1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người con xứ Huế nức tiếng gần xa

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 16/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Những người con xứ Huế nức tiếng gần xa

    Phần 1: Điềm Phùng Thị - "tạo hoá" trong điêu khắc


    Điềm Phùng Thị tên cúng cơm là Phùng Thị Cúc, Điềm là tên chồng, ông Bửu Điềm. Bà sinh năm 1920 ở vùng đồi Châu Ê ( Huế ). Vì thế bà đã chọn vùng đồi này để xây dựng lăng mộ gia đình và cho cả bà. Lăng mộ mẹ khu vườn tượng bằng đá mài cao 2,2 mét, lăng mộ chồng là khu vườn tượng bằng đá cao 4 mét rất hiện đại. Quê nội của bà ở Bùi Xá, Đức thọ, Hà Tĩnh. Bà là con ông Phùng Duy Cẩn từng làm quan triều Nguyễn, có thời làm tham công chỉ huy việc xây lăng Khải Định. Bà đã từng sống với cha ở công trường này. Bà mồ côi mẹ từ năm lên hai, lớn lên đi học trường Đồng Khánh Huế. Năm 1946, bà nhận bằng bác sĩ nha khoa, bằng tốt nghiệp đầu tiên do Chính phủ của ***** cấp. Sau đó bà phục vụ quân y ở vùng kháng chiến của *********. Do bệnh nặng, năm 1948 bà sang Pháp điều trị và học tiếp nha khoa ở Pháp. Vừa làm bác sĩ, ĐPT vừa đến với điêu khắc từ xưởng điêu khắc của giáo sư Volti ở Paris. Từ đó bà say mê điêu khắc và đã có những tác phẩm nổi tiếng. Năm 40 tuổi, bà phát hiện ra "7 chữ cái" của một loại hình điêu khắc mới, mà bà gọi tên là điêu khắc biến hình. Từ 1967-1996, bà đã được tổ chức gần 30 cuộc trưng bày, triển lãm ở Pháp, Italy, Đức, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Việt Nam... Bà có 40 tác phẩm tượng đài được dựng ở Paris và các thành phố ở Pháp, một kỷ lục không dễ nhà điêu khắc nào có được. Năm 1991, bà được ghi danh trong từ điển Larousse "Nghệ thuật thế kỷ 20; Từ điển tranh tượng". Bà là người Việt Nam duy nhất cho đến lúc đó có tên trong cuốn từ điển này. Năm 1992, bà được bầu Viện sĩ thông tấn Hàn lâm viện Khoa học, Văn học và Nghệ thuật châu Âu. Bà được thế giới hoan nghênh, ca tụng, vinh quang danh vọng ấy là tột đỉnh, nhưng trái tim nhà điêu khắc thiên tài luôn đập vì Tổ quốc Việt Nam, vì Huế mến yêu! Đó là lý do để bây giờ bà và nghệ thuật của bà mãi mãi thuộc về Việt Nam, thuộc về Huế! Bà ĐPT đã nói điều đó từ lâu: "Khi sáng tác tôi đã hạnh phúc, đã đau khổ. Tác phẩm điêu khắc đó không thuộc về tôi nữa... Tôi trao tôi cho các bạn"!

    Nghệ thuật Điềm Phùng Thị được tạo nên với đủ loại chất liệu "bình dân" trong cuộc sống như xi măng, đồng, nhôm, vàng, bạc, đá granit, ngọc, gỗ, vải, giấy... và cả mảnh xác máy bay B.52! Những tác phẩm đầu tiên của bà như tượng Một cuộc đời (đất nung, 1963), là một con người bẹp dí, thô tháp, lằn sẹo, nhăn nheo, nhưng cá tính đầy quyết liệt. Tượng đất nung Chân dung một người bạn (1961) sinh động và chân chất tình đời. Người đàn bà nằm vách mẩy (đồng, 1963/1990) rất đời, rất nữ tính. Các tượng Vệ nữ (đất nung,1960), Cau trầu (đất nung,1965)... bà đã thể hiện một tài năng lớn. Tượng của ĐPT bao giờ cũng có cá tính, không mô phỏng cuộc sống mà là những biểu tượng sinh động của cuộc sống, mang tính nội tâm sâu sắc. ĐPT có mảng tác phẩm chiến tranh rất cuốn hút. Từ những mảnh máy bay B52 của Mỹ rơi ở chiến trường Việt Nam, bà đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc như tượng đài Người chiến sỹ giải phóng (1973) cao 1,2 mét được đánh giá là một trong những tác phẩm điêu khắc tầm cỡ của thế kỷ 20. Tượng Sen đầm thế giới (1975) mô tả những kẻ độc ác, luôn doạ nạt, uy hiếp con người, trông hùng hổ lắm, nhưng là những kẻ bại trận. Các tác phẩm Lô cốt (1965), Chiến sỹ cụt tay (1965), Những chiến sỹ (1964)... nói về cội nguồn sức mạnh Việt Nam.Loạt tượng này đã tôn vinh ĐPT như là một sứ giả của hoà bình trên trái đất. Đặc biệt từ khi phát hiện ra "những mẫu tự kiến trúc", nghệ thuật ĐPT càng nở rộ. Hàng loạt tượng lớn nhỏ ra đời bằng những lắp ghép đơn giản, mà tạo nên những hình ảnh, làm mê hoặc người xem, đặc biệt là trẻ em.


