1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con của Quảng Bình.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi thanh_hang_new, 19/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    GS.TS vật lý Nguyễn Hữu Đức, một ngoại lệ xuất sắc


    GS,TS Nguyễn Hữu Đức
    TS vật lý 46 tuổi Nguyễn Hữu Đức, phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) là người được công nhận chức danh GS trẻ nhất trong đợt công nhận GS năm 2004. TS Đức còn được công nhận trước thời hạn vì ông vừa mới trở thành PGS cách đây chỉ hai năm.
    Không chỉ vậy, những công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học cùng với uy tín, thành tích giảng dạy của TS Đức đã thật sự thuyết phục các nhà khoa học trong hội đồng các cấp từ cơ sở, ngành đến cấp nhà nước, giúp ông trở thành ?omột ngoại lệ xuất sắc?...

    Được biết đến với tư cách là một chuyên gia vật lý chuyên nghiên cứu về hợp kim, liên kim loại, vật liệu mới..., uy tín của TS Nguyễn Hữu Đức lâu nay đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ VN với gần 100 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí nghiên cứu, chuyên ngành ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, được giới vật lý trong và ngoài nước đã ghi nhận những kết quả nghiên cứu của ông.

    Mới đây nhất, nhân Hội nghị vật lý châu Á - Thái Bình Dương lần 5 được tổ chức ở VN, Hội Vật lý châu Á - Thái Bình Dương đã trao tặng TS Nguyễn Hữu Đức giải thưởng ?oNhà khoa học trẻ? cho những đóng góp của ông trong hàng loạt công trình nghiên cứu về từ học trong đất hiếm, kim loại chuyển tiếp, liên kim loại, điện tử linh động...

    Từ một học trò nghèo xứ Quảng Bình

    Có lẽ không nhiều người biết rằng đằng sau bề dày thành tựu khoa học ấy là cả một quá trình âm thầm nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để vươn lên trong học tập, nghiên cứu của người học trò nghèo xứ Quảng Bình.

    Con đường đến với giảng đường ĐH, để trở thành một nhà khoa học của TS Nguyễn Hữu Đức đầy gian truân. Sinh ra ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), năm 11 tuổi ông đã mồ côi cha. Ba năm sau đó, ông lại mồ côi mẹ. Giữa những năm chiến tranh, bốn anh em Nguyễn Hữu Đức lớn lên trong sự tần tảo của bà nội với nghề làm bánh nuôi cháu ăn học. Là anh cả, mới 14 tuổi ông đã trở thành trụ cột gia đình, cùng bà thức khuya dậy sớm làm bánh bán nuôi đàn em.

    Nhưng cuộc sống khó khăn, gánh nặng gia đình không làm sút giảm lòng ham học của Nguyễn Hữu Đức. Từ vùng quê nghèo Quảng Bình, Đức đã không phụ lòng bà nội, thi đỗ vào ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHQG Hà Nội) và được vào học ngành vật lý. Ông đã là tấm gương để các em noi theo tinh thần hiếu học: dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng lần lượt hai người em gái đều tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, người em trai út cũng tốt nghiệp ngành vật lý tại ĐH Tổng hợp Hà Nội.

    Tốt nghiệp chuyên ngành từ học thuộc lĩnh vực vật lý chất rắn năm 1981, Nguyễn Hữu Đức được giữ lại trường làm giảng viên. Được các GS trong khoa đánh giá có triển vọng, ông về làm nghiên cứu viên của Phòng thí nghiệm vật lý nhiệt độ thấp - một phòng thí nghiệm chuyên đề quan trọng, hợp tác với các trường ĐH Hà Lan, của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội lúc đó. Cũng phải đến lúc này ông mới có điều kiện để bắt đầu học ngoại ngữ một cách bài bản.

    Phòng thí nghiệm vật lý nhiệt độ thấp đã đánh dấu những thành công đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của ông. Với nỗ lực nghiên cứu, học hỏi, bảy năm sau ông đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại trường với đề tài nghiên cứu ?oChuyển pha từ trong các vật liệu từ chứa đất hiếm?, nghiên cứu các tính chất từ của đất hiếm CO2.

    Kể từ đó ông liên tục tham gia các đề tài nghiên cứu của trường, đề tài cấp bộ... rồi tự nghiên cứu, viết luận án và sau đó bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại ĐH Joseph Fourier thuộc Trường ĐH Grenoble danh tiếng của Pháp, và trở thành giảng viên thỉnh giảng các trường ĐH Pháp ở Paris, Lyon, Grenoble...

    Ở trong nước, ông tiếp tục tham gia nghiên cứu, làm chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước, công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, viết sách tham khảo, chuyên khảo... Năm 2002, ông được công nhận chức danh PGS. Và năm 2004 này, ông được công nhận chức danh GS trước niên hạn với lý do ?ođã vượt xa so với tiêu chuẩn qui định về các công trình nghiên cứu, bài báo và sách khoa học đã viết cũng như số giờ giảng và hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh...? như đánh giá của GS.TSKH Đỗ Trần Cát - tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhà nước.

    Nghị lực

    GS.TSKH Thân Đức Hiền - người đã trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, luận án PTS và trực tiếp dìu dắt TS Nguyễn Hữu Đức từ những ngày đầu ở Phòng thí nghiệm vật lý nhiệt độ thấp - nhận xét bằng một câu rất ngắn gọn: ?oĐức là một người có năng lực. Nhưng điều mà cậu ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi chính là nghị lực. Đức có tinh thần vượt khó và tự lực rất cao trong học tập, nghiên cứu?.

    Còn các đồng nghiệp đã cùng ông làm việc nhiều năm tại khoa vật lý cũng cho rằng ?onhững thành tựu mà Đức đã đạt được là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc, đầy nỗ lực tự học để không ngừng vươn lên?.


    GS.TS Nguyễn Hữu Đức cùng các học trò của mình.

    Ngoài một vài khóa thực tập ngắn ngủi ở nước ngoài, hầu như toàn bộ quá trình học tập và nghiên cứu của ông được thực hiện trong nước, nhưng TS Đức sử dụng được ba ngoại ngữ Nga, Anh và Pháp, có thể đi giảng bài ở các trường ĐH Pháp, tự tin tham dự những hội nghị, diễn đàn khoa học quốc tế. Tất cả đều có được bằng con đường tự học.

    Sau khi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, cùng với việc tham gia nhiều đề tài, công trình nghiên cứu quan trọng, ông đã ưu tiên cho việc tự học ngoại ngữ để có thể tiếp cận trực tiếp với các tài liệu khoa học nước ngoài. Sau đó, chỉ tiếp tục tự nghiên cứu trong nước nhưng ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ bằng tiếng Pháp tại Pháp.

    Một số giảng viên trẻ và nhiều nghiên cứu sinh ở ĐH Khoa học tự nhiên (thuộc ĐHQG Hà Nội) cho rằng TS Đức đã góp phần thay đổi phần nào quan niệm: đối với ngành vật lý, để nghiên cứu hiệu quả, thành công cần nhiều điều kiện mà phải ở nước ngoài mới đáp ứng được. Bởi chỉ với những điều kiện, phương tiện trong nước, TS Đức và cộng sự đã đạt được không ít kết quả nghiên cứu được giới vật lý quốc tế đánh giá cao.

    Còn bản thân TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng một trong những bí quyết thành công quan trọng nhất là ngay từ khi còn là một SV đến khi làm một giảng viên, cán bộ nghiên cứu trẻ, ông đã may mắn được tiếp xúc, trực tiếp học hỏi từ những người thầy mẫu mực như GS.TSKH Thân Đức Hiền, các đàn anh đi trước như TS Thùy, TS Tài...

    ?oChính các thầy đã tin tưởng, tạo cơ hội cho tôi được cùng làm việc, là tấm gương cho tôi phấn đấu ngay từ những ngày đầu trên cương vị giảng viên ĐH và nghiên cứu viên?.

