1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Người Đàn Bà Giỏi Của Trung Quốc

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi home_nguoikechuyen, 08/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Vào cuối tháng năm, khí trời oi ả nhưng nhờ ở trên núi cao nên cũng được mát mẻ. Sáng nay sau khi phục thị Vua, Mị Nương lui về phòng mình. Cửa phòng nàng trông qua khu vườn của Thái tử ở phía Đông. Bên kia khu vườn có tường bao bọc là nơi ở của Thái tử. Nàng biết rõ từng gốc cây ngọn cỏ, ngõ ngách ra vào của khu vực này, vì nàng đã tìm cách làm quen với Vương phi, vợ của Thái tử. Nàng ngồi đây giữa khung cảnh tráng lệ nơi cung cấm, tự cảm thấy mình cũng có quyền thế như ai. Trong phòng, nàng cũng có những thị tì riêng để sai bảo. Nàng đã quá quen thuộc với các nghi thức, tập tục trong cung cấm và nàng dễ tìm thấy sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.
    Nàng ngồi suy nghĩ về cặp vợ chồng khờ khạo: Thái tử và Vương phi. Nàng cảm thấy họ cao quý, đa tình, hay giận dỗi nhưng cũng dễ nguội. Thái tử thì chỉ thích các môn thể thao hoặc ngồi ngắm các bà mỗi khi không phải học.
    Mấy ngày gần đây một mối hy vọng nảy nở trong lòng nàng. Nàng đã mạo hiểm đưa mắt hay mỉm cười với Thái tử, và nàng còn tìm cách đụng chạm vào người Thái tử nữa. Thế rồi Thái tử đến với nàng. Thật là dễ dàng và Vương phi không mảy may nghi ngờ. Nhưng nàng vẫn rầu rĩ, Vua sắp băng hà và nàng sẽ ra sao? Nàng đang miên man suy nghĩ thì đứa thị nữ vào báo cho nàng biết là có lệnh Vua gọi vào hầu. Nàng vội vã chạy xuống bếp cắt một miếng hành rồi bóp cho nước hành bắn vào mắt đến khi hết mở mắt nổi mới thôi. Sau đó nàng chạy tới gương soi, thấy mắt đã ướt đẫm và sưng lên, nàng mới chải lại tóc rồi đi gặp vua.
    Khi bước vào phòng nàng không ngửng đầu lên nhưng cũng nhận ra sự hiện diện của Vô Kỵ.
    - Bệ Hạ cho gọi thần thiếp?
    Thấy nàng vào, hai người ngừng câu chuyện.
    Vô Kỵ đứng dậy.
    - Hãy bước lại gần trẫm.
    Giọng Vua có vẻ mệt mỏi và yếu ớt, nhưng ánh mắt Vua vẫn phảng phất vẻ uy mãnh mà hàng ngày mọi người đều khiếp phục. Mị Nương bước tới.
    Vua nắm lấy tay nàng có vẻ quan thiết lắm:
    - Ái khanh đã khóc?
    - Thật vậy sao Bệ Hạ?
    Nàng trả lời, đầu vẫn cúi.
    Như chợt nhớ ra điều gì. Vua buông tay nàng ra:
    - Giờ đây ái khanh có cảm thấy khoẻ hơn chăng? Ái khanh có muốn trẫm làm điều gì không?
    Vua nhìn vào mặt nàng, rồi chậm rãi nói tiếp:
    - Mị Nương, khanh đã phục thị trẫm chu đáo trong suốt mấy năm. Giờ đây số trẫm sắp dứt. Sau khi trẫm chết, khanh định làm gì? Khanh có muốn về quê không?
    Mị Nương linh cảm có điều không ổn.
    Nàng nhận ra Vô Kỵ đang chăm chú nhìn nàng. Y biết hết rồi chăng? Nàng không qua mặt được hai người. Nàng trả lời thật mau:
    - Muôn tâu Bệ Hạ, bấy lâu Bệ Hạ đã ra ân cho thần thiếp được kề cận sớm hôm. Giờ đây Bệ Hạ an bài sao thiếp xin chịu, chỉ xin Bệ Hạ một điều là đừng bắt thần thiếp phải về quê. Nếu Bệ Hạ cho phép, thần thiếp xin được chết theo để có thể tiếp tục phục thị Bệ Hạ. Thần thiếp không muốn sống nữa.
    - Ái khanh không được làm như vậy. Ta rất ghét cách hy sinh đó.
    Mị Nương cố kìm chế xúc động và nói một cách nũng nịu:
    - Một khi thiếp đã đem thân gởi nới họ Lý, thì thiếp đã thành một người đàn bà họ Lý, không gì có thể làm thay đổi được điều đó Vậy thì thiếp có thể làm gì hơn là hy sinh?
    Trong phòng chợt yên lặng. Cả Vua lẫn Mị Nương đều đưa mắt về phía Vô Kỵ, ông bèn nói:
    - Tâm nguyện của công nương rất đáng ngợi, nhưng công nương nên tiếp tục sống, nên đi tu để có thể cầu nguyện cho linh hồn Chúa Công.
    Mọi việc đã rõ ràng. Mị Nương đã hiểu hết mọi sự.
    Nàng tự nhủ:
    - Thì ra là như vậy.
    - Thiếp xin đội ơn Bệ Hạ. Nếu Bệ Hạ muốn vậy, thiếp xin cắt tóc đi tu và sống chuỗi ngày còn lại để cầu nguyện cho Bệ Hạ.
    - Trẫm chắc rằng ái khanh sẽ được thảnh thơi tại chùa Hưng Long. Mấy nương tử kia có lẽ cũng muốn được theo ái khanh, vậy ái khanh nên tới đó mà ở.
    Mị Nương lui ra, Vua nhìn theo thở dài, nhưng cảm thảy nhẹ nhõm.
    Thế là bớt được một mối lo.
    -Như ta đoán trước, nàng đóng kịch rất khéo, khanh có nghĩ như vậy không?
    - Tâu Chúa Công, quả là nàng đóng kịch rất khéo.
    - Ta nghĩ rằng ta đã làm một việc hợp lý. Hoàng nhi là một đứa con ngoan, biết vâng lời, nhưng lại không đủ cương nghị để gánh vác giang sơn. Theo lời khuyên của khanh, ta đã bỏ hai đứa lớn để lập y làm Đông cung Thái tử. Vậy khanh có bổn phận phải dẫn dắt và che chở cho y. Hãy cho gọi Chữ Toại Lương đến đây. Ta muốn phó thác Thái tử cho hai khanh.
    - Hạ thần sẽ cho gọi ngay. Chắc trưa nay Toại Lương sẽ tới.
    Vô Kỵ bước ra cửa, truyền lệnh cho thị vệ xong lại quay trở vào bên Vua.
    - Trong khi chờ đợi, khanh kêu Hoàng nhi vào đây cho ta. Ta có vài điều muốn nói với hắn.
    - Tâu Chúa Công, chắc Chúa Công đã mệt, Chúa Công nên nghỉ ngơi đôi chút.
    - Không sao đâu. Ta muốn nói chuyện với hắn ngay để khỏi bận tâm. Khanh hãy để cho ta nói khi ta còn có thể nói được.
    Thái tử bước vào. Thái tử là một thanh niên hai mươi mốt tuổi, tính tình vui vẻ, không thông minh lắm và cũng như vua Cha, ít khi được dồi dào sức lực.
    Việc chọn lựa người kế nghiệp đã làm Vua bận tâm không ít. Thái Tôn có tất cả mười bốn người con trai. Trong số đó có ba người do Hoàng hậu sinh ra được dự tuyển làm thái tử. Mới đầu người con lớn nhất là Kiên, được chọn làm thái tử, nhưng về sau Kiên có nhiều hành vi phóng túng, khả ố nên vua muốn chọn người con thứ nhì tên là Thái. Thái là mẫu người lý tưởng để làm thái tử, cả về mặt tính tình lẫn tài năng. Trông Thái rất giống vua cha. Tuy chưa phế người con trưởng nhưng Vua thường đem Thái về Đông cung để huấn luyện. Ai cũng cho rằng không bao lâu nữa Thái sẽ chiếm ngôi vị của anh , nên giữa hai anh em sinh ra xung đột. Kiên nghe lời dèm pha, mưu toan giết Thái nhưng không thành. Vua Thái Tôn hết sức giận dữ và thất vọng. Trước mặt mọi người, Vua cầm gươm doạ sẽ tự tử nếu cảnh đó còn tái diễn.
    Về sau, theo lời khuyên của Vô Kỵ và một vài người khác. Vua chọn Cao Tôn làm Thái tử. Mọi người đều đồng ý rằng nếu một trong hai người kia mà lên ngôi thì người còn lại sẽ bị giết. Để tránh thảm cảnh, Vua đã hạ chiếu chỉ phong Cao Tôn làm Thái tử. Trong chiếu chỉ, vua nhấn mạnh rằng nếu bất cứ ai còn dị nghị điều gì sẽ bị bêu đầu. Đó là chuyện sáu bảy năm về trước.
