1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người Italia nổi tiếng

Chủ đề trong 'Italy' bởi SATHUKHONGVOTINH, 14/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    Những người Italia nổi tiếng

    DANTE ALIGHIERIE
    (1265-1321) ​

    Thi sỹ nổi tiếng cuối thời Trung cổ mà Anghen đã từng giới thiệu: Buổi hoàng hôn của Trung cổ phong kiến và buổi bình minh của Tư bản hiện nay được đánh dấu bằng một nhân vật vô cùng vĩ đại: Dante, người nước Ý, vừa là nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, vừa là nhà thơ đầu tiên của thời hiện đại.

    Dante sinh ra ở nước cộng hòa Florence trong một gia đình dòng dõi quý tộc. Cha ông là một Ðảng viên Guelf chủ trương thống nhất nước Ý dưới ngọn cờ của giáo hoàng (đối lập với Ðảng viên Ghibellin dựa vào thế lực hoàng đế Ðức). Ông say mê thơ ca từ nhỏ, đặc biệt yêu thích Virgil.

    Có phải người là Virgil đó không?

    Nguồn nước chảy thành sông thơ vĩ đại.

    Ôi danh dự hào quang của muôn nghìn thi sĩ

    Thật bỏ công tôi

    Thiết tha nghiền ngẫm thơ người

    Năm 15 tuổi Dante đã bắt đầu làm thơ trữ tình. Năm 18 tuổi ông gặp lại một người thiếu nữ là Béatrice mà ông đã để ý trong lần gặp đầu tiên trước đó 9 năm. Beatrice lấy chồng rồi chết để lại cho nhà thơ một niềm luyến nhớ. Sau đó Dante dốc lòng nghiên cứu triết học thần học và thiên văn. Trong thời gian này ông sáng tác Cuộc đời mới.

    Ông bước vào hoạt động chính trị từ sớm. Ông là người của phe Guelf chống đối quyết liệt phe Ghibellin. Từ khi phe Guelf thắng thế nội bộ tại phần hai: Guelf trắng và Guelf đen. Dante theo phe trắng. Phe trắng thất bại, phe đen cầm quyền. Năm 1302 Dante bị vu ăn hối lộ, bị trục xuất ra khỏi Florence. Ông còn bị xử tử hình vắng mặt vì không chịu nộp tiền phạt cho tòa.

    Từ đó ông sống lang thang trong các thành phố trung và bắc Ý. Lúc đầu ông muốn liên minh với phe Ghibellin bất chấp các thành kiến cũ, rồi ông lại đặ hy vọng vào hoàng đế Ðức Henry VII, nhưng tất cả đều là ảo vọng. Florence hai lần xóa tên ông trong danh sách những người được ân xá, buộc ông phải công khai nhận tội để được về quê. Dante cự tuyệt, dù rất nhớ quê nhà:

    Ta như con thuyền không buồm không lái

    Gió cơ hàn thổi dạt bến xa khơi

    Thuyền lênh đênh trên khắp bờ xa lạ

    Phũ phàng chi mấy gió ơi..

    Tác phẩm của Dante còn để lại là: Cuộc đời mới (Vita nuova), thơ tặng Béatrice được nối lại bằng văn xuôi.

    Ðây là tác phẩm nói về một đoạn đời của ông, trong kỷ niệm và tình yêu với Beatrice, một thiếu nữ đoan trang, nhã nhặn trong một bộ quần áo màu đỏ chói lần đầu tiên gặp ông khi hai người vừa lên chín tuổi. Một tình yêu say đắm, thánh khiết đã nảy sinh trong lòng ông từ đó. Năm 18 tuổi ông gặp lại Beatrice lần thứ hai trong một bộ đồ trắng của một thiếu nữ trưởng thành. Tình yêu bùng dậy nhưng theo phong thái lịch thiệp của Florence, ông làm ra vẻ say mê một cô gái khác khiến Beatrice hiểu lầm dù ông đã cố gắng giải thích. Dante chìm sâu trong tuyệt vọng, mơ thấy Beatrice chết, lên thiên đường giữa đám thiên thần.

    Beatrice mắc bệnh và qua đời thật, nhưng kỹ niệm về nàng không thể xóa nhòa trong lòng của Dante.

