thời được Liên bang Nga phong tặng danh hiệu Tiến sĩ Viện sĩ Viện Hàn lâm Nga vì những cống hiến của ông đối với nền khoa học Nga trong những giai đoạn khó khăn nhất, khi các nhà khoa học Nga không có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài. Nghi lễ chính thức được tổ chức tại Moscow sau một hội nghị khoa học do Viện Vật lý thí nghiệm và lý thuyết tổ chức.
    Năm 1953, khi cuộc chiến tranh Đông dương đang chia cắt đất nước, chàng thanh niên Trần Thanh Vân, mới 16 tuổi, sinh quán tại thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, đã rời quê hương đi du học bên Pháp. Mặc dù, ngôn ngữ không thạo, nhà ở chưa có nhưng Trần Thanh Vân đã nhanh chóng thích nghi với mội trường mới và học rất thông minh. Trần Thanh Vân may mắn được người anh trai truyền cho chất văn hóa Pháp và hướng cậu vào khoa học. Trần Thanh Vân định theo học ngành kỹ sư nhưng một gặp gỡ tình cờ đã đổi thay số phận của cậu. Trong kỳ thi vấn đáp vào năm 1957, cậu đã gặp Giáo sư Maurice Lévy, một trong những cha đẻ của vật lý nguyên tử Pháp và Thanh Vân đã quyết định theo ngành vật lý.
    Nếu như Giáo sư Trần Thanh Vân được xem là ?obậc thầy của các nhà nghiên cứu lý thuyết vật lý nguyên tử? thì vợ ông, bà Trần Kim Ngọc được xem là ?obậc thầy của các nhà nghiên cứu về thực vật học?. Cả hai đều học tại trường đại học danh tiếng Sorbonne (Pháp) và cùng nhận được học vị Tiến sĩ khoa học.
    Điều khiến giới khoa học nể trọng Giáo sư Trần Thanh Vân là ông đã có sáng kiến tập hợp các nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm ở Pháp, tổ chức các hội thảo quốc tế cho các nhà vật lý. Giải thích lý do phải tập hợp hai ?onhà? này, Giáo sư Trần Thanh Vân cho biết ở Pháp, hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm thường tách biệt nhau, ít khi gặp nhau và không trao đổi kinh nghiệm. Ông đã tổ chức các cuộc hội thảo ở nhiều nơi và muốn tạo ra một hình thức đối thoại mới trong đó có văn hóa, thể thao hòa với những trao đổi khoa học mang tính nghiêm túc. Đó là những hội thảo quốc tế như Rencontres de Moriond (1966), Rencontres de Blois (1989) Rencontres du Viet Nam (1993)?Điều đó đã trở thành mẫu mực cho nhiều sáng kiến tương tự trên thế giới và vì thế ông ngày càng có nhiều uy tín quốc tế lớn. Ngoài ra Giáo sư Trần Thanh Vân còn giữ một vai trò tích cực trong việc soạn thảo và xuất bản những chuyên khảo khoa học và đóng góp công sức một cách bền bỉ cho sự thiết lập mối quan hệ và hợp tác tốt đẹp giữa những nhà khoa học trên thế giới.
    Xa đất nước mấy chục năm nhưng không lúc nào Giáo sư Trần Thanh Vân quên đi nguồn cội. Ông dành mọi thời gian ngoài công việc để tham gia các hoạt động của các tổ chức hiệp hội liên quan đến Việt Nam (triển lãm, xuất bản sách) với mục đích tôn vinh văn hóa Việt Nam. Từ những năm 1970, ông trở lại Việt Nam xây dựng làng SOS cho trẻ em mồ côi vì chiến tranh. Làng trẻ em đầu tiên do ông quyên góp xây dựng là làng SOS Gó Vấp, TP. HCM
    Tờ báo Palo Alto Times của bang California (Mỹ) đã viết về vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân khi họ làm việc ở Mỹ năm 1972: ?oTại Mỹ, Giáo sư Trần Thanh Vân làm việc tại Trung tâm SLAC ở Stanford và những trung tâm nguyên tử khác, còn vợ ông, Tiến sĩ Trần Kim Ngọc nghiên cứu về protein cây trồng của Đại học California ở Berkeley. Vừa làm việc họ vừa cố gắng quyên góp tiền để giúp đỡ những trẻ em mồ côi ở Việt Nam. Trong thời gian này, Giáo sư Trần Thanh Vân còn là chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em Việt Nam, có trụ sở tại Paris ?.
    Vào thời điểm đó, khi phát biểu trên tờ bào này, Giáo sư Trần Thanh Vân đã nói: trong khi cả thế giới có 80 làng SOS thì Việt Nam mới chỉ có 1 làng trẻ em mồ côi được chăm sóc. Tại Mỹ , vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân đã vận động sinh viên ở các trường đại học ở Washington, California bán thiệp chúc mừng in tranh vẽ Việt Nam để quyên tiền giúp trẻ em mồ côi Việt Nam. Vợ chồng Giáo sư Vân cũng từng đứng nhiều giờ liền dưới trời tuyết lạnh để bán thiệp Noel dành tiền cho trẻ em Việt Nam.
    Cho đến nay, Giáo sư Trần Thanh Vân đã quyên góp và huy động được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức nhân đạo, từ thiện để xây dựng được 10 làng trẻ em SOS tại Việt Nam. Ông đã tìm được nguồn tài trợ 1 triệu đô la để xây dựng làng trẻ em ở Đồng Hới ?"quê hương ông, nhưng một nơi khác là Thanh Hóa cũng đang rất cần xây dựng làng trẻ em. Thế là ông phải tạm dừng việc xây dựng tại Đồng Hới để tìm thêm tiền xây dựng cả 2 làng trẻ em ở hai địa phương
    Năm 2003, ông trở lại Việt Nam nhiều lần để làm một số việc, trong đó có cả lần đi với Giáo sư Odon Vallet đến nhiều nơi để tận tay trao học bổng cho các em học sinh giỏi. Khi đọc bài viết trên báo về em Trần Văn Dũng, vừa học vừa đỗ thủ khoa 30 điểm vào đại học, ông đã thuyết phục Giáo sư Odon Vallet trao tiếp học bổng một năm học cho hai thủ khoa đạt điểm tuyệt đối, trong đó có Dũng.
    Gặp và trò chuyện với Giáo sư Trần Thanh Vân, bên cạnh dáng vẻ hơi ?olật đật? của một nhà khoa học, với sự cố gắng diễn đạt các ý bằng tiếng Việt do ông đã xa Việt Nam quá lâu, bạn sẽ rất dễ thấy ông luôn xúc động trước những cảnh ngộ của nhiều số phận con người Việt Nam, vì dòng máu trong trái tim ông vẫn luôn chảy về nguồn cội.