    Điều kỳ diệu là từ các nhà điêu khắc cho đến người bình dân đều đọc được ở Điềm Phùng Thị những ý nghĩ, tình cảm dành cho mình. Người phương Tây cảm nhận ở tác phẩm của bà những nét bí ẩn, bất ngờ, những dáng vươn thoát đầy cá tính mạnh mẽ. Người phương Đông lại bắt gặp sự ẩn chứa tâm linh, nguồn cội âm dương thâm trầm, gần gũi, sự huyền bí của những giá trị văn minh cổ xưa. Người Việt Nam, người Huế lại nhận ra bóng dáng của tình mẫu tử, nét uốn lượn của mái đình chùa cổ kính. Thậm chí có nhạc sĩ còn quả quyết rằng, ông như nghe được trong nghệ thuật của Điềm Phùng Thị âm hưởng ngũ cung của âm nhạc dân tộc.

    Vậy bí mật của sáng tạo Điềm Phùng Thị là gì? Đó chính là 7 "chữ cái", hay 7 "ký tự" tạo nên ngôn ngữ tạo hình riêng của bà. Bảy chữ cái đó như 7 nốt đồ, rê, mi, pha, son, la, si trong âm nhạc. Bà gọi các chữ cái này là "những ký hiệu". Các nhà nghiên cứu nghệ thuật thì thích dùng chữ module. Các "chữ cái" Điềm Phùng Thị có hình thù đơn giản, khi như cái mắc áo, khi như vầng trăng khuyết, có "chữ" trông như mặt cắt của những chiếc răng... Tất cả tác phẩm điêu khắc, tranh của Điềm Phùng Thị, dù là khối tượng đài khổng lồ đến các vật trang sức bé xíu của phụ nữ, đều do sự sắp xếp, bố cục với số lượng ít nhiều và vị trí lựa chọn của các "chữ cái" điêu khắc nói trên. Tựa như trẻ em xếp đồ chơi bằng những mẩu gỗ sẵn có. Ngôn ngữ mới và giản tiện này giúp cho người xem có nhiều cách "đọc" Điềm Phùng Thị và chính nó tạo nên sự ám ảnh, sự gợi mở phong phú của trí tưởng tượng tiếp theo.

    Hầu hết tác phẩm của bà hiện nay được đem về Huế và trưng bày trong Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị số 1 Phan Bội Châu-Huế, khánh thành năm 1994.

    Bà mất ngày 29.1.2002 tại Huế, sau khi tặng toàn bộ tài sản của mình cho thành phố này. (tổng hợp từ net)
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm tiêu biểu của Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị
    Chắp tay-Chì gò-1980 (Les maints jointes)
    Hoa sen-Nhôm-1974 (Le lotus)
    (còn nữa)​
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Người lính giải phóng-Mảnh oanh tạc cơ B52-1973 (Le soldat de la Libération)
    Cây-Đá-1976-đặt tại Saint Martin d''''Hères-Pháp (Les arbres)
    Mộ chồng ở đồi Châu Ê (Huế-đường lên lăng Khải Định)-Đá tổ ong-1997​
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:51 ngày 16/05/2004
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo và hết)
    Tay trổ hoa-Tranh sơn dầu-1969 (Les doigts fleurissent)
    Nữ trang-Bạc Đồng-1988​
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Kiến trúc sư tài hoa bậc nhất Việt Nam-Ngô Viết Thụ​
    KTS Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 tại làng Lang Xá thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông tốt nghiệp Cao đẳng mỹ thuật tại Pháp năm 1950, từng đoạt giải khôi nguyên La Mã, Ý và nhiều giải nhất về ngành kiến trúc tại châu Âu. Ông hồi hương năm 1961, để lại nhiều công trình kiến trúc tại miền Nam như:Dinh Ðộc Lập, Lò nguyên Tử Ðà Lạt, Chợ Ðà Lạt, Viện Ðại Học Huế...
    KTS Ngô Viết Thụ thường được biết đến qua công trình dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ), nhưng có lẽ ít người biết rằng ông còn là một trong những nhà tư vấn chiến lược qui hoạch và kiến trúc đầu tiên của VN, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng trên 20 tỉnh lỵ và thị xã mới, xây dựng làng đại học Thủ Đức, hệ thống xa lộ Biên Hòa, qui hoạch Sài Gòn - Chợ Lớn... và trong thời gian cuối đời tham gia trong việc phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một khu trọng điểm kinh tế của cả nước như hiện nay.
    Chữ tâm là điểm chính yếu trong sự thành công của KTS Thụ. Ông thường nói rằng có thể thấy trước sự nghiệp của một nhà kiến trúc bằng việc xem xét chữ tâm và chí hướng của người đó, chứ không phải bằng khả năng chuyên môn hoặc phương tiện vật chất hiện tại của người đó. Người có cái tâm lo việc quốc gia đại sự thì sớm hay muộn sẽ có trình độ và cơ hội ở vị trí tương xứng để lo cho nước nhà. Và như người ta nói ?ochí lớn thường gặp nhau?, ông thường nói mình rất may mắn trong đời gặp được hai người lãnh đạo tri kỷ, một người vào thời kỳ đầu của sự nghiệp và một người vào lúc cuối đời, đều chia sẻ với ông hoài bão xây dựng VN thành một nước không thua kém các cường quốc năm châu, và đều tạo điều kiện cho ông phát huy tài năng kiến trúc của mình.
    Chính vì chữ tâm đó mà ông từ chối lời mời của tổng thống VNCH thời trước để làm bộ trưởng xây dựng thay thế KTS Hoàng Hùng, không những vì KTS Hùng là người thay mặt tổng thống sang La Mã để mời ông về làm việc (theo ông, chiếm địa vị của người giúp mình là một hành vi không chấp nhận được của một kẻ sĩ), mà còn vì ông muốn giữ mình ở một vị trí độc lập, không lệ thuộc vào bộ máy chính quyền để có thể đưa ra những ý kiến chuyên môn khách quan, đáp ứng với nhu cầu của quốc gia.
    Vì thế, ông mở Văn phòng Tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ tại số 104 Nguyễn Du. Văn phòng này làm việc trực tiếp với phủ tổng thống, không thông qua Bộ Xây dựng (sau đổi tên là Tổng nha kiến thiết & thiết kế đô thị), để giúp tổng thống chỉ đạo chiến lược cho các chương trình phát triển đô thị miền Nam cho đến năm 1975.
    Có thể nói đây là văn phòng tư vấn qui hoạch kiến trúc đầu tiên của VN. Vào đầu năm 1960, ngành qui hoạch trên toàn thế giới vẫn còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, và tại VN lúc đó chỉ có ba người có cả hai văn bằng KTS và văn bằng đô thị gia tại nước ngoài: KTS Huỳnh Kim Mãng (giáo sư Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn), KTS Lê Văn Lắm (sau làm giám đốc Tổng nha Kiến thiết đô thị), và KTS Ngô Viết Thụ.
    Ông mất ngày 09 tháng 3 năm 2000 tại Tp HCM. (tổng hợp qua net)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 16/05/2004
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của KTS Ngô Viết Thụ tại Việt Nam​