    Cuộc đời mới là tác phẩm tự thuật đầu tiên trong lịch sử văn học châu Âu, với những phân tích tâm lý chia ly, những trăn trở nội tâm của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm. Dante là người đầu tiên thể hiện trên văn đàn Châu Âu hình tượng người thanh niên do dự, đang yêu và đang thất vọng vì tình.

    Nhân vật Beatrice dù đã được khoác một lớp áo thần bí (các con số), đươcï nhà thơ lý tưởng hoá nhưng vẫn mang hình ảnh của người phụ nữ trong cuộc đời thực, cái thực tràn đầy chất mộng của tác phẩm. Mối tình đó mang tính chất lý tưởng vì nó đã giúp Dante đạt tới lĩnh vực trí tuệ và đạo đức.

    Tác phẩm lớn nhất của Dante là Thần Khúc (La Divina Comédia) gồm 100 khúc ca chia làm ba phần:

    - Ðia ngục: 33 khúc ca.

    - Tĩnh tội giới: 33 khúc ca.

    -Thiên đường:33 khúc ca.

    Cả ba phần nói về cuộc hành trình của tác giả qua ba thế giới linh thiêng huyền bí đó. Ðến nửa đường đời, Dante lạc bước vào một khu rừng rậm âm u ( tượng trưng cho tội lỗi của thế gian và tình trạng rối ren của nước Ý). Ông tìm đến một ngọn đồi chói lọi ánh chiều tà (đức hạnh) thì bị ba con thú dữ chắn ngang là Báo (đam mê xác thịt), Sư tử (kiêu ngạo), Sói (biển lận, hám của). Ông hoảng hốt kêu cứu, được Virgile xuất hiện dẫn đi.

    - Xuống địa ngục ông gặp những kẻ tội lỗi, trong đó có cả các thầy tu, giáo sỹ, giáo hoàng..

    - Qua tĩnh thổ tẩy oan là nơi rửa sạch tội lỗi để lên thiên đường ông gặp những người có công với đất nước, những nghệ sỹ, thi nhân. Quang cảnh lặng lờ yên tĩnh:

    Nơi đây không mưa gió, không sương sa,

    Không bão tuyết, không cầu vồng bảy sắc,

    Không sấm động không mây giăng dầy đặc,

    Trời trong xanh chỉ có lặng yên.

    Chính Beatrice hiện ra thân hành dẫn Dante vào thiên đường. Nơi đây chói lọi ánh hào quang ân sủng của Chúa và là nơi ngự trị của các bậc hiền nhân, minh quân và các vị thánh.

    Thần Khúc là bộ bách khoa toàn thư của thế kỷ XIII, trong đó mọi ngành khoa học đương thời đều có mặt. Viết Thần khúc , qua cuộc hành trình tưởng tượng kỳ lạ, Dante nhằm dựng lại con đường giải thoát của chính mình và đồng thời cũng để làm gương cho kẻ khác. Thần khúc đã phản ánh rất sinh động cuộc đấu tranh chính trị cũng như phong tục tập quán của Florence. Ngay cả những ảo tưởng của Dante cũng được xây dựng dựa trên những hiện thực cuộc sống.
  2. Anismee

    Anismee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Cái này hay quá, bác lấy ở đâu thế?
    Không biết có Thần Khúc ở VN chưa nhể
    cái này ai dịch đấy ạ? làm ơn cho biết nhanh nhanh.......
  3. fuong

    fuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Bác Hoàn dịch đấy , tất tần tật những gì gọi là văn hoá Ý gần như là do bác này dịch. Còn La divina Comedia thì hình như chưa ra lò đâu. Dịch cực khó do ngôn ngữ cổ của Ý nó khác bây giờ.
  4. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã có dịp liếc qua thần khúc bằng tiếng Pháp, nói thật những tác phẩm kinh điển đọc cực chán ! Vì sao, ngôn ngữ cổ là một chuyện, nhưng tác phẩm còn phản ánh cách nhìn nhận của tác giả mà ta không thể hiểu được nếu không biết gì về văn hoá, xã hội thời kỳ ấy. Mỗi tác phẩm chỉ thích hợp với một thời kỳ. Cho nên, như Mark Twain đã nói :
    "A classic is a book which people praise and don''t read."
  5. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện muốn hỏi các bác xem văn học Ý có những tác giả, tác phẩm nào đặc biệt. Ngoài "chuyện 10 ngày" (Decameron) của bác Boccaccio và "Sáu nhân vật đi tìm tác giả" của Pirandello thì thực sự tôi không biết cací gì hết. Nếu Đức có Goethe, Tây Ban Nha có Cervantes thì văn học Ý có văn hào nào tầm cỡ ?
  6. luc_truc_khach

