1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con ưu tú xứ Thanh!

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi dxtprof, 10/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dxtprof

    dxtprof Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Những người con ưu tú xứ Thanh!

    Hôm nay mình định vào post thông tin về một người con ưu tú xứ Thanh, một nhà khoa học, một người thầy đáng kính thì không thấy cái topic cũ đâu, nên tạo ra topic mới này mong các bạn ủng hộ và cùng góp các bài viết về những người con ưu tú của xứ Thanh để chúng ta noi gương học tập!

    1. Vị giáo sư... chân đất

    Ông sinh vào tháng 9/1937 ở thôn Đai, xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, vào những năm tháng mà cả xã nghèo, cả làng nghèo và nhà ông cũng không thoát được ra khỏi cái quy luật chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ấy. Bố mẹ ông là nông dân, mù chữ, cảnh đói ăn triền miên từ ngày này sang tháng khác trong nhà đã khiến họ phải đành đoạn gạt nước mắt mà đem một núm ruột của mình là anh trai ông "cho" làm con nuôi một người bà con khác để khỏi phải sợ con chết sớm. Sinh ông ra, bố ông chỉ ao ước một điều duy nhất là mong sau này ông làm được đến anh hàng xay, hàng xáo. Vậy mà chẳng ai ngờ, từ khoai còi, cá cọc, ông giờ là giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH), Ủy viên Hội đồng khoa học về hóa - sinh châu Á - Thái Bình Dương, Chủ tịch Hội hóa sinh y học Việt Nam - Viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực thuộc Hội khoa học nhân lực nhân tài Việt Nam và Ủy viên Hội đồng khoa học về sinh điều khiển học quốc tế.
    http://www.suckhoedoisong.vn/E***or/assets/168-2007/17601a.JPG
    GS.TSKH. Đái Huy Ban.