    Cao Tôn bước vội vào phòng, vẻ mặt lo lắng như thường lệ. Sau khi chào vua cha và chào cậu, Cao Tôn đứng thật nghiêm trang để nghe lời cha dạy.
    - Hoàng nhi con của cha. Cha cho gọi con vào đây vì cha biết cha không qua khỏi được lần này. Bấy lâu nay cha đã chăm lo cho dân và đem lại cho họ một cuộc sống thanh bình. Bây giờ đến lượt con phải gánh vác xã tắc. Con đừng lo sợ, cậu con đây và nhiều người khác sẽ giúp đỡ con. Nếu con biết nhún mình, con sẽ có cơ hội học hỏi được rất nhiều. Chính cha đây có vài lời muốn khuyên con . Con có muốn nghe không?
    - Thưa phụ vương, việc tuy khó nhưng con rất muốn học.
    - Tốt lắm. Cha có mấy lời vắn tắt nhưng con phải luôn luôn ghi nhớ, nhất là khi con gặp khó khăn, một ông vua thuờng hay mù quáng làm theo ý riêng của mình, điều khó khăn nhất là phải biết nghe lời can gián của các trung thần. Mẹ của con đã dạy cha điều đó. Điều quan trọng là con phải nghe lời của cậu con, người đã cùng cha tạo dựng nên sự nghiệp ngày nay. Điều thứ nhì, con phải nhớ rằng quyền hành là một thứ đáng sợ, con phải biết đối xử nhân từ với muôn dân . Ngôi vua chỉ là một trách nhiệm, một sự phó thác của Thượng đế.
    Chắc con còn nhớ triều đại trước, vì vua Tùy không được lòng dân mà phải mất ngôi. Mẹ con đã dặn cha đừng xây lăng cho người lớn quá, vì người không muốn dân nghèo phải lầm than thêm nữa. Cũng vì lời khuyên đó, mà chính cha đây cũng hạn chế việc xây thêm đền đài, cung điện. Mẹ con đã thông cảm được nỗi đau khổ của muôn dân trong mấy chục năm khói lửa, con đừng bao giờ quên tấm lòng cao cả của mẹ. Con không còn phải dựng nhiều chiến lũy, chính lòng dân là chiến luỹ kiên cố nhất của con. Ngày xưa, chính cũng nhờ sức mạnh của lòng người mà đạo quân của cha trở nên vô địch. Chìa khoá trong việc trị vì là ở chổ đó, chắc con đã hiểu.
    - Con xin đội ơn phụ vương đã phán dạy.
    - Còn một việc nữa, Lý Tịch là một tướng tài nhưng bướng bỉnh, ngoan cố, và thật thà quá. Trước kia y thường vì cha mà xông pha giữa chốn lửa đạn. Gần đây cha cố ý cử y đi trấn nhậm ngoài biên ải để thử lỏng y. Nếu y tỏ vẻ bất mãn chắc cha đã cho người giết chết y rồi. Khi con lên ngôi, con có thể yên trí triệu hồi y về.
    Lúc đó chắc y sẽ coi con không khác gì cha thuở trước.
    - Thì ra phụ vương có ý đó. Vậy mà mọi người đều thắc mắc không biết họ Lý đã phạm lỗi gì. Trong số các tướng soái nơi trận mạc thuở trước, nhiều người đã chết, hiện thời Lý Tích là người có thế lực lớn nhất.
    - Một điều nữa cha muốn nói với con là vấn đề đàn bà. Con và Vương thị vui vẻ chớ?
    - Tâu Phụ vương, chúng con rất hạnh phúc.
    - Vậy tốt lắm. Còn Triệu thị thì sao?
    - Nàng rất khả ái. Nàng mới sinh một trai, như phụ vương đã biết.
    - Khi làm vua, con có quyền năm thê bảy thiếp, có quyền hưởng thụ. Vương thị là người hiền đức, chắc nó cũng thông cảm cho con về vấn đề này. À, Vương thị và Mị Nương chơi thân với nhau lắm phải không?
    Giọng Vua bỗng trở nên nghiêm khắc.
    Vua ngừng nói để chờ phản ứng của con .
    Thái tử có vẻ ngượng ngập khi nghe nhắc tới Mị Nương, ấp úng trả lời:
    - Dạ, họ chơi thân với nhau, thân với nhau lắm. Mị Nương rất tốt, luôn luôn sốt sắng.
    Vua ngắt lời:
    - Mị Nương vừa tình nguyện đi tu sau khi ta chết.
    Thái tử nhìn vua không hiểu vua đã biết chuyện chưa.
    Vua lại tiếp:
    - Chuyện đó không có gì quan trọng. Ta chỉ muốn báo cho con biết vậy thôi.
    Sau khi Cao Tôn lui ra, Thái Tôn nói với Vô Kỵ:
    - Chúng ta đã nhận xét đúng. Mị Nương phải đi tu.
    Chiều hôm đó Toại Lương từ kinh đô ra tới nơi, được dẫn vào gặp Vua ngay. Ông là một lão thần nỗi tiếng thẳng thắn, được Vua coi như anh em kết nghĩa. Cao Tôn và Vương phi cũng được vời vào, vì đây là một dịp đặc biệt: Vô Kỵ và Toại Lương sẽ nhận lời ủy thác của Vua. Vua biết rằng chỉ có hai người là có thể tin cậy được. Vô Kỵ, Toại Lương và hai vợ chồng Thái tử đều quây quần quanh Vua để chờ nghe Vua phán.
    Vua Thái Tôn cầm tay Toại Lương nói:
    - Hai khanh đã tận trung với ta trong nhiều năm, giờ đây ta có việc phải gửi gấm hai khanh. Hoàng nhi là một đứa con ngoan hiền của ta, vợ nó do chính ta lựa chọn, ta gửi hai vợ chồng nó lại cho hai khanh. Hai khanh hãy ráng che chở và hướng dẫn chúng làm sao cho rạng rỡ cơ nghiệp. Ta cho phép hai khanh được trọn quyền hành động .
    Nói đến đây, nhà vua quay lại bảo Thái tử và con dâu quỳ một chân xuống trước mặt hai vị Đại thần để nhìn nhận chức phận mới của họ.
    - Các con sẽ không phải lo lắng điều gì một khi Toại Lương và Vô Kỵ còn ở bên cạnh.
    Sau đó Vua bảo Toại Lương chép lời di chiếu, rồi dặn thêm:
    - Vô Kỵ là cánh tay mặt của ta từ khi còn đi chinh chiến, đã dày công hãn mã giúp ta lên ngôi báu. Khanh phải hứa với ta là khanh sẽ không để cho y bị lôi cuốn vào vòng thị phi hay bị hại vì lý do chính trị. Nếu khanh không làm được như vậy thì phụ lòng ta đó.
    Toại Lương nghiêm trang hứa.
    Vua cảm thấy yên lòng, Vua có biết đâu về sau Toại Lương đã không làm tròn được lời hứa chỉ vì thua trí một người đàn bà.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    4 - Mị Nương trở lại hoàng cung
    Vua Thái Tôn băng hà vào ngày 26 tháng 5.
    Tin này được giữ kín cho tới khi các biện pháp an toàn được thi hành triệt để. Cao Tôn được hộ giá về triều.
    Bốn ngự ngự lâm quân được đặt ở dọc đường để chờ đưa linh cửu về kinh đô . Ba ngày sau, linh cửu mới được đem về đặt tại điện Thái Ất.
    Mọi việc đều êm xuôi.
    Ngày mồng một tháng sáu, Vua Cao Tôn làm lễ đăng quang.
    Mãi tới tháng tám thi hài vua Thái Tôn mới được an táng.
    Mấy ngày sau khi vua Thái Tôn mất, hơn mười công nương đã từng hầu hạ Vua được đưa tới chùa Hưng Long để làm lễ xuống tóc.
    Nàng Võ Mị Nương cũng ở trong số này.
    Suốt mấy đêm làm lễ cầu siêu cho Thái Tôn.
    Mị Nương được cử hầu hạ Cao Tôn.
    Căn phòng đặt linh cửu Thái Tôn chỉ lờ mờ trong ánh sáng bạch lạp, mùi hương trầm toả ra xức nức.
    Thế là hai người có nhiều dịp tâm sự riêng với nhau.
    Cao Tôn phải túc trực bên quan tài, còn Mị Nương lâu lâu vào dâng trà, hay thay Vua thức canh những khi Vua mệt.
    Trong thời gian này, quả thực Mị Nương giúp đỡ Vua và Hoàng hậu rất nhiều.