    Dinh Độc Lập-Hội trường Thống Nhất​
    Dinh Độc Lập được khởi công xây dựng lại vào 1-7-1962 theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ-người đoạt giải khôi nguyên La Mã về kiến trúc - và hoàn thành vào ngày 31-10-1966. Đây là một công trình được đánh giá cao với 4 tầng lầu phân bổ trên 100 phòng, mỗi phòng mang những nét bài trí riêng. Mặt tiền của dinh được trang trí những lam dạng bóng trúc gợi nét trang trí truyền thống Việt Nam, lối vào đại sảnh nâng cao với hồ nước phun. Theo giới am hiểu, đây là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc hiện đại và dân tộc hiếm hoi ở Sài Gòn lúc bấy giờ.

    Nhà thờ chính toà Phủ Cam ​
    Nhà thờ Phủ Cam hiện tại thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Ðây là một thánh đường xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Tới năm 1967 mới lên được phần cung thánh. Tiếp đến 1995 phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành.Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời trông vẫn hết sức thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo

    Nhà thờ Bảo Lộc​
    Nhà thờ Bảo Lộc , nằm trên quốc lộ 20, giữa thị trấn, nhà thờ Bảo Lộc được xây dựng từ năm 1994, khánh thành năm 1999, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với một ít sửa đổi do kiến trúc sư Nguyễn Hồng Sơn. Qua đồ án, ông Ngô Viết Thụ "diễn tả nguyên tắc dùng hài hoà khối bằng kim số" một cách tinh vi và khoa học. Tuy mang dáng dấp kiến trúc Tây Phương, nhưng nhà thờ lại có những nét dân tộc độc đáo. Phía ngoài hình vuông tượng trưng cho đất. Phía trong hình tròn tượng trưng cho trời, được chống đỡ bởi 12 cây cột biểu hiệu cho 12 tông đồ gánh vác Giáo Hội. Nhà thờ có sức chứa 3 - 4000 người.

    Thiền viện Trúc Lâm ​
    Thiền viện Trúc Lâm đã được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể, kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kế chánh điện. Sau đó Viện thiết kế quy hoạch tổng hợp thành phố Đà Lạt đã vẽ lại và vẽ thêm phần thiết kế khu nội viện. Trong quá trình xây dựng, Hoà thượng Viện trưởng có nhờ kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng vẽ thêm phần cổng tam quan và tháp chuông đồng thời cũng vẽ điều chỉnh lại để cho kiến trúc có đường nét thanh thoát nhẹ nhàng và đậm tính dân tộc hơn. Công trình xây dựng bắt đầu từ ngày 08 tháng 04 năm Quý Dậu(1993), với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tăng, ni Phật tử trong và ngoài nước, chỉ sau 10 tháng thi công đã tạm hoàn tất và khánh thành trọng thể vào ngày 08 tháng 02 năm Giáp Tuất (1994).