    Quê nghèo nuôi chí lớn
    Đến bây giờ, dù đã có rất nhiều học hàm, học vị danh giá từ các cơ quan nghiên cứu uy tín trên thế giới công nhận, nhưng GS.TSKH. Đái Duy Ban vẫn chân chất nhận mình là giáo sư... chân đất. Ông bảo ông được sinh ra từ gốc rạ, tuổi thơ của ông lớn lên cùng bàn chân đất lấm lem dọc ngang khắp các cánh đồng làng. Mùi lúa, mùi bùn, mùi khoai còi cá cọc đã ủ ấm tuổi thơ ông trong suốt những năm tháng bé dại. Những năm tháng ấy, quê ông nghèo đến nỗi có nhiều người đã tha phương chọn nghề ăn xin để làm nghiệp mưu sinh. Đói nghèo không dập tắt được ước mơ ham học của cậu bé Đái Duy Ban. Trước ngày Đái Duy Ban thi đại học, gia đình ông gặp phải một biến cố lớn. Người cha, trụ cột của gia đình đã ra đi sau một trận cảm đột ngột. Ông sững sờ trước cái chết của cha, lặng lẽ đi sau quan tài đưa cha ra đồng mà tâm trí vẫn không thể tin cha mình đã ra đi mãi mãi. Tìm hiểu nguyên nhân cái chết của cha mình, ông chỉ được mọi người giải thích là cha ông bị cảm nhập tâm. Thương cha và không muốn có những cái chết "bất đắc kỳ tử" xảy ra với những người dân quê nghèo, ông quyết tâm vào Đại học Y Hà Nội. Năm 1969, ông được Trường Đại học Y Hà Nội cử sang nước bạn Ba Lan để làm nghiên cứu sinh bảo vệ Luận án tiến sĩ với đề tài về lãnh vực hóa sinh tế bào. Trong những năm tháng học tập và nghiên cứu ở đây, ông đã tìm ra enzim fosfataza kiềm trên niêm mạc ruột của động vật thực nghiệm. Từ đó mở ra cho ông hướng nghiên cứu một số enzim khác trong chu trình chuyển hóa gluxit để vẽ lại bức tranh chuyển hóa toàn diện khi thay đổi môi trường của con vật. Sau 3 năm, công trình của ông đã hoàn thành. Luận án của ông được Hội đồng khoa học gồm những giáo sư uy tín của bạn đánh giá xuất sắc, đồng ý để ông chuyển tiếp làm ngay Luận án TSKH. Đây là một trường hợp hiếm hoi gần như chưa có tiền lệ đối với các nghiên cứu sinh nước ngoài khi ấy bởi theo quy định của bạn từ Doktor (tiến sĩ) chuyển tiếp lên làm Doktor Habill (tiến sĩ khoa học) thông thường phải làm trong vòng từ 10-15 năm... Tháng 8/1976, ông trở lại Ba Lan, cùng GS.Kaviac nghiên cứu về ung thư thực nghiệm - dòng tế bào lymphô ác tính trên chuột. Bắt đầu từ đây, ông đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực màng tế bào ung thư. 4 năm trời miệt mài làm việc trong những phòng thí nghiệm, bạn thân thiết nhất của ông là những chiếc kính hiển vi điện tử và vô số hóa chất thí nghiệm, ông đã công bố hàng chục bài báo với các kết quả nghiên cứu về màng tế bào ung thư bằng tiếng Anh trên các tạp chí khoa học chuyên ngành của Đức, Nhật, Ba Lan. Một dấu ấn đặc biệt là chính trong thời gian này, ông đã phát hiện ra phân tử Calmodulin chứa ion canxi đọng lại trên màng tế bào ung thư. Khi công bố phát hiện này, ngay lập tức ông nhận được rất nhiều lời mời làm việc kèm theo mức thu nhập "trong mơ" từ các Viện nghiên cứu khoa học của nhiều nước; bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới cũng gửi thư chúc mừng và đề nghị được ông chia sẻ những thông tin về nghiên cứu trên. Trước sự kiện này, giáo sư Phó viện trưởng Viện Nenxiki - Ba Lan đã đề nghị ông để cuốn luận văn dày hơn 200 trang viết bằng tiếng Anh của ông cho Viện lưu trữ, còn để bảo vệ Luận án TSKH, ông chỉ cần tóm tắt luận văn của mình thành một bài báo dài khoảng 5 trang, in trên một tờ báo chuyên ngành có uy tín là đủ.
    http://www.suckhoedoisong.vn/E***or/assets/168-2007/17601b.JPG
    GS.Ban và cộng sự làm thí nghiệm tách chiết hoạt chất chống ung thư.