    Người ta nhận thấy rằng khi mọi người khóc thì nàng là người khóc thảm thiết hơn hết .
    Vua Cao Tôn đã lợi dụng những lúc chỉ có riêng hai người trong phòng để nói chuyện với Mị Nương.
    Vua nói :
    - Thế là nàng sắp lìa bỏ ta.
    Mị Nương đau đớn trả lời:
    - Thiếp đâu có muốn xa Bệ Hạ, nhưng biết làm sao bây giờ? Bệ Hạ và thiếp sẽ phải mỗi người một ngã. Thiếp chẳng hy vọng gì còn có cơ hội đặt chân vào nơi thâm cung nữa, nhưng lòng thiếp vẫn để trong cung muôn đời không thay đổi.
    Nàng không muốn lìa ta thật chứ?
    - Bệ Hạ không tin sao? Thiếp vẫn ước ao tình thế không éo le như thế này để thiếp có thể hầu hạ bên Bệ Hạ. Nhưng đó chỉ là ước mơ hão huyền. Thiếp chỉ còn biết mong sao Bệ Hạ đừng quên thiếp là thiếp toại nguyện lắm rồi .
    - Quên nàng ư? Điều đó không thể có đâu.
    - Thiếp biết Bệ Hạ không đành tâm.
    Thỉnh thoảng xin Bệ Hạ ghé lại để thiếp được thấy long nhan Bệ Hạ nhé. Còn về phần thiếp, đời thiếp như thế kể như đã hết.
    - Nàng đừng nói vậy, nàng còn trẻ lắm .
    - Đã vào đến đây thì trẻ hay không cũng thế thôi.
    - Tình cảnh nàng tuyệt vọng như vậy sao?
    - Chẳng lẽ thiếp nói sai?
    Cao Tôn yên lặng.
    Mị Nương nhìn Vua trong giây lát rồi nói:
    - Dù Bệ Hạ là đấng Thiên Tử. Bệ Hạ cũng không thể làm gì hơn!
    - Thật vậy sao? Sao ta lại không làm được?
    - Bệ hạ đừng làm những chuyện điên rồ. Thiếp chỉ xin Bệ Hạ hãy tưởng nhớ đến mà tới thăm. Thiếp muốn được gặp lại Bệ Hạ.
    - Được, trẫm hứa.
    Đó là lần cuối cùng hai người gặp riêng nhau.
    Mấy ngày kế tiếp Cao Tôn bận rộn lo việc ma chay.
    Xung quanh Vua lúc nào cũng đầy những triều thần và nội thị.
    Mị Nương đã bắt đầu tỏ ra là một người nhiều thủ đoạn. Nếu là người đàn bà khác bị Vua gửi vào chùa thì chỉ biết than trời trách đất, rồi an phận tu hành. Nhưng Mị Nương đã hành động. Chính điểm khác người đó đã đưa nàng tới chổ thao túng thiên hạ sau này. Nàng biết nếu muốn thành công, nàng phải có một người giúp đở đắc lực và phải duy trì liên lạc với nội cung. Vì vậy trước khi rời cung, nàng thu góp đồ đạc, rồi đem những món trang sức quý giá phân phát cho đám thị tì. Riêng Lan Anh, người tì nữ riêng của nàng. Nàng đã tặng một chiếc nhẫn hồng ngọc rất lớn, một chiếc áo lông chồn và ba rương đầy lụa là gấm vóc đặc biệt. Nàng còn đem tặng Vương phi một chiếc nhẫn ngọc bích thật lớn và sáng khác thường.
    Nàng nói với Vương phi:
    - Xin tặng Phu nhân chiếc nhẫn này để tỏ lòng kính mến của tôi đối với Phu nhân và để đánh dấu nhưng ngày tôi được sống vui vẻ bên Phu nhân.
    - Công nương đừng làm thế. Hãy giữ lấy mà dùng.
    - Đồ trang sức đối với tôi đâu còn giá trị gì nữa. Phu nhân đã đối với tôi rất tử tế, xin Phu nhân hãy nhận để nhớ tới lòng thành của tôi.
    - Công nương tặng Triệu Phi vật gì?
    - Tôi không tặng gì hết. Tôi chỉ mến có mình Phu nhân.
    - Chúng ta không gặp lại nữa sao?
    - Nếu muốn, thì Phu nhân ghé lại chùa Hưng Long. Tôi không thể về cung thăm phu nhân được, nhưng Phu nhân có thể tới đó gặp tôi. Tôi rất mong được Phu nhân tới viếng.
    Đưa tay chỉ tì nữ Lan Anh, nàng tiếp:
    - Lan Anh la đứa tớ tận tâm nhất của tôi. Xin Phu nhân thâu dụng nó. Nó rất trung thành, có thể tin cậy được. Nếu Phu nhân cần một người tâm phúc thì nó rất xứng đáng.
    Trong những ngày kế tiếp, Lan Anh thường tới chùa gặp Mị Nương để chuyển lời thăm hỏi và quà biếu của Vương phi, nhưng mục đích chính là để báo cáo với nàng những tin tức trong cung.
    Qua sự trung gian của Lan Anh. Mị Nương theo dõi mọi biến chuyển trong cung. Nàng biết Vương phi hiện đã là Hoàng hậu và đang gặp rắc rối: Hoàng hậu không có con trai. Theo lời khuyên của các lão thần, Hoàng hậu đem Lý Trung, con của một cung tần về nuôi và lập làm Thái tử.
    Trong khi đó vua Cao Tôn tối ngày miệt mài bên Tây cung với Triệu phi. Vua đã mê đắm người đàn bà lẳng lơ nhưng khôn ngoan và khéo léo này. Nàng rất tinh ranh, hoạt bát và biết chiều chuộng. Nàng dám làm những việc mà một người đàn bà nết na, đàng hoàng không dám làm hoặc nghĩ tới. Hoàng hậu quả không phải là đối thủ của nàng. Mỗi khi hai người nói chuyện với nhau là một lần Hoàng hậu bị nàng dần cho nghẹt họng .
    Thế là vua Cao Tôn bắt đầu nghe hai người than phiền về nhau. Vua được nếm mùi sống với hai người đàn bà ganh ghét, hằn học nhau; luôn luôn vua phải tìm cách dàn xếp cho ổn thoả.
    Qua cử chỉ của Cao Tôn, Vương hậu thấy rõ Vua càng ngày càng lạnh nhạt với mình.
    Tới ngày giỗ Thái Tôn, một buổi lễ được tổ chức long trọng tại chùa Hưng Long .
    Vương hậu mời Vua đi dự lễ. Vua rất hân hoan nhận lời.
    Hai người mang tì nữ Lan Anh theo, và trong suốt quãng đường từ cung ra tới chùa, hai người không nói với nhau một lời nào.
    Cuộc thăm viếng của Vua được thông báo trước nên các ni cô trong chùa đều xôn xao. Họ mặc đồng phục màu nâu thâm và xếp hàng tại đại điện để chờ đón đoàn người trong hoàng gia. Bộ quần áo tu hành vẫn không dấu được vẻ trẻ đẹp của một số ni cô.
    Cao Tôn biết mặt nhiều người từ hồi họ còn ở trong cung. Khi họ quỳ xuống để tiếp đón, Vua truyền tất cả đứng dậy và cho phép họ ngồi. Lan Anh chạy tới hàn huyên cùng với Mị Nương. Sau đó là Hoàng hậu rồi tới Vua cũng bước lại hỏi thăm nàng. Mị Nương chào họ mà nước mắt tuôn rơi .
    Trong khi Vua và Hoàng hậu đi một vòng để thăm hỏi vị nữ ni trụ trì và các người quen .
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lan Anh kéo Mị Nương ra ngoài rồi kể cho nàng nghe những dự tính của Vương hậu. Bà đang tìm cách đưa Mị Nương trở về cung, là muốn dùng một con rắn độc để trị một con rắn độc, mượn tay Mị Nương để trừ khử Triệu phi. Mị Nương sẽ ăn đứt Triệu phi. Cao Tôn không hay biết gì về mưu toan này.
    Sau lễ dâng hương và cầu siêu, Vua và Hoàng hậu được mời vãng cảnh chùa. Rồi một tiệc chay được dọn ra để mời Vua. Đặc biệt là khi dự tiệc, Mị Nương được phép ngồi cùng bàn vời Vua và Hoàng hậu.
    Trong khi ăn uống , Hoàng hậu hoạt bát khác hẳn ngày thường. Bà luôn luôn đưa đẩy câu chuyện để bàn tiệc được vui vẻ.
    Trái lại , Mị Nương giữ vẻ tư lự và rất ít nói. Sau khi được Lan Anh cho biết tin, nàng mãi mê suy tính, tâm hồn như để đâu đâu. Nàng chỉ dâng bánh cho vua có một lần, ánh mắt hai người thoáng gặp nhau.
