1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con ưu tú

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi hoathuytien, 28/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoathuytien

    hoathuytien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Những người con ưu tú

    Em muốn mở topic này để dành cho những ng con ưu tú của HẢI DƯƠNG quê mình, bác nào có những tài liệu nói về những con ng ưu tú, anh hùng lực lượng vũ trang, học sinh giỏi hay một nhân vật nổi tiếng nào đó có thể viết lên đây cho mọi ng cũng tham khảo nhé.
  2. hoathuytien

    hoathuytien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    CÁC VỊ TRẠNG NGUYÊN CỦA HẢI DƯƠNG DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
    Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, dưới thời phong kiến Việt nam ta có cả thảy 125 khoa thi với 127 đình nguyên và từ 127 đình nguyên này thì chỉ chọn có 47 Trạng nguyên, còn lại đều là bảng nhãn trở xuống.
    Trong 47 vị được chọn đỗ trạng nguyên thì có 8 vị là người Hải Dương, gồm:
    DƯỚI TRIỀU TRẦN:
    1. Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân, Nam Thanh, Hải Dương.
    2. Trạng nguyên Trần Cố (1266) người Phạm Lý, Ngô Quyền, Ninh Thanh, Hải Dương
    3. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Láng Động, Nam Tân, Nam Thanh, Hải Dương.
    DƯỚI TRIỀU LÊ SƠ:
    4. Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lân, Nam Thanh, Hải Dương.
    5. Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mao Nhuế, Thanh Lâm, Nam Sách, Hải Dương.
    6. Trạng nguyên Lê Nại (1505) người Mộ Trạch, Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương.
    DƯỚI ĐỜI NHÀ MẠC:
    7. Trạng nguyên Phạm Trấn (1556) người Đòan Tùng,Tứ Lộc, Hải Dương
    8. Trạng nguyên Phạm Duy Quyết (1562) người Kim Khê, Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương.
    Xét về mặt quê quán của 47 vị trạng nguyên thì Bắc Ninh có đông số Trạng nguyên nhất (12 vị), đứng thứ hai là Hải Dương của chúng ta.
  3. hoathuytien

    hoathuytien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trãi
    + TIỂU SỬ:
    Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.
    Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
    Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.
    Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
    Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:
    Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. O*? Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà tho* tầm cỡ kiệt xuất.
    Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
    + SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
    - Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế "đánh vào lòng", ngày nay gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán.
    Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm, tức chữ Việt, đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời...
    - Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú. Đây chỉ nói vắn tắt một vài khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống, mồng tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc cao sang đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Không chút gì phân biệt sang hèn. Tất cả đều được lòng ông trìu mến. Ông nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen". Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"). Bầu trời không mây, trong suốt một màu xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi"). Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là láng giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con...", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam". Có lúc, ông như hòa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai, Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch).
    Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều năm ông phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầụ Đêm thu, xa nhà, bên ngọn đèn khuya, ông day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình vẫn lận đận quê người, Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất khách" (Đêm thu đất khách - dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về thăm mồ mã ông bà, sửa sang, bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao năm ông không về được. Ông chỉ não lòng: "Thân mình xa ngàn dặm, mồ mã ông bà ở quê không sao giẫy cỏ thắp hương, Mười năm đã qua, những nguời ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai, Đành mượn chén rượu ép mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê" (Thanh minh - dịch).
    Ông mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch).
    - Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên lòng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là niềm vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Co qoe thay bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm".
    Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân. Có khi ông gọi đó là "lòng trung hiếu", "lòng ưu ái". Nó suốt đời sôi nổi: "Bui có một lòng trung liễn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Nó dựa trên lý tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông. Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược". Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có trí, có anh hùng". Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lòng yêu nước cao cả của ông, yêu nước bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân tuyệt vời. Nói cụ thể như : "cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại xâm, nó hiện thành lòng lòng căm thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc nước thề không cùng sống", "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất nước hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".
  4. tuyetrenxamac