    Vượt qua những thử thách của số phận
    Có một điều mà GS.Đái Duy Ban đến tận bây giờ vẫn không thể lý giải được, ấy là mỗi lần đứng trước một sự kiện quan trọng của cuộc đời, ông lại phải... lên bàn mổ. 3 cuộc đại phẫu - gắn với 3 sự kiện trong cuộc đời ông. Bật cười khi nghe tôi nói rằng hình như đó là những thử thách của số phận, ông bảo thử thách thế thì... ác nghiệt quá nhưng với ông, lòng ham mê khoa học đến tận cùng và một ý chí không khuất phục số phận đã khiến ông chiến thắng những thử thách tưởng như vô cùng nghiệt ngã ấy. Thấy tôi tò mò muốn biết, ông cười bảo chỉ xin kể "ví dụ" một lần đầu tiên thôi cho câu chuyện nó "đậm đà". Đó là vào thời điểm ông chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ ở nước bạn, khi chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến ngày "đơm hoa kết trái" thì một hôm ông thấy bụng mình bỏng rát, cứ ăn vào lại nôn ra, người ông ngày càng gầy rộc đi... Là một chuyên gia đang nghiên cứu sâu về ung thư, ông mơ hồ một dự cảm không lành đang đến với cuộc đời mình. Dừng nghiên cứu, bỏ công sức "trồng cây sắp đến ngày hái quả" để đi chữa bệnh hay tiếp tục? Câu hỏi ấy cứ xoáy mãi trong tâm trí ông... Ông dùng vải quấn quanh bụng, rồi treo lên cổ để ép những con đau vào trong rồi tiếp tục làm việc. Ngày 29/11/1980, ông đã bảo vệ thành công Luận án TSKH với 100% phiếu bầu đánh giá xuất sắc của Hội đồng khoa học. Sau buổi bảo vệ luận văn, ông đi luôn... vào bệnh viện. Vào ra đến hơn chục bệnh viện, cuối cùng ông nhận được từ Viện Marie Curie (viện điều trị ung thư lớn nhất Ba Lan) một phiếu chẩn đoán: Ung thư trực tràng, u phổi có nám mờ, đã di căn... Không quá choáng váng nhưng lòng ông trĩu buồn trước những kết quả vừa nhận được, TS. Đái Duy Ban lặng lẽ viết di chúc tạ lỗi với gia đình, vợ con trước khi lên bàn mổ. Dù nghị lực và ý chí đến vô cùng, nhưng ông thật thà tâm sự rằng thời điểm ấy có đôi lúc, hình ảnh một nấm mồ lẻ loi giữa mênh mang tuyết trắng đã xuất hiện trong tâm trí ông. Tỉnh lại sau ca đại phẫu, ông nhận được lời chúc mừng từ các đồng nghiệp, ông không bị ung thư, chỉ bị dính ruột do lao màng bụng và lao phổi do làm việc quá sức. Ông ứa nước mắt... Biết mình đã bình yên, ông lại bắt tay vào công việc và càng củng cố quyết tâm nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh ung thư. Từ chối những lời mời đầy nhiệt thành kèm theo những điều kiện đầy đủ về vật chất, ông trở về Việt Nam với một suy nghĩ "đi học nước ngoài để tích luỹ kiến thức về phục vụ Tổ quốc". Ông quyết định bắt tay vào nghiên cứu phòng và chữa bệnh ung thư bằng các loại thảo dược có sẵn trong nước. Ông lý giải rằng nếu đi theo Tây y, chúng ta có nhiều thiệt thòi vì không theo kịp trình độ y học của các nước tiên tiến, nhưng bù lại chúng ta có một nền y học cổ truyền với những kinh nghiệm vô cùng quý báu được đúc kết từ cha ông nghìn đời, nguyên liệu lại sẵn có, phong phú và ít gây độc hại cho người sử dụng. Lại bắt đầu một con đường mới gian nan. Bạn bè ông rất nhiều người vì thương ông đã lên tiếng can ngăn ông, không ít người đã nói thẳng rằng chỉ cần bán những nghiên cứu về ung thư của ông trước đây khi còn ở nước bạn, ông đã thừa tiền để sống đến già. Chỉ tủm tỉm cười trước những lo toan ấy của bạn bè dành cho mình, ông lại cặm cụi lao vào con đường đã chọn. Để tạo được mô ung thư trên động vật để thử thuốc, ông và các đồng nghiệp của mình đã phải làm đi làm lại hàng nghìn lần trên những con chuột. Khối u ông tạo ra là một loại u dưới da Fibrosacoma, giải phẫu bệnh lý thấy có chứa tế bào nhân quái, nhân chia và được xác định đó là tế bào ung thư ác tính. Xác định được rồi, ông lại sưu tầm các tài liệu, tìm hiểu về các loại cây cỏ ở Việt Nam để tìm ra những cây có chứa các hoạt chất ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và tăng cường sức mạnh hệ thống tế bào miễn dịch của cơ thể. Sau 5 năm, ông đã xác định được 12 loại cây dược liệu chứa gần 30 hoạt chất có tính năng ức chế tế bào ung thư và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Chế phẩm này được đưa ra thị trường để nhân dân sử dụng rộng rãi. Vừa rồi ông lại tìm ra bài thuốc chữa trị khối u. Ông đem bài thuốc vừa tìm ra đó, điều trị cho lũ chuột ung thư (gây thực nghiệm) trước đây. Chuột triệt tiêu được khối u, khỏe mạnh, vị giáo sư già đã vui mừng đến độ làm cả thơ để... mừng chuột. Tuổi cao, sức yếu và vì lại vừa trải qua một lần đại phẫu nhưng GS.TSKH. Đái Duy Ban chưa hề có ý định dừng lại trên con đường nghiên cứu khoa học. Hơn 17 chế phẩm thuốc phục vụ cho sức khỏe người dân chưa phải là cái đích cuối cùng để ông ngừng phấn đấu.
    http://www.suckhoedoisong.vn/E***or/assets/168-2007/17601c.JPG
    Tiêm hoạt chất lên chuột thí nghiệm.