    Trước khi trở về cung, Hoàng hậu nói thầm với Mị Nương hãy chờ một vài ngày sẽ có tin vui.
    Trong khi ngồi trên xe, Hoàng hậu nói với Vua:
    - Mị Nương buồn lắm, thiếp muốn tìm cách giúp nàng. Vả lại thiếp cũng cần có nàng để bầu bạn. Thiếp định mang nàng về cung .
    Vua có vẻ nghi ngờ:
    - Thái hậu muốn vậy thật sao?
    - Dĩ nhiên thiếp muốn thật.
    - Vậy dễ lắm. Chỉ việc phái một chiếc xe đón nàng, nói là cần có nàng để lo việc tế tự trong cung.
    Cao Tôn không dấu được nỗi vui mừng.
    Đây chính là điều Vua hằng nóng lòng mong đợi. Vua không ngờ chính Hoàng hậu lại làm cho điều mơ ước này thành sự thật một cách dễ dàng như vậy. Mị Nương lại sẽ về cung để sớm hôm kề cận bên Vua.
    - Ý kiến của ái hậu thật tuyệt diệu.
    - Ngày mai trẫm sẽ cho người đón nàng về.
    Vua cảm thấy một cái gì bất ngờ thích thú sắp xảy đến cho mình. Ngày mai sao mà lâu thế!
    - Bệ Hạ mừng lắm nhỉ?
    - Phải, trẫm mừng lắm. Ái hậu sẽ không ghen chứ?
    - Thiếp sẽ không ghen đâu, bệ hạ đừng lo.
    Tối hôm đó, Vương hậu nói với Vua:
    - Chắc Bệ Hạ cho rằng thiếp ghen với Triệu phi? Thực ra thiếp không ghen. Thiếp không phải là người hẹp lượng. Là vua, Bệ Hạ được quyền có nhiều quý phi. Nhưng thiếp muốn trong nhà phải hoà thuận, yên vui. Thiếp muốn mang Mị Nương về để phục thị Bệ Hạ. Nàng rất kính trọng và trung thành với thiếp. Nàng và thiếp sẽ hoà thuận để cùng nhau săn sóc Bệ Hạ. Thiếp hết chịu nổi vẻ hỗn xược và khiêu khích của Triệu phi.
    Hai ngày sau, Mị Nương được lén đưa vào cung bằng chiếc xe của Hoàng hậu.
    Việc này được giữ rất bí mật, nhất là đối với Triệu Phi.
    Nhưng rồi chẳng bao lâu nàng mang bầu, và đến khi chiếc áo tu hành rộng thùng thình của nàng không còn che được mắt các thị nữ, thì câu chuyện đổ bể.
    Thực ra Triệu phi đã sớm biết chuyện này. Từ khi thấy Vua có vẻ đổi tính, thích ngự bên Chánh cung và ít lui tới với mình. Triệu phi đã buộc Vua phải nói. Và Vua đã thú thật hết với nàng.
    Nàng không thể ngờ một người hay ghen tức và xấu mồm như Hoàng hậu lại phóng tâm sắp đặt như vậy. Chuyện này chắc chắn sẽ đồn đại ra ngoài, và mọi người sẽ coi đó là một vụ loạn luân .
    Thấy được say mê, Mị Nương lại càng quyết tâm đem hết mánh khoé và vẻ quyến rũ trời cho để du hoặc ông vua trẻ tuổi lãng mạn. Nàng chỉ hơn Vua ba tuổi, nhưng lão luyện gấp mấy lần. Nàng biết cách làm cho Vua hoàn toàn sung sướng. Nàng rất rành về khoa ân ái. Nàng đã học được những kinh nghiệm yêu đương của các công nương khác trong chùa Hưng Long. Họ đều là những người đi tu vì bắt buộc. Họ từng là những tay lão luyện trong nếp sống truy hoan, đã trải qua những cuộc ái ân điên đảo.
    Mị Nương đã được ghi nhận là rất dẻo dai và táo bạo trong việc phòng the. Vì vua trẻ tuổi và thiếu thực tế kia làm sao mà thoát khỏi tay nàng. Vua đã mê mệt nàng, quên hết những người khác, quên cả Triệu phi, đúng như Vương hậu đã dự đoán.
    Võ Mị Nương sắp đặt chương trình hành động để đạt đến mục tiêu.
    Con đường đưa nàng tới uy quyền đã bắt đầu rộng mở.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5- Củng Cố Địa Vị
    Võ Mị Nương nóng lòng muốn được mọi người biết mình là ái nương của Vua, vì quả thật Vua rất sủng ái nàng. Nàng không có gì làm Vua phải xấu hổ. Chẳng cần phải bưng bít dắu diếm nữa. Đứa con nàng sinh ra nàng muốn nó phải là Hoàng tử.
    Nàng đã để tóc mọc lại nhưng vì chưa đủ dài nên nàng thường mang tóc giả và cho người chải chuốt thật đẹp. Nàng thích trông thấy mình lộng lẫy với mái tóc bồng chải đúng kiểu. Triệu phi đã biết hết. Nàng không cần giữ gìn gì nữa. Vả lại đã được Vua yêu thì nàng còn sợ gì ai.
    Thế rồi một chuyện bất ngờ xảy ra. Mấy ngày sau khi nàng trút bỏ bộ áo tu hành. Một bữa tiệc đặc biệt được tổ chức để Mị Nương ra mắt các công nương. Bữa tiệc rất náo nhiệt và mọi người đều vui vẻ. Triệu phi cũng tới dự, nàng mang theo đứa con trai ba tuổi của nàng. Đứa bé tay cầm thỏi kẹo dài, lân la đến bên Mị Nương chơi. Không biết vô tình hay cố ý, nó cầm thỏi kẹo quơ mấy lần vào mái tóc của Mị Nương.
    Triệu phi vội chạy lại mắng con, giằng lấy thỏi kẹo và một lần nữa, không biết vô tình hay cố ý để thỏi kẹo chạm vào mái tóc Mị Nương làm mớ tóc giả rớt ra.
    Mị Nương đỏ mặt vì xấu hỗ.
    Triệu phi vội nói:
    - Chết chửa, xin lỗi Công nương.
    Triệu phi quay ra bảo một thị tì bế đứa nhỏ đi chổ khác.
    Mấy thị tì khác xúm vào sửa lại mái tóc của Mị Nương.
    Chính Triệu phi cũng làm bộ sờ mó, nắn nót mái tóc rồi nói thầm vào tai nàng:
    - Đẹp lắm rồi! Dù Thái Tôn có mặt ở đây cũng phải tấm tắc khen ngợi.
    Trò châm chọc chỉ có vậy nhưng cũng đủ làm Mị Nương sượng sùng. Nàng không nói gì nhưng tự nhủ thầm là một ngày kia Triệu phi sẽ phải trả một giá rất đắt cho chuyện xảy ra hôm nay.
    Trương Tôn Vô Kỵ không hề hay biết việc Vua lén đem Mị Nương về cung. Ông mải lo việc triều chính và đã bị Mị Nương qua mặt. Ông không ngờ từ hồi còn ở chùa, Mị Nương vẫn theo dõi diễn biến trong triều qua sự trung gian của tì nữ Lan Anh. Đến khi Cao Tôn báo cho ông biết nàng đã có mang và muốn lập nàng làm Quý phi, ông mời bật ngửa.
    Chức Quý phi là ngôi vị cao nhất, chỉ thua có Chánh cung Hoàng hậu ấy là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Chính Sự Đường - Hội đồng Tư Vần Tối Cao - vì nó có liên quan đến triều nghi.
    Nếu hội đồng thuận theo lời Vua tức là chính thức thừa nhận một trường hợp loạn luân.
    Mị Nương là thiếp của vua cha. Lễ nghi không cho phép làm như vậy. Tất cả các lão thần đều phản đối vì cho rằng vụ này phạm luân lý, đi ngược lại tập tục cổ truyền.
    Các triều đại thường sụp đổ vì vua ham mê sắc dục. Hơn nữa bốn ngôi cung phi đều đó có người. Không thể và không muốn phá lề luật của triều đình vì một người đàn bà, nhất là khi người đàn bà đó đã từng phục thị Tiên đế.
    Vô Kỵ tâu cho Vua hay quyết định của quần thần.
    Sau đó, Mị Nương chỉ được phong làm Chiêu nghi, tức là người đứng đầu trong chín nàng cung tần.
    Đây chưa phải là ngôi vị mà Mị Nương mơ tưởng, nhưng lại là ngôi vị nàng không thể đạt tới dưới triều vua Thái Tôn. Nàng được dời về cung riêng. Tuy không ở chung với Vương hậu nữa nhưng ngoài mặt nàng vẫn là một đồng minh của bà. Đối với Hoàng hậu, nàng luôn luôn tỏ vẻ kính trọng và quí mến. Nàng đã vượt qua nhưng chướng ngại lớn nhất trên bước tiến của nàng: Bộ áo tu hành và tội vô luân. Còn những trở ngại khác không thành vấn đề.