    tuyetrenxamac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Sao chẳng thấy ai hưởng ứng gì hết vậy nè chán quá, chị ơi em ủng hộ chị đó, thêm cho chị nè.
    DANH TƯỚNG PHẠM ĐÌNH TRỌNG (1714 Giáp Ngọ - 1754)
    Ông là danh tướng thời vua Lê Hiển Tông, quê làng Kinh Dao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hải Dương). Ông văn võ tòan tài, tướng mạo uy nghiêm, tương truyền là thần Ngũ Hổ giáng sinh. Năm 1739 ông đỗ Tiến sĩ (25 tuổi). Sau khi đỗ, ông đã được bổ làm Đô đốc ngự sử vào phủ Chúa Trịnh làm bồi tụng, tước Dao Lĩnh Hầu. Ông đã từng thống lĩnh các cánh quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa nông dân của Nguyễn Hữu Cầu. Ông mất năm 40 tuổi, tương truyền do bị quyết thần Đỗ Thế Giai đầu độc.
    DANH NHÂN LÊ HỮU KIỀU (1691 Kỷ Mùi - 1760)
    Ông là danh nhân đời Lê Dụ Tông, quê Hải Dương. Văn võ song toàn, đỗ đồng tiến sĩ năm 27 tuổi, thăng tới Thượng thư Bộ Binh và Bộ Lễ. Suốt 40 năm làm quan ông có tuy tín rất lớn, rất được mến trọng bởi sự khảng khái, liêm chính, chăm lo bảo vệ quyền lợi nhân dân và tận tụy với công việc.
  5. hoathuytien

    hoathuytien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    THẦY GIÁO ANH HÙNG ĐẶNG QUANG THUẦN
    Thầy Đặng Quang Thuần nguyên là hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Gia Lộc (Huyện Gia Lộc - Tỉnh Hải Dương). Trường tiểu học Gia Lộc trước khi tách tỉnh là Trường phổ thông cơ sở Nghĩa Hưng, lá cờ đầu của ngành giáo dục Hải Hưng trước đây. Đến năm 1992, trường tách ra, thầy Thuần được giao trọng trách là Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ. Khi đó thầy Thuần đã có 28 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người.
    Với phương châm "yêu người để yêu nghề, đó là cái gốc của sự nghiệp trồng người", thầy Thuần đã gắn bó với ngôi trường với học trò như con ong chắt chiu xây tổ để dâng mật ngọt cho đời, tìm ra được những con đường ngắn nhất để vươn tới mục đích là tạo phong trào giáo dục và giảng dạy đạt kết quả cao nhất. Dưới dự lãnh đạo của Thầy, lần đầu tiên năm học 1993-1994, Trường tiểu học thị trấn Gia Lộc có học sinh giỏi đoạt giải ba quốc gia. Đến năm 1999 trường đã có 13 học sinh giỏi cấp tòan quốc và là trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 sớm nhất của huyện Gia Lộc.
    Gần 40 năm tham gia công tác giáo dục, những kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục của thầy Thuần đã được nhân rộng trong địa phương cũng như trong cả nước. Thầy đã có 12 kinh nghiệm đóng góp cho khoa học giáo dục, trong đó 4 đề tài được báo cáo trong Hội nghị giáo dục tòan quốc như đề tài "Rút ngắn thời gian dạy âm và vần ở lớp 1" và đề tài "Đưa trẻ tật nguyền hòa nhập với cộng đồng không có lớp chuyên biệt" được Viện Khoa học giáo dục nghiệm thu và đánh giá cao.
    Những nỗ lực trong công tác chăm lo xây dựng đội ngũ, yêu thương tôn trọng đồng nghiệp và học sinh của thầy Thuần đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Thầy đã được các cấp khen thưởng 42 lần, 25 năm là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Được các cấp tặng thưởng 4 huy chương. Nhà nước ta đã tặng Thầy Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động hạng ba. Năm 2000, thầy vinh dự được đón nhận danh hiệu cao quí: Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Và gần đây nhất thầy Thuần đã được phong tặng danh hiệu cao quí: Nhà giáo nhân dân.
  6. cool_face