    luc_truc_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Còn một người Italia rất nổi tiếng nữa là Galile đấy . Sao ko ai nói tới à ?
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    GALILÊ (1564 - 1642)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Galilêô Galilê (Galileo Galilei) - nhà vật lý và thiên văn học lỗi lạc người Italia.
    Galilê xuất thân trong một gia đình thị dân nghèo ở thành phố Phlôrenxia xinh đẹp. Sau khi tốt nghiệp vào loại xuất sắc ở trường trung học Phlôrenxia, ông xin vào học trường đại học tổng hợp Pida. Ngoài 30 tuổi, ông trở thành giáo sư toán học nổi tiếng ở thành phố Pađua. Chính từ đây, tài năng của nhà bác học nở rộ với những thực nghiệm và phát minh khoa học. Ông đã phát minh ra nguyên lý về quán tính, định luật về sự rơi, về sự hợp lực của tốc độ... Năm 1609, ông đã sáng chế ra ống kính thiên văn viễn vọng (khi đó chỉ mới phóng đại được gấp 30 lần), nhờ đó, ông phát hiện ra những vết đen trên mặt trời, những chỗ lồi lõm trên mặt trăng, những vệ tinh của sao Mộc và những biến tướng của sao Kim. Vì ông thừa nhận học thuyết Nhật tâm của Côpécnich, học thuyết đã bị giáo hội Thiên chúa giáo cấm đoán, nên ông không được dạy ở trường đại học nữa. Khi trở về Phlôrenxia, ông đã cho xuất bản cuốn Đối thoại giữa Ptôlêmê và Côpecnich về hai hệ thống thế giới (1632), trong đó ông đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng tỏ sự đúng đắn của học thuyết Côpechnich, do đó ông đã bị Tòa án giáo hội đưa ra xét xử (1632). Trước tòa, dưới áp lực của quan tòa, ông phải tuyên bố tác phẩm của mình "sai lầm". Ông bị giáo hội giam cầm cho đến khi mất (1642). Tuy nhiên trong nhà tù, ông lại tiếp tục viết một tác phẩm thiên văn học nữa trình bày quan điểm của mình.
    Galilê là một trong những nhà khoa học vĩ đại, một chiến sĩ dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của thời đại Văn hóa Phục hưng.
    http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa/0001/0002/NV035.htm
  8. luc_truc_khach

    luc_truc_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Sao lại là sáng chế . Chỉ nên gọi là " tái chế " có sửa chữa , nâng cấp thôi bạn ạ . Người phát minh , sáng chế ra kính viễn vọng đầu tiên phải là Hans Lipparchus . Chỉ rất tiếc là mục đích ban đầu của việc chế tạo này là dành cho việc chiến tranh hải quân . Galilê chỉ là người phát hiện , đưa phát minh ấy vào việc nghiên cứu thiên văn kịp thời , mau chóng thay vì việc ngồi chờ rất lâu sau này cho ai đó đưa phát minh đó vào khoa học thôi . Chính việc đưa kính viễn vọng vào sử dụng trong thiên văn mà ông có được những phát kiến lớn lao như Milou đã kể , và được người ta biết đến như chính là người phát minh ra kính thiên văn . Tuy nhiên , phải thừa nhận những nâng cấp , sử đổi của Galilê dành cho kính viễn vọng là vô cùng tuyệt vời . Nó đã mang lại cho thiên văn những bước tiến đáng kể và quan trọng . Chẳng có gì để phản đối nếu bảo , với chiếc kính thiên văn khúc xạ , ông xứng đáng được coi là một người con vĩ đại của nền thiên văn học thế giới .
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhân loại thừa hưởng những gì từ Léonardo de Vinci? (I)
    [​IMG]