  4. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Được biết, bà Kim Ngọc là người đã hỗ trợ chồng rất nhiều trong các hoạt động khoa học và xã hội mà ông Trần Thanh Vân tham gia tổ chức. Theo lời kể của em trai tôi, người đã gặp bà Ngọc trong ngày chuẩn bị cho hội nghị các nhà khoa học "Gặp gỡ Việt Nam", bà là một người phúc hậu, hiền từ. Tự tay bà đã sắp xếp các tài liệu cho Hội thảo và các công việc chuẩn bị khác. Đúng là "Sau mỗi người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ biết hi sinh "
  5. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Xuân Hoàng - người đi bên lề những bài thơ của mình

    Chiều rồi chiều, thỉnh thoảng tôi dừng chân trước ngôi nhà cũ ấy. Đó là một ngôi nhà lợp ngói, nằm tận cùng lô đất, mặt hướng ra ngã ba sông Nhật Lệ, với chiếc Cầu Dài sơn trắng mảnh mai, đổ bóng xuống mặt nước trong xanh. Khoảng lô đất còn lại vẫn vươn lên những cụm hồng xinh xắn. Ngày trước mỗi lần ghé thăm, chưa vội vào nhà, tôi đứng ngắm những búp hồng mới nhú, đỏ đậm rồi nhẩm lại câu thơ:
    Ta sẽ về xây Đồng Hới quê ta
    Sẽ lại trồng hoa hồng trên lối cũ?
    Đồng Hới bây giờ hệt như một thiếu nữ dậy thì, trẻ trung, thanh mảnh. Nó có sức hút riêng, để rồi những ai đi xa, đều mong mỏi ngày trở lại. Nhiều người còn nghĩ, nếu phải chọn nơi ở cuối đời, sẽ chọn Đồng Hới, dù nơi ấy không sinh ra mình.
    Vậy mà ông đã ra đi.
    ấy là vào mùa thu năm 1993. Những ngày sắp chia tay, tôi thường xuyên đến thăm ông. Tôi bùi ngùi nói với chị Bình: ?oChẳng lẽ chị và anh Xuân Hoàng, không đủ sức giữ ngôi nhà này lại ư? Còn tôi, tôi đã hết cách?. Tôi đã đặt vấn đề với vài người có trọng trách, cần giữ lại ngôi nhà, nó là địa chỉ văn hoá mai sau? Họ trả lời rằng, chúng tôi biết lắm, nhưng còn bao nhiêu vị cách mạng tiền bối khác, chẳng lẽ lo riêng cho văn nghệ sĩ thôi à. Tôi đành chịu thua. Bây giờ, mỗi lần nhìn lại ngôi nhà xưa, nơi nhà thơ Xuân Hoàng cùng gia đình sinh sống, tôi vẫn thấy xót xa, tiếc nuối, như chính mình vừa đánh mất một cái gì thật lớn.
    ở Sài Gòn, ông vẫn ghi thư đều đều cho tôi. Thư nào ông cũng nhắc, có việc gì, chỉ cần ới một tiếng, mình nhảy tàu ra ngay, nhớ không chịu nổi. Vào đây mình thấy trống trải, hoạ hoằn mới đạp xe đến Hội Nhà văn thành phố rồi lại quay về. Mình và anh em đồng hương thỉnh thoảng đến thăm nhau. Ông thường nhắc đến anh Hoàng Nhân, anh Lê Xuân Đố và một số người nữa. Ông bảo cuộc sống Sài Gòn quay đến chóng mặt. Việc, việc và việc? nên mình cũng ngại đi.
    Tôi càng quý ông bao nhiêu, càng thương ông bấy nhiêu. Xuân Hoàng cần bạn. Bạn với ông như bóng với hình. Chỉ cần viết xong bài thơ mới, ông lọc cọc đạp xe đến nhà bạn đọc cho nghe bằng được . Những khi ấy Xuân Hoàng hồn nhiên, sôi nổi và trẻ trung đến lạ. Ông cười nói thoải mái, các vết chân chim càng sâu đậm trên hai đuôi mắt làm cho gương mặt phúc hậu, tươi tắn hẳn lên. Nhìn ông, ngỡ cuộc đời là một chuỗi dài niềm vui nối tiếp. Cùng với câu thơ phóng túng, hồ hởi, nó hiện ra ngay trước mắt chúng ta có thể đấy là phong cảnh một miền quê, một cánh đồng, một khu phố hay một bờ biển đầy ắp tiếng sóng. Tôi cho rằng, cảm hứng về con người nói chung, về quê hương, tổ quốc, mang tính sử thi không nhiều người viết được như ông. Cứ mở tập thơ ra, phần lớn tên các bài thơ là tên sông, tên núi, tên làng, tỉnh thành, ngõ hầu không thiếu. Vì thế cho tới nay rất nhiều người còn thuộc những câu thơ ông viết vào năm bốn chín, năm mươi, thời kháng chiến chống Pháp:
    Chợ Bố Trạch sắn nhiều gạo ít
    Nâu Ba Rền củ tốt hơn khoai.
    Sông Dinh, nước cạn bãi bồi
    Đồng khô cát động, mùa vơi mùa cằn.
    Sau ngày chúng tôi kéo nhau về Quảng Bình không lâu, ông mang đến tôi chiếc cặp đen đã sờn cũ. Ông căn dặn: ?oNhờ Thuật, mình tin Hoàng Vũ Thuật sẽ giữ cho mình, để ở nhà không tiện. Khi nào mình qua đời, tùy cậu?? Tôi ôm lấy chiếc cặp, không biết những gì trong đó, nhưng lòng tôi dâng lên niềm xúc động, khi nhận lãnh điều hệ trọng từ một cõi người đang hiện hữu trước mắt.
    Từ ấy, thỉnh thoảng tôi mở chiếc cặp ra, không phải để đọc, tra cứu mà cốt để chống mọt gián, nếu chúng quấy rầy. Tôi không dám chạm mắt vào hàng trăm bài thơ trong ấy. Nó như những bào thai ấp ủ giữa những trang vở học trò, chờ ngày nào đó mới cất lên tiếng nói chính mình, như lời ông căn dặn. Tôi sợ nó. Bởi nó đâu chỉ là thứ ngôn ngữ thông thường. Dưới hình thức nào chăng nữa, tôi biết, những câu thơ kia nhất định được chắt ra từ dòng máu chân thành của trái tim ông. Những lúc ấy tôi nhớ ông da diết. Trong tôi lại vang lên giọng đọc đượm buồn của ông:
    Không biết nữa buổi chiều đang lịm tắt
    Tôi rùng mình biến thành cánh chim đêm
    Ôm bóng tối bay về miền cô tịch?
    Một giọt nước mắt rơi xuống chiếc cặp đen. Có thể bài thơ này, chưa ra mắt bạn đọc, nó đang còn đâu đó trong những cuốn vở chép tay.
    Ông thờ ơ với những chuyện vô bổ, hình thức, không cần cho ai. Thờ ơ cả chính mình. Ông đãng trí, đa tình và lãng tử. Những câu chuyện đãng trí của ông kể suốt ngày không hết. Vậy mà nhiều lần tôi gặp ông trong trạng thái trầm cảm, vô hồn. Một lần, ông và tôi cùng chị Minh Hà (nhà báo, con gái ông) và nhà thơ Hải Kỳ ra thăm cửa biển Nhật Lệ. Ông không khóc, nhưng tôi thấy gương mặt ông chùng xuống, như có lớp sương mù đang bao phủ, mờ đi trước ngàn con sóng không ngừng ào ạt vỗ lên bãi cát, bên cạnh những khóm hoa tứ quý, một loài hoa ông rất yêu mến. Ông nói nhỏ cùng tôi: ?oNếu được nằm xuống, mình muốn nằm ở đây Thuật ạ!? Hiểu tâm trạng ông, tôi nói cùng Minh Hà: ?oCô hãy ủng hộ chúng tôi, ông Xuân Hoàng không đi đâu cả. Hãy ở lại Quảng Bình. Với chúng tôi không có Xuân Hoàng, chúng tôi là những người thừa ra mà thôi?? Minh Hà gật đầu. Vậy mà ông đã vào ở hẳn tại Thành phố Hồ Chí Minh và ở mãi không bao giờ quay về nữa.
    Xuân Hoàng ơi! Tôi hiểu ông chưa hẳn đã bằng những người bạn khác như Trần Công Tấn, Hải Bằng, Trần Nhật Thu, Lê Khai? nhưng tôi không chịu nổi sự ra đi của ông, mà tôi không được ở bên cạnh, không được cầm tay, vuốt mắt ông lần cuối. Đó là nỗi dằn vặt sẽ còn theo tôi mãi về sau. Bởi lẽ, trong từng chặng đường từ ngày tôi mới đôi mươi cho đến bây giờ, lúc buồn lúc vui đều có ông bên cạnh. Ông chở che đời tôi bằng tàu lá chuối xanh vùng cát trắng, gió Lào, chứ không phải là cái mũ mão thói thường của người đời vốn ưa chuộng.