    cool_face Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Mạc Đĩnh Chi đi sứ
    Mạc Đĩnh Chi quê ở Chí Linh (Hải Dương), đỗ trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304). Ngay sau khi đỗ đạt, ông được sung chức Nội thư gia và bốn năm sau (năm Mậu Thân, 1308), ông được cử cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Nguyên, mừng việc Nguyễn Vũ Tông lên ngôi. Có một mẩu chuyện thú vị đã xẩy ra trong chuyến đi sứ này của ông, được sách "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lại như sau:
    "Đĩnh Chi thấp bé nên người Nguyên khinh ông. Một hôm, viên tể tướng mời ông vào phủ, cho cùng ngồi. Lúc ấy, đang hồi tháng 5 tháng 6. Trong phủ có treo bức trướng mỏng, trên thêu hình con chim sẻ đậu cành trúc. Đĩnh Chi vờ làm như mình nhầm tưởng là chim sẻ thật rồi chạy đến bắt. Người Nguyên thấy vậy cười ồ, cho là người phương xa quê mùa. Bất thình lình, Mạc Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người lấy làm lạ, hỏi tại sao, Đĩnh Chi đáp rằng: Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ chứ chưa hề thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay bức trướng của tể tướng lại có hình chim sẻ đậu cành trúc. Trúc là biểu tượng của bậc quân tử, chim sẻ là biểu tượng của kẻ tiểu nhân, Tiểu tướng làm như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo đạo tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy, tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân vậy. Mọi người nghe vậy đều phục tài ông".
    Đĩnh Chi tuy người thấp bé mà tài cao, đi sứ không làm nhục mệnh vua, một lòng canh cánh lo gìn giữ quốc thể, thật là đáng kính. Những kẻ ngạo mạn cười ồ khi Đĩnh Chi vờ bắt chim sẻ, sau khi nghe Đĩnh Chi giải thích việc làm của mình, không biết họ có hiểu chính họ bị Đĩnh Chi nói xỏ là lũ tiểu nhân hay không. Xé bức trướng xong lại nói vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân, có lẽ Đĩnh Chi muốn ngầm bảo rằng, sao mà thánh triều lắm tiểu nhân đến vậy.
    Cuộc vui rồi cũng sớm tàn
  7. ko_tin_ai_het

    ko_tin_ai_het Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    1.397
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ
    em thì chẳng bít ai vào với ai cả
    hic hic hic
  8. cool_face

    cool_face Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Ngọc tỉnh liên phú (hoa sen trong giếng ngọc)
    Khi Mạc Đĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con khỉ tinh nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng vì mặt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ồng bèn dâng bài phú ?oNgọc tỉnh liên? (Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Trong bài phú có những câu như:
    ?Phi đào lý chi thô tục; phi mai trúc chi cô hàn
    Phi tăng phòng chi cẩu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đơn
    Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi linh quân cửu uyển chi lan
    Nãi thái hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên?.
    Nghĩa là:
    Chẳng phải như đào trần, lý tục; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy (1)
    Cẩu kỷ phòng tăng khó tránh; mẫu đơn đất Lạc nào bì (2)
    Giậu Đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh quân lan sá kể gì. (3)
    Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa vậy!?
    Vua xem xong bài phú, tỏ ý rất cảm phục, liền cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Về sau ông làm tới chức tả bộc xạ (thượng thư) và là ông quan thanh liêm, được nhân dân rất yêu mến.