    Chỉ ít lâu sau, Mị Nương đã chiếm được ưu thế trong cung. Các thị nữ đều biết nàng. Nhờ đó nàng dễ dàng theo dõi các biến chuyển bên Chánh cung. Hoàng hậu và bên Triệu phi. Trái lại, Hoàng hậu lại lơ là việc đó. Thân mẫu của Hoàng hậu là người phách lối đối với nô tì.
    Mị Nương lợi dụng điểm này để khai thác bọn họ.
    Mỗi khi được vua ban tặng thứ gì, nàng thường đem chia cho các thị nữ, nhất là những đứa không ưa Hoàng hậu và bà mẹ phách lối. Nàng luôn luôn tỏ cho chúng biết nếu trung thành với nàng, chúng sẽ còn được tưởng thưởng nhiều hơn nữa.
    Kết quả là nàng đã nắm được các thị nữ trong cung. Chúng sốt sắng đưa tin và sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh. Nếu nàng không điều khiển nỗi đám người trong phạm vi nhỏ hẹp của cung điện , thì sau này làm sao nàng có thể điều khiển được cả một quốc gia!
    Đến ngày khai hoa, Mị Nương sanh được một gái . Nàng rất thất vọng. Triệu phi có một con trai, điều này nàng không thể quên được. Còn Thái tử Lý Trung chỉ là con nuôi của Vương hậu, nàng không coi vào đâu, nhưng với điều kiện là nàng phải có con trai.
    Bây giờ nàng biết làm sao đây?
    Mổi lần nghĩ đến điều này, nàng lại trải qua một trận bão lòng. Thượng đế đã thương nàng sao không thương cho trọn!
    Một bữa kia, khi đứa bé mới sinh được khoảng mười ngày thì Hoàng hậu qua thăm.
    Vì không có con nên Hoàng hậu rất thích trẻ con.
    Được tin Hoàng hậu tới, Mị Nương nghĩ ra một mưu độc, nàng lập tức lánh mặt. Hoàng hậu bế đứa nhỏ nựng nịu một hồi rồi đặt trả vào nôi. Sau đó Hoàng hậu trở về chánh cung. Mị Nương liền chạy về phòng bóp chết con, rồi phủ xác đứa nhỏ bằng một tấm chăn bông. Nàng biết sắp đến giờ bãi trào và Vua sẽ vào thăm con.
    Khi Vua bước vào, nàng chào hỏi, rồi bảo nữ tì thân tín Lan Anh:
    - Hãy đem con ta ra đây cho Hoàng Thượng bồng. Nhớ quấn chăn cho kỹ kẻo bị gió.
    Lan Anh bế đứa nhỏ ra trao cho nàng.
    Nàng rụng rời khi thấy đứa nhỏ mắt nhằm nghiền và đã tắt thở từ hồi nào. Nàng kinh hoảng và lặng người đi một lúc.
    - Sao thế này? Sáng ngày nó cử động như thường mà!
    Mị Nương vật vã than khóc một hồi, rồi gạt nước mắt hỏi đứa nữ tì:
    - Lúc nãy khi ta ra ngoài, có ai vào đây không?
    - Thưa Công nương, chỉ có Hoàng hậu tới nựng nịu công chúa một lát rồi lại đặt vào nôi và ra về ngay .
    Bất giác Vua và Mị Nương đưa mắt nhìn nhau. Thật khó mà tin là có người tàn ác như vậy!
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Dĩ nhiên Hoàng hậu không nhận chuyện đó, nhưng tình ngay lý gian: Bà là người sau cùng bế đứa nhỏ, bà làm sao chối cãi được? Chung qui cũng chỉ vì bà không được lòng mấy đứa thị nữ.
    Cao Tôn vốn đã ít cảm tình với Hoàng hậu nay lại càng ghét bà. Vua cho rằng bà đang ganh với Mị Nương cũng như bà từng ganh với Triệu phi, nhưng một bà Hoàng hậu, một bậc mẫu nghi thiên hạ. Không có quyền hành động như vậy.
    Thế là Mị Nương, người đàn bà đau khổ vì có con bị giết kia lại càng được Vua sủng ái hơn.
    Vua an ủi nàng:
    - Trẫm muốn phế bỏ người đàn bà độc ác đó đi. Thị không còn xứng đáng làm Hoàng hậu nữa.
    Mị Nương ra vẻ cao thượng:
    - Bệ Hạ để ý làm gì, việc đã qua rồi, thôi Bệ Hạ bỏ qua luôn đi.
    Mị Nương càng ngày càng được Vua yêu quí.
    Năm sau nàng may mắn sinh được một trai đặt tên là Hoằng, rồi năm sau nữa lại sinh thêm một trai đặt tên là Hiền. Điều mà nàng hằng mong mỏi đã đến với nàng.
    Nàng là một người may mắn, nhưng nàng vẫn chưa đạt được ngôi vị mà nàng thường ấp ủ: ngôi Chánh Cung Hoàng Hậu. Nàng biết rằng với ngôi vị đó, nàng có thể cùng Vua điều khiển việc triều chính.
    Cao Tôn dần dần hiểu thế nào là sống với ba bà cùng một lúc, suốt ngày phải nghe những lời họ than phiền về nhau.
    Nhưng người gần Vua nhất vẫn là Mị Nương.
    Khi Vua mệt mỏi, Mị Nương thường săn sóc, khi Vua bối rối, Mị Nương thường khuyên lơn, còn những khi Vua tức giận hay buồn bực, nàng hết lòng xoa dịu và tìm cách làm ông vui. Nàng thực tâm muốn trở thành người bạn đồng hành, nguồn an ủi và người dẫn đường của Vua.
    Sau năm sau khi Cao Tôn lên ngôi, chuyện tranh chấp trong cung càng trở nên trầm trọng. Vương hậu bị bắt quả tang dùng tà thuật trù ếm Vua. Người ta đào được dưới gầm giường của bà một hình nhân bẵng gỗ có một cây đinh nhọn cắm nơi tim, trên người hình nhân có khắc đầy đủ tên họ và tử vi của Cao Tôn.
    Được mật báo tin này, Vua bèn đích thân mở cuộc điều tra. Người đi báo tin cho Vua dĩ nhiên không phải Mị Nương.
    Trước mặt Vua, Hoàng hậu uất nghẹn không thốt nên lời. Bà biết nói gì để chứng minh bà vô tội? Bà chỉ còn có cách quì xuống xin Vua soi xét. Bà trù ếm Vua thì được ích gì? Bà đoán biết ai đã cho người chôn hình nhân dưới gầm giường bà, nhưng chứng cớ đâu. Bà chợt hiểu rằng bà đã trừ được một con rắn độc, nhưng lại bị một con bò cạp độc hơn cắn đến chết. Đàn bà thật đáng sợ!
    Câu chuyện được đồn đại đến tai quần thần Mọi người đều xúc động. Họ tự hỏi có thật Vương hậu ếm Vua, hay đó chỉ là một âm mưu?
    Nếu bà ếm người nào khác, như Mị Nương chẳng hạn, thì còn có lý. Vương hậu có muốn trù ếm chắc cũng phải nhờ một mụ phủ thủy. Vậy mụ phủ thủy đó là ai? Chỉ cần vặn hỏi đám thị nữ thì sẽ biết Vương hậu có tội hay không?
    Lại có người thắc mắc không biết phen này Vương hậu có bị truất ngôi không? Nếu có thì ai sẽ lên thay? Võ Mị Nương chăng?
    Trong vòng ba năm, Mị Nương đã sinh được hai trai và một gái (đã chết). Dĩ nhiên nàng có nhiều hy vọng nhất!
    Triều thần bàn cãi sôi nổi việc Vương hậu mưu sát Vua, có đầy đủ chứng cớ. Vậy bà sẽ bị truất ngôi?
    Toại Lương và Vô Kỵ là người có trách nhiệm trực tiếp trông nom Vua và Hoàng hậu, như Thái Tôn đã gửi gấm trước khi băng hà. Hai người linh cảm sẽ có điều không hay xảy đến. Vụ mưu sát này thật vô lý về mọi phương diện. Nhưng phải làm sao? Mị Nương cũng cảm thấy tình thế khó khăn nhưng không nản chí.
    Lúc ấy, sử quan Hứa Kỉnh Tôn nhận thấy nếu về hùa với Mị Nương thì đây là một cơ hội tốt để hắn tiến thân. Tự tin ở miệng lưỡi của mình, lại là một sử gia chuyên nghiệp, hắn quyết định sẽ hành động. Người đời bảo hắn thuộc loại sử gia vô ý thức, thường vo tròn bóp méo sự thật, thiếu lương tâm của người viết sử chân chính. Thỉnh thoảng các quan lại có thể bỏ tiền ra mua chuộc hắn, để được nếu tên trong lịch sử, hay để sửa đổi nhưng lời khen chê. Hắn là người tham lam, sẳn sàng thừa nước đục thả câu. Thấy triều đình rối ren hắn chụp ngay lấy cơ hội để vận động cho Mị Nương lên ngôi Hoàng hậu.
