1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Người Đàn Bà Giỏi Của Trung Quốc

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi home_nguoikechuyen, 08/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Những Người Đàn Bà Giỏi Của Trung Quốc

    Sưu tầm trên net




    Tháng 11 năm 2003, Xinran Xue, một nữ ký giả Trung Quốc vừa phát hành quyển sách "Những người đàn bà giỏi của Trung Quốc: Những tiếng nói thầm lặng "The Good Women of China ?" Hidden voices.?

    Bắt đầu từ năm 1949, các cơ quan truyền thanh, từ radio cho đến báo chí tại Trung Quốc là tiếng nói của Đảng, tất cả đều có chung lối trình bày tin tức cũng như những lời phê bình nhận định như nhau, không có một cơ quan truyền thanh nào dám đi ra ngoài khuôn khổ ngầm định sẳn. Từ khi Đặng Tiểu Bình hé mở cánh cửa vào năm 1983, báo chí mới có cơ hội cải cách cách trình bày tin tức, nếu họ có can đảm. Với ?oLời Trong Gió Đêm?, một chương trình xã hội, ký giả Xinran là người đầu tiên mở cánh cửa ?olinh hồn? của các thính giả nữ: các phụ nữ thuộc mọi thành phần xã hội có cơ hội kể chuyện đời mình và tỏ bày tâm sự, dù rằng có người vẫn còn e ngại, chỉ gọi tới đài ngoài giờ làm việc, kể chuyện vào máy nhắn, mà không dám để lại tên thật. Trên phương diện truyền thông, đây là một cải cách quan trọng, Xinran đã lấy được lòng tin tưởng của số đông thính giả, bằng chứng là cô đã nhận được hàng trăm cú điện thoại và lá thư mỗi ngày. Chương trình bắt đầu năm 1989 và kéo dài bảy năm. Có quá nhiều câu chuyện thương tâm đã làm cho Xinran nhiều lần rơi lệ. Từ các câu chuyện thật đó, Xinran đã hoàn thành quyển "Những người đàn bà giỏi của Trung Quốc", một gom góp những mẩu chuyện đã để lại ấn tượng sâu xa nhất cho người nữ ký giả có trái tim nhạy cảm và lòng can đảm này. Có những chuyện Xinran đã quyết định không đưa lên đài vì muốn giữ thanh danh cho người thuật chuyện, cũng có chuyện cô không được phép trình bày cho thính giả, như chuyện một người vợ lãnh tụ lấy chồng theo lệnh Đảng, giàu có nhưng sống thừa bên chồng, đưa chuyện lên đài hóa ra bôi xấu giới lãnh đạo.

    Quyển sách mang một giá trị đặc biệt đối với Xinran, một lần cô đã tí nữa hy sinh mạng sống của mình để bảo toàn cho nó. Năm 1999, khi mới định cư tại London, trên đường từ đại học "London University" về nhà, cô đã bị một tên cướp chận lại. Hắn đòi cô trao cặp sách mà cô ôm khư khư trong lòng. Cô từ chối không đưa, hai bên dằn co nhau, may mà có người qua lại gọi cảnh sát. Đúng là có bảo vật trong cặp sách, vì trong đó có bản thảo duy nhất của quyển sách vừa mới phát hành. Trả lời thắc mắc của người cảnh sát, Xinran ngượng ngùng nói: "Tất nhiên mạng sống con người quan trọng hơn quyển sách, nhưng thật tình mà nói, quyển sách không phải chỉ tượng trưng cho cuộc đời của tôi, mà còn là bằng chứng của đời sống của tất cả phụ nữ Trung Quốc, những người đã trải qua một cuộc sống trong thầm lặng quá lâu rồi" .

    Từ một lá thư nhận được một ngày nọ của một cậu bé trong làng nhỏ xa xôi hẻo lánh, Xinran đã bắt đầu hành trình tìm hiểu những người đàn bà Trung Quốc, những tâm hồn đã bị lãng quên qua nhiều thế kỷ, và nhất là qua thời kỳ chính trị đổi thay gần đây nhất. Cậu bé yêu cầu cô can thiệp cho một cô bé 12 tuổi, đang bị một ông già 60 tuổi trong làng bắt về làm vợ. Ông ta cùm cô ấy lại vì sợ cô bỏ trốn, và cả làng coi là chuyện tự nhiên vì đó là chuyện nội bộ ông ta. Xinran phải đi qua nhiều lần thuyết phục, công an địa phương mới chịu tới can thiệp vào chuyện gia đình này. Ngày xưa Việt Nam ta có câu "Phép vua thua lệ làng", mà câu của người Trung Hoa là: "Tại làng, Thượng Đế thì ở tuốt đỉnh cao mà thiên tử thì quá xa vời". Cuối cùng sau khi giải thoát cô bé, các nhân viên chức trách và đài truyền thanh đã ra đi giữa cơn xỉ vã thậm tệ của ông lão 60 và sự bất bình của dân làng, vì đã dám can thiệp vào chuyện nội bộ của làng. Về sau được biết cô bé đã bị lão già bắt cóc, gia đình cô bé đã mang nợ trong công cuộc tìm kiếm cô. Thời điểm ấy là vào năm 1989, bốn tháng sau khi Xinran bắt đầu chương trình phát thanh của mình.

    Thế mà chuyện trên chưa là chuyện xúc động nhất . Độc giả sẽ đi từ chuyện thương tâm này qua chuyện thương tâm khác. Có thể nói quyến sách "The Joy Luck Club" của Amy Tan chỉ mới là lớp vỏ sơn bên ngoài, so với những câu chuyện của Xinran, vì dù sao ?oJoy Luck Club? cũng là một quyển tiểu thuyết với các nhân vật hư cấu, còn các nhân vật trong các câu chuyện này là những nhân vật rất thật. Xinran đã ghi lại một chuyện loạn luân trong một chương tựa là "Cô bé giữ chú ruồi để làm vật nuôi?o. Từ khi cô bé đáng thương này tới tuổi dạy thì, thì cha ruột cô đã dùng cô để thoả mãn ******** . Cô bé đã quá sợ cha nên làm đủ mọi cách để bị bệnh, vì như vậy là được vào nhà thương, xa ông cha khốn nạn . Trong lúc nằm bệnh viện lần cuối, cô đã bắt được một con ruồi để làm thú nuôi chơi . Sau đó cô đã tự hủy thân thể cho đến khi phải chết dần mòn trong nhà thương, còn hơn là phải về nhà.



    Được Lyss sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 21/02/2005
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sinh năm 1958, Xinran đã bước vào nghiệp báo chí lúc được tuyển vào bậc đại học của một trường quân đội. Cô học về Anh ngữ và các lớp tương quan quốc tế . Sau đó cô làm việc trong quân đội với tư cách là một thường dân. Có thơ đăng báo lúc 15 tuổi, từ đó Xinran đã viết rất nhiều truyện cũng như thơ, cho nên đã được tuyển chọn vào làm cho đài phát thanh, nơi cô có cơ hội điều khiển chương trình "Lời Trong Gió Đêm". Ngoài những câu chuyện của các thính giả, độc giả sẽ vô cùng xúc động lẫn ngạc nhiên qua những vạch trần rất chân thành của chính tác giả, cô đã gởi tâm tình của chính mình, cũng như chuyện của mẹ ruột, cùng là những người đàn bà Trung Quốc, đó là những tâm tình cất giấu nhiều năm, những người đàn bà đã trải qua một đoạn đường lịch sử đau thương.