    Theo TS Đức, những phương tiện, điều kiện nghiên cứu chưa phải là tất cả, và sẽ không là gì nếu bản thân nhà khoa học chưa có một động lực làm việc thật mạnh mẽ, sự đam mê với khoa học, khát khao mong muốn được cống hiến và không ngừng học hỏi, tiếp tục mở mang kiến thức?

    Nhà giáo - nhà khoa học - nhà quản lý

    Cùng lúc ở Nguyễn Hữu Đức, người ta có thể bắt gặp một người thây tận tụy và nghiêm khắc trong những giờ lên lớp hay hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án, một nhà khoa học nghiêm túc, một cán bộ quản lý có năng lực. Và như nhiều thế hệ SV của ĐH Tổng hợp Hà Nội và sau này là ĐH Khoa học tự nhiên (thuộc ĐHQG Hà Nội) những năm 1990 đã biết, TS Nguyễn Hữu Đức từng là một cán bộ Đoàn năng nổ, là bí thư đoàn trường, một thủ lĩnh thanh niên đầy nhiệt tình.

    Bên cạnh vật lý, có lẽ công tác đào tạo là vấn đề được TS Đức dành nhiều tâm huyết nhất dù ông mới trực tiếp tham gia một số năm gần đây. Trước khi trở thành phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, TS Nguyễn Hữu Đức đã đảm nhiệm vị trí phó ban sau ĐH rồi trưởng ban đào tạo (ĐHQG Hà Nội).

    Hiện nay, trên cương vị mới phó hiệu trưởng ở một trường ĐH mới (ĐH Công nghệ vừa được thành lập trên cơ sở một khoa trực thuộc ĐHQG Hà Nội), TS Đức đang ấp ủ nhiều dự định với mong muốn chất lượng đào tạo của trường trong một số ngành mũi nhọn một ngày không xa sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó có dự định đưa mô hình đào tạo sau ĐH liên kết một nửa thời gian tại trường, một nửa thời gian học và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài vào triển khai tại ĐH Công nghệ.

    Có thật nhiều dự định về nhiều việc muốn làm, dường như thời gian luôn thiếu đối với Nguyễn Hữu Đức. Ngay như hôm nay thôi, ngày nhận chức danh GS ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có thể ông vẫn chưa về kịp từ một đợt tham dự hội nghị khoa học và giảng bài hai tuần tại các trường ĐH Nhật Bản...