  6. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật
    * Tiểu sử:
    Hoàng Vũ Thuật sinh ngày 10 tháng 01 năm 1945 (25 tháng 11 năm Giáp Thân).
    Quê quán: Làng Thạch Xá Hạ, xã Hồng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình (Quê tổ: Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây).
    Tốt nghiệp khoá 6 trường Viết văn Hội Nhà văn Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Huế. Cử nhân chính trị Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1982).
    Đã qua các công việc và đảm nhận chức vụ: Dạy học. Phó trưởng phòng Biên tập Nhà xuất bản Thuận Hoá. Chủ tịch Phân hội Văn học, thuộc hội Văn học Nghệ thuật Bình Trì Thiên. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình (1989 ?" 1998). Tổng biên tập Tập san Văn nghệ Quảng Bình. Uỷ viên Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Hiện nay Phó trưởng ban Văn hoá xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình.
    * Tác phẩm chính:
    Tập thơ:
    Những bông hoa trên cát (1979); Thơ viết từ mùa hạ (1984); Gửi những ngọn sóng (1986); Giàn bí đỏ (thơ thiếu nhi, 1987); Thế giới bàn tay trái (1989); Cỏ mùa thu (thơ chọn lọc, 1994).

    Giải thưởng:

    Giải thưởng cuộc thi Thơ báo Văn nghệ (Bài Cây nhạc ngựa ?" 1981 ?" 1982; bài Làng ?" 1995).
    Ba lần giải thường Văn học nghệ thuật Quảng Bình (1973 ?" 1974), Bình Trị Thiên (1976 ?" 1983 và 1984 ?" 1988), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Lưu Trọng Lư (1991 ?" 1995).

  7. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ

    * Tiểu sử
    Lâm Thị Mỹ Dạ, sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949, tại quê gốc: huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Nơi ở hiện nay: thành phố Huế. Tốt nghiệp đại học. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Lâm Thị Mỹ Dạ, là cán bộ Ty văn hoá Quảng Bình, sau đó làm phóng viên, biên tập tạp chí Sông Hương, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá V.
    * Tác phẩm chính
    Trái tim sinh nở (thơ, 1974); Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983); Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984); Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987); Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987); Hái tuổi em đầy tay thơ (thơ, 1989).
    Đã được tặng: Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1973. Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam 1981 ?" 1983. Giải A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 1998 với tập thơ Đề tặng một giấc mơ.