    Xã hội phương Tây đã được biết đến người phụ nữ Trung Quốc với những chuyện dài của văn sĩ đoạt giải Nobel Pearl Buck, rồi đầu thập niên 1990 với Amy Tan, lớn lên và sinh ra tại Hoa Kỳ đã ghi lại tâm tình của những người đàn bà Trung Hoa với quyển sách nổi tiếng "The Joy Luck Club", sau được đóng thành phim. Quyển sách mới này của Xinran có gì khác hơn những quyển sách trước?
    Với một dân số khổng lồ hơn 1 tỷ người, đàn bà chắc cũng phải đến một nửa. Thế mà đã có bao nhiêu người đàn bà có tiếng nói trong thương trường và chính trị của nước Trung Hoa vĩ đại? Bao nhiêu người đàn bà tự hào mình là một người đàn bà tốt, giỏi? Từ thời Khổng Tử, người đàn bà sanh ra phải theo lệ ?otam tòng, tứ đức?. Tục lệ này đã in sâu vào người dân Trung Hoa, mà sau cuộc Cách Mạng lật đổ chế độ quân chủ, thì chính phủ mới đã mang ra để chê trách chế độ cũ: người đàn bà thời quân chủ là sở hữu chủ của người đàn ông, cần được giải phg. Đàn bà giờ đây dưới chế độ Cộng Sản đã được nâng cao phẩm giá, người đàn bà hoàn toàn bình đẳng với người đàn ông trên mọi phương diện. Thi sắc đẹp bị bãi bỏ, vì đó là hình thức lợi dụng và coi thường phẩm giá của phụ nữ, đàn bà bận áo bốn túi Mao Trạch Đông và để tóc ngắn như đàn ông. Nhưng sự thực như thế nào?
    Đọc sách của Xinran, người ngoại quốc, nhất là phương Tây sẽ vô cùng xúc động khi nhận thấy rằng giá trị người phụ nữ dưới thời cách mạng, và cho đến ngày nay khi Trung Quốc đã mở cửa được hơn hai mươi năm, vẫn không khác gì trăm năm trước. Sau khi đổi mới, qua các màn ảnh lớn nhỏ, báo chí, hình ảnh người đàn bà Trung Hoa đã được phục hồi với muôn màu sắc, mà đại diện là các cô đào điện ảnh, các người mẫu tân thời. Hình ảnh đó là một cái vẻ đẹp bề ngoài chăng? Đúng ra đó là hình ảnh của dân thành thị và những người có may mắn hội nhập vào đời sống mới . Thật sự thì số đông người đàn bà Trung quốc thiếu niềm tự tịn!
    Người phụ nữ Trung Hoa từ lúc bé đã có ước muốn trở thành một phần tử giỏi trong gia đình, xã hội, một người con gái ngoan, một bà mẹ đảm đang, một người bạn tốt, một người tình tuyệt vời, một người vợ giỏi. Từ 1980 đến 1987, Xinran đã phỏng vấn hơn 200 phụ nữ, từ đồng quê đến tỉnh thành, từ làng mạc xa xôi, hẻo lánh mà đời sống đẩy lùi như 500 năm trước, cô nhận thấy phụ nữ Trung Quốc là những người có nhiều tình cảm linh động với nhiều xúc cảm, nhưng thực tế đã buộc họ dấu kín những cảm tình thật, vì xã hội Trung Hoa là một văn hoá che dấu và phủ nhận. Với "tam tòng, tứ đức" làm nền và ăn rễ vào lòng mọi người dân Trung Hoa, phần đông các phụ nữ thiếu niềm tự tin, không thấy mình giỏi hay tốt đẹp, và ý nghĩ này được nhấn mạnh qua ý kiến các đấng đàn ông trong đời họ, từ cha, chồng, đến anh em và đồng nghiệp.
    Năm 1995, khi Xinran mở ra bốn đường giây điện thoại và hỏi đàn ông hai câu: Có bao nhiêu người đàn bà giỏi mà ông quen biết, và những tiêu chuẩn nào để có thể gọi là một người đàn bà giỏi ? Phần đông câu trả lời của nam giới là không, họ chưa gặp một người đàn bà nào có thể gọi là giỏ . Xinran rất đổi kinh ngạc, những người đàn ông này đã viết thơ cho cô, tất nhiên họ là những người có học, và đó là điều mà những người có học nghĩ về đàn bà xứ họ Theo đàn ông Trung quốc, tiêu chuẩn để có thể gọi là đàn bà tốt, giỏi gồm 5 điều:
    1. Một người đàn bà giỏi là một người biết giữ im lặng, ít tiếp xúc với người ngoài, không bao giờ cởi mở với ai, nhất là với những người đàn ông khác .
    2. Một người đàn bà giỏi phải sanh một người con trai cho gia đình chồng .
    3. Một người đàn bà giỏi lúc nào cũng nhẹ nhàng, và không được nổi giận
    4. Không bao giờ lầm lỗi khi làm việc nhà, không thể nào giặt đồ trắng chung với đồ màu, không bao giờ nấu cơm cháy khét vvvv
    5. Một người đàn bà giỏi là một người phải biết chìu chuộng chồng trong phòng the, và luôn giữ một thân hình đẹp .
    Tất nhiên ý tưởng trên đã được dạy dỗ, truyền lại, và từ đó ăn sâu trong lòng người đàn bà Trung quốc . Chớ lầm chỉ có những có những người đàn bà nhà quê, ít học mới có nghĩ lạc hậu như thế . Qua một cuộc phỏng vấn với cô nữ sinh viên đại học, ý tưởng đó đã được cô nhấn mạnh với kinh nghiệm riêng . Với cô, đàn ông chỉ coi đàn bà như một vật dùng để họ leo thang trong xã hội . Các cặp vợ chồng nào sống lâu với nhau vì các ông chồng, nếu có tiền, đều có một cô vợ bé ở đâu đó để thoả mãn ******** . Từ ngày Trung Quốc mở cửa, thì xã hội có thêm một nghề mới cho đàn bà, đó là thư ký riêng . Đàn ông thích các danh xưng lớn, với những chức vụ như giám đốc, chủ tịch, nhưng điều hành thật sự trong sở là từ các cô thư ký riêng, làm đủ mọi dịch vụ, trong một vài trường hợp kiêm luôn tình nhân của ông chủ, nhiều cô cũng hiểu rằng ông chủ không bỏ vợ vì cô, vì thế cô vẫn mãi là thư ký riêng dù cô cũng có bằng đại học, và nói ngoại ngữ còn hay hơn ông chủ . Cô sinh viên ăn bận rất hợp thời trang, và có bề ngoài rất tự tin này đưa ra nhiều định nghĩa về đàn bà, mà các đấng đàn ông ví von với các loại cá khác nhau trong thực đơn hàng ngày, khi các ông đang cùng nhau nhậu nhẹt:
    ?oCác cô tình nhân tựa như cá lưỡi kiếm, mặn mòi nhưng nhiều xương . Các cô thư ký riêng là cá chép, càng kho lâu càng ngon . Vợ của các người đàn ông khác là cá puff của Nhật, ăn vào sẽ lãnh bản án tử hình . Còn vợ mình thì sao ? Thì như cá nục khi nào cần thì có sẳn, cũng qua được một bữa ăn .?