    Giáo Hoàng Học Viện Thánh Pio X ​
    Ðây là một trong những cơ sở Công giáo có kiến trúc hiện đại ở Dalat. Ðại chủng viện này được xây dựng năm 1957 do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, và nhà thầu khoán Tô Công Văn thực hiện xây cất. Ngoài ra cũng có sự giám sát đặc biệt của cha De Mauson dòng Tên.. Phía trong Ðại chủng viện có một nhà nguyện nhỏ. Dãy chính có 3 tầng xây thành phòng cho các Ðại chủng sinh ở nội trú với đầy đủ các phòng học, thư viện. Dãy nhà này có tiền đình được xây bằng đá chẻ kiên cố. Ngoài ra nơi đây còn được xây dựng vườn hoa, rừng cây làm sân dạo. Cũng chính điều đó đã làm tăng thêm vẻ hoành tráng cho toàn bộ khu vực này. Học viện nằm trên đường Phù Ðổng Thiên Vương, đối diện với sân Cù.
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần 3: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương-một trong những cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam​
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22/5/1919, quê ở Thừa Thiên Huế. Ông từng là Giám đốc đoàn ca múa nhạc Việt Nam, cố vấn đoàn ca múa Nhạc nhẹ Sài Gòn, Giáo sư cấp II, và được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân
    Nguyễn Văn Thương sinh trưởng trong một gia đình yêu nghệ thuật, lên 9 tuổi đã học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách Pháp. Năm 1936, sau khi tốt nghiệp Trung học tại Quốc học Huế đã viết Trên sông Hương là một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở VN. Năm 1939, khi du học ở Hà Nội ông viết Đêm đông nổi tiếng. Năm 1942, khi làm việc ở Trung tâm Bưu điện Sài Gòn, ông viết **** hoa. Nguyễn Văn Thương là một trong những tác giả nổi tiếng thời tiền chiến.
    Trong kháng chiến chống Pháp, ông công tác ở mặt trận Bình Trị Thiên. Bài hát Bình Trị Thiên khói lửa của ông ra đời và gây được ấn tượng mạnh mẽ. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc và là một trong những nhạc sĩ đầu tiên soạn nhạc cho các điệu múa chuyên nghiệp như thơ múa Chim gâu, kịch múa Tấm cám, Múa ô, Chàm rông... Sau Bài ca trên núi viết cho phim Vợ chồng A Phủ .Nguyễn Văn Thương còn có những ca khúc, hợp xướng khác.
    Theo nhận xét của tiến sĩ nhạc học Trần Văn Hải, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương còn nổi tiếng trong lãnh vực khí nhạc với các tác phẩm Lý Hòai Nam, độc tấu sáo trúc, Buôn Làng Vào Hội, Quê Hương. Đặc biệt sau khi đi tu nghiệp ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức về, ông sáng tác nhiều tác phẩm nhạc khí như Ngày Hội Non Sông độc tấu sáo trúc và bộ gõ, Rhapsody số 2 cho đàn T?Trưng và giàn nhạc giao hưởng, Trở Về Đất Mẹ cho vĩ cầm và dương cầm. Ông từng giữ chức giám đốc đòan ca múa nhạc Việt Nam và giám đốc Nhạc Viện Hà Nội.
    Có thể nói tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương không nhiều nhưng tài năng của ông biểu lộ qua những nhạc khúc ít ỏi đó. Năm 1942, tại Saigon, ông cho ra đời nhạc phẩm **** Hoa, với những âm thanh vui tưoi dìu dặt.
    Nhưng có lẽ bản nhạc Đêm Đông là tác phẩm đã in dấu sâu đậm trong lòng ngừơi thưởng ngọan nhất. Khi viết bài này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mới 20 tuổi. Bài Đêm Đông nói lên tâm trạng trống vắng của một sinh viên nghèo, không có tiền về quê ăn Tết, lang thang đêm 30 trong cái lạnh se sắt của Hà Nội vào xuân. Cám cảnh túng thiếu xa nhà của mình, chàng sinh viên nghèo Nguyễn Văn Thương quay về gác trọ để ngồi viết một mạch ra bản Đêm Đông.
    Nhạc phẩm này đã bay bổng và đi thẳng vào hồn người lúc bấy giờ qua giọng hát trầm buồn tha thiết của nữ danh ca Bạch Yến. Theo lời nữ nghệ sĩ này, khi trình bày Đêm Đông, cô đã đổi từ thể điệu Tango qua thể điệu Slow Rock, đã hát bằng tất cả sự rung động trong lòng. Bài Đêm Đông nổi tiếng từ đó và trở thành bản nhạc định mệnh gắn liền với tên tuổi Bạch Yến trên bứơc đường tha hương lưu diễn khắp thế giới của cô sau này.
    Từ sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục sáng tác cho đến nay như Adagio Bên dòng sông Thương cho violoncelle và piano, ca khúc Thu Hà Nội- mùa thu tuyệt vời... Bên cạnh sáng tác, Nguyễn Văn Thương còn đóng góp lớn trong sự nghiệp đào tạo âm nhạc nước nhà.
    Ông nguyên là Giám đốc Nhạc vịên Hà Nội. Cũng tại nôi đào tạo âm nhạc, ông còn viết các tập sách giáo khoa âm nhạc như Tuyển tập piano (trung cấp), Tuyển tập 16 bài dân ca và dân vũ Việt Nam (soạn cho piano) do nhà xuất bản Peters ấn hành năm 1972. Ngòai ra, ông còn có một số tác phẩm sân khấu như Mệnh Lệnh, Cải Tô và sách dịch Beethoven (NXB Thanh Niên). Ít có tuyển tập 10 bài hát với phần đệm piano, Tuyển tập ca khúc Nguyễn Văn Thương và Album Audio tác giả.
    Ông từ trần lúc 8h50'' ngày 5/12/2002 tại Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), hưởng thọ 84 tuổi. (tổng hợp từ net)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 17/05/2004
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tuyển tập những ca khúc tiêu biểu của NS Nguyễn Văn Thương
    **** HOA
    Trời bình minh lướt theo chiều gió
    **** bay **** bay, chàng đi tìm yêu
    Đầu cành muôn đóa hoa hàm tiếu