    Chú thích:
    1. Đào trần, lý tục: Do câu thơ cổ: ?o Đào lý mẫu sơn tổng thô tục? (Hoa đào hoa mận đầu núi đều là thứ thô tục)
    2. Cẩu kỷ phòng tăng: cẩu kỷ là tên một cây thuốc. Đời Đường, Lưu Vũ Tích vịnh cây cẩu kỷ có câu : ?o Tăng phòng được thụ y bàn tỉnh? ( cây thuốc của chùa nương bên giếng lạnh). Mẫu đơn đất Lạc: Đất Lạc Dương, Trung Quốc là nơi có hoa mẫu đơn đẹp nhất, nên người ta cũng thường gọi là ?o hoa Lạc Dương?
    3. Giậu Đào lệnh: Đào lệnh tức Đào Tiềm đời Tấn, làm quan lệnh ở Bành Trạch. Thơ Đào Tiềm có câu : ?o Thái cúc đông ly hạ? ( hái hoa cúc ở dưới giậu phía đông). Vườn Linh quân: Khuất Nguyên tên chữ là Linh Quân. Thiên ly tao của Khuất Nguyên có câu: ?o Dư ký tư lan chi cửu uyển hệ, hựu thụ huệ chi bách mẫu? ( Ta tưới hoa lan chín uyển, lại trồng hoa huệ trăm mẫu) - một uyển bằng 30 mẫu Trung quốc đời xưa.
    Cuộc vui rồi cũng sớm tàn
    Được cool_face sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 03/05/2004
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho những cá nhân có thành tích đặc biệt, xuất sắc
    Trong tài liệu này chỉ giới thiệu được 68 người được nhận Huy hiệu của Người, trong đó có 7 chiếc Bác Tôn tặng khi Người đã qua đời.

    Ngày 28.5.1959:
    Tặng cho ông .....Tú, xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tuy mù nhưng hăng hái vào tổ đổi công và HTX.

    Ngày 27.11.1959:
    Tặng cho anh Vũ Đình Khang, bội đội miền Nam tập kết, công tác tại công trường xây dựng Nhà máy Sứ Hải Dương, có sáng kiến trong xây dựng và tiết kiệm.

    Ngày 9.3.1960:
    Tặng cho ông Vũ Ngọc Sang, nhân viên đánh máy và in ronéo của UBHC tỉnh Hải Dương có nhiều sáng kiến trong nghiệp vụ.

    Ngày.16.1.1962:
    Tặng cho đồng chí ..............Bông, Bí thư đảng uỷ xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc,
    Tặng cho chị ....Hiểu, xã viên HTX Lạc Viên, xã Hồng Dụ, Ninh Giang

    Ngày 26.7.1962.
    Tặng cho 3 phụ lão, 7 thanh niên xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng về thành tích chống úng.

    Ngày11. 9. 1962:
    Tặng cho Trần Đăng Hưởng, hộ lý Bệnh viện Hải Dương

    Ngày 26. 9 .1962:
    Tặng cho chị Hoàng Thị Bé, công nhân, chiến sĩ thi đua trại chăn nuôi Cẩm Giàng.

    Ngày 16. 11 năm 1962:
    Tặng cho anh Nguyễn Văn Thiển, nhân viên trại chăn nuôi Quý Cao về thành tích thu mua lợn.

    Ngày 26. 11. 1962:
    Tặng cho chị .....Mơ, đội trưởng, đội sản xuất thôn Ngà, xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc về thành tích lãnh đạo sản xuất.

    Ngày 3.4 1963:
    Tặng cho Đinh Thanh Thuỷ, dược sĩ trung cấp, Bệnh viện tỉnh Hải Dương.
    Tặng cho Phạm Thị Lương, chủ nhiệm HTX Tráng Liệt, Kẻ Sặt, Bình Giang.
    - Nguyễn Văn Liệu, đội trưởng đội thuỷ lợi HTX Trại Sen, xã Văn An, Chí Linh.
    - Tặng lụa cho chị Trịnh Thị Cậy, thôn Bất Bế, xã Đồng Tâm, Ninh Giang, sinh 3, mẹ tròn con vuông.?

    Ngày 10.4.1963:
    Tặng cho cụ Nguyễn Văn Yên, 65 tuổi, HTX Hồng Thái, Ninh Giang về thành tích trồng cây.

    Ngày 17. 4. 1963.
    Tặng cho anh Trần Hồng, công nhân lái xe Xưởng 2. 9 có tinh thần lao động tốt.

    Ngày 4. 5. 1963.
    Tặng cho đồng chí Đặng Hữu Điền, thương binh loại đặc biệt, xã An Lưu, huyện Kinh Môn, có thành tích trong công tác địa phương

    Ngày14. 8. 1963.
    Tặng cho bà... Cầu, HTX Vũ Thượng, xã ái Quốc, Nam Sách, đội trưởng đội sản xuất giỏi.
    Tặng cho anh ...Đắc, cán bộ ngân hàng huyện Gia Lộc, dũng cảm cứu người chết đuối.