    Không phải chỉ riêng cô nữ sinh viên, sống vội sống vàng, và chán chê đàn ông vì bất mãn với xã hội, một người phụ nữ đứng tuổi khác, được mệnh danh là "người phụ nụ thời trang", theo cả hai nghĩa đen trắng, ăn vận sang trọng, đúng mốt, và cũng là một người thành công trên thương trường, giàu có, thế nhưng khi vào chuyện mới biết bà đã che dấu một quá khứ thăng trầm, người chồng đầu hành hạ bà dù bà là người làm ra tiền trong gia đình, người tình thứ hai đã bỏ bà khi nghe bà nói đến chuyện cưới hỏi, sống đời với nhau, nhưng sau đó khi bà có danh vọng và tiền bạc, thì ông ta lò mò trở lại với người tình cũ . Tại sao bà ta lại chịu ở với ông ta, dù bà thừa biết rằng nếu ông có nghề nghiệp hẳn hoi, hay có một người đàn bà khác thì ông sẽ bỏ bà ngay . Bà thở dài trả lời: Vì tôi nhớ lại những kỷ niệm của chúng tôi, đó là thời gian hạnh phúc nhất đời tôi, và giờ tôi muốn sống lại khoảng thời gian đó .
    Lạ lùng thay, ý tưởng này được ăn rễ qua thời kỳ Cách Mạng văn hoá, mà đáng lẽ phải giải phg người phụ nữ Trung Quốc. Đó là những phụ nữ nạn nhân của thời cuộc, những người thuộc thành phần phản cách mạng, có bố mẹ và ông bà trước kia là những người có chức tước, thuộc gia đình khá giả, trong đó có cả Xinran và mẹ ruột. Họ đã phải trải qua cuộc sống đau khổ cùng cực từ tinh thần cho đến thể xác, họ đã bị xỉ vả, ruồng bỏ, có người đã bị đoàn thanh niên xung phong đỏ lợi dụng ******** một cách dã man.
    Thế nên khi thế hệ mới trách người đàn bà Trung quốc đã đi quá chậm với thời gian, thì một người đàn ông đứng tuổi, một nhà báo đã ngậm ngùi nói: "Đi quá chậm với thời gian ư, những người này chưa hề có một tuổi thơ vui sướng".
    Vậy theo Xinran thì thế nào là người đàn bà giỏi, tốt đẹp ? Xinran nói:
    Dưới mắt tôi, tiêu chuẩn của người đàn bà tốt khác hẳn với năm điều kể trên. Là đàn bà, chúng ta hãy tin tưởng hơn về chi?Tnh mi`nh, hãy có tình thương và biết chia sẻ tình thương giữa nhau, là chúng ta tốt rồi .
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thấy người lại nghĩ đến ta ....
    Thế người đàn bà Việt Nam thì sao? Người viết không khỏi nghĩ đến nước Việt Nam nhỏ bé đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa từ ngàn năm nay, cả thời chiến tranh và hậu chiến tranh. Bao nhiêu người đàn ông Việt Nam muốn về nước để kiếm vợ, vì đàn bà Việt Nam biết chìu chồng, vì ở Việt Nam đàn ông là tiên, đi ăn có hai người hầu hai bên đút cơm. Đàn bà ở ngoại quốc về Việt Nam rất đỗi ngạc nhiên, trong bữa ăn đại gia đình, đàn bà được xếp ngồi chung với nhau và với con nít, đàn ông ngồi mâm trên để cùng nhau nhậu nhẹt, bàn chuyện thời sự, trăng gió, mây nước, thi phú ... Trong cuốn tự truyện "Catfish and Mandela", thuật lại chuyến hành trình về Việt Nam của mình, tác giả Andrew X. Phạm đã kể lại một hình thức "male bonding" của đàn ông Việt Nam, đàn ông thân thiết với nhau, là tối tối rủ nhau đi nhậu, say khướt cả đêm, trong lúc đàn bà lo bưng thức ăn, rượu bia phục vụ các ông. Chuyện đàn ông say rượu, đánh đàn bà không phải là chuyện bất thường, và dễ dàng được tha thứ vì rượu vào lời ra, rượu chính là thủ phạm, không phải là các ông.
    Giữa thập niên 70, khi người viết đang học trung học, một hôm vào giờ giáo lý - năm duy nhất người viết học trường công giáo, một ông cha đã ghé vào lớp, hôm đó ông Cha không giảng gì về đạo lý mà nói chuyện xã hội, và bắt tất cả học trò, toàn là con gái viết xuống một mảnh giấy: "Các chị hãy nói về nghề nghiệp chọn sau khi ra bậc trung học, đại học. Hai tuần sau ông Cha trở lại, ông nói: Cha rất đổi ngạc nhiên, một phân nữa lớp đề nghề nghiệp là lấy chồng, có con. Lấy chồng và sanh con, không phải là một nghề. (Cả lớp cười ầm lên) Làm cô giáo, kỷ sư, bác sĩ, thợ cắt tóc, thợ may vvv mới là nghề nghiệp. Cha khuyên các con nên có lòng tự tin, và có một cái nhìn phóng khoáng hơn về thân phận phụ nữ. Phụ nữ là con người và cũng cần có một nghề nghiệp như đàn ông.
    Lời giảng dạy của ông cha này đã in sâu vào tâm trí tôi cho đến bây giờ. Có lẽ chúng ta ở Hoa Kỳ, một nước văn minh, mà đàn bà có quyền và có cơ hội gần ngang người đàn ông, cho nên chúng ta không thấy, hay không nhìn thấy những thua kém của những người đàn bà thuộc các nước Á đông hay các nước nhược tiểu khác. Quyển sách của Xinran đã được dịch ra 50 thứ tiếng, tôi không hiểu có tiếng Việt Nam hay không, nhưng hy vọng rằng quyển sách là một tiếng chuông nhắc nhở lần nữa (vì đây không phải là lần đầu tiên), xã hội phải có cái nhìn rộng hơn về người đàn bà và quyền bình đẳng. Phải chăng đó là những người mẹ, người chị, em của chúng ta ? Cho đến ngày nay, tôi đoan chắc tại Việt Nam một số đông thiếu nữ vẫn nghĩ lấy chồng, sanh con là mục đích chính của đời mình. Vâng, con cái và bổn phận là một điều cao đẹp của cuộc sống, nhưng phụ nữ cũng phải có một đời sống riêng cho chính mình, vì con cái sẽ lớn lên, và lớn rất nhanh, còn chồng là một người để cùng mình đi chung một đời chớ không phải là người để mình phục vụ .
    Các phụ nữ hãy truyền lại cho thế hệ sau niềm tin tưởng cho chính bản thân của họ. Chính niềm tin tưởng và tình yêu thương sẽ là một truyền thống mà các phụ nữ tạo dựng cho con cháu thế hệ sau, để họ có một đời sống tốt đẹp, với hạnh phúc trước hết cho bản thân mình, và sau đó cho gia đình và những người thân.
    * * *
    Xinran là tên cha mẹ đặt cho cô ngày chào đời, lấy từ câu thơ:
    Xin xin ran zhang kai le yan Zhu Ziqing
    With pleasure, Nature opened its eyes to new things
    Với niềm hân hoan, thiên nhiên mở mắt chào đón những đổi mới ...
    Từ đó định mệnh đã đẩy Xinran đem lại niềm vui cho các tâm hồn bị lãng quên từ nhiều chục năm nay, hay hơn nữa nhiều thế kỷ qua. Xứ Trung Hoa hãy như thiên nhiên: Xin mở mắt chào đón, nhận định, cũng như chấp nhận nhiều đổi mới hơn nữa!