    Hắn nói với các triều thần:
    - Một nông phu còn có thể lấy thêm vợ khi được mùa. Tại sao Hoàng đế lại không thể lấy người đàn bà mà mình thích?
    Sợ đến tai Vua. Vô Kỵ bèn cấm hắn nhắc lại câu này.
    Hầu hết các đại thần đoán biết sự thật trong bốn bức tường cung điện, nhưng họ đều ngoảnh mặt làm ngơ.
    Toại Lương và Vô Kỵ là những người mang mối lo nhiều nhứt. Từ ngày Thái Tôn chết đi và để di chiếu lại . Hai ông vẫn hằng quan tâm đến việc triều chính. Mỗi ngày hai ông đều cho gọi mười vị quần thần vào triều để nhắc nhở tình hình đất nước, cùng các vấn đề phải giải quyết.
    Giờ đây hai ông phải đương đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải. Muốn truất ngôi Hoàng hậu cần phải có những lý do vững chắc. Hơn nữa Hoàng hậu lại do chính Thái Tôn chọn cho Cao Tôn. Và trước khi chết Thái Tôn còn ủy thác cho hai ông săn sóc, thì làm sao hai ông có thể để cho Vua lấy một người đàn bà đã hầu hạ Tiên đế. Như thế là loạn luân, làm mất uy tín của Hoàng tộc. Vì lời hứa với Thái Tôn và vì lợi ích cho xã tắc. Hai ông nhất định sẽ phản đối.
    Mị Nương biết rằng trong đám quần thần, Vô Kỵ là tay khó chơi nhất vì ông là người đứng đầu trong Tam Công, lại là Nguyên soái nắm hết binh quyền, và cũng chính là cậu ruột của Vua. Nàng phải tìm cách kéo ông về cùng phe. Nếu thành công mọi chuyện khác kể như xong. Nàng xin Vua đưa nàng đến tận dinh của Vô Kỵ để thăm. Vua đến nhà quan là một vinh dự đặc biệt, nhưng Vô Ky rất thắc mắc về mục đích của cuộc viếng thăm này. Đến khi ông thấy có cả Mị Nương đi theo thì ông không còn nghi ngờ gì nữa.
    Mị Nương ân cần hỏi ông:
    - Mợ đâu rồi, thưa cậu?
    Vẻ ân cần của nàng chứng tỏ đây là một cuộc thăm viếng có tính cách gia đình.
    Vô Kỵ mời hai người vào trong dinh .
    Cao Tôn và Mị Nương đều tỏ vẻ tự nhiên, thân mật, nhất là Mị Nương luôn luôn vồn vả, cởi mở.
    Hai bên chuyện trò rất lâu, nhưng đều tránh đề cập đến vấn đề chính.
    Khi thấy trời tối, Vô Kỵ mời hai người ở lại dùng cơm. Hai người tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhận ra trời đã tối, mãi vui câu chuyện, quên cả thời gian.
    Bữa tiệc được dọn ra, Mị Nương đề nghị:
    - Xin phép Bệ Hạ để tất cả mọi người trong nhà cùng ra ăn. Toàn là người nhà, thì giữ lễ làm chi.
    Bốn Người con trai của Vô Kỵ cũng có mặt trong bữa ăn. Trong bốn người, chỉ có người anh cả trên hai mươi tuổi hiện làm chức Thủ thư trong triều. Ba người kia chưa có danh phận gì.
    Vô Kỵ là một người dạy con rất nghiêm .
    Nơi triều Thái Tôn, chính ông đã phản đối việc cha truyền con nối.
    Biết ba người con thứ của Vô Kỵ chưa có chức tước. Cao Tôn bèn phong cả ba làm Đại phu .
    Vô Kỵ sửng sốt không dám nhận.
    Mị Nương vội nói:
    - Cậu đừng từ chối, cậu là người đã xả thân vì xã tắc nhiều hơn ai hết. Đây chỉ là một sự đền bù, một quyền lợi mà cậu phải được hưởng.
    Không có cách gì từ chối, Vô Kỵ đành phải bảo các con ra lạy tạ ơn. Không khí trong bàn tiệc bỗng trở nên cởi mở, thân thiết hơn.
    Nhân cơ hội, Vua thu hết can đảm nhắc đến vụ bị Hoàng hậu trù ếm, hơn nữa bà lại không có con trai thì nên truất ngôi đi.
    Mị Nương ngồi yên lặng theo dõi tình hình.
    Vô Kỵ chỉ ậm ừ, tránh trả lời thẳng vào vấn đề. Ông không nhận lời mà cũng không từ chối. Ông nghĩ, một vấn đề quan trọng như vậy không thể quyết định hấp tấp được. Cao Tôn thấy Vô Kỵ có vẻ không tán thành nên hơi ngượng. Thế là bữa tiệc đang thân mật lại hoá ra nhạt nhẽo vô vị.
    Vua và Mị Nương ra về.
    Ngày hôm sau Mị Nương nhân danh Vua gửi tặng Vô Kỵ mười xe vàng bạc lụa là. Chính thân mẫu của Mị Nương mang tới tư dinh của Vô Kỵ để tỏ lòng kính mến.
    Vô Kỵ biết rõ hậu ý của hành động này.
    Tối hôm trước con ông được phong tước, ngày hôm sau chính ông được tặng vàng bạc. Võ Mị Nương có thể mua chuộc được ông sao?
    Ông chỉ chọn vài cây lụa tượng trưng còn bao nhiêu ông gửi trả lại.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    6- Mị Nương làm Chánh Cung Hoàng Hậu
    Võ Mị Nương bắt đầu gặp khó khăn.
    Hai vị Quốc Công cùng các quan Trung Thư Lệnh và Thị Trung đều họp nhau phản đối việc truất ngôi Vương hậu và không chấp nhận Mị Nương lên thay.
    Như thế là một mình Mị Nương phải một lúc đối phó với bốn vị lão thần.
    Đứng đầu chính phủ trung ương đời Đường lúc ấy có ba cơ quan:
    - Môn Hạ Tỉnh: lo thu nhận những báo cáo từ các nơi gửi về, đồng thời chuyển những mệnh lệnh, sắc chỉ của vua tới các quan thừa hành.
    - Trung Thư Tỉnh: giúp Vua lo việc triều chính.
    - Nội Các: hay Thượng Thư Tỉnh coi các bộ.
    Treo pháp định, đứng đầu Nội các là quan Thừa tướng. Nhưng từ đời Đường Thái Tôn, vua thuờng kiêm nhiệm công việc của Thừa tướng, nên chức này trên thực tế không có nữa.
    Điều khiển Nội các chỉ có hai vị Phó Thừa tướng là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ, cùng phẩm trật với Trung Thư Lệnh tức là vị quan đứng đầu Trung Thư Tỉnh.
    Quyền hành tập trung trong tay vua và một nhóm triều thần thuộc Chính Sự Đường, tương tự như Hội đồng Tư Vấn. Tham dự hội đồng này gồm các quan từ tam phẩm trở lên hoặc các quan cấp thấp nhưng được phong hàm đồng Bình Chương Sự hoặc Tham Gia Cơ Vụ.
    Sau đây là các cơ quan và chức vị trong tổ chức triều đình. Các số ghi bên cạnh các chức vụ là để chỉ phẩm trật của vị quan đó (ví dụ: (1) Nhất phẫm (2) Nhị phẩm, vv .)
    Tam Công (1) và Tam Cô (1):
    Tam Công gồm Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo.
    Tam Cô gồm Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo.
    Là những cố vấn tối cao của vua, như những vị lão thần có danh vọng. Tuy nhiên chỉ là hư hàm, không có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
    Hội đồng Tư Vấn hay Chính Sự Đường:
    Thường gồm có quan Thị Trung, hai vị Thị Lang, quan Trung Thư Lệnh, hai vị Trung Thư Thị Lang, và các quan được vua chỉ định, phong cho đồng hàng tam phẩm.
    Môn Hạ Tĩnh:
    Gồm quan Thị Trung (1) và hai Thị Lang (2).
    Trung Thư Tỉnh:
    Gồm quan Trung Thư Lệnh (2) và hai Trung Thư Thị Lang (2).
    Nội Các hay Thượng Thư Tỉnh:
    Gồm các quan Thừa Tướng (2) thường không có trong thực tế, và hai Phó Thừa Tướng (2) là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ.
    Ngoài ra còn có Thượng Thư (2) bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ , bộ Binh, bộ Hình, bộ Công.