    Thanh Hà - Bùi Dũng - Minh Chung

  2. ftof

    ftof Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phêrô Phanxico, sinh tại Lệ Mỹ (tức Đồng Mỹ ngày nay) Đồng Hới ngày 22 tháng 9 năm 1912.
    Thân vóc gầy yếu, tính tình hiền hậu, giản phác. Thích giao du và rất hiếu học.
    Tổ tiên vốn họ Phạm, quê ở Thanh Hoá. Ông cố tên là Phạm Chương liên can về quốc sự, gia đình bị truy nã nên người con là Phạm Bồi phải trốn vào Thừa Thiên rồi đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh, và lập nghiệp tại làng Thanh Tân, quận Phong Điền, cách Huế chừng 30 cây số.
    Ông Nuyễn Văn Toản, thân sinh Hàn Mặc Tử là con trưởng nam của cụ Phạm Bồi.
    Hàn Mặc Tử ra đời khi thân sinh làm chủ sự Sở thương chánh Nhật Lệ ở Đồng Hới.
    Lớn lên HMT theo thân sinh đi nhiều nơi và theo học tại các trường tiểu học Sa Kỳ(1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn, (1921-1923) Sa Kỳ(1924)... Đến năm 1926, thân sinh Tử bị bệnh nặng nằm nhà thương Huế và mất, thọ 45 tuổi. bà thân Tử cho tử ra học trường Pèlerin Huế. Năm 1930 Tử thôi học về Qui Nhơn cùng bà thân.
    Bà thân Tử tên là Nguyễn Thị Duy, con gái cụ Nguyễn Long - một ngự y có danh triều Tự Đức.
    Bà là một bậc từ mẫu đã hy sinh tận tuỵ cho đàn con, nhất là HMT. Và Tử đã chịu ảnh hưởng của bà rất nhiều về mặt tính tình. Bà mất năm 1951 tại Gò Bồi, thọ 71 tuổi.
    Tử có tất cả 7 anh chị em : người anh cả là Nguyễn Bá Nhân, hiệu Mộng Châu. Hai người chị là Nguyễn Như Nghĩa, Nguyễn Như Lễ, hai người em là Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Hiếu.
    Mộng Châu là một nhà thơ Đường luật sành nghề,chính nhờ anh mà HMT vẫn được tiếp tục học tập sau khi thân sinh qua đời, và cũng chính anh là người dìu dắt Tử vào con đường làm thơ.
    Hàn Mặc Tử bắt đầu nỗi danh với bút hiệu Phong Trần vào những năm 1930 - 1931, do lời giới thiệu của Phan Sào Nam(tức cụ Phan Bội Châu)tiên sinh.
    Hàn Măc Tử đã nhiều lần ra Huế thăm cụ Phan, và cũng chính vì vậy mà anh bị trở thành đối tượng chăm sóc đặc biệt của sở mật thám Qui Nhơn và bị gạt mất cơ hội du học ở Pháp.
    Năm 1932 Tử xin vào làm việc ở sở Đạc điền Qui Nhơn. Ở đay Tử thầm yêu trộm một thiếu nữ con một viên chức cao cấp, nhà ở cùng một đương với nhà Tử. Cô Hoàng Cúc không đẹp, nhưng thuỳ mị, có duyên, giữ cốt cách của một cô gái quê.
    Khaỏng mùa thu năm 1935, HMT xin thôi việc ở Sở đạc điền cùng Thúc Tề vào Sài Gòn làm báo. Ban đầu Tử giử trang Văn chương cho tờ Sài Gòn. Rồi viết cho tờ Công Luận, tờ Tân Thời...Tử đã chuyển từ địa hạt thơ Đường sang thơ Mới. Không đầy một năm sau Tử rời Sài Gòn về Qui Nhơn. Ỏ đây Tử gom góp các bài thơ đã làm ở Sài Gòn và soạn thêm một số bài nữa nhập thành tập Gái quê do Phạm Văn Ký đề tựa, xuất bản khoảng cuối năm 1936.
    "Gái quê" ra đời, Tử dự định bán sách lấy tiền đi chu du Nam Bắc nhưng kế hoạch không thành. Tử mắc bênh, một bệnh hiểm nghèo trong bốn bệnh nan y.
    Uống thuốc Nam không bớt, triệu chứng bệnh ngày một rỏ rệt. Biết mình mắc phải chứng bệnh ghê gớm Tử tuyệt giao với bạn bè và dặn người nhà nhất thiết không cho ai biết sự thật.
    Hàn Mặc Tử và những người thân trong gia đình anh đi khắp nơi, hỏi hết những thầy thuốc hay nhưng bệnh vẫn không hề thuyên giảm mà lại có phần nặng hơn lên. Tử vô cùng đau đớn và tuyệt vọng.
    Từ ngày mắc bệnh nan y,thiên tài của Tử bộc phát, thơ Tử mở ra một chân trời khác hẳn.Bệnh càng tăng nỗi đau khổ càng day dứt, thơ Tử càng thêm sức mạnh, càng thêm dồi dào và dạt dào phun ra nhưng"luồng sáng điện nóng ran", những "tia sáng xôn xao", thoát ra những"tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú"
    Những bài thơ tân kỳ xuất hiện như Trường tương tư, Hồn là ai...
    Nguồn cảm hứng của Tử phát xuất tận trong đáy khổ vô biên, và tuôn ra - như lời Tử nói - khi máu cuồng rền vang dưới ngọn bút. Nó gây cho chúng ta một cảm giác lạ lùng và rờn rợn. Nó đưa chúng ta vào một "vườn thơ rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh"
    Bên cạnh nỗi đau vì bệnh tật,Tử còn thêm nỗi buồn sống xa bạn bè xa gia đình, một mình ở nơi quạnh hiu. Đau khổ hơn, Mộng Cầm - người mà Tử vẫn thầm yêu khi ở Phan Thiết - biết Tử bị bênh nặng đã bỏ đi lấy người khác.
    Đau khổ đến cực điểm thơ Tử trở nên điên dại.
    Bệnh tình ngày một trầm trọng, đến khoảng trung tuần tháng 8 năm 1940 Tử nghe lời anh rể là chồng chị Như Lễ vào nằm bệnh ở bệnh viện Qui Nhơn.
    Biết mình không còn sống đuwọc bao lâu Tử gác việc văn chương quay sang nghiền ngẫm ý nghĩa của sự chết. Tử không buồn cúng không sợ, viết thư cho bạn Tử thường bảo rằng: "đó là ngưỡng cửa cần phải bước qua để đi đến cõi vĩnh viễn". Vì vậy tâm hồn Tử trở nên bình tĩnh lạ thường.Ngày ngày Tử đọc kinh cầu nguyện rồi nằm lim dim đôi mắt. mơ màng quanh cõi u huyền.
    Ngày 20 tháng 9 năm 1940 Tử chuyển vào nhà thương phong Qui Hoà.
    Ở đây bệnh tình Tử có nhiều đấu hiệu lạc quan, Tử có thêm nhiều người bạn chí tình,"một tâm hòn đẹp và thơm như một bài thơ vừa ráo mực".
    Nhưng không đầy hai tháng sau, vào trưangày 11-11năm 1940 Tử tạ thế. Lúc mất chỉ có một anh bạn tương liên mà Tử thường hay nhắc tới là anh Nguyễn Văn Xê ở bên giường bệnh. Gia đình ở xa, bạn bè ở xa.!
    Anh Xê theo lời Tử đã gửi thư báo tin buồn cho các bạn ở phương xa. bạn bè ai cũng thwưong khóc nhưng không một ai xa gần đến kịp đưa đám Tử.
    Nhục thân của Tử không đưa ra ngoài đuwọc đành pahỉ chôn tạm tại nghĩa địa nhà thương Qui Hoà. Một nấm mồ bằng đtá, một cây thánh giá bằng gỗ tạp, không vòng hoa, không hương khói, đìu hiu quạnh quẽ dưới gốc cây phi lao.
    Thật quả như lời Tử đã nói trong Duyên kỳ ngộ:
    " Một mai kia ở bên khe nước ngọc
    Với sao sương anh nằm chết như trăng
    Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
    Đến hôn anh và rửa vết thương tâm ".
    Đến tháng giêng năm 1950 gia đình và bạn bè HMT đã cải táng lăng mộ cho anh.