    Chân dung Léonardo De Vinci.
    Léonardo de Vinci là một người đàn ông dễ mến, thuận tay trái và chuyên ăn rau. Ông được xem là một thiên tài toàn vẹn nhất của nhân loại, một nhà tiên phong với khả năng dự báo những gì đang có và sẽ có trong xã hội loài người vào cuối thế kỷ 20 đầu 21.
    Người ta chỉ cần một từ duy nhất để tổng kết 100 năm của thế kỷ 16 - thời Phục Hưng trong lịch sử nhân loại. Đó là "Léonardo". Dĩ nhiên đó chẳng phải là chàng Léonardo Di Caprio - nam tài tử đắt giá của kinh đô điện ảnh Hollywood, mà là Léonardo người làng Vinci, một ngôi làng bình yên trên sườn đồi giữa hai miền Florence và Pistoia (Italy).
    Cái tên Léonardo dường như đã trở thành một biểu tượng chuẩn mực, vì thế người ta tự do sử dụng. Ở Pháp đã có một đại học Léonardo de Vinci gần thủ đô Paris. Một công ty thầu xây dựng các công trình hạ tầng công cộng lấy tên ông để được biết đến nhiều hơn. Một hãng xe hơi lừng danh thế giới cũng trưng dụng hình ảnh của ông để quảng cáo cho các sản phẩm mới. Đó là chưa kể vô số các viện nghiên cứu khoa học tự coi mình là hậu duệ tinh thần của con người tài hoa này. Léonardo de Vinci đã trở thành một cái tên được sử dụng rộng rãi, chẳng ai phải trả quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ.
    Trong cuộc phiêu lưu khám phá con người và sáng tạo các sản phẩm phục vụ cho con người, đụng tới đâu, người ta cũng thấy dấu ấn của Léonardo de Vinci. Ông đã vẽ bức chân dung Mona Lisa nổi tiếng thế giới, sở hữu mấy nghìn trang phác họa chi tiết nội tạng cơ thể con người và đủ loại máy móc. Ông cũng mô tả nhiều cỗ máy chiến tranh, các tác phẩm nghệ thuật, chân dung thiên thần... Nói đến ông là nói đến sự phối hợp giữa một Jules Verne (tác giả của nhiều câu chuyện phiêu lưu và khoa học viễn tưởng), một hiền triết Hy Lạp Aristote và một Philippe Starck (nhà thiết kế nổi tiếng thời hiện đại).
    Léonardo được nể trọng ngay từ lúc sinh thời cho đến hôm nay, cho dù ông đã tạ thế được gần 5 thế kỷ. Chẳng thế mà danh họa Rafael đã dành cho nhà hiền triết Hy Lạp Platon khuôn mặt của Léonardo de Vinci khi vẽ bức bích họa Trường học ở Athènes trang trí cho điện Vatican. Léonardo de Vinci chính là hiện thân của giấc mộng trường cửu - ước mơ đạt đến một tư duy toàn diện phục vụ con người mọi thời, mọi lúc, mọi nơi.
    Đứa con hoang
    Léonardo chào đời vào ngày 15/4/1452, cùng ngày với Savonarole -một giáo sĩ Kytô chuyên dựng giàn hỏa để thiêu sống những kẻ bị tố cáo là kẻ gây rối và chống đạo cho đến khi chính ông cũng bị bắt và đưa lên giàn hỏa thiêu ấy. Đó là năm Christophe Colombus chưa mừng sinh nhật lần thứ nhất của mình, và kinh thành Constantinople rơi vào tay đoàn quân Thổ sau đó 365 ngày. Đó là một cột mốc thời gian, mà theo nhiều sử gia, đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ Trung cổ.
    Bố của Léonardo, ông Ser Piero đã có cuộc tình trăng hoa với nàng Caterina. Từ sự vụng trộm ấy, Léonardo chào đời với tư cách là một đứa con hoang - điều gây ảnh hưởng rất mạnh đến cuộc sống tình cảm của ông sau này. Serge Bramly, người được xem là tác giả của cuốn tiểu sử đầy đủ và trung thực nhất về Léonardo de Vinci, cho biết chính Léonardo đã viết rằng: ?oNếu người nam ái ân trong trạng thái coi khinh người nữ và kiềm hãm chính mình thì sẽ tạo nên những đứa trẻ nóng tính, không đáng tin cậy. Ngược lại, nếu cuộc ái ân được tiến hành trong tình yêu lớn, ham muốn lớn của cả hai người, đứa bé sinh ra sẽ là một đứa trẻ thông minh, năng động, vui sướng, lanh lợi?.
    Là con ngoài giá thú nên Léonardo ít có cơ hội trông thấy mẹ ruột (vì Caterina đã nhanh chóng thành hôn với một người đàn ông khác). Léonardo sống trong một thế giới toàn đàn ông với bố, ông nội, chú và người cha tinh thần Andrea del Verrocchio - một nghệ sĩ chuyên sản xuất hàng theo yêu cầu của dòng họ Médicis (gia đình quý tộc giàu có nhất Florence).
    Léonardo đến sống và học nghề của người cha tinh thần tại Florence trong suốt 12 năm. Xưởng (botega) của del Verrocchio là nơi lui tới của mọi tài năng nghệ thuật trẻ tuổi của Florence thời ấy, trong đó có cả Perugin và Botticelli. Tất cả các loại hình nghệ thuật đều có mặt trong botega này, từ điêu khắc, hội họa, âm nhạc, đến dệt kim, làm mộc, sắt... và thậm chí cả nghiên cứu cơ thể con người. Cũng từ đây mà sau này xuất hiện thêm một Michelange và Rafael.