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng bác home đến với CC ,bài của bác rất thú vị ,vote cho bác 5 *

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  5. guoyudou

    guoyudou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    thân mến
    bài của bạn rất hay, hi vọng sau này mình sẽ tim dc nh]ngx bài hay nh] thế.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lần thứ 7 click vào box Tiếng Trung, hình như đã viết khoảng 14 bài cho box. và hình như cũng đã quen mấy người box tiếng Trung từ box TV. có thể nói mình ko học tiếng Trung, ko biết tiếng trung, vào box TT, thấy cái gì có thể tham gia được thì tham gia thôi.Mình sẽ cố gắng tìm những bài viết hay, để phần nào sẽ thỉnh thoảng viễn du sang box. Nhưng chắc sẽ ko phải là thành viên của box,.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tình Sử Võ Tắc Thiên
    Lâm Ngữ Đường
    1- Mở Đầu
    Mùa xuân năm 1944, khi viếng Tây An ( Trường An) ở miền Tây Bắc Trung Hoa, một anh bạn thích khảo cổ nhất định rủ tôi đi thăm ngôi cổ mộ của thân phụ Võ Hậu. Anh đề cập đến những kiệt tác bằng đồng hình ngựa và hình các thú vật khác tại khu vực cổ mộ do chính anh khám phá ra.
    Khu vực này cách xa thành phố hàng năm sáu chục cây số và không nằm trên lộ trình thông thường của du khách, nên thực tế không ai biết tới. Sự hăng hái của bạn tôi làm tôi vui lây, và chúng tôi khởi hành bằng xe hơi.
    Những cánh đồng phía Tây Bắc Tây An chạy dài xa tắp, lô nhô những lăng tẩm của các vị vua đời trước (kể từ đời nhà Chu) cao hàng mấy chục thước đã đổ nát theo thời gian và người dân địa phương cũng hoàn toàn quên lãng.
    Trước mắt chúng tôi chỉ còn những gò đất vàng trơ trụi nằm rải rác đó đây, hoặc quây quần lại trên một vùng đất rộng làm cho khung cảnh càng trở nên thê lương, bát ngát...
    Tôi không nhớ rõ con đường đã đưa chúng tôi tới khu vườn của ngôi cổ mộ, nhưng tính ra phải đi mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
    Khi tới khu mộ đài hình chữ nhật dài khoảng hai trăm thước, rộng khoảng một trăm thước, và trông thấy những tượng thú bằng đồng, tôi thực sự kinh ngạc. Trước kia, Võ Hậu với dụng tâm lập ra một triều đại riêng, đã biến phụ thân bà thành "Hoàng Đế" dù ông ta đã chết. Bà được gọi là Võ Hậu vì đã từng làm Hoàng Hậu, và nếu lúc đó bà mãn nguyện với danh vị này thì đã chẳng có gì để nói.
    Ở trên thềm, những còn ngựa bằng đồng còn nguyên vẹn và lớn như ngựa thật, dưới ánh nắng trông láng bóng và óng ánh sắc vàng chen lẫn màu xanh của rêu phong. Vì không chuyên môn nên cả tôi lẫn bạn tôi đều không hiểu rõ ý nghĩa của những bức tượng, nhưng vẻ đồ sộ và những nét tinh xảo của những bức tượng ấy đủ cho người ta thán phục. Sự xa hoa lảng phí chính là đặc điểm của kinh đô Trường An thuở trước.
    Đây là dịp duy nhất tôi được biết tới vị Nữ Hoàng kỳ lạ đã thống trị Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ thứ bảy.
    Mười năm trước đây, tôi bắt đầu góp nhặt tài liệu về tiểu sử và các việc làm của người đàn bà phi thường này, nhân vật độc nhất vô nhị trong lịch sử cổ kim. Bản thảo đầu tiên hoàn tất vào năm 1956. Sự vô luân cũng như óc thông minh tột cùng của bà đã làm tôi say mê. Trong suốt mười năm, tôi có dịp nghiền ngẫm và kiểm điểm lại những hành động của bà, những hành động có lúc làm tôi phải rùng mình, có lúc lại làm tôi thích thú. Tôi không thể tìm thấy một người đàn bà thứ hai nào tương tự trong lịch sử Tây Phương .
    Trước khi vào truyện, tôi mượn lời của một vương tước tên là Lập kể lại câu chuyện theo quan điểm của ông. Ông chính là cháu nội của vua Đường Cao Tôn; nhưng có lẽ không phải cháu ruột của Võ Hậu. Dù sao ông cũng lớn lên giữa triều nội và biết rõ mọi việc trong cung cấm. Ông có một đám thê thiếp đông đảo và có chừng sáu mươi người con. Theo lịch sử, các con ông đều tầm thường.
    Vì các giai thoại về Võ Hậu có vẻ thiếu thực tế và khó tin, tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây rằng tất cả các nhân vật cũng như nhưng diễn biến của câu chuyện, kể cả các mẫu đối thoại, đều đi sát với lịch sử đời Đường. Các dữ kiện đều căn cứ vào hai bộ " Đường Thư" chính thức viết về triều đại nhà Đường. Một bộ viết vào thế kỷ thứ X và một bộ viết vào thế kỷ thứ XI .
    Bộ thứ nhất có nhiều giá trị về mặt khảo cứu hơn . Trong khi bộ thứ hai là bản tu chỉnh của bộ thứ nhất, văn từ gọn gàng và thanh nhã hơn .
    Cả hai bộ đều có một đặc điểm: Phần lớn công trình biên soạn (150 tập trong số 200 tập của bộ cũ, và 150 tập trong số 225 tập của bộ mới) đều là sự góp nhặt kỹ lưỡng về thân thế của các nhân vật thời đó với đầy đủ những nét bi thảm, những biến cố bất ngờ và cả những lời đối thoại. Để có thể tạo nên một bức hoạ với đầy đủ chi tiết rõ ràng về nữ nhân vật kỳ lạ của truyện này, thiết tưởng chỉ có thể dựa vào thân thế các nhân vật, các bản phổ hệ của các đời vua, và các đoạn đặc biệt nói về lễ nghi, âm nhạc, phục sức, các bộ lạc ngoại chủng, về địa dư, thiên văn và thuật số.
    Dĩ nhiên chúng ta sẽ không để ý tới các giai thoại về mối tình của bà với nhà sư mất trí, hay việc bà hạ chỉ ra lệnh cho loài hoa phải nở về mùa đông, vì các giai thoại này đều có trong các tiểu thuyết phổ thông, không căn cứ vững chắc trên sử liệu. Trái lại, chuyện bà sủng ái hai gã đẹp trai họ Trương, bắt họ dồi phấn thoa son như con gái, rồi cho ở chung trong khuê phòng, là chuyện có ghi trong lịch sử và là nguyên nhân đưa các giấc mộng của bà đến chỗ tan vỡ.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    2- Biết Kể Thế Nào
    Người ta biết kể thế nào về bà nội của mình, nhất là khi bà lại là một người dâm loạn? Trong đám người thuộc Hoàng tộc, kể cả đương kim Hoàng Đế , tức vua Minh Hoàng (Huyền Tôn) , có một sự giao ước là tuy chúng tôi được tha hồ nói về các người cháu họ Võ của Võ Hậu, nhưng riêng đối với Võ Hậu thì không ai được nói lời gì bất kính . Chúng tôi ngừng nói ngay mỗi khi có ai vô tình nhắc đến tên bà, vì dù sao bà cũng là bà nội của chúng tôi . Tôi không đủ tư cách để góp phần vào câu chuyện và không kể những người khác. Riêng tôi , tôi vẫn nghi ngờ không biết bà có phải là bà nội tôi thật không . Tôi thường có xu hướng tin rằng cha tôi là con của một bà Công tước (chị của Võ Hậu) chứ không phải con ruột của Võ Hậu . Tôi sẽ giải thích điểm này sau .