    Lăng mộ Tử được xây dựng theo kiểu tân thời, đơn giản nhưng trang nghiêm.
    Từ mộ HMT trông ra bốn mặt, phía trong núi non trùng điệp, phía trước có biển nước thương mang. Xa xa thành phố Qui Nhiwn chạy dài trên dải cát vàng, ở giữa trăm màu thuỷ thọ. Thật là thích hợp với hồn thơ......
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Từ nhân dân mà ra
    TT - Chạy và thiền: Tôi may mắn có mặt trong cả hai lần tiếp xúc giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara vào năm 1995 và 1997 tại Hà Nội.
    Câu chuyện đầu tiên sau cái bắt tay đầu tiên là chuyện tập thể dục mỗi sáng. Ông cựu bộ trưởng Mỹ nói rằng Hà Nội rất đẹp vì sáng hôm đó ông đã chạy bộ từ khách sạn Metropole (nay là Sofitel) ra bờ hồ, rồi ông hỏi vị chủ nhà về món thể dục buổi sáng. Đại tướng trả lời là ông ngồi thiền. Câu chuyện tưởng bâng quơ này lại rất gây ấn tượng cho những người có mặt, bởi lẽ cuộc nói chuyện giữa hai người về một cuộc chiến tranh lớn Từ nhân dân mà ra giữa hai bộ máy chiến tranh lớn in rất đậm nét hai phong cách đối lập nhau. Quân đội Mỹ lấy sức mạnh của công nghệ chiến tranh mà nổi trội là tính cơ động. Còn lực lượng vũ trang của Việt Nam thì đặt sức mạnh ở sự kiên trì của cả một dân tộc chấp nhận mọi hi sinh nhưng không khi nào từ bỏ mục tiêu cuối cùng.
    Ông McNamara hỏi rằng phía Việt Nam có bị choáng ngợp trước sức mạnh của công nghệ chiến tranh tối tân của Hoa Kỳ không và thứ vũ khí nào là đáng sợ nhất? Đại tướng Võ Nguyên Giáp cười và nói rằng trong từ điển của quân đội Việt Nam không có từ ?osợ?. Rồi vị tướng của Quân đội nhân dân phân tích: Mỹ đúng là có lực lượng cơ động mạnh, với máy bay trực thăng chẳng hạn, di chuyển rất nhanh từ điểm này đến điểm khác. Việt Nam không có những phương tiện ấy, nhưng ở đâu quân Mỹ đặt chân tới thì tại đó đã có lực lượng của người Việt Nam chờ sẵn. Như vậy chiến tranh nhân dân là lực lượng cơ động vô địch. Không thấy ông cựu bộ trưởng Mỹ tranh luận tiếp về vấn đề này.
    Hoàn thành nhiệm vụ. Chuẩn bị kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1999), tôi được phỏng vấn vị chủ tịch danh dự của Hội Sử. Đang giữa câu chuyện có một ông già bước vào, trên mình mặc bộ quân phục đã bạc màu. Người đó đứng nghiêm chào đại tướng của mình theo đúng nghi thức của người lính rồi nói: ?oKính chào đại tướng tổng tư lệnh, em là lính, đi đánh giặc cả đời. Ra Hà Nội, em hỏi thăm nhà là vào thẳng đây để báo cáo với anh là em đã hoàn thành nhiệm vụ?.
    Vị tướng năm đó đã 88 tuổi, còn người lính vừa tròn 70 ôm chặt nhau. Biết chủ nhà đang làm việc với tôi, người lính già lấy trong chiếc balô con cóc ra một gói hạt tiêu và một cuốn vở học trò trao cho vị tướng và nói: ?oEm, người Quảng Bình, gửi anh món quà nhỏ quê hương. Còn bây giờ thì em về?. Tất cả đều diễn ra rất nhanh gọn theo tác phong con nhà lính.
    Đến kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ mới đây, khi đại tướng nghe tôi nhắc đến việc có thời gian ngắn đại tướng khi đó còn là phó thủ tướng đảm nhiệm cả một ngành liên quan đến dân số, ông cười và nói rằng đã là nhiệm vụ thì phải giữ được tinh thần ?onhiệm vụ nào cũng hoàn thành...? của anh bộ đội *****.
    Phải ơn dân. Với vị đại tướng dạn dày chinh chiến, tâm trạng xúc động thường thấy rõ lúc nhắc đến Bác Hồ và những người đã khuất. Có lần ông tâm sự mỗi khi đến nghĩa trang Mai Dịch thăm mộ người thân ông thường đi dọc theo các hàng mộ. Ông nói rằng thấy nhiều người quen quá, như đi dọc cả một pho sử mà ông là người trong cuộc. Ông nói trong bâng khuâng: ?oNhiều người tốt lắm, nhiều người đi xa rồi...?. Ông kể rằng ông đã khóc khi biết những lớp học sinh đại học rời ghế nhà trường tiến thẳng ra mặt trận Quảng Trị những ngày ác liệt. Ông luôn nhắc lại lời của Bác rằng không có trận thắng nào gọi là đẹp cả.
    Ông hay ôn lại những ngày gian khổ khó khăn nhất. Đó là những ngày Bác ốm nặng giữa lúc cơ hội cách mạng đang đến gần (1945). Đó chính là lúc Bác đã nói những câu đi vào lịch sử về ý chí quyết tâm giành độc lập: ?oDù có phải đốt cháy dãy Trường Sơn...?. Khi nhắc đến câu chuyện này đại tướng luôn nói đến một đồng bào dân tộc ít người đã có công thuốc thang chữa khỏi bệnh cho Bác mà đến nay vẫn chưa tìm lại được... Cho đến những ngày gần đây ông vẫn không quên nhắc tìm lại và khen thưởng những người có thành tích trong hai cuộc kháng chiến mà ông là tổng tư lệnh.
    Năm 1964, ông bắt đầu viết hồi ức thì cuốn đầu tiên ông lấy tên gọi ?oTừ nhân dân mà ra?. Đến nay đã ngoài 90, vị lão tướng vẫn tìm cơ hội trở về chiến khu xưa, gặp lại những người dân từng chia ngọt sẻ bùi khi trận mạc. Kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ, vị lão tướng 93 tuổi vẫn lặn lội lên tận Mường Phăng, đại bản doanh của chiến trường. Cảnh xưa tuy làm ông lo lắng vì sự quên lãng, nhưng gặp lại người xưa thì vẫn nguyên vẹn tình cảm quân dân. ?oTừ nhân dân mà ra? và trở về với nhân dân là nguồn sức mạnh của bộ đội *****.
    Vì thế mà trong bài phát biểu vừa rồi nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Quân đội nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ phải ?odựa vào dân?, ?odựa chắc vào dân?, ?odựa vào dân thì nhất định thắng?...
    DƯƠNG TRUNG QUỐC
  4. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Hồi còn nhỏ tớ thường ở với ông bà ngoại ( Lộc Thuỷ , Lệ Thuỷ ) . Hàng xóm là 1 ông cụ cắt tóc , đâu như là chú ruột của cô Dạ . Tớ thường chơi đồ đoàn với 1 em tên là Linh ( Lâm Thị Thuỳ Linh ) . Em này gọi cô Dạ bằng o hay cô gì đó .
    Nghe mẹ tớ kể thì nhà cô Dạ trước là địa chủ rất to , ông nội cô Dạ làm hẳn 1 cái nhà chung to vật vã để cho bà con trong làng đến giã gạo và hát hò khoan Lệ Thuỷ .
    Em Linh này lúc bé thân tớ lắm , rất quấn quýt . Lên cấp 3 thì tớ học 12a1 , em này học 12a2 cạnh bên . Người ngon phết , mặt mũi ngực nghiếc đâu ra đấy , phải tội cái mông dài quá , thằng bạn tớ gọi em Linh cháu cô Dạ là mông gì mà dài như quả bí đao
  5. click_on_me