    lả lơi mỹ miều, trêu **** đa tình
    Vườn hồng hoa ẩn sau màn lá,
    cánh phong kín hương nàng chưa hề yêu
    Thường nàng trông những con **** tơ, nàng không ước mơ, đời hoa thơ trinh
    **** tình tứ ngắm hoa hồn say sóng xuân, lòng tràn yêu mơ
    Hoa hổ ngươi trên cành, tình trong ngẩn ngơ, nhưng vờ làm duyên
    **** liền khoác cánh nhung, cùng hoa sánh đôi thề nguyền lưu luyến
    Đoa hoa hé môi đào tươi cười, thầm nghe mấy lời đầy thơ
    Nghiêng mình nàng **** ấp yêu đóa hoa bàng hoàng
    Trên lòng hoa thắm ái ân, hồn **** mơ màng
    **** là những lá thư nàng xuân gửi đi chào mừng non sông.
    Hoa dấu chân muôn màu, Nàng xuân đã ghi khi nàng vừa sang
    **** là những thiếu niên lòng khao khát yêu, đời còn tươi sáng,
    Đóa hoa: khách yêu kiều, tình thơ chớm gây đời xuân trắng trong
    Lời 2:
    Vườn còn hoa dưới cây còn ****,
    **** hoa điểm tô, nguồn mơ còn xinh.
    Vườn còn hương dưới cây còn phấn, phấn hương
    vẽ vời thi tứ thêm tình.
    Đời còn xuân ái ân còn thắm,
    **** hoa phấn hương, còn say màu duyên.
    Ngày đầu xuân cánh nhung luyến hương,
    đài hoa phấn gieo tình thơ thiêng liêng.
    **** hờn lúc cuối xuân, cành hoa úa phai, tình chàng phôi phạ
    Hoa tủi khi xuân tàn, vì thân **** tan, duyên nàng đau thương.
    Gió hè cuốn xác hoa, trời cao lững lờ, mơ hồ thân ****.
    Những con **** muôn màu, treo mình cành cao lẫn cùng hình hoạ
    Khuê phòng nhìn **** ước mong ngẩn ngơ lòng nàng.
    Khi chờ hoa nở nhớ nhung làm não tim nàng.
    **** ngàn tiếng ái ân từ anh thiếu niên về nàng giai nhân.
    Hoa: những câu ân tình từ cô nữ lang qua chàng đầu xanh.
    Thế rồi buổi sớm kia: tình như xé tan, tình người hai ngã.
    Gió đưa mảnh thư màu, từ cây đến cây đường muôn **** hoạ
    Nghe Quỳnh Giao hát tại đây
    ========​
    Đêm Đông​
    1 .
    Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
    Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
    Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
    Cùng mây xám về ngang lưng trời
    Thời gian như ngừng trong tê tái
    Cây trút lá cuốn theo chiều mây
    Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
    Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu
    Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
    Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
    Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
    Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
    Gió nghiêng, chiều say
    Gió lay ngàn cây,
    Gió nâng thuyền mây
    Gió reo sầu miên
    Gió đau niềm riêng
    Gió than triền miên
    Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
    Đường về xa xa
    Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
    Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
    Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà
    2.
    Đời như vô tình ta ngao ngán
    Non nước thê thảm mang cảnh tang
    Thân lãng du cô liêu chán chường
    Về đâu giữa trời đông đêm trường
    Sầu lên khơi hồn quê lai láng
    Ta van gió nhân mưa ngừng than
    Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
    Rên rỉ qua không gian buồn mong
    Nghe Khánh Ly hát tại đây, điệu Tango
    Nghe Thanh Lam hát tại đây
    Nghe Saxo Trần Mạnh Tuấn tại đây
    Nghe Saxo Lê Tấn Quốc tại đây
    ========​
    Bình Trị Thiên Khói Lửa
    Hướng về Nam!
    Ai từng vô Sông Hương, từng nương thiên Mụ
    Từng ngụ Đâp Đá, Văn Xá. Truồi Nong.
    Hướng về Nam!
    Ai đã vô Đông Hà đã qua Ngô Xá,
    Đã đi Bích La, Thuỷ Ba, Triệu Phong.
    Hướng về Nam!
    Ai đã qua Đèo Nang đã sang Ba Rền
    Mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy.
    Giờ đây lửa cháy ngút trời.
    Máu nhuộm đồng xanh.
    Ôi! đau thương yêu tàn Hải Lăng mồ chen thôn xóm.
    Cát trắng ven làng máu hoen.
    Dân lành yên vui giặc lên tàn sát.
    Chí Long đồng quê tan tác.
    Trung Nẫm đường vắng lối không.
    Xót thương đàn em xác chìm dòng sông.
    Làng cháy cây héo khô, đồng nương nồng hơi súng.
    Xa tắp còn đâu bóng lúa xanh.
    Nhà thiêu nền trơ đất.
    Người đi lòng u uất.
    Sôi cháy, máu căm hờn trào dâng.
    Đồng bào ơi, cùng Bình Trị Thiên đứng lên!
    Đứng lên ta nguyền giết loài người lang sói.
    Căm thù đây, phải trút hết.
    Loài hung tàn, phải quyết hết.
    Ta tiến lên giữ lấy nương đồng.
    Đây Cự Nẫm, kia Cầu Nhi, này Ba Lòng, kia Khe xanh.
    Đây bao nơi chôn thây quân thù.
    Bình Trị Thiên đây là lò tranh đấu.
    Chiến công muôn đời lòng đất nước ghi sâu.
    Đồng, bào ơi cùng Bình Trị Thiên đứng lên!
    Giết quân tham tàn xéo dầy thôn xóm.
    Không ngừng tay, quyết chiến đấu.
    Dù gian khổ quyết xốc tơi.
    Tay chúng ta giữ vững quê nhà.
    Cho đàn em cất tiếng hát.
    Cho cánh đồng lúa bát ngát.
    Cho nơi nơi yên vui chan hoà.
    Bình Trị Thiên, ôi miền thân mến!
    Có ai xuôi về cho ta nhắn thương yêu.
    Nghe Quang Lý hát tại đây
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 19/05/2004​
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư, Bác sĩ Đặng VZn Ngữ