    Tôi, người đang kể chuyện, là Vương tước đất Tần. Tôi đã quyết định viết nên tập truyện kỳ này để kể về một người đàn bà đã tạo ra lịch sử và suýt chút nữa đã thành công trong việc xoá bỏ hẳn triều đại nhà Đường. Bà nội tôi, nếu quả đúng như vậy , là một người đàn bà quỷ quyệt , tham lam và tàn bạo nhất trần gian. Để thoả lòng khát vọng và đạt tới một cuộc sống huy hoàng, bà đã không dừng bước trước bất cứ việc gì, kể cả việc giết người.
    Khi còn nhỏ tôi và vua Minh Hoàng thường run sợ muốn đứng tim mỗi khi nghe thấy tiếng bà ở phòng bên. Thật khó mà mô tả một người đàn bà như vậy : nhân từ và hoà ái khi bà muốn , rồi bất thình lình bà tung ra những vuốt nhọn để vồ, để xé, để nghiền nát con mồi , chỉ vì muốn thoả mãn ác tính, hay vì muốn thưởng thức quyền uy tối thượng của mình.
    Có một điều lạ là hầu như bà luôn luôn tỏ ra trầm tỉnh và đường hoàng . Trước mặt quần thần, bà có đầy đủ phong cách của một bà hoàng với vẻ đường bệ chững chạc. Nhưng mỗi khi bà mím môi, nheo mắt lại nhìn một cách khinh khỉnh thì hãy coi chừng.
    Bà luôn luôn chiếm phần phải và đừng có ai cãi lại bà. Tôi cảm thấy thương ông nội tôi (vua Cao Tôn) vì người đã chịu đựng nhiều đau khổ khi lấy phải người đàn bà lang độc đó.
    Tôi không được quyền hình dung Võ Hậu một cách sơ sài như : khó chịu, nhỏ mọn , hống hách.
    Vì nếu chỉ có thế thì bà đã lấy gì làm nguy hiểm .
    Sự nghiệp và thành tích của bà thật vĩ đại . Ý muốn trị vì thiên hạ của bà thật phi thường. Những đòn phép chính trị của bà thật tuyệt diệu. Những hành vi dâm đãng đượm màu tôn giáo của bà cũng không thiếu vẽ mỹ quan . Bà thành công trong những tham vọng của bà , đó là vì bà đủ bản lãnh để đối phó dễ dàng với bá quan văn võ.
    Chúng ta không tán thành sự tàn ác và các âm mưu của bà, nhưng chúng ta phải nghiêng mình thán phục tài năng chính trị và sự thông minh tuyệt vời của bà. Vậy thì sự soán ngôi của bà không phải là hèn mạt , vì khi một sư nữ hất cẳng được một bà Hoàng hậu, hoặc khi một người tì thiếp tầm thường của vua cha (đã chết) đi lấy vua con để được lên ngôi Hoàng hậu với sự công nhận của quần chúng thì cũng khó mà liệt vào hạng hèn mạt được.
    Bà luôn luôn hành động đúng, không bao giờ lầm lẫn trong việc lựa chọn phương tiện để đạt tới mục đích. Đôi khi bà còn đóng vai trò của một nhà luân lý. Bằng cớ bà đã viết ra cuốn Bổn Phận Trong Nhà Của Người Phụ Nữ và cuốn Cuộc Đời Của Những Người Đàn Bà Gương Mẫu.
    Bà luôn luôn phục vụ quốc gia và giúp đỡ người chồng nhút nhát trong việc trị dân, phát giác những kẻ phản loạn và chận đứng mọi âm mưu nổi dậy. Bà là tượng trưng của luật pháp của trật tự . Ngay những chuyện dâm ô, trơ trẽn của bà với gã mãi võ dạo , cũng được tô điểm bởi màu sắc tôn giáo.
    Là một người đàn bà độc đoán, tàn ác , lại pha thêm chút tính trẻ con, bà đã nghĩ ra một hướng đi mới cho mình để trỡ thành người đàn bà nhiều uy quyền nhất và độc đáo nhất trong lịch sử.
    Khôn ngoan và có thiên tài về chính trị, bà sắp đặt đường đi nước bước, định rõ ai sẽ là nạn nhân của mình và bà chờ đợi.
    Chúng ta phải nhấn mạnh rằng bà đã nắm được thuộc hạ, trong vòng một năm sau khi lập ra triều đại nhà Chu, bà giết tất cả những người không dùng được. Còn những người có tài bị bà đày đi xa ngày trước đều được bà triệu về lo việc triều chính. Bà đã đủ khả năng giữ yên bờ cõi trong mười lăm năm .
    Trong thời kỳ này không còn ai dám mưu đồ phản loạn. Vào cuối triều đại của bà, luật pháp và công lý lại càng mang bộ mặt trang nghiêm, cổ kính. Nhưng khôi hài thay, chính trong giai đoạn mà các triều thần đều thẳng thắn, cương trực này, mầm mống sụp đổ đã phát sinh .
    Người ta phải viết thế nào về bà nội mình khi bà là một người dâm loạn, một kẻ sát nhân ? Câu hỏi này được nêu lên khi tôi và một người em họ làm Công Tước dùng cơm với nhau sau một buổi đi săn .
    Tôi đã kể cho y nghe là tôi đang bắt đầu viết tập truyện ký này. Cha y và cha tôi đều là Hoàng tử và đều bị giết. Tôi và y may mắn thoát khỏi bàn tay đẫm máu của bã nội tôi . Y là một người tốt, đã giúp đỡ nhiều kẻ khác trong hoàng tộc cùng chung số phận mồ côi như chúng tôi . Một số lớn Vương công hiện thời đã từng chịu ơn y rất nhiều . Chính bản thân y đã trải qua cảnh côi cút, lo sợ , đói khát, không nơi nương tựa. Khi còn nhỏ y đã phải lang thang khắp thâm sơn cùng cốc nơi đảo Hải Nam tận miền biển Trung Hoa .
    Y đã nếm cảm giác của một đứa con có cha là một tên tội phạm. Một vết nhơ cho tên tuổi y . Mẹ và chín anh em y bị giết trong cùng một ngày. Y và hai đứa em út đã phải tha phương cầu thực để lánh nạn. Y và tôi thường ngồi bên chung rượu đàm luận về người đã gây ra tất cả những thảm cảnh , ấy là bà nội của chúng tôi . Y thường tự hào về cha y, cũng như tôi từng tự hào về cha tôi . Cả hai người cha bất hạnh đều là nho sĩ . Chỉ khác nhau một điều là cha y bị người ta treo cổ, còn cha tôi tự treo cổ vì bắt buộc.
    Nhưng dù sao chúng tôi vẫn say mê những cuộc đàm luận như vậy, như những thuỷ thủ say mê kể chuyện mình thoát hiểm nơi biển cả .
    Y nói với tôi :
    - Bằng mọi cách đại huynh phải viết lại câu chuyện này . Viết vì ông nội và cha chúng ta . Võ Hậu là một mụ điếm muốn giết hết họ Lý chúng ta . Như đại huynh đã biết , mụ không hề sinh ra cha tôi . Cha tôi là con của Triệu phi . Cha tôi vẫn thường kể cho tôi nghe về tấn thảm kịch rùng rợn mà Võ Hậu đã gây ra cho thân mẫu người và Vương Hậu . Tôi không nhớ là đã nhìn thấy mặt Võ Hậu lần nào chưa, nhưng đại huynh lớn lên trong cung bên cạnh tiên đế (vua Duệ Tôn) và các con cháu ngài , trong đó có cả đương kim Thánh Hoàng, chắc đại huynh phải biết nhiều chuyện bí ẩn nơi cung cấm .