    click_on_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Sao không thấy ai nhắc tới em Hồ Ngọc Hà nhỉ...Cũng là người nổi tiếng..người của công chúng...đó chứ....
    Có ai biết thì viết lên xem...vì tớ cũng thích khuân mặt và dáng người của Hà...
    Còn về tai tiếng thì í ẹ
  6. nhanban

    nhanban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mối ti?nh đâ?u cu?a tướng Giáp va? Nguyêfn Thị Quang Thái
    13:05'' 14/02/2005 (GMT+7)
    Đại tướng Vof Nguyên Giáp, vị tướng huyê?n thoại cu?a QĐND Việt Nam anh hu?ng va? giáo sư Vof Hô?ng Anh, con gái Đại tướng đaf có nhưfng dịp nói vê? mối tình đâ?u cu?a đại tướng va? nưf chiến sif cách mạng Nguyêfn Thị Quang Thái, người chiến sĩ trung kiên, người vợ hiền dâu thảo của gia đình Đại tướng.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái thời trẻ.
    Giáo sư - Tiến sif khoa học toán lý Vof Hô?ng Anh, con gái Tướng Giáp va? nưf chiến sif cách mạng Nguyêfn Thị Quang Thái cho biết mẹ chị sinh năm 1915 tại Vinh, ngươ?i gốc la?ng Nhân Chính (nay la? phươ?ng Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Ha? Nội) la? con cu?a một kyf sư câ?u đươ?ng (nga?y đó gọi la? kyf lục lộ) la?m việc ơ? tha?nh phố Vinh (Nghệ An). Mối ti?nh đâ?u cu?a Tướng Giáp với chị Quang Thái chớm nơ? tư? nhưfng nga?y hai ngươ?i học tập va? tham gia hoạt động cách mạng ơ? Huế. Có một điê?u đặc biệt, Quang Thái la? em ruột cu?a nha? cách mạng Nguyêfn Thị Minh Khai, va? cufng như Minh Khai, Quang Thái va?o Đa?ng Tân Việt cánh ta?, tiê?n thân cu?a Đông Dương cộng sa?n liên đoa?n, một trong ba Đa?ng sau na?y hợp nhất tha?nh Đa?ng Cộng sa?n Đông Dương.
    Va?o năm 1929, với tư cách đại diện Tô?ng bộ Đa?ng Tân Việt đặt trụ sơ? tại Huế, đô?ng chí Vof Nguyên Giáp đaf có chuyến công tác tư? Huế ra Vinh va? Ha? Nội, sau đó trơ? va?o Sa?i Go?n rô?i cuối cu?ng mới vê? Huế, với mục đích chính là bàn việc hợp nhất với Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội và Việt Nam cộng sản Đảng, đồng thời bàn với các chi bộ ở Vinh và Hà Nội tổ chức cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly. Trong dịp này, Võ Nguyên Giáp đã nghe cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái còn rất trẻ nhưng tham gia các hoạt động rất hăng hái của chị Minh Khai. Nghe tiếng mà chưa gặp mặt. Thế rồi trong lần trở vào Huế, Võ Nguyên Giáp đã gặp Nguyễn Thị Quang Thái trên một chuyến tàu hoả. Quang Thái lúc ấy đang trên đường vào Huế để nhập học tại trường Nữ sinh Đồng Khánh. Cô mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt. Ấn tượng đó rất đậm nét trong tâm hồn Võ Nguyên Giáp. Trên chuyến tàu này anh Giáp đóng vai một nhà báo ăn vận khá diện. Về sau Quang Thái nói lại cho anh biết về ấn tượng đầu tiên của mình khi gặp: Một chàng thư sinh, hơi "công tử bột". Chỉ khi nghe Võ Nguyên Giáp tự giới thiệu mình là nhà báo thì Quang Thái mới dịu lòng và bắt chuyện.
    Trò chuyện với con gái tướng Giáp
    (VietNamNet) - "? Năm 1946 - khi được gặp lại Ba lần đầu, tôi đã nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: ?oCó nhớ, có thương Ba không??. Có lẽ, đó là tiền lệ cho kiểu ?ohiểu không lời? giữa hai cha con cho mãi về sau này". Chị Hồng Anh, đã nói như vậy trong cuộc trò chuyện với VietNamNet về những góc đời thường của Đại tướng.