    (4.4.1910 - 1.4.1967 ) ​
    Giáo sư Đặng VZn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu ngoại ô thành phố Huế. NZm 20 tuổi người thanh niên Đặng VZn Ngữ đã đỗ tú tài và tốt nghiệp bác sĩ y khoa nZm 1937 tại Đại học y khoa Hà Nội.
    Ngay từ khi còn học trung học, ông đã yêu thích công tác nghiên cứu khoa học. Khi vào trường y, ông được cử làm trợ lý về vật lý học cho GS Hen ri Galliard - Hiệu trưởng kiêm chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng của trường.
    NZm 1941 ông phụ trách giảng môn sinh vật cho sinhviên dược khoa và là người Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn này ở bậc đại học ở nước ta. Cũng nZm này giáo sư Massuo Ota một nhà nấm học Nhật Bản sang Hà Nội và giảng một số giờ tại Trường Đại học y, ít lâu sau ông Đặng VZn Ngữ được cử sang Nhật với tư cách phái viên của trường và với hy vọng trở thành một nhà nấm học giỏi nhất á Đông.
    Từ nZm 1943 đến cuối nZm 1948 ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo; về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Các nZm 1947- 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân y viện 406 của Mỹ ở Nhật Bản. Trong thời gian trên, vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penieillìn và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật.
    Cũng trong thời gian trên có nhiều cực thư hút ông như người Pháp, người Nhật, người Mỹ. Họ đều muốn sử dụng tài nZng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam, cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và trên 10 người Việt Nam, thành lập Hội Việt kiều ở Nhật Bản, ông được bầu làm chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam.
    Từ tháng 12 nZm 1946, cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ. Đối với các việt kiều ở nước ngoài, tất cả vấn đề là lựa chọn kháng chiến chống Pháp, hoặc trở về trong vùng Pháp tạm chiếm. Ông nhận thức, muốn có độc lập thực sự, phải kháng chiến chống bọn thực dân Pháp và bọn bù nhìn, để giành lại non sông đất nước. Sau khi bắt được liên lạc với đại diện Chính phủ ta tại Bangkok (Thái Lan), ông được tổ chức đưa về khu IV (cũ) rồi lên cZn cứ địa Việt Bắc với vài bộ quần áo và một ống nấm penicillin.
    ít ngày sau khi đặt chân lên chiến khu Việt Bắc, ông đã được gặp Bác Hồ. Được sự động viên ân cần của Bác, sự giúp đỡ tích cực của Bộ Y tế, ông đã thành công trong việc sản xuất nước lọc penicillin trong mồi trường nước ngô góp phần đáng kể vào việc cứu chữa thương bệnh binh và đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai làm được này.
    Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, ông được giao trọng trách xây dựng ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng, làm chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn này, là người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng. Đối với công tác chống sốt rét, ông đã nghiên cứu tình hình trong nước và ngoài nước, cùng với Viện Sốt rét và các tổ chức khác, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (cũ), điều tra tình hình sốt rét ở miền Bắc Việt Nam trên một quy mô chưa từng có. Cuộc điều tra này đã giúp cho ngành Y tế nắm được thực trạng của bệnh sốt rét sau hòa bình lập lại. Mặt khác GS. cùng những đoàn công tác của Viện Sốt rét tổ chức những thí điểm ở Thái Nguyên, ở Chợ Mới, ở Bạch Thông (Bắc Cạn), ở Ngọc Lạc (Thanh Hóa). ớ những thí điểm đó đã áp dụng những biện pháp tổng hợp chống sốt rét theo kinh nghiệm của Liên Xô (cũ) và của Tổ chúc Y tế Thế giới và đã đạt được những kết quả rất tốt.
    NZm 1955, Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới thông qua chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu. Bộ Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có cơ sở để đề nghị với Đảng và Chính phủ thông qua một chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét. GS. Đặng VZn Ngữ là người chỉ đạo và cùng với Viện Sốt rét chuẩn bị chương trình này. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và của Chính phủ thông qua "Chương trình tiêu diệt sốt rét trên toàn miền Bắc", đã biến ước mơ của GS. và hoài bão của anh chị em ngành Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành hiện thực.
    Sau một thời gian trực tiếp chuẩn bị (1960-1961) chương trình tấn công tiêu diệt sốt rét được bắt đầu từ nZm 1961-1962 được thực hiện trong những điều kiện hòa bình (1961- 1964) và đã mang lại những kết quả to lớn. Sốt rét đã giảm được 20 lần, số người tử vong vì sốt rét chỉ còn rất ít.