    Tôi đáp :
    - Hiền đệ nói đúng . Tôi đã bị nhốt trong cung với chú tôi là vua Duệ Tôn cùng các con của người. Tôi không trông thấy thế giới bên ngoài trong suốt mười tám năm trường (từ năm 680 đến 698) kể từ năm tôi mới lên mười . Trong suốt thời gian đó tôi đã chứng kiến rất nhiều.
    - Hình dáng bà ra sao ?
    - Tôi bị nhốt trong cung từ thời ông nội chúng ta (vua Cao Tôn) còn tại thế. Hồi đó ông nội đã suy yếu nhiều , luôn luôn phải nằm và quấn vải quanh đầu vì mắc chứng nhức đầu. Bà nội thì đã mấp mé lục tuần nhưng hãy còn khương kiện lắm . Chính sự khang kiện nãy đã làm cho nhà vua suy nhược. Bà có trán vuông , hàm lớn và lông mi rất đen . Tôi mường tượng là hồi trẻ bà đẹp lắm . Tôi không biết bà đã uống thứ thuốc bổ gì . Chắc nhà sư mất trí, người yêu của bà đã cho bà những thứ thuốc bí mật . Dù sao đời bà thực sự bắt đầu vào tuổi sáu mươi, khi ông nội mất , và bà bước vào cuộc sống dâm loạn. Trước đó bà cũng có nhiều nhân tình, phần lớn là những tay tà đạo được gọi vào cung hàng đêm nhưng không như giai đoạn này...Đáng sợ nhất là khi bà giận dữ , mắt bà trở nên xanh biếc.
    - Tôi thấy Công chúa Thái Bình đôi khi cũng vậy.
    - Công chúa rất giống mẹ. Hai người hầu như rập khuôn về tính tình, quan điểm sắc dục , tài năng và vẻ mặt . Ta có thể nhìn Công chúa mà tưởng tượng ra con người của bà nội khi còn trẻ . Hồi trước Công chúa rất thanh tú, tới năm ba mươi tuổi thân hình mới hơi đẫy đà và có dáng đi giống bà nội. Công chúa hơn tôi năm tuổi. Vào tuổi mười bảy, mười tám, Công chúa rất hung hãn , thường ăn mặc như con trai...
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thế rồi Công Chúa lấy chồng, nhưng có chồng hay không cũng thế thôi . Một thị nữ kể cho Công chúa nghe về sự dẻo dai của một tên mãi võ. Thế là hắn được vào gặp Công chúa ngay . Chính Công chúa đã giới thiệu hắn lại cho mẹ và bà mẹ đã cùng hắn chung gối (lúc này vua Cao Tôn đã mất). Công chúa lấy họ cha chồng mà đặt cho hắn và bảo hắn giả làm cha nuôi của chồng để có lý do lui tới thân mật. Thật ra tên hắn là Phong nhưng thường được gọi là " Bé Cưng" . Thật là khôi hài. Người hắn lừng lửng như một khúc cây và ngôn từ của hắn thì thực là thô bỉ, thứ ngôn từ của những kẻ mãi võ. Hắn có đôi tay cuồn cuộn bắp thịt, một chiếc cổ rất mạnh và đôi vai rộng. Trước khi hắn gọt đầu làm hoà thượng trụ trì đền Bạch Mã, tóc hắn rất đen, rậm và cứng . Tính tình cũng như điệu bộ hắn có vẻ nghênh ngang phách lối. Hồi đó hắn được tự do ra vào khu vực của các bà với tư cách một quốc sư đại diện tôn giáo. Người ta không biết nói làm sao khi trông thấy hắn vênh vang trong bộ áo tụ hành màu tía, nhảy lên lưng ngựa từ chuồng ngựa của nhà vua và tiếp lấy dây cương do mấy người cháu của Võ Hậu dâng lên .
    - Tại sao họ lại gọi hắn là " Bé Cưng" ?
    - Điều đó dễ hiểu . Họ gọi như vậy cho có vẻ âu yếm vì hai mẹ con Võ Hậu rất cưng cái vật " bé nhỏ quý giá" kia . Chính vật đó là nhãn hiệu của hắn, chìa khoá giúp hắn ra vào khuê phòng của các bà.
    Khi gọt đầu làm sư hắn có pháp hiệu là Hoài Nghĩa.
    - Tại sao công chúa lại sai người giết hắn ?
    - Đó là mãi về sau, khi Võ Hậu có người tình mới , một thầy thuốc họ Trầm , thì hắn phát khùng vì ghen tức , rồi bệnh điên của hắn càng ngày càng trầm trọng . Hắn phóng hoả đốt thiền viện của hắn . Võ Hậu tìm cách che đậy cho hắn nhưng hắn tỏ ra hỗn xược không thể tha thứ được. Dạo đó việc tư thông giữa hai người được đồn đại khắp các đường phố. Vì trong khi đem Hà Tường Hiển ra hành thích , đi được nữa đường ông vùng bỏ chạy và rêu rao khắp phố về hành vi của Võ Hậu. ông nói cho sướng miệng trước khi chết. Công chúng say sưa lặng nghe và những chuyện nhớp nhúa của Võ Hậu và Công chúa không còn gì là bí mật nữa .
    Sau vụ nầy các tử tội đều bị bịt miệng khi đem ra pháp trường , nhưng dù sao cũng đã muộn. Ở những nơi quyền quí, cao sang, người ta còn có thể bưng bít hay bịt miệng nhau về những chuyện bỉ ổi ; chứ còn đã lộ ra nơi công chúng, miệng tiếng thế gian có trời giữ.
    Khi cảm thấy không thể tha thứ cho nhà sư điên kia nữa, Võ Hậu và Công chúa đặt kế lừa hắn đến vườn thượng uyển rồi cho một đám thị nữ khoẻ mạnh xông vào bắt trói và siết cổ cho chết .
    Sau đó Võ Hậu tuyển được anh em họ Trương rất xinh trai .
    Lúc này bà đã ngoài bảy mươi . Bà mọc thêm một chiếc răng khôn , và nhiều người lại đồn bà mọc thêm lông mày phụ , nhưng chính mắt tôi không trông thấy.
    Bà thật là một người kỳ dị . Cuộc đời mới của bà bắt đầu vào tuổi sáu mươi . Phải, và tiếp tục cho đến năm tám mươi, khi mà thuốc kích thích cũng như cơ thể đều trở nên vô dụng .
    - Tôi nghe nhiều người kể là bà tư thông với tên mãi võ từ khi bà còn tu tại chùa Hưng Long ?
    - Không phải vậy đâu. Đó chỉ là lời đồn nhảm . Khi Công chúa tìm ra hắn thì hắn mới vào khoảng ngoài ba mươi và Công chúa lúc ấy mười tám . Thời kỳ Võ Hậu tu ở chùa Hưng Long thì có lẽ hắn vừa mới ra đời .
    - Như vậy đại huynh lại càng cần phải viết . Đại huynh biết tất cả những chuyện mà người khác không biết. Hoàng Thượng có biết đại huynh đang viết sách không ?
    - Không . Tôi chưa nói cho Hoàng Thượng hay . Hoàng Thượng sẽ không cản được tôi vì tôi không khác gì môt người anh của ngài . Nhưng dù sao , Hoàng thượng cũng phải ngăn vì ngài là Hoàng Đế , cần tỏ lòng tôn kính đối với tiền nhân, dù lòng tôn kính đó chỉ là tưởng tượng. Chính thân mẫu ngài, Hoàng hậu của vua Duệ Tôn , đã bị Võ Hậu ám sát. Khi ngài lên ngôi, ngài muốn cải táng mẹ theo đúng nghi lễ. Nhưng ngài đã không tìm thấy di hài mẹ , thậm chí ngài không biết mẹ mình có được chôn theo hay không ? Ngài chỉ biết tự nhiên bà mất tích . Ngài đành phải làm lễ an táng không có hài cốt chỉ có một bộ quần áo của bà bỏ trong áo quan. Nếu ngài biết chuyện viết sách của tôi , tôi sẽ tâu rằng tôi chỉ kể chuyện tranh chấp giữa họ Lý và họ Võ mà thôi. Vã lại chính ngài là người đã " đảo chính" và giết hết giòng họ Võ . Chính ngài đã ép Công chúa phải tự sát .