    Ngày 7. 9 1963.
    Tặng cho đồng chí ......Mài, giáo viên mẫu giáo, HTX đông Phong, xã Bình Lãng, Tứ Kỳ, về thành tích giáo dục.

    Ngày 18. 9. 1963.
    Tặng cho 7 học sinh giỏi năm học 1962-1963: Bình Giang 3 em, Nam Sách 2 em, Gia Lộc 1 em, Thanh Hà 1 em.?

    Ngày13. 11. 1963.
    Tặng cho chị Bùi Thị Tại, tổ trưởng tổ nuôi bèo hoa dâu, HTX Đông Lĩnh, xã Quyết Thắng, Thanh Hà.

    Ngày 16. 11. 1963.
    Tặng cho bà Vũ Thị Tư, đảng uỷ viên, xã Chi Lăng Bắc, Thanh Miện về thành tích trồng cây.
    - Anh Nguyễn Bá Phay, thanh niên HTX Đông Phong, xã Bình Lãng, Tứ Kỳ, là kiện tướng thuỷ lợi.
    - Em Nguyễn Hữu Thảo, học sinh lớp 4 trường phổ thông cấp I Nam Hồng, huyện Nam Sách, học giỏi, lao động tốt, dũng cảm, 3 lần cứu bạn khỏi chết đuối.

    Ngày1. 2 1964.
    Tặng cho bà ...Tý, xã viên HTX Cẩm Đới, xã Thống Nhất, Gia Lộc, có thành tích chăm sóc trâu bò.

    Ngày 13. 6. 1964.
    Tặng cho đồng chí Nguyễn Văn Trượng, chủ nhiệm HTX Vũ Thượng, xã ái Quốc, Nam Sách, có thành tích trong công tác.
    - Em Nguyễn Trọng Toàn, học sinh cấp I phổ thông, xã Tứ Xuyên, Tứ Kỳ, dũng cảm cứu 2 bạn khỏi chết đuối.

    Ngày 6. 2. 1965.
    Tặng cho ông ...Thự, HTX Mỹ Xá, xã Minh Tân, Nam Sách, có thành tích về xây dựng tập thể.

    Ngày 7. 4 1965.
    Tặng cho Cụ Nguyễn Văn Chu, xã viên HTX Tiên Sơn, xã Cộng Hoà, Chí Linh.?
    -Thầy giáo Nguyễn Quý Thích, hiệu trưởng Trường phổ thông cấp I An Lâm, Nam Sách.?
    -Em Nguyễn Văn Sắp, học sinh lớp 3 trường phổ thông cấp I Bạch Đằng, Kinh Môn, dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối.

    Ngày 21 tháng 4 năm 1965.
    Tặng cho cụ Huyền ở HTX Hiệp An, Kinh Môn,
    - Đồng chí Nguyễn Khuyến- Y tá đơn vị vụ trang Hải Dương, công tác tại xã Bắc An, Chí Linh, có nhiều thgành tích công tác.

    Ngày 3.7. 1965.
    Tặng cho chị Đặng Thị Sửu, đội trưởng đội sản xuất La Xá, xã Dân Chủ, Gia Lộc ?

    Ngừy 14. 7. 1965.
    Tặng cho Em Đỗ Thị Vy, đội viên thiếu niên thôn Ngoại Đàm, xã Phượng Hoàng , Thanh Hà, về thành tích chăn nuôi trâu bò.

    Ngày 31. 7 1965.
    Tặng cho chị Nguyễn Thị Oanh, đội trưởng đội sản xuất thôn La Khê, xã Ninh Thành, Ninh Giang về thành tích sản xuất.
    Em Nguyễn Văn Mến, thôn Phương Tâm, xã Kim Khê, Kim Thành, dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối.