    Đến nZm 1965 chiến tranh lan ra miền Bắc, một cuộc chiến tranh ác liệt chưa từng có trên đất nước Việt Nam đã nảy sinh một số vấn đề về sốt rét cần nghiên cứu. Một mặt phải tìm ra các biện pháp bảo vệ những kết quả đã đạt được, tích cực chi viện cho miền Nam phòng chống sốt rét. Mặt khác phải khẩn trương nghiên cứu những vấn đề mới do chiến tranh đặt ra. Với sự nhạy bén khoa học và tinh thần dũng cảm, GS. Đặng VZn Ngữ đã tổ chức nhiều đoàn chi viện cho các chiến trường miền Nam (Nam Bộ và khu V) để nghiên cứu phòng chống sốt rét tại chỗ. NZm 1966 chính GS. đã trực tiếp vào tuyến lửa Vĩnh Linh, cùng đoàn chống sốt rét Vĩnh Linh thực hiện một số dự định nghiên cứu. Đúng vào dịp Tết cổ truyền dân tộc nZm 1967, GS. dẫn đầu một đoàn nghiên cứu sốt rét vào chiến trường Trị Thiên-Huế để nghiên cứu các biện pháp phòng chống sốt rét tại chiến trường và về vacxin sốt rét.
    GS. Đặng VZn Ngữ đã hy sinh trên mặt trận Trị-Thiên- Huế hồi 14 giờ ngày 1/4/1967 vì một loạt bom B52 của giặc Mỹ xâm lược trong khi đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra một loại vaccin phòng bệnh sốt rét cho bộ đội và nhân dân ta.
    NZm 1951 GS. được bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc. GS. đã được tặng thưởng hai Huân chương Kháng chiến và một Huân chương Lao động.
    NZm 1967, GS. được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động, liệt sĩ. NZm 1996, GS. được truy tặng giải thường Hồ Chí Minh, giải thưởng lớn về khoa học của Nhà nước cho các công trình khoa học của GS.
    GS Đặng Văn Ngữ đã để lại cho chúng ta những bài học quý giá:
    - Là người Việt.Nam, ông là một người yêu nước sẵn sàng từ bỏ mọi thuận lợi, mọi vinh hoa phú quý có thể có để được phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.
    - Là người quản lý chuyên ngành, ông đã đoàn kết được mọi người trong chuyên khoa, mang hết sức lực tâm huyết triển khai, chỉ đạo công tác chống sốt rét, các bệnh do giun sán... đào tạo nên một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trẻ cho ngành, cho đất nước.
    - Là nhà khoa học, ông đã tìm tòi sáng tạo, không ngừng suy nghĩ làm việc, kể cả lặn lội nơi rừng sâu, bên bờ suối, đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thức thâu đêm... tìm tòi, nghiên cứu và đã có những cống hiến to lớn trong việc điều chế dung dịch penicillin chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp, điều tra muỗi sốt rét, v.v... và là một trong 12 nhà khoa học y dược đầu tiên của nước ta được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất 10/9/1996.
    - Là người thầy thuốc ông đã có cái tâm, cái đức, không đành lòng ngồi nhìn nhân dân, bộ đội ta bị sốt rét, quyết tâm xin đi vào nơi gian khổ nhất, vào chiến trường miền Nam để nghiên cứu các giải pháp phòng chống sốt rét cho quân dân ta đang chiến đấu.
    - Là cán bộ y tế của ngành, ông đã sống trong sạch, giản dị, nghiêm túc, khiêm tốn, trung thực, chân thành, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, hết sức vị tha và là một người thầy có nhân cách lớn. (tổng hợp từ net)
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cha con Giáo sư Tôn Thất Tùng-Tôn Thất Bách
    (1912-1982)​
    GS. Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 và lớn lên tại Huế, một miền đất với truyền thống hiếu học nhưng từ chối học để làm quan, người thanh niên Tôn Thất Tùng đã học trường Bưởi và lựa chọn ngành y mà theo ông, là nghề "tự do" không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Trong thời gian học tại trường y, cũng như suốt thời gian nội trú tại bệnh viện Phủ Doãn và sau đó là quá trình tham gia cách mạng, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, GS. Tôn Thất Tùng cũng để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí nhân dân cũng như toàn thể ngành y tế Việt Nam.
    Trước Cách mạng, cả Đông Dương chỉ có một trường thuốc duy nhất tại Hà Nội mà người bản xứ không được dự các kỳ thi "nội trú", GS. Tùng là người đầu tiên đấu tranh bắt buộc chính quyền thực dân phải tổ chức thi nội trú cho các bệnh viện Hà Nội. Ông đã sớm say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới.
    Cuộc đời ông là một điển hình của người trí thức Việt Nam sớm hZng say lao động khoa học, được cách mạng giác ngộ. Nói đến ông, phải nghĩ đến một người thầy, một nhà khoa học chân chính. Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với những cán bộ y tế, các thầy và các sinh viên trường y, ông đã tận tình cứu chữa thương bệnh binh, vừa xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng BS. Nguyễn Hữu Trí, BS. Hoàng Đình Cầu..., vừa đào tạo các sinh viên. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn như Ngòi Quãng, Chiêm Hóa, chiến khu Việt Bắc... ở đâu ông cũng gắn điều trị với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, phát triển ngành y tế. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng trường y ngay từ sau cách mạng tháng Tám.
    Trở về từ chiến khu Việt Bắc, ông đã cùng những học trò của mình xây dựng lại bệnh viện Việt Đức, trung tâm ngoại khoa lớn nhất miền Bắc. Được Nhà nước cử giữ cương vị Thứ trưởng Bộ y tế, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, ông luôn dành tâm sức cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phát triển ngành y tế Việt Nam.