    Sau lần gặp gỡ ấy, tại Huế, anh Giáp nhiều lần đạp xe qua cổng trường Đồng Khánh với hy vọng thấy lại gương mặt đã in đậm vào tâm trí mình, nhưng đều chưa "gặp may". Thế rồi một việc bất ngờ đến làm anh không giấu nổi vui mừng trên nét mặt: Người con gái tìm đến liên hệ công tác tại nơi ở mới của anh ở Đông Ba lại chính là Quang Thái. Rồi họ gặp nhau ở đó mấy lần tiếp theo về công việc. Tuy nhiên, bấy giờ về phía chị Quang Thái vẫn chưa nảy nở tình yêu đáp lại. Chị đang dồn tâm trí cho hoạt động và lo lắng cho người chị ruột của mình, Nguyễn Thị Minh Khai.
    Và họ lại gặp nhau, không phải trong một khung cảnh nên thơ nào đó, mà là... trong nhà tù đế quốc - nhà lao Thừa Phủ, Huế. Sự kiện này trở thành một kỷ niệm quý giá, làm sâu nặng thêm mối tình thiêng liêng của họ. Khi ấy vào những năm 1929-1930, đang học tại trường Nữ sinh Đồng Khánh, chị Quang Thái được đoàn thể giao cho phát triển tổ "Nữ sinh đỏ". Học sinh trong trường truyền tay nhau những truyền đơn in thạch, giấu kín để đọc về những cuộc bãi công của công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ, về phong trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Thế rồi xe hòm đen xông vào trường bắt nhiều học sinh lên xe đóng kín đưa đi. Chị Quang Thái bị bắt cùng các bạn của mình như chị Lài, chị Lý, chị Nga. Cùng bị bắt trong thời gian này có chị Nguyễn Khoa Diệu Hồng, sau này là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội thời kỳ 1954-1977. Chị Diệu Hồng nhớ mãi và nhiều lần nhắc lại câu nói nổi tiếng của Quang Thái nhắc nhở và động viên đồng chí trong tù: "Không ai tố giác bạn, bạn đừng tố giác ai", mà nguyên văn được nói bằng tiếng Pháp để bọn lính gác không hiểu được: "Personne ne vousa a dénoncés, ne dénoncéz personne". Khi Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị giam vào nhà lao Thừa Phủ, đi ngang qua trại giam nữ, đã giật mình: Quang Thái. Rồi bài thơ đầy khí phách cách mạng của Quang Thái được chuyền tay nhau khắp nhà lao, Võ Nguyên Giáp càng mến phục, càng yêu Thái hơn. Bài thơ đó như sau:
    "Mười sáu năm nay sống ở đời
    Nhân tình nghĩ đến lệ đầy vơi
    Trông phường đế quốc lòng ngao ngán
    Thấy bạn cần lao dạ rối bời
    Quyết chí hy sinh thây kệ chết
    Dốc lòng phấn đấu mặc đầu rơi
    Ngọn cờ vô sản bao giờ phất
    Chín suối hồn ta mỉm miệng cười".
    Trong thời gian bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ, anh Giáp cũng gặp lại người em trai của mình là Võ Thuần Nho cũng đang bị bắt giam tại đây. Lúc này, Võ Thuần Nho đang học tại trường Quốc học Huế, tham gia các hoạt động cách mạng sôi nổi trong "Hội học sinh đỏ" và ở cùng nhà với anh Giáp sau chùa Diệu Đế. Cứ mỗi buổi sáng hai anh em lại chia tay nhau, lòng không khỏi lo lắng: "Không biết hôm nay ai bị bắt? Liệu anh em có gặp lại nhau không?"
    Võ Thuần Nho đi học, Võ Nguyên Giáp đi làm ở báo Tiếng Dân của chí sĩ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng. Thế rồi hai anh em gặp lại nhau trong nhà lao Thừa Phủ. Trong lần bị bắt này cũng có các thầy giáo trường Quốc học Huế như Giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Thế Dị, Lê Thế Tiết.
    Hai người kết hôn khi Quang Thái tròn 20 tuổi. Sau khi sinh con gái Hồng Anh, Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc hoạt động. Sau này, Tướng Giáp đã nhắc lại, trong hoàn cảnh khó khăn, vì con còn quá nhỏ, không cùng đi thoát ly như đã ước hẹn được, chính chị Quang Thái đã tỏ ra cương quyết, động viên chồng rất nhiều trong việc yên lòng sang Trung Quốc hoạt động theo chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
    Trong hồi ký "Từ nhân dân mà ra" của mình, Tướng Giáp đã kể lại buổi chia tay với chị Quang Thái và con gái Hồng Anh bên Hồ Tây đầy cảm động: "Đến đường Cổ Ngư, qua chùa Trấn Vũ, tôi thấy Quang Thái ẵm Hồng Anh đã đứng đợi ở một gốc cây vắng người. Quang Thái rơm rớm nước mắt, thỉnh thoảng lại quay về phía mặt hồ để mọi người không chú ý. Tôi nói với Quang Thái ở nhà giữ liên lạc với các đồng chí, tiếp tục công tác, cố gắng gửi gắm Hồng Anh để đi hoạt động bí mật. Quang Thái nhắc tôi hết sức giữ gìn sức khoẻ và cẩn thận trong khi hoạt động, gắng tìm cách cho nhà biết tin. Một vài người quen đi ngang chào hỏi, tưởng chúng tôi đang đứng hóng mát. Chúng tôi đang nói chuyện thì có tiếng người hỏi phía sau:
    - Thầy có đi xe không?
    Quay lại, tôi nhận ra anh giáo Minh đang kéo một xe tay đứng đợi, tôi chia tay Quang Thái. Chúng tôi không ngờ phút chia tay đó lại là phút vĩnh biệt".

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con gái, GS.TS Võ Hồng Anh.
    Năm 1942, chị Quang Thái bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, giam ở nhà lao Hoả Lò với mức án 16 năm tù giam. Nhà cách mạng lão thành Hoàng Thị Ái, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, người bị giam cầm cùng chị Quang Thái, kể lại: Trong nhà lao, chị Quang Thái hết lòng chăm sóc, động viên đồng chí chị em dũng cảm, kiên quyết đấu tranh với địch, chống tra tấn, chống chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Chị đã bất chấp mọi cực hình tra tấn cuả địch, giữ trọn khí tiết của người đảng viên cộng sản kiên trung và đã hy sinh trong nhà tù Hoả Lò năm 1944. Còn cụ Nguyễn Thị Tam, cán bộ lão thành cách mạng, cô ruột nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, nhớ lại hình ảnh chị Quang Thái dạy chị em trong tù học văn hoá. "Trong tù không có giấy bút, nên phải lấy gạch non viết xuống sàn xi măng, nếu để lộ ra, con đầm giám ngục biết thì chúng tôi lại bị nhốt vào xà lim. Tuy thiếu thốn thế, nhưng chị em chúng tôi đều học rất tốt, lại còn được học thêm cả tiếng Pháp nữa". Cụ Tam cho biết như vậy trong hồi ký "Mười năm tù cấm cố trong Hoả Lò".
    Vào lúc chị Quang Thái bị địch bắt giam, đồng chí Võ Nguyên Giáp về nước theo chỉ thị của Bác Hồ, cùng các đồng chí lãnh đạo khác làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng chiến khu Cao - Bắc - Lạng. Điều kiện hoạt động bí mật rất ngặt nghèo, lâu lâu anh mới gửi được về nhà một bức thư viết trên mẩu giấy thuốc lá khi có liên lạc trực tiếp. Đã có lần trong đợt khủng bố trắng của địch, anh ốm nặng, sốt cao. Không thể về nhà cơ sở vì giữ bí mật, một mình ngồi dưới gốc cây cổ thụ trong rừng đại ngàn, lo công việc cách mạng bị trì hoãn, rồi nghĩ... không biết mình có cơ hội gặp lại Quang Thái và con gái Hồng Anh không... Rồi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời với chiến công đầu Phai Khắt - Nà Ngần. Trong sự lớn mạnh của cách mạng, nhiều khi anh bắt gặp trong tâm trí mình hình ảnh vợ con, cha mẹ và nghĩ đến một ngày hội ngộ không còn xa... Vậy mà... mãi đến tháng 4/1945, trong Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp tại huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang, anh mới nghe đồng chí Trường Chinh nhắc đến tin dữ mà tưởng anh đã biết: chị Thái đã hy sinh! Trong tập hồi ký "Những chặng đường lịch sử", Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể:
    "Tôi lặng người đi... Tôi bàng hoàng đi sang buồng bên, vẫn chưa tin hẳn điều các anh nói là sự thật!
    Tôi nằm nhớ lại ngày chúng tôi mới gặp nhau ở Huế trong khi cùng nhau hoạt động bí mật, nhớ những lời hứa hẹn cùng nhau phấn đấu suốt đời cho chủ nghĩa cộng sản, nhớ lại những điều đã dặn dò nhau khi chia tay, nghĩ đến Hồng Anh. Sau này tôi mới biết trong thời gian tôi đi xa, Thái vẫn tiếp tục hoạt động, làm công tác thông tin liên lạc cho Trung ương. Sau chuyến đi Sài Gòn để gặp chị Nguyễn Thị Minh Khai lần cuối cùng trước khi chị bị đế quốc đem xử bắn, trở về nhà ít lâu thì bị bắt. Trong nhà tù, bọn đế quốc đã dùng mọi cực hình tra tấn để truy tìm mối dây liên lạc với anh Hoàng Văn Thụ, Thái đã quyết không khai một lời, giữ trọn khí tiết của người Đảng viên Cộng sản và đã mất tại nhà giam Hoả Lò, Hà Nội".
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng con gái Hồng Anh đã nhiều lần đến thăm khu di tích Hoả Lò, cùng Ban liên lạc và nhiều chiến sĩ cách mạng từng bị đế quốc giam cầm tại đây thắp hương và đặt vòng hoa tại nơi người vợ, người mẹ của họ cùng bao nhiêu người con ưu tú của đất nước đã vượt qua mọi cực hình tra tấn, giữ trọn khí tiết của người chiến sĩ, đã sống anh dũng - chết vẻ vang.
    Võ Hồng Anh mất mẹ khi còn quá bé. Nhưng những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng, sự khâm phục quý trọng mà ông bà nội, ngoại, ba chị và những người thân khác của mẹ, gìn giữ và truyền cho chị, như "Tâm truyền Tâm", và cả sợi dây tâm linh vô hình của huyết thống đã cho chị có được và giữ mãi một hình ảnh rõ nét, sinh động và xác thực của mẹ. "Trong suốt tuổi thơ, thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, hình ảnh của mẹ trong tôi luôn là sự kết tinh hài hoà của tâm hồn và trí tuệ, của sự dịu dàng và lòng kiên định, của cái đẹp hình thức và nội tâm. Hình ảnh ấy luôn thể hiện bên hình ảnh người cha để dẫn dắt tôi trên mọi nẻo đường của cuộc đời. Và tôi luôn ước ao mình có được một chút gì giống như thế" - Giáo sư Võ Hồng Anh tâm sự.