    Nhiều người thường so sánh Võ Hậu với Lữ Hậu , vợ của Hán Cao Tổ . Hai người cùng dâm đãng như nhau . Trong lịch sử còn ghi rõ " Lữ Hậu" thường tìm những đàn ông có ********* vĩ đại về ân ái . Nhưng đó chỉ là chuyện riêng tư , không liên quan đến chính trị . Trường hợp của Võ Hậu cũng chỉ có tính cách tâm lý, nhưng tình cờ nó lại biến thành một vụ lem nhem có tính cách chính trị . Có lẽ bà cũng đã cố đặt chuyện tình cảm của bà trong vòng riêng tư , nhưng chẳng may bà phóng túng quá lố, bà thêu dệt giai thoại cho bà là hiện thân của " Phật Cười" hiện xuống để phục vụ " vật vĩ đại" của một nhà sư .
    Kết quả, chuyện tình của bà thành một sự pha trộn giữa xác thịt và tôn giáo. vừa thối tha lại vừa đẹp đẽ.
    Chúng ta không nên đi quá xa về đề tài đàn bà và chính trị, nhưng phải công nhận rằng khi đàn bà nắm quyền , bản tính tham lam của họ đáng sợ và tai hại hơn đàn ông . Cứ lấy ví dụ trong ba đời vua vừa qua. Ái hậu của vua Thái Tôn, như mọi người đều biết, đã giúp đỡ vua rất nhiều. Bà chính là nguồn năng lực của vua Bà thật vĩ đại vì bà dịu hiền và biết thương người. Bà thường ở bên vua mỗi khi vua giận dữ hay bất công đối với quần thần . Bà thường khuyên vua đừng bao giờ quên những bề tôi tận trung với chúa. Nhưng người đàn bà sẽ không còn diu hiền , biết thương người khi họ có quyền.
    Như trường hợp Võ Hậu dưới thời Cao Tôn, Vi Hậu giết chồng là Trung Tôn , con trai thứ ba của Võ Hậu, và các Công chúa con của võ Hậu đã lạm quyền thưởng phạt quần thần làm triều đình đảo lộn. Trong lịch sử không có triều đại nào lại đầy dẫy những vụ dâm loạn, ngoại tình, như dưới thời Trung Tôn và Duệ Tôn. Chắc hẳn Võ Hâu đã làm gương xấu cho con cháu.
    Võ Hậu là một ví dụ hiển nhiên , và hơi cực đoan, về uy quyền của đàn bà. Bà không thua bất cứ bậc đế vương khanh tướng nào , về mặt trí tuệ , về cách dùng người, về đường lối linh động , và về sự bĩnh tĩnh . Tự bà đặt cho mình một lối đi đến tột đỉnh vinh quang .
    Nhưng dù sao, ở một vài phương diện nào đó bà vẫn là một người đàn bà. Bà đã trả thù Vương Hậu một cách nhỏ mọn, vô nhân đạo, không khác loài cầm thú. Sự đố kỵ của bà đối với người đồng phái cũng đáng cho ta chú ý : Bà đã giết tất cả bốn người con dâu . Bà chuộng những tay phù thuỷ, đạo nhân , sư sãi . Vì sự đòi hỏi của tình hình chính trị , bà đã đem hàng trăm vương tôn công tử, ra tàn sát. Sự vô nhân của bà phản ảnh bản tính độc ác của phái nữ , một hiện tượng mà đàn ông chúng ta thường suy ngẫm mà không hiểu nỗi. Việc bà cho người tạc một hình Phật cao hàng trăm thước , khiến tôi liên tưởng tới một em bé giàu óc tưởng tượng , đứng chơi búp bê . Vẫn biết trong mỗi người đàn bà đều có một chút trẻ con, nhưng nếu tính trẻ con đó kéo dài trong suốt tuổi già, trửng giỡn với hết nhà sư điên lại tới anh em họ Trương, với bao nhiêu giai thoại nhảm nhí , bịa ra để hí lộng quỉ thần, thì quả thực chúng ta phải lắc đầu .
    " Âm" và " Dương" phải bổ khuyết cho nhau . Nếu một cái thịnh quá , một cúi suy quá , cuộc sống không thể tiến triển tốt đẹp.
    Gà mái không nên gáy , đàn bà không thể làm công việc của đàn ông .
    Tôi đã khuyên các Hoàng tử như vậy.
    Đàn bà sinh ra để tìm chúng ta . Chúng ta thoả mãn họ và ngược lại. Đó là luật của tạo hoá. Nói cách khác, nếu chúng ta là cá thì họ là người đi câu . Họ dùng đủ các thứ mồi để nhử chúng ta . Họ ước muốn một chỗ đứng trên trường đời , và sống một cuộc sống ấm no, an lạc. Để đạt mục đích, phương tiện duy nhất của họ là đàn ông .
    Một vị thái tử sắp lên ngôi cần phải nhớ rằng có thể yêu đàn bà nhưng đừng để họ chen vào việc triều chính.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    3- Vua Thái Tôn và Mị Nương
    Sau hai mươi ba năm trị vì, vua Thái Tôn nằm hấp hối trên giường bệnh tại một nơi ẩn dật trong cảnh sắc u nhàn của miền đồi núi với cây cỏ tốt tươi. Ấy là nơi nghỉ ngơi của vua vào mùa hè, chỉ cách kinh đô có một khoảng thung lũng nên thơ và một dòng suối trong veo chảy róc rách từ trên đỉnh đồi xuống tận khu ngoại thành phía Nam. Dãy đồi chạy dài mãi và lẫn vào rặng Thái Bạch ở đằng xa. Nơi Vua nghỉ là một vùng đồi núi cao khoảng năm trăm thước, so với thành phố phía dưới, hoàn toàn vắng vẻ và biệt lập với thế giới bên ngoài.
    Cung điện nơi Vua nghỉ rất đơn sơ, mộc mạc như những ngôi nhà nghỉ mát thường được cất lên với những vật liệu bằng gỗ lấy từ một toà điện cổ khác. Thích đơn sơ là bản tính của nhà vua Là người đã dựng ra nhà Đường. Nhà vua không bao giờ thích những lầu đài tráng lệ, nguy nga.
    Khi thắng được vua nhà Tùy, ông sửa sang lại cung điện cũ để ở. Ông biết rằng muôn dân rất nghèo, đã chịu lầm than trong bao nhiêu năm chinh chiến. Xây cung điện mới sẽ tốn phí rất nhiều của cải và sức lao động của dân. Ông chỉ xây một ngọn tháp ở trong cung để tưởng niệm hai mươi bốn vị hiệp sĩ đã cùng ông chiến đấu gian khổ để khôi phục giang sơn và mang lại hòa bình cho bờ cõi.
    Ông mắc bệnh lỵ kinh niên, đã chữa trị nhiều nhưng chỉ giảm sút chứ chưa bao giờ dứt hẳn .