    GS. Tôn Thất Tùng là một tấm gương về tinh thần lao động khoa học miệt mài, lòng yêu thương bệnh nhân.Trong khi học tập tại Trường Đại học Y, ông đã sớm say mê khoa học. Trong khoảng thời gian từ nZm 1935-1939 ông đã miệt mài phẫu tích trên 200 lá gan, ông đã có một công trình về cách phân chia mạch máu trong gan, công trình được đánh giá cao và được gửi về Viện hàn lâm Pháp thời đó. Cũng trong thời gian chiến tranh khốc liệt, nhiều công trình nghiên cứu của ông được thai nghén và tiến hành, tổng kết các kinh nghiệm bệnh tật của riêng người Việt Nam, của đồng bào các dân tộc. Cùng với GS. Đặng VZn Ngữ, ông đã góp phần sản xuất penicilline phục vụ thương bệnh binh trong chiến tranh chống Pháp.
    GS. Tôn Thất Tùng mất ngày 7/5/1982.
    GS. Tôn Thất Tùng đã để lại cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam những bài học vô cùng quý giá:
    GS. là một nhà khoa học chân chính với tinh thần lao động khoa học hZng say, miệt mài. Trong cuộc đời mình, giáo sư đã để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông. Ông cũng là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nZm 1958, là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác. Giáo sư luôn coi trọng việc tiếp thụ y học phương Tây để xây dựng và phát triển nền y học của Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho người Việt Nam, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam.
    GS. là một thầy thuốc chân chính, ông luôn đòi hỏi mọi người làm việc trung thực, thương yêu người bệnh, ông luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân, các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, sinh viên. Mặc dù luôn bận rộn nhưng ông rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bệnh viện. Gần 30 nZm làm giám đốc bệnh viện, ông đã có công lao to lớn xây dựng lề lối làm việc trong khám bệnh, mổ xẻ, chZm sóc bệnh nhân.
    GS. là một người thầy, hết lòng đào tạo các thế hệ sinh viên ngành y. Từ nZm 1947 cùng với giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội và gắn hơn nửa cuộc đời mình với công tác đào tạo. Các cán bộ y tế đã có thời gian học tập, thực tập tại trường và bệnh viện Việt Đức đều nhớ tới ông với những buổi giao ban sống động, với những bài giảng nghiêm khắc, bổ ích. Là Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại của Đại học Y, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò mà nay đã trưởng thành như GS. Tôn Thất Bách, GS. Đặng Hanh Đệ, GS. Đỗ Kim Sơn, GS. Đỗ Đức Vân... Những quan điểm "học và hành thống nhất" của ông cho đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt hơn, ông còn luôn quan tâm đến cả đời sống của sinh viên mà ông cho là "những người thiệt thòi nhất".
    Ông là tấm gương của tinh thần tranh đấu không mệt mỏi, đấu tranh cho sự bình đẳng của sinh viên y khoa Việt Nam khi còn trong chế độ thực dân Pháp cai trị; kiên cường phục vụ nhân dân, phục vụ bộ đội qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc; kiên trì tranh đấu cho phong trào bảo vệ quyền con người bằng những nỗ lực nghiên cứu về tác hại của hóa chất diệt cỏ - chất độc màu da cam (chứa dioxin), là người có công lớn trong việc thành lập và điều hành ủy ban Quốc gia điều tra về hậu quả chiến tranh hóa học ở Việt Nam.
    Trong suốt cuộc đời mình, Giáo sư đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giáo dục, tin tưởng, giao nhiệm vụ với một tình cảm chân thật, gần gũi. Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp phát triển nền y học nước nhà, giải thưởng Hồ Chí Minh mà Nhà nước trao tặng cho Giáo sư là sự ghi nhận của Tổ quốc với một người thầy thuốc cao quý.
    Gia đình ông có 5 người, thì 4 người chọn nghề y mà trong đó điển hình là PGS. Tôn Thất Bách.

    Phó giáo sư Tôn Thất Bách ​
    Phó giáo sư Bách sinh ngày 25/2/1946, tại xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó giáo sư Tôn Thất Bách từng làm hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội trong 10 năm. Năm 2003, ông chuyển sang giữ cương vị giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức. Ông đã thực hiện thành công nhiều ca mổ gan và tim. Giáo sư Đỗ Kim Sơn, nguyên giám đốc bệnh viện Việt - Đức, đánh giá: "Phó giáo sư Tôn Thất Bách đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của cha trong lĩnh vực cắt gan ở Việt Nam".
    Ngoài ra, ông còn là Phó Chủ tịch Hội ngoại khoa Việt Nam, Viện sĩ Viện hàn lâm phẫu thuật Paris, giáo sư danh dự của trường Đại học Ukraina và Đại học Lille của Pháp.
    Ông còn là Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
    Phó giáo sư Tôn Thất Bách đột ngột qua đời rạng sáng ngày 27/3/2004 vì bị nhồi máu cơ tim khi ông đang cùng với một số đại biểu Quốc hội đi giám sát vấn đề y tế cho người nghèo tại Lào Cai, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bao người.

Chia sẻ trang này