    Ngoài các cơ quan trên còn có Ngự Sử Đài gồm các quan Đô Ngự Sử (2), phó Đô Ngự Sử (4). Giám Sát Ngự Sử (4), v.v . ... để lo việc giám sát chính quyền trung ương và địa phượng.
    Về tư pháp có Đại Lý Viện trông coi việc xử án.
    Đứng về phe Vương hậu hiện có các quan: Tả Bộc Xạ Toại Lương, hai Nguyên Soái Vô Kỵ , Thị Trung họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại .
    Ngoài ra còn có Đại Tướng quân Lý Tích từng phò vua Thái Tôn đi chinh chiến, là một người thật thà, ngay thẳng, nhưng lập trường thiếu vững chắc.
    Trước khi vào chầu, Vô Kỵ kể hết cho Toại Lương nghe về cuộc viếng thăm của Vua và Mị Nương cùng các chuyện đã xảy ra tại tư dinh của ông. Các triều thần đều có vẻ lo lắng như đang chờ đợi một cơn bão tố. Họ phải tìm cách ngăn cản Vua, nhưng ai sẽ lên tiếng trước.
    Dĩ nhiên Vô Kỵ là người đầu tiên phải gánh vác chuyện này, nhưng Toại Lương can:
    - Tướng quân hãy để tại hạ tâu cho. Tướng quân là cậu của Hoàng Thượng sẽ khó ăn khó nói.
    - Hãy để quan Trung Thư Lệnh tâu, có được không?
    - Cũng không được. Chức vị đó đứng đầu bá quan. Nếu Hoàng Thượng khăng khăng không nghe lời thì sinh xung đột lớn.
    - Còn chức Tả Bộc Xạ của đại nhân lại không lớn sao?
    - Bản thân tại hạ không đáng kể. Tại hạ xuất thân từ một gia đình tầm thuờng, quan tước đối với tại hạ chỉ là tạm bợ. Đã hứa với Tiên đế, tại hạ phải làm tròn phận sự. Nếu không, làm sao tại hạ có thể gặp lại người nơi chín suối.
    Các triều thần xếp hàng để vào chầu khi nghe chuông rung.
    Vua lâm trào, ngự trên ngai, Võ Mị Nương ngồi phía trong, sau một tấm màn bằng lụa, để theo dõi buổi chầu mà nàng biết sẽ có liên quan rất nhiều đến nàng.
    Cao Tôn mở lời trước. Vua kể chuyện Hoàng hậu dùng tà pháp trù ếm ông. Như vậy bà không còn xứng đáng làm bậc mẫu nghi thiên hạ, cần phải truất ngôi.
    Toại Lương bèn bước ra, tâu:
    - Muôn tâu Bệ Hạ, xin Bệ Hạ hãy xét lại. Hoàng hậu là người do Tiên đế chọn. Khi hấp hối, Tiên đế bảo hạ thần: Đây là con hiền, dâu thảo của trẫm. Trẫm gửi lại cho khanh. Chính Bệ Hạ cũng nghe thấy. Hoàng hậu là người tốt. Không có bằng cớ gì chắc chắn chứng tỏ Hoàng hậu đã phạm tội . E rằng khó có thể truất ngôi Hoàng hậu được.
    Cao Tôn bình tĩnh lấy ra hình nhân bằng gỗ:
    - Hãy xem đây.
    Rồi Vua đưa hình nhân cho mọi người xem. Các quan thấy một chiếc đinh nhọn đóng ngay giữa tim của hình nhân, trên thân hình nhân có ghi đầy đủ tên họ, tử vi của Cao Tôn.
    Toại Lương vẫn thản nhiên:
    - Sao Bệ Hạ không điều tra? Chắc chắn có nhiều người dính líu vào vụ này: Người đẽo tượng , các tòng phạm, những người dự kiến, và một tay phù thủy. Các thị nữ phải biết một trong những người đó. Cứ hỏi chúng là ra hết. Sao Bệ Hạ có thể chắc rằng vụ này không phải do tay một người khác muốn vu hại Hoàng hậu?
    Vua ngồi yên .
    Quan Trung Thư Lệnh tiến ra tiếp lời Toại Lương:
    - Xin Bệ Hạ tha tội cho những lời không phải của hạ thần. Thay đổi Hoàng hậu một cách khinh xuất rất có hại cho xả tắc. Hạ thần e rằng sẽ có nhiều xáo trộn trong triều đình, cũng như ngoài dân chúng. Hạ thần cũng đồng ý với quan Tả Bộc Xạ là không nên phế Hoàng hậu.
    Khi Vô Ky dợm bước ra tâu thêm, vua tức giận quát lớn:
    - Lui ra hết!
    Buổi chầu chấm dứt ngang .
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Home à, làm việc cho khoa học, sắp xếp có tiêu chí không Chị (Mà trong trường hợp này nên gọi là Mụ) Rổ sề lại đập cho Em nát tươm ra đấy !! he he he Gương DBP bay NTTP đấy he he he
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tối hôm đó, một số triều thần họp riêng tại tư dinh Vô Kỵ. Vì hồi chiều họ được tin Lưu Sử bị bãi chức. Ông là cậu ruột của Vương hậu và từng giữ chức Trung Thư Lệnh.
    Chính bởi Mị Nương đã bắt đầu hành động.
    Trong buổi họp mọi người đều tỏ ý bất mản và quyết định sẽ tiếp tục tranh đấu.
    Riêng Toại Lương định tâm sẽ ra mặt quyết liệt vào buổi chầu sáng hôm sau.
    Cao Tôn lâm trào, mở đầu bằng câu nói của Mạnh Tử:
    - Trong các tội bất hiếu, tội nặng nhất là không con nối dỏi . Vương hậu không có con trai, Mị Nương có hai đứa. Vậy ý trẫm đã quyết.
    Toại Lương thong thả bước ra, quỳ trước bệ rồng, hai tay nâng thẻ ngà (thẻ này các quan đều phải cầm ở tay khi vào chầu), và chậm rãi tâu:
    - Muôn tâu Bệ Hạ, thần muốn nhắc nhở Bệ Hạ về di ngôn của Tiên đế. Vả chăng lời thần đã hứa với người trước mặt Bệ Hạ. Nay Bệ Hạ quyết ý như vậy, thần cũng không còn gì để nói. Thần xin hoàn lại Bệ Hạ tấm thẻ hầu trào này. Xin Bệ Hạ tha thứ cho tội vô lễ của hạ thần.
    Nói dứt , Toại Lương đặt tấm thẻ ngà trước bệ rồng, rồi lạy dập đầu xuống đất nghe binh binh để tỏ ý phản đối.
    Cao Tôn rất kinh ngạc trưởc cử chỉ và lời nói vô lễ của ông. Vua chưa kịp nói gì thì một giọng nói trong trẻo và lạnh lùng vọng ra từ sau bức màn:
    - Đem tên khốn nạn đó ra mà giết đi!
    Vô Kỵ vội tâu:
    - Toại Lương can gián Bệ Hạ chỉ vì bổn phận. Không nên trách phạt.
    Cao Tôn phán:
    - Hãy đem y ra!
    Buổi chầu một lần nữa gián đoạn nữa chừng.
    Toại Lương bị bãi chức.Tả Bộc Xạ và bị biếm ra làm Thứ Sử tại một quận miền rừng núi đất Qui Châu, Hình phạt này thường áp dụng cho các đại thần phạm tội nghịch ý vua.
    Toại Lương ra đi không ân hận điều gì. Ông chỉ buồn là không biết sẽ còn những chuyện gì xảy ra nữa.
    Với sự giựt dây của Mị Nương. Cao Tôn có những quyết định táo bạo và độc đoán.
    Vua không cần nghe lời các đại thần can gián.
    Cao Tôn và Mị Nương để ý thấy trong buổi chầu mới rồi, Lý Tịch không đến dự. Có lẽ ông là người dễ bảo hơn mấy người kia. Hiện ông đã được phong làm Quốc công.
    Cao Tôn đang cần một vị có tước nãy để làm lễ tấn phong Hoàng hậu.
    Vua gọi ông vào để hỏi ý kiến.
    Ông đáp :
    - Ấy là việc riêng trong gia đình của Bệ Hạ , kẻ bề tôi đâu dám dị nghị gì.
    Vua rất mừng, bèn xuống chỉ truất ngôi Vương hậu và phong cho Mị Nương làm Chánh Cung Hoàng Hậu.
    Tin này đồn ra ngoài làm dân chúng rất xúc động và là đầu đề cho mọi người đàm tiếu. Họ còn thêm mắm thêm muối để biến câu chuyện thành một vụ bỉ ổi ghê gớm. Họ bảo tân Hoàng hậu từng làm vợ của vua cha. Bà đã đi tu và đáng lẽ bây giờ còn là bà vãi chùa Hưng Long; bà có con với Vua từ hồi còn là nữ ni v.v... Vậy bà là một con điếm. Khắp các trà đình tửu quán, đâu đâu cũng có tiếng sầm sì, bàn tán.