    Càng ngày ông càng hốc hác, tiều tụy. Khi được năm mươi hai tuổi, ông cảm thấy mình kiệt lực, không còn sống được bao lâu nữa. Trước kia ông từng là một kiện tướng có tinh thần đồng đội rất cao, một nhà lãnh đạo thiên tài nổi tiếng về lòng nhân và tính tình bình dị tự nhiên. Ông thường thẳng thắn phê bình thuộc hạ cũng như nghe thuộc hạ phê bình chính ông . Bên cạnh ông là những hiền thần có nghĩa khí và biết trọng danh dự. Họ đều hết lòng kính mến ông. Bản thân ông đã xông tên đụt pháo, cầm đầu chiến dịch đánh Cao Ly (Đại Hàn).
    Với một số tướng tài, ông đã phá tan liên bang Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc và mở rộng bờ cõi về phía Tây tới tận biên giới Turkestan gần biển Caspienne. Các tướng khác của ông đã tấn công phía Bắc Ấn Độ, và buộc xứ Nepal phải triều cống.
    Ông có dáng bộ tự nhiên, không kiểu cách, và phía sau bộ ria cứng như thép có thể treo một cây cung lên đó mà không rớt. Người ta tìm thấy nơi ông một tấm lòng thương người vô bờ bến. Chính lòng thương người đó đã đem lại sức mạnh cho nhà Đường. Ông rất được lòng dân và nhờ đó mà về sau nhà Đường suýt mất lại có cơ khôi phục được .
    Triệu quốc công Trương Tôn Vô Kỵ luôn luôn ở bên cạnh Vua khi Vua hấp hối. Vô Kỵ không những là em ruột của bà Hoàng hậu nhân từ đã qua đời, mà còn là vị hiệp sĩ số một trong đám hai mươi bốn vị được thờ tại bảo tháp trong cung. Thực ra ông luôn luôn ở bên cạnh Vua trong suốt ba mươi năm liền, từ hồi còn đi chinh chiến. Ông vừa là chiến lược gia vừa là cố vấn thân tín nhất của Vua .
    Vua nói với ông:
    - Ta có vài điều quan trọng muốn bàn với khanh.
    Các thị vệ hiểu ý lui ra ngoài hết.
    - Ta biết không còn sống được bao lâu nữa. Ta vẫn thường ấp ủ mấy điều...
    - Tâu Chúa Công hôm nay thánh thể bất an nhưng rồi mai mốt.
    - Không đâu, ta biết lắm. Ta sắp chết. Khi ta chết rồi, phải chôn ta cùng với ái hậu của ta. Điều ta muốn hơn hết là khanh hãy tạc tượng tám con chiến mã của ta bằng đá và đặt chúng ở lối vào lăng. Chắc khanh đã biết chúng tên gọi.
    Vô Kỵ thoáng thấy vẻ tươi cười trên mặt Vua.
    - Hạ thần sẽ tuân hành thánh ý.
    - Đôi khi ta cảm thấy chúng thương ta và hiểu ta hơn những người xung quanh.
    Trong những ngày sắp tới Hoàng nhi (Cao Tôn) sẽ cần đến khanh rất nhiều. Nó là một người nhân từ, chỉ phải cái hơi yếu đuối, bị tình cảm chi phối và còn trẻ quá. Ta lấy làm hài lòng là vợ nó cũng thuộc dòng Tôn thất rất nết na, khiêm hòa và đoan chính. Ta không cần người đàn bà thông minh, sắc xảo. Một ông vua đã có quá nhiều chuyện bên ngoài để đối phó, trong nhà cần phải cho yên lành. Ta chết đi mà lòng vẫn chẳng yên Hoàng nhi còn trẻ quá, khanh hãy ráng lo cho nó. Khanh hãy lại gần đây.
    Vô Kỵ tiến lại ngồi bên giường Vua.
    Vua thì thầm:
    - Lý Thuần Phong đã nhắc nhở ta mà trước kia ta không tin. Trong hai tháng ở đây, ta đã để ý mọi chuyện. Võ Mị Nương làm ta lo quá. Thị đã hầu hạ ta rất tận tâm, luôn luôn tỏ ra lanh lợi, mau mắn và đàng hoàng. Nhưng sau lưng ta đang có nhiều chuyện xảy ra. Gần đây ta bắt gặp ánh mắt khác lạ của Hoàng nhi với thị. Lời Lý Thuần Phong không phải là vô cớ Khanh còn nhớ con ngựa chứng bờm nâu không? Không ai có thể cởi nó được. Vậy mà tối hôm nọ Mị Nương nói với ta thị có cách cởi được. Ta hỏi cách nào, thị trả lời: Bệ hạ hãy cho thiếp một cây roi sắt, một cái búa và một con dao nhọn. Nếu thiếp dùng roi đánh nó không được, thiếp sẽ dùng búa đập nó, nếu cũng không được, thiếp sẽ thọc dao vào cổ nó.
    Ta không hiểu thị nói thế là đùa hay thật, nhưng một người đàn bà trẻ tuổi có thể thốt ra những câu nói như vậy thì thật đáng sợ. Đó đâu phải là cách làm thuần ngựa. Vậy mà khi thị nói, vẻ mặt thị vẫn thản nhiên như việc đó có thể làm dễ dàng.
    Vô Kỵ hỏi một cách thận trọng:
    - Tâu Chúa Công, giữa hai người có tình ý gì với nhau không?
    - Rất có thể.
    Muốn đưa thị ra khỏi hoàng cung thì dễ lắm, chỉ việc đuổi nàng về quê mà không cần nói lý do, hay gửi thị vào chùa thì không lo gì nữa.
    Theo lệ, các cung phi, thị nữ đã hầu hạ vua không được thành thân với bất cứ người đàn ông nào khác. Nhưng đây không phải là luật. Nhiều người đã đi lấy chồng sau khi vua chết, trừ trường hợp có lời thề như một số người đã làm.
    Sau một phút đắn đo, vua Thái Tôn nói:
    - Ta không đành tâm giết Mị Nương như Lý Thuần Phong đã khuyên. Y là người biết rõ huyền cơ của tạo hoá nhưng không hiểu rõ tình cảm trong lòng người. Hãy gọi Mị Nương vào đây để ta thử lòng thị xem sao.
    Trong khi chờ người đi gọi Mị Nương, Thái Tôn hỏi :
    - Lý Tịch đã đi trấn nhậm miền Tây Bắc chưa?
    - Tâu Chúa Công, y đi từ mấy hôm trước, ngay khi được chiếu chỉ.
    - Tốt lắm. Chắc y thắc mắc tại sao ta lại phái y đi. Y đã tuân lệnh không cần biết lý do, điều đó làm ta hài lòng.
    Hồi đó, Võ Hậu còn là một thị nữ trong cung, được xếp vào loại tài nhân. Nàng có phận sự hầu vua trong lúc thay quần áo và tắm rửa.
    Theo triều nghi các công nương trong nội cung của vua gồm có một Hoàng hậu, bốn cung phi, chín cung tần, bốn mỹ nhân và năm tài nhân. Ngoài ra còn có hai mươi bảy mỹ nhân và tài nhân nữa nhưng không được vào nội cung. Tất cả các công nương này đều được phép nhận ân huệ của vua, một danh từ để chỉ việc chung chăn gối với vua. Mỗi khi có con họ đều được ghi chép vào gia phả hoàng tộc cẩn thận.
    Võ Mị Nương lúc đó được hăm bốn tuổi và đã vào cung được mười năm. Cha nàng đã từng theo Thái Tôn đi chinh chiến, và khi Vua ghé thăm nhà nàng ở Kinh Châu, Vua đã đặc ân tuyển nàng vào cung. Số nàng kể cũng hẩm hiu vì sau mười năm trời trong cung nàng vẫn không ngoi lên khỏi bậc thấp nhất trong đám công nương.

Chia sẻ trang này