    Theo: http://www.suckhoedoisong.vn/print_preview.asp?Object=61236805&news_ID=11158371

    Được dxtprof sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 10/12/2007
  2. www.eda.vn

    www.eda.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    2. Gặp Chủ tịch Hội KHCN robot Việt Nam
    [​IMG]
    (THO) - Một ngày thu Hà Nội. Chúng tôi lại được dịp hòa mình vào cảnh sân trường nhộn nhịp, lúc tan kíp học. Khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) bây giờ đổi mới quá, khang trang và đông đúc.
    Loanh quanh mãi chúng tôi mới tìm thấy tấm biển ?oTrung tâm NCKT Tự động hóa?. Và đây, người mà chúng tôi tìm gặp là người con của Hậu Lộc - Nhà giáo ưu tú, giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Thiện Phúc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật (NCKT) Tự động hóa, ĐHBK HN và là Chủ tịch Hội KHCN robot Việt Nam.

    Buổi trò chuyện cũng bắt đầu từ robot. Ông vừa hoàn thành một đề tài nghiên cứu về các môđun robot thông minh. Ở đây môđun được hiểu là những bộ phận chức năng tương đối hoàn chỉnh, từ đó có thể phối, kết hợp thành những con robot khác nhau tùy theo công dụng và mức đầu tư cao thấp. Có các môđun di chuyển biết tự thao tác theo chỉ thị màu sắc hoặc theo lệnh tiếng nói, biết tự đi men theo tường chắn, biết phát hiện và tự xử lý khi gặp chướng ngại... Có một số môđun là những kết quả rất mới trong nghiên cứu như môđun quay dùng bánh răng con lăn với nhiều ưu điểm nổi trội, môđun tự giữ cân bằng khi thao tác.

    Từ những kết quả nghiên cứu cơ bản đó, ở đây đã tạo ra nhiều mẫu robot hấp dẫn, robot leo thang, robot địa hình, robot cảnh vệ, robot phun men sứ, robot phun hóa chất phòng dịch, robot bưng bê thùng rác nhiễm khuẩn, nhiễm độc, v.v...

    Các nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học của Trung tâm luôn phấn đấu cập nhật được những thành tựu mới về lĩnh vực robot thông minh và vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo khoa học cho các nhóm sinh viên với nguồn kinh phí cho tự xoay sở rất hạn chế. Thế mà sản phẩm mới đây của họ cũng không kém phần hiện đại. Đó là Robot CGV. Nhóm nghiên cứu sắp tới sẽ ?otrình làng? một hình ảnh ?ocô gái Việt? xuất hiện trên sân khấu trợ giúp việc trao cúp vàng hoặc các tặng phẩm khác, có thể đưa tay vẫy chào, quay cổ theo tiếng gọi và tự di chuyển bám theo người dẫn chương trình, v.v...

    Một nhóm sản phẩm nghiên cứu khác là ?oxe ghế thông minh?. Hướng nghiên cứu cho nhóm sản phẩm này phát triển cả về 2 phía: Một là nghiên cứu tiếp cận những vấn đề hiện đại của ?oxe ghế? (wheel chair) như một robot di động để làm cơ sở cho xu thế phát triển loại ôtô 1 chỗ, như các hãng ôtô nổi tiếng thế giới gần đây đang đưa ra giới thiệu một số mẫu rất hấp dẫn. Hai là bằng phương pháp môđun hóa nghiên cứu tạo ra nhiều kiểu xe ghế từ loại cao cấp rất sang trọng đến các loại rất bình dân, rẻ tiền để có thể dùng cho số đông những người già yếu, tàn tật.