  8. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Lưu Trọng Lư (1912-1991)

    Tiểu sử
    Lưu Trọng Lư, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912. Quê ở Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Đảng viên **********************. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
    Lưu Trọng Lư là một trong những chủ tướng của phong trào Thơ mới trước 1945. Từ cách mạng 8-1945 trở đi ông liên tục hoạt động văn hóa văn nghệ ở chiến khu và Hà Nội.
    Ông từng là Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam ; ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 2. Ông mất năm 1991 tại Hà Nội.
    Tác phẩm chính
    Người sơn nhân (truyện, 1933); Chiếc càng xanh (truyện, 1941); Khói lam chiều (truyện, 1941); Tiếng thu (thơ, 1939); Tỏa sáng đôi bờ (thơ, 1959); Người con gái sông Gianh (thơ, 1966); Từ đất này (thơ, 1971); Mùa thu lớn (tùy bút, hồi ký, 1978); Nữ diễn viên miền Nam (kịch bản cải lương); Cây thanh trà (kịch bản cải lương); Xuân Vỹ Dạ (kịch nói); Anh Trỗi (kịch nói); Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)?

  9. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Đông Trình

    Tiểu sử
    Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đình Trọng.
    Các bút danh: Đông Trình, Trần Hồng Giao, Hồng Chi, Người yêu thơ...
    Sinh ngày 4-12-1942. Quê ở Đại Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình.
    Trú quán đường Hải Phòng - TP Đà Nẵng.
    Nghề nghiệp hiện nay: Chuyên viên ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, TP Đà Nẵng.
    Vào Hội Nhà Văn Việt Nam tháng 2-1985.
    Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa (năm 1968).
    Trình độ ngoại ngữ: Đọc, viết và dịch Pháp, Anh, Hán văn.

    Các công việc đã làm:

    - Trước năm 1975, giảng dạy Văn học và Tâm lý học tại các trường Trung học, Cao đẳng và Đại học Đà Nẵng.
    - ủy viên Ban chấp hành lực lượng sinh viên tranh đấu Huế. Lực lượng sinh viên học sinh Giải phóng Quảng Đà, Hội Nhà giáo yêu nước Quảng Đà.
    - Sau 1975, Hiệu trưởng trường Trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh.
    Tác phẩm chính
    - Khi mùa mưa bắt đầu (Thơ, Tổng hội SV, Huế,[/i] 1967);
    - Lót ổ cho đại bác (Thơ, Tổng hội SV, Huế, 1968);
    - Rừng dậy men mùa (Thơ, Đối Diện, Sài Gòn, 1972);
    - Giữa vòng tay thân hữu (Tiểu luận, Quảng Văn, 1974);
    - Tên gọi mới của hạnh phúc (Thơ, Hội Văn Nghệ Quảng Nam Đà Nẵng, 1982);
    - Từ chiếc tao đời mẹ ru [/i](Truyện thơ, NXB Đà Nẵng, 1986);
    - Lấm tấm hạt đau [/i](Thơ, Hội Nhà Văn, 1990);
    - Những chiếc xe màu lửa (Thơ thiếu nhi, NXB Đà Nẵng, 1992); -- Rừng và Hoa [/i](Thơ, NXB Đà Nẵng, 1993);
    - Trà dư tửu hậu (Tạp bút - NXB Đà Nẵng, 1995);
    - Ngoài vô tận tìm kẻ xa lòng [/i](Tiểu luận - NXB Đà Nẵng, 1995);
    - Nếm mật (Thơ thiếu nhi, NXB Đà Nẵng, 1995);
    - Vườn đời lá vẫn xanh cây [/i](1996);
    - Mất và Tìm (1996).
    Giải thưởng
    Giải A của ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cho toàn bộ các tác phẩm trước 1975).
    Giải sáng tác Văn học cho trẻ em năm 1992 do ủy Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, UNICEF và Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức.
    Chùm thơ hay nhất của Tạp chí Sông Hương 1995.
    Nói thêm: Nhà thơ Đông Trình là bố của nhà thơ trẻ Nguyễn Hữu Hồng Minh (demen3_8)

  10. totiteto

    totiteto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    wow, kg ngờ GS Trần Thanh Vân là người gốc Quảng Bình
    có ai giúp thông tin chi tiết thêm về gốc gác (huyện, xã, thôn ...) của cụ được kg?
    tiếc là vật lý lý thuyết không giúp dân QB no bụng được
    nhưng rất đáng tự hào - hết sức tự hào

Chia sẻ trang này