    Bình một chút, cụ Giáp không chỉ giỏi đánh trận mà còn giỏi.... Xứng danh trai QB ghê ta
  7. tinhtam08

    tinhtam08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Người viết sử làng

    Cụ Nguyễn Tú.
    Hơn 60 tuổi mới cầm bút viết sách, 25 năm qua, dưới đôi tày gầy guộc của cụ Nguyễn Tú, hàng chục đầu sách trĩu nặng dáng vóc núi sông, phong tục tập quán xứ sở Quảng Bình đã đến với độc giả khắp nơi. Đó là những trang viết bằng bút mực, nét chữ chân phương và nghiêm cẩn.
    Tham gia cách mạng rất sớm, từng giữ chức chính trị viên tỉnh Quảng Bình, thị đội trưởng Đồng Hới, nhưng bệnh tình đã khiến cụ nghỉ hưu từ năm 1964. 20 năm về hưu nơi làng cát Bảo Ninh, lặng lẽ âm thầm đánh vật với bệnh tật (5 năm nay, mọi chuyện vệ sinh, bài tiết của cụ Tú đều nhờ vào cái túi bên mình), nuôi người vợ già mù loà, cụ âm thầm tự học trong túp lều trên động cát Bảo Ninh, học tiếng Pháp qua bản dịch Truyện Kiều của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, tự ôn lấy chữ Nho, Nôm để đọc những gì cha ông để lại.
    Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện từng nhận xét về cuốn Địa chí Bảo Ninh: "... Cái đẹp của đất nước, chiều sâu của lịch sử, cái sinh động của cuộc sống hằng ngày, cái đa dạng của cây cỏ, tôm cá đã hiện lên trong nhiều trang với lời văn của một nhà sinh học, một nhà dân tộc học và dĩ nhiên một nhà văn".
    Cuốn sách đầu tay Địa chí Bảo Ninh của cụ được viết ra như một cơ duyên. Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn một lần nói với cụ: "Mình không sáng tạo gì cho đất nước thì gắng giữ lại những gì cha ông đã sáng tạo ra" và bảo: "Cụ nên viết sách đi". Cụ hỏi lại: "Viết cái gì?". "Thì viết ngay cái câu người ta đã nói về quê cụ đấy thôi. Văn La song hiệp biện, Trung Bình tứ thượng thư", giáo sư Sơn nói. Quả thật, mảnh cát chơ vơ đất Quảng Bình lại sinh ra rất nhiều bậc hiền tài. Như làng Trung Bính, xã Bảo Ninh quê cụ Tú có tới 4 vị quan ngày xưa làm đến chức thượng thư; làng Văn La bên cạnh có hai vị làm chánh nhất phẩm.
    Sau cuốn Địa chí Bảo Ninh, cụ Tú lại bắt đầu hành trình nhọc nhằn để gìn giữ hương hỏa của đất đai xứ sở. Cụ khăn gói ra Hà Nội tìm đến Thư viện quốc gia đọc và ghi chép. Rồi vào Sài Gòn, hội đồng hương Quảng Bình ở đây nuôi cơm cho cụ đi tìm tư liệu ở Thư viện Khoa học tổng hợp, ngày ngồi đọc, ghi chép, cái gì không chép được thì gắng nhớ, tối về ngồi nhớ lại rồi chép ra. Những năm 1980 vô cùng gian khó, nhưng cụ cứ lang thang khắp các thư viện, miền quê.
    Đất Đồng Hới có bài bàu Tró nổi tiếng, bao nhiêu người đã đưa ra những kiến giải về tên gọi này, nhưng chưa thoả đáng. Cụ Tú lặn lội vào tận Phan Thiết nghe người Chăm nói, tra cứu từ điển Chăm - Việt để biết tró chính là từ chỉ đồ gốm như chum, ché. Với chiếc xe đạp cà tàng, cụ về làng nào thấy câu hát hò hoặc những gì liên quan đến Quảng Bình là ghi lại vào sổ tay.
    Tất cả những điều ấy cụ sắp xếp, lưu giữ lại và hàng chục cuốn sách ra đời như: Địa chí làng Thuận Bái, Địa chí Bảo Ninh, Địa chí làng Cổ Hiển; Địa chí Đồng Hới; Quảng Bình qua thơ Hán Nôm... Dân Quảng Bình có "bát danh hương" là tám ngôi làng nổi danh về khoa bảng đi vào thành ngữ: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn Hoá, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Cụ Tú thấy làng Lệ Sơn tuy xếp đầu bảng, nhưng người đỗ đạt không bằng các làng khác. Nhưng khi đến tận đây cụ mới hiểu ngôi làng được xếp đứng đầu vì người dân thuở ấy từ nam, phụ, lão, ấu đều thuộc lòng hai loại sách cơ bản của giáo dục đời xưa là Minh Tâm bảo giám, Tam tự kinh. Đây là dấu hiệu của ngôi làng "thoát nạn mù chữ" rất hiếm hoi trong chế độ phong kiến.
    Năm nay bước sang tuổi 85, cụ Tú đang khao khát hoàn thành bộ sách Những nét đẹp văn hoá Quảng Bình gồm 5 tập, mỗi tập chừng 1.000 trang in. Trên tờ lịch treo tường nhà ở phường Đồng Sơn, phía tây thành phố Đồng Hới, cụ ghi mấy dòng thơ như đúc kết cuộc đời, như phương châm sống của mình: "35 tuổi tưởng xuôi tay/Phúc ấm trời cho sống đến nay... Sống mộng yên thân, đi mộng lặng/Trống kèn đâu dám chuyện thày lay".
    (Theo Tuổi Trẻ)
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng đi tàu hỏa về quê
    Trước lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có chuyến đi ?othực tế? bằng... tàu hỏa về chính quê hương ông. Phóng viên báo Quân đội nhân dân may mắn được đi cùng Đại tướng và ghi được nhiều chuyện vui và cảm động.
    [​IMG]
    Khách đặc biệt đi tàu không đặc biệt
    Chuyến tàu S1 chuẩn bị khởi hành lúc 19 giờ từ ga Hà Nội thì nhận được nhiệm vụ: ?oĐón một hành khách đặc biệt?. Nguyễn Minh Tuấn, người lái tàu chính hồi hộp, phấp phỏng: Tàu S1 lịch trình 32 giờ, chưa phải là tàu nhanh nhất, cũng không có tiện nghi ?ođặc biệt? mà lại có hành khách đặc biệt nào đi tàu mình đây, lại chỉ báo trước có một giờ!
    Còn 15 phút nữa là tàu chạy. Bỗng cả khu đón khách của nhà ga náo nhiệt lạ thường. Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện giữa nhiều vòng người hân hoan chào đón. Nguyễn Minh Tuấn cứ lóng nga lóng ngóng cho đến lúc tôi cầm tay anh ?olôi? tới để giới thiệu với Đại tướng, anh mới dám bắt tay và trả lời những câu hỏi thăm ân cần của vị Tổng tư lệnh. Tuấn xúc động: ?oSuốt 13 năm gắn bó với con tàu này, tối nay (2-11-2004) thực sự là tối hạnh phúc nhất của tôi khi được lái tàu đưa Đại tướng về quê. Chỉ băn khoăn là tiện nghi trên tàu bình thường quá! Ga Hà Nội hôm đó nhiều người bị nhỡ tàu, vì còn mải chen vào cho được gần với Đại tướng. Số đông hành khách nước ngoài biết ?oông ấy? là Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì ào cả về phía ông mà hô to: ?oVõ, Võ Đại tướng?. Tôi thấy mình đúng là may mắn đã được đi cùng ông.
    Tôi tiếc đứt ruột khi chứng kiến cảnh hai du khách bị cửa tàu làm vỡ ống kính máy ảnh, mà trong nghề tôi biết là loại rất ?oxịn?, do chạy mãi theo con tàu đã chuyển bánh. Họ cố nâng ống kính máy ảnh vào cửa kính tàu, để chụp cho được tấm hình Đại tướng.
    Dân đã yêu thì mần chi phải bảo vệ
    Tàu đến ga Đồng Hới (Quảng Bình). Lúc ấy mới 4 giờ 35 phút. Trời còn nhá nhem tối, nhưng hàng nghìn người đã đứng chật hết lối ra ga. Mọi mô đất, cây cao đã có người trèo lên ngồi chờ người ?ođồng hương? từ Hà Nội vào. Có một cựu chiến binh không thể chen vào tận nơi Anh Cả, để được sờ vào bộ quân phục của ông. Người cựu chiến binh ấy ?oquyết không nản chí?, bèn chuyển sang ?ophương án tác chiến 2?. Biết chắc sẽ có một biển người chờ đón Đại tướng, và thật khó lòng để vượt qua mà đạt được khao khát của mình. Ông lân la dò tìm lịch trình của Đại tướng và chờ đợi. Chiều hôm đó, ông đã được bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua cửa kính ô tô, ngay trên đường đón đoàn về Lệ Thủy. Tôi vội giơ máy ảnh lên ?obấm? được khoảnh khắc cảm động ấy. Ông tên Bửu Hội, có 23 năm trong quân ngũ.
    Trong khi nóng lòng chờ đón Đại tướng, các chiến sĩ công an luôn phải giữ trật tự, bởi làn sóng người chen nhau, ai cũng muốn lên trước để thấy Đại tướng rõ hơn. Bị mời ra ngoài khu bảo vệ, người cựu chiến binh nói với mấy đồng chí công an: ?oĐất nước thì bình yên, Quảng Bình quê ta an ninh ổn định, người được dân tin yêu, kính phục như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì mần chi (làm gì) mà phải bảo vệ. Như tui nè, ai đụng đến Đại tướng, tui xả thân liền?. Các đồng chí công an cười vui hóm hỉnh: ?oBác không cho tụi tôi được vui sướng cùng à. Tiếng còi xe nghiệp vụ của anh em chúng tôi hôm nay là bản nhạc của quê nhà chào đón người con của Quảng Bình - vị tướng lừng danh thế kỷ mà bác?.
    Vui đến ngẩn người
    Thật tình tôi chẳng giận Phạm Vi Lan. Chị là phóng viên, biên tập viên đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Bình, được giao nhiệm vụ đi theo đoàn để lấy tài liệu, đưa tin về hoạt động của đoàn trong những ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm quê nhà. Không thấy ghi chép, chẳng lấy tài liệu, tôi chỉ thấy chị mải ngắm Đại tướng. Khi thì đứng sát, khi lại lùi ra xa, chị ngắm nhìn Đại tướng từ nhiều khoảng cách, mà theo chị là cả đời chị mới có dịp may này. Lan kể, cách đây 11 năm (1993), khi chị còn là một cô học sinh trung học phổ thông. Lần ấy Đại tướng cũng về quê thăm như lần này. Cả trường có 3 học sinh xuất sắc được chọn đi đón. Chị là một trong ba học sinh ấy. Nhưng thật không may, đêm trước ngày đi đón Đại tướng, Lan bị ốm nặng. Nằm ở nhà, trên giường bệnh mà Lan tiếc ngẩn tiếc ngơ dịp may hiếm có ấy.