    Ngày 11. 9. 1965.
    Tặng cho chị Sanh, xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà về thành tích đỡ đẻ 17 năm liền , đỡ 1200 ca an toàn.
    Tặng cho Nguyễn Đức Hạnh, thương binh hỏng mắt ở xã Văn Đức, Chí Linh, về thành tích sản xuất giỏi.
    Tặng cho cụ Nguyễn Khắc Thẩn, xã viên HTX Bắc Cổ Dũng, Kim Thành, về thành tích làm chủ HTX.

    Ngày 9. 10. 1965.
    Tặng cho ông Nhiều, thôn Bắc Bối, xã Tân Hương, Ninh Giang, về thành tích sản xuất.

    Ngày 27. 10 1965.
    Tặng cho cụ Tạ Văn Dưỡng 80 tuổi, ở HTX Hồng Quang, xã Hoàng Tân, Chí Linh, là người lao động giỏi
    - Em Đào Thị Lâm ở xã Kỳ Sơn, Tứ Kỳ, dũng cảm cứu 2 bạn khỏi chết đuối.
    - Chị Ngô Kim Hoa ở HTX Hồng Thái, Ninh Giang, là kiện tướng thuỷ lợi .

    Ngày 23. 2. 1966.
    Tặng cho cụ ...Cứ, xã Thanh Bình, Thanh Hà, có tinh thần hiếu học và tích cực công tác.
    - Thầy giáo Nguyễn Đức Nghiệp, Trường cấp I Thượng Quân, Kinh Môn, kiên trì công tác 20 năm liền, đạt nhiều thành tích.

    Ngày 1. 6 1966.
    Tặng cho thầy giáo Phạm Văn Muôn, hiệu trưởng trường vỡ lòng Nghĩa An, Ninh Giang, 3 năm liền là chiến sĩ thi đua của ngành.
    - 3 đội viên thiếu niên Nguyễn Thị Phòng, Nguyễn Thị Phương, Trần Công ý, xã Cổ Dũng, Kim Thành đã ra hiệu kịp thời cho tầu hoả không vào nơi Máy bay Mỹ đang đánh phá
    Ngày 26. 3. 1969.
    Tặng cho đoàn viên Đỗ Thị Thìn, chi đoàn Tân Lập, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, về thành tích nuôi dậy trẻ.

    Ngày 29. 3. 1969.
    Tặng cho Nguyễn Thị Tuất,............................, về thành tích chăn nuôi giỏi.

    Ngày 27. 7. 1969.
    Tặng cho đồng chí thương binh Nguyễn Huy Đức, xã An Bình, Nam Sách, về thành tích chăn nuôi, xản xuất, và tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại tại địa phương.

    bác Tôn tặng huy hiệu bác Hồ

    Ngày 20 tháng 10 năm 1975.
    Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt nam, Chủ tịch Tôn Đức Thăng tặng Huy hiệu Bác Hồ cho 7 cán bộ cơ sở của Hội Phụ nữ Hải Hưng, trong đó có đại biểu của Kinh Môn, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Nam Sách.
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Anh hùng, liệt sĩ Mạc Thị Bưởi
    Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 Sính trú quán tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách Dân tộc Kinh Đảng viên **********************. Hy sinh ngày 23 tháng 4 năm 1951.

    Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc bọn đế quốc, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, đồng chí khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình đồng chí vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến. Kết quả, đồng chí đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc
    Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung(?), Mạc Thị Bưởi làm liên lạc, lúc nổ súng đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần đồng chí cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở.
    Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Đồng chí đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, đồng chí không may bị địch phục kích bắt được. Từ lâu đồng chí đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích đồng chí . Khi sa vào tay giặc, chúng đã tra tấn cực kỳ tàn bạo, đồng chí cắn răng chịu đựng không khai một lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được người con gái kiên cường này, giặc đã treo đồng chí lên bụi tre và dùng dao chọc tiết lợn giết đồng chí. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục các tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho đồng chí và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
    Ngày 31-8-1955, Mạc Thị Bưởi được ************* Việt nam Dân chủ Cộng Hoà tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang(LLVT) nhân dân và Huân chương quân công hạng II.
    Ngày nay Đảng bộ và nhân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương.

Chia sẻ trang này