    Vô Kỵ nằm bẹp ở nhà, nghiền ngẫm nỗi buồn của mình.
    Ngày lễ tấn phong được định vào tháng mười một, tức một tháng sau đó. Buổi lễ sẽ được cử hành cực kỳ trọng thể với đầy đủ nghi thức hơn cả lễ đăng quang của một vị Hoàng đế, để chứng tỏ Võ Mị Nương là Hoàng hậu chính thức. Vả lại, những gì xa hoa, lộng lẫy đều hợp với bản tính của Mị Nương.
    Hứa Kỉnh Tôn, vị sử gia khôn ngoan của chúng ta, đương nhiên đứng ra phụ trách phần nghi thức của buổi lễ. Có đến hàng ngàn việc y phải lo trong vòng một tháng trời: lễ phục, xe, ngựa, ngọc ấn, âm nhạc, vũ công người giúp vui, tiếp tân, sửa soạn cho các Hoàng tử và Công chúa, sắp đặt triều thần. vv .
    Ngày lễ tới. Tiếng đàn ca nhả nhạc tưng bừng. Chánh điện chật ních các vị đại thần.
    Thị nữ đỡ Mị Nương ra. Trông nàng hôm nay thật lộng lẫy với chiếc vương miện đầy châu ngọc sáng chói và chiếc áo triều phụng rực rỡ; hài và thắt lưng đều có thêu chỉ vàng như Hoàng đế. Từ cách ăn mặc đến cử chỉ trông nàng đúng là một bà Hoàng. Nàng rất điềm tĩnh và bình thản nhận lấy hộp Ngọc đường tỷ ấn do Quốc công Lý Tích long trọng trao tận tay (khôi hài thay, ngày sau chính nàng cho người phân thây vị Quốc công này). Sau đó nàng bước lên ngai Chánh Hậu. Các đại thần đều đến chúc mừng.
    Theo sự xếp đặt đặc biệt, sau buổi lễ tại chánh điện, Võ Hậu sẽ ra mắt tất cả quần thần lại Bảo tháp ngoài Tây môn. Chiếc xe ngựa đặc biệt dành cho Hoàng hậu vào những dịp đại lễ đã sẵn sàng. Đây là một chiếc xe lớn, thân xe màu xanh và vàng, có tám cửa sổ lộng khung kính và màn che màu đỏ, nóc xe và thành xe sơn son, quanh xe có cắm nhiều lông chim trĩ (tượng trưng cho Hoàng hậu). Những con ngựa kéo xe cũng được trang điểm rực rỡ. Chiếc xe được dẫn đường bởi một toàn kỵ binh ăn mặc rất đẹp.
    Khi tới Tây môn, Võ Hậu bước lên Bảo tháp và đứng lại lan can trên sân thượng.
    Bá quan văn võ và sứ thần của các nước chư hầu đều quỳ dưới chân tháp. Tất cả đều mặc lễ phục. Những người ở hàng đầu lễ phục đỏ thẫm, dây lưng vàng dát ngọc, là các vương tước và các đại quan từ tam phẩm trở lên. Phía sau họ, những người mặc áo tím, dây lưng vàng, là các quan tứ phẩm, những người mặc áo tím nhạt, dây lưng vàng, là ngũ phẩm. Những người mặc áo xanh lá cây, dây lưng bạc, là lục và thất phẩm, v.v .
    Võ Hậu mỉm cười để đáp lại cử chỉ cung kính của các bề tôi. Sau đó bà trở về cung để chủ toạ một buổi tiếp tân đặc biệt dành cho phu nhân của các quan và các sứ thần chư hầu tại nội cung. Các phu nhân đều thán phục phong thái và vẻ ung dung của Võ Hậu. Họ cố quên đi nguồn gốc của bà. Có người nhận xét miệng bà hơi rộng, chứng tỏ bàn tính tham lam. Có người lại sợ ánh mất sắc như dao của bà, ánh mắt của những phụ nữ rất cương quyết. Bà không bao giờ ngượng ngập, luôn luôn thích gặp và nói chuyện với mọi người, và nhất là thích nghe mọi người tâng bốc. Ngày lễ hôm nay bà đã phá bỏ rất nhiều lệ cũ.
    Sau buổi tiếp tân, một tiệc yến được dọn ra để đãi khách, có các đoàn ca vũ tới trình diễn.
    Cuộc vui kéo dài tới khuya khiến vua cũng mệt phờ râu.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thôi,định copy một tí cho cái topic nó dầy dày chữ cho nó thích mắt..
    Nhưng mà xem chừng dài quá cỡ.
    Cho link vậy.
    Heeeeeeeee.
    Mời đọc về những người phụ nũ giỏi Trung Hoa
    Tứ Đại Mỹ Nhân Trung Hoa
    Võ Tắc Thiên(Đọc tiếp và hết)

    Từ Hy Tây Thái Hậu nhà Thanh

    -Tác giả Ngô Đồng-
    Từ Hy Thái Hậu
    -Tác giả:....
    Vương Chiêu Quân
    Tô Huệ
    Ba chị em nhà họ Tống
    Quỳnh Dao
    Tiêu Hồng: nhà văn nữ bất hạnh

    Mời đọc đê.
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Home, Trung Hoa là một nền văn minh rất chuộng sự "phân loại", "đánh giá", vì thế khi em giới thiệu về một lĩnh vực nào của nó đều phải có những tiêu chí cụ thể, chứ thế này thì loạn quá.
    Phụ nữ giỏi cũng có nhiều cấp độ, nhiều hình thức, đâu thể xếp bừa với nhau như vậy. Tô Huệ sao lại đặt cùng Quỳnh Dao, Dương Quý Phi đâu thể xếp ngang Từ Hy Thái Hậu. Đã có Tứ đại mỹ nhân, lại có riêng Vương Chiêu Quân, thế là thế nào.
    Trung Hoa bát ngát nhân tài, lịch sử lại dài lâu, nếu em dùng một chữ "kỳ nữ" không thôi làm tiêu chuẩn thì dẫu kể cả đời cũng không hết, phải dùng đến những tiêu chí nhỏ hơn để khoanh vùng đối tượng theo một vài điểm tương đồng nhất định, có vậy mới khoa học và khiến người ta hứng thú.
    Về những người đàn bà quyền khuynh thiên hạ, có thể tạm kể ra bốn người.
    Thứ nhất là Lữ Trĩ, vợ Hán Cao Tổ, người này thao túng triều đình, âm mưu soán ngôi họ Lưu, có điều tâm tuy độc nhưng trí chưa cao, rốt cục bại dưới tay bọn Trần Bình Chu Bột.
    Thứ hai là Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế duy nhất của Trung Hoa. Người này tuy tàn độc khôn lường, song cũng là nữ trung hào kiệt, so với Lý Trị hèn đớn nhu nhược thì xứng đáng hơn nhiều.
    Thứ ba là Hiếu Trang thái hậu, mẹ của Thuận Trị. Người đàn bà này trong tim có đao, không những thâm mưu viễn lự mà còn nhẫn nhục kinh người, vì đại nghiệp mà khuất thân để nuôi chí phục thù. Cơ nghiệp sáu mươi ba năm của Khang Hy do một tay bà đặt nền móng, có thể nói là đệ nhất công thần của Thanh triều một thuở.
    Thứ tư là Từ Hy thái hậu, mẹ của Đồng Trị. Người phụ nữ này tuy cũng là tay ghê gớm, nhưng so với ba người kia thì kém hơn một bậc. Nết tốt của nữ kiệt thì ít, mà tính xấu của đàn bà thì nhiều, hủ lậu nhẫn tâm, mưa nắng thất thường. Trung Hoa bị phương Tây xâu xé một phần cũng là lỗi của bà ta.
    Dương Quý Phi vợ của Đường Huyền Tông, nhờ bóng của chồng mà dương oai, không đáng kể là anh kiệt. Tống Khánh Linh là người đức hạnh, giúp đỡ cho chồng nhưng đứng ở hậu trường không xuất đầu lộ diện. Tống Mỹ Linh cũng là người tài giỏi, nhưng thời Tưởng Giới Thạch đương quyền bà ta còn quá trẻ, còn đến khi tạo dựng được uy tín thì Quốc dân đảng chỉ còn trú ngụ ở một Đài Loan nhỏ bé, danh vọng cũng vì thế mà bị giới hạn.
    Tạm thế đã, Tứ đại mỹ nhân luận nhiều chán rồi, lúc nào rảnh sẽ luận về các nữ văn nhân xuất sắc của Trung Hoa cổ đại.

Chia sẻ trang này