    Mải nghe giáo sư nói chuyện về robot, bây giờ mới phát hiện ra chiếc ghế bình thường mà chúng tôi đang ngồi cũng đã được cải tiến thành chiếc xe ghế chạy điện, có thể điều khiển bằng tay hoặc hoàn toàn tự động. Chiếc xe lăn chạy để ở góc phòng cũng vậy. Nó có thể tự động chạy theo chương trình hoặc lái bằng tay và có thể nâng cấp nếu được lắp thêm những môđun chức năng mới nhưng đắt tiền như môđun tự phát hiện và xử lý khi gặp chướng ngại, môđun tự đi men theo tường chắn, môđun tự di chuyển đến các chỉ giới đánh dấu bằng màu sắc quy định... Đặc biệt ở đây đang thử nghiệm loại xe lăn và xe ghế được điều khiển để giúp người ngồi trên đó, mặc dầu đôi chân có thể đã bị liệt, vẫn có thể đứng dậy cùng chiếc ghế.

    Cứ thế, chuyện về robot cuốn hút chúng tôi, cả người nói, cả người nghe. Câu hỏi về bản thân người làm ra những robot đó thì vẫn chưa có câu trả lời. Và, khi câu hỏi được nhắc lại thì ông đưa tặng một cuốn sách. Đọc mấy dòng vắn tắt giới thiệu về tác giả cuốn sách này chúng tôi được biết ông sinh năm 1939, tại Hậu Lộc, Thanh Hóa, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1959, bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1971 và luận án Tiến sĩ khoa học năm 1978 tại Trường Đại học Bách khoa Lêningrad (Liên Xô cũ) nay là Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Saint Peterburg, Liên bang Nga. Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông còn nhiều năm làm công tác quản lý như Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông tham gia trực tiếp đào tạo nhiều khoá kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ; chủ trì nhiều công trình khoa học cấp Nhà nước và tham gia nhiều công tác xã hội. Ông là Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học - kỹ thuật thành phố Hà Nội nhiệm kỳ đầu tiên. Hiện nay ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

    Cuốn sách ông đưa tặng chúng tôi lại không phải trong số 80 cuốn sách, báo về khoa học công nghệ của ông, mà là một tập thơ. Như ông đã tâm sự trong bài thơ ?oLời tựa? rằng ?odòng thơ? vẫn đi cạnh ?odòng khoa học? trong cuộc đời. Tập thơ được in ra chỉ để tặng. Tập thơ ?oDòng đôi? đó là bản ghi những xúc cảm thơ ca trong quãng đời một nhà khoa học hăng say nghiên cứu, một nhà giáo đầy tâm huyết với nghề. Chúng tôi tâm đắc nhất bài thơ ?oÔng lái đò? và ?oTiếng mưa rơi trên miền đất lạ?. Đó là nỗi nhớ quê hương trong những đêm đầu tiên của gần một chục năm học tập ở nước ngoài của ông; là những ký ức về người cha, một nhà giáo cả cuộc đời gắn bó với học sinh, về một gia đình hầu hết là nhà giáo.
    Duy Anh
    http://www.baothanhhoa.com.vn/news/28308.bth
    Không ngờ mình được học với thầy 2 kỳ, và gần 1 năm tiếp xúc công tác trong trường BKHN mà không biết thầy là người con của xứ Thanh...
    Được www.eda.vn sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 03/03/2008
  3. xuanhoatx

    xuanhoatx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Thiếu một người nữa.Đó chính là Ta
    Thiên tài xuất thiếu niên Xuân Hoà ha ha ha

Chia sẻ trang này