    Lần này Phạm Vi Lan đã toại nguyện. Chị hồ hởi nói với tôi: ?oEm được gặp Bác Giáp rồi, mừng quá?. Nhưng cũng vì mải ?otruy lĩnh? niềm vui bị hụt từ 11 năm trước, nên lần này Lan đã... quên không lấy tài liệu để viết bài theo yêu cầu của tòa soạn. Vì giúp Lan có được tư liệu, tôi cũng bị lỡ nhiều thời cơ chụp ảnh.
    Bị nạt mà vẫn vui
    Không phải một lần, mà chỉ tính trong chuyến đi thăm quê theo kiểu cuốn chiếu Hà Nội - Quảng Bình - Nghệ An - Hà Nội lần này, tôi đã bị Đại tướng nạt (mắng) nhiều lần, bởi tính tò mò nghề nghiệp - Tôi luôn mải mê với những pha chụp tự nhiên trong sinh hoạt của Đại tướng. Từ Quảng Bình ra Nghệ An, khi tàu mới rời ga Đồng Hới được vài cây số, thì tôi thấy Đại tướng đã ngồi ghi chép. Ông mặc bộ đồ lụa màu vàng nhạt. Cuốn sổ khổ lớn màu xanh đặt trên bàn cứ lắc lư theo chuyển động của tàu. Đẹp quá! Tôi rón rén lại gần, và máy ảnh liên hồi chớp sáng. Đột ngột ông đặt bút rồi nói: ?oCậu chụp lại đi?. Tôi bối rối xin lỗi. Nhưng sau đó tôi lại được Đại tướng đền bù, cho chụp lại cả cuộn phim, khi ông ngồi làm việc đúng tư thế. Đại tướng vẫn thường nhắc nhở tôi: ?oChụp ảnh quan trọng lắm. Nó rất dễ nhưng lại vô cùng khó. Chụp ảnh là chụp đời, chụp người. Chụp đúng thì để lại cái nhìn chính xác. Nếu nhìn sai lệch, để rồi mọi người nhìn theo cách nhìn của người cầm máy là gây tác hại lớn?.
    ?oÔng thích ăn cơm nắm cho giản tiện?
    20 giờ 15 phút, ngày 8-11-2004, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn công tác xuống tàu ở ga Vinh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An mời Đại tướng ở tầng 7 của khách sạn Phương Đông để Đại tướng có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vinh. Thủ phủ Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm nay đã khang trang to đẹp lên nhiều.
    Ở lại Nghệ An ít bữa, dịp này Đại tướng khỏe hơn. Lịch làm việc của ông ghi dày kín: Sáng về Nam Đàn thắp hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm hỏi bà con xã Kim Liên; Trưa, làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An; Chiều trồng cây ở núi Chung, trong khuôn viên Quảng trường 1-5, thành phố Vinh. Bận rộn là thế mà Đại tướng vẫn không quên món cơm nắm chấm muối vừng trong bữa ăn của mình. Ông vẫn dùng như vậy khi đi công tác. Chị Kim Huế, người đảm trách bữa ăn cho Đại tướng nói: ?o Em quen rồi. Ông thích ăn cơm nắm cho giản tiện, vừa tiết kiệm, vừa gọn nhẹ, rất thích hợp khi đi công tác?.
    Những ngày ở Nghệ An, Đại tướng làm việc với các ban, ngành trong tỉnh. Tuy thời gian không nhiều, song ông luôn luôn nhắc nhở rằng, dân tộc Việt Nam đã làm nên nhiều kỳ tích trong chiến tranh giữ nước, thì giờ đây không thể không làm giàu cho đất nước mình. Anh hùng trong kháng chiến rồi, phải anh hùng cả trong công cuộc xây dựng Tổ quốc.
    ?oPhải bảo vệ rừng già quý hiếm của Trường Sơn?
    Đại tá Tưởng Đăng Tần, Giám đốc thi công dự án đường Hồ Chí Minh đã từ dãy Trường Sơn lặn lội về Vinh chỉ với mong muốn được tặng hoa và ngắm Đại tướng chốc lát. Dành nhiều thời gian nói chuyện về sự vĩ đại của con đường, nhưng Đại tướng cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần là phải bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng già quý hiếm của Trường Sơn.
    Ngồi nghe Đại tướng dặn dò, chợt liên tưởng tới buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt của tỉnh Điện Biên trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà tôi không bao giờ quên, nét thoáng buồn trên gương mặt Đại tướng khi ông nói về rừng Tây Bắc: ?oTừ Hà Nội lên Điện Biên, trên máy bay nhìn xuống, tôi thấy cả vùng Tây Bắc lốm đốm, loang lổ như mảnh da hổ. Hội họa thì đẹp vì nhiều màu, nhiều tầng, nhưng tôi lại rất buồn vì rừng bị phá bừa bãi?.
    Xuân mới đang về, hẳn là ông rất vui với những thành tựu của đất nước, nhưng ông vẫn canh cánh lo toan về những yếu kém, những mất mát, những việc chưa làm được trong công cuộc kiến thiết đất nước. Mới hay và thấm thía lời Đại tướng căn dặn: ?oNói là phải làm. Phải đi đến tận cùng của sự thật, nhằm tìm ra nguyên nhân yếu kém để không ngừng tiến bộ?.
    Trần Hồng
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng danh giá nhất Nhật Bản
    [​IMG]
    Võ Trọng Nghĩa phát biểu nhân lễ nhận giải thưởng hôm qua, 24/3 tại Đại học Tổng hợp Tokyo.
    Ngày 24/3, Võ Trọng Nghĩa - nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học ngành Kiến trúc (Khoa Xây dựng, Đại học Tổng hợp Tokyo) đã vinh dự là người Việt đầu tiên được nhận giải thưởng mang tên Dean of The Tokyo University năm học 2004-2005.
    Đây là giải thưởng thường niên danh giá nhất Nhật Bản, trao cho những sinh viên, nghiên cứu sinh có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, được giới khoa học quốc tế công nhận và làm tăng uy tín của Đại học Tổng hợp Tokyo. Với nhiều công trình nghiên cứu của mình, Võ Trọng Nghĩa đã vượt qua nhiều ứng cử viên từ các khoa trong trường để trở thành người nước ngoài duy nhất trong số 9 người được trao giải thưởng năm nay. Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng này.
    Sinh năm 1976 ở Lệ Thủy, Quảng Bình, Võ Trọng Nghĩa lên đường sang Nhật theo một học bổng khi vừa tròn 20 tuổi. 3 năm sau, 1999, anh giành giải vàng cuộc thi thiết kế nhà của Tập đoàn Suzuki. Năm 2000, đồ án kiến trúc của Nghĩa được giải thưởng đồ án xuất sắc của trường và được giới thiệu tại triển lãm kiến trúc toàn Nhật Bản. Trong năm 2001, ba lần Nghĩa mang về giải thưởng đồ án xuất sắc trong bốn kỳ thi của Trường đại học Công nghiệp Nagoya. Năm 2002, luận án tốt nghiệp của anh được đánh giá là xuất sắc của trường Nagoya.
    [​IMG]
    Nhận giải thưởng Dean of The Tokyo University do Tổng hội trưởng trường trao tặng.
    Năm 2003, anh tiếp tục giành giải thưởng luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary. Đến năm 2004, Nghĩa tốt nghiệp thạc sĩ với giải thưởng luận văn xuất sắcTrường Đại học Tổng hợp Tokyo. Đến đầu năm ngoái, anh trở thành người Việt Nam đầu tiên được Hội Văn hóa nghệ thuật Nhật Bản trao giải thưởng lớn của hội (trao cho những cá nhân có đóng góp tích cực cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, bao gồm các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật và kiến trúc).
    Tháng 1 năm nay, với đồ án "Đô thị của gió và ánh sáng", Võ Trọng Nghĩa đã đoạt giải đặc biệt cuộc thi "Tôn vinh thành phố" do Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam bảo trợ.
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/03/3B9DC9EE/
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    nhân cuộc thi Miss ttvnol math0 giới thiệu thêm chút chút về "nụ cười Việt Nam":
    Cuộc sống của cô gái có "nụ cười Việt Nam"
    [​IMG]
    Hình ảnh cô gái có nụ cười rạng rỡ dưới vành nón trắng, vẻ thanh xuân tươi trẻ toát ra từ tấm hình "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới", đã trở nên quen thuộc với mọi người. Tên cô là Phan Như Quỳnh, diễn viên múa đoàn nghệ thuật Quảng Trị.
    Quê Quỳnh ở xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Bố mẹ cô đều đã tham gia Đoàn kịch Bình Trị Thiên nhưng không bao lâu lại về quê làm ruộng. Quỳnh lớn lên từ đất đai đồng bãi, cùng bố mẹ quần quật với cây lúa, ngọn rau.
    Về hành trình đến với Nụ cười Việt Nam, Quỳnh kể: ''''Đó là năm 1994, khi ấy tôi mới 17 tuổi, vừa học xong trường xiếc trở về. Một lần đâu như vào tháng 3, trời còn se lạnh, có mấy nghệ sĩ nhiếp ảnh từ Hà Nội vào nhờ một vài diễn viên của đoàn cùng lên động Phong Nha làm mẫu chụp. Quá trưa, trên chuyến đò xuôi sông Son, mấy chị em cùng đùa giỡn, nghịch nước, không hay biết anh Vũ Khánh (nay là Tổng biên tập Báo ảnh Việt Nam) đã chụp rất nhiều ảnh về mình''''.
    Gia đình Quỳnh hiện sống trong căn phòng chừng 12 m2 tại khu tập thể Đoàn Nghệ thuật Quảng Bình. Chồng cô là Võ Thanh Nhân, ca sĩ chính của đoàn. Thu nhập của hai vợ chồng khoảng 800.000 đồng/tháng nhưng cả nhà luôn đầm ấm, tràn ngập tiếng cười. Cô tâm sự: ''''Trên ảnh mình cười với cả thiên hạ như vậy thì tại sao không cười vui với chồng con?".

Chia sẻ trang này