    [​IMG]

    Mô hình động cơ bay của Léonardo de Vinci có tên là Helical Air Screw, với cánh quạt hình xoắn ốc. Đây là một trong những bản vẽ đầu tiên về động cơ bay giống trực thăng ngày nay.
    Năm 1952, người ta phát hiện trong Bảo tàng Topkapi ở Istanbul một bức thư gửi tiểu vương Thổ mang chữ ký của Léonardo. Trong thư, nhà danh họa đã trình bày về công trình cầu bắc ngang sông Sừng vàng.
    Cây cầu này sau đó đã trở thành nền tảng cho sự ra đời cầu Galata, một biểu tượng của Thổ Nhĩ Kỳ mà du khách ngày nay vẫn thấy trên các tấm bưu thiếp.
    Thành Rome dưới thời César Borgia chìm trong những cuộc tranh giành chính trị dẫn đến các vụ thảm sát đẫm máu, trong khi đó, Léonardo lại là người phi chính trị. Ông quyết định rời Rome và trở về Florence bình yên. Tại đây, Léonardo tiếp tục niềm say mê sáng tạo, nhưng không phải để phục vụ chiến tranh mà để chuyển hướng dòng chảy của con sông Arno, phát minh máy móc và thuần hóa năng lượng phục vụ con người. Léonardo coi quân sự đơn thuần chỉ là một cỗ máy giúp phát triển kiến thức và sức sáng tạo của mình. Bức bích khảm "Trận chiến Anghiari" của Léonardo (bị thất lạc đến nay vẫn chưa tìm thấy) mô tả nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Đây là bằng chứng cho thấy ông là người theo ?ochủ nghĩa ôn hoà?. Sau khi hoàn thành sơ đồ chiếc tàu ngầm đánh chìm tàu đối phương từ dưới mặt nước, Léonardo cũng ghi lại trong sổ tay rằng: ?oTôi không muốn tiết lộ cho bất kỳ ai về phát minh này vì bản năng ma mãnh tự nhiên của con người rất đáng sợ?.
    Những ngày ở Florence, Léonardo tiếp tục chăm bón cho "khu vườn bí mật" của riêng mình. Trong những năm 1505-1515, ông đã tạo nên tuyệt tác "La Joconde" nổi tiếng, mà cho đến nay chưa ai biết chính xác ông lấy ý tưởng từ đâu, như thế nào, ai làm người mẫu và ai là nguồn cảm hứng. Ông còn vẽ nhiều tranh về đề tài giải phẫu học - một trong những niềm đam mê lớn nhất trong cuộc đời. Hai bàn tay ông từng mổ xẻ 30 thi thể và vẽ lại chi tiết trên 200 tờ bản thảo. Chính việc làm này đã khiến ông bị Đức Giáo hoàng Léon X kết tội, nhưng lại được nền y học thế giới biết ơn.
    Một thời gian sau, Léonardo bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và quyết định nghỉ hưu. Tuy nhiên, ông vẫn dồi dào sức sáng tạo. Léonardo tiếp tục giới thiệu với vua Pháp Francois I những sáng kiến mới, trong đó có con sư tử máy tự động có thể đi vài bước rồi mở ***g ngực tung ra bó hoa Ly''s - loài hoa biểu tượng cho vương quyền Pháp. Tác phẩm này đã khiến Vua Francois I không giấu nổi niềm thích thú và quyết định dành cho Léonardo một khoản lương hưu hậu hĩnh cùng lời mời đến sống trong triều đình Pháp bên bờ sông Loire. Lúc ấy, Léonardo de Vinci đã tròn 65 tuổi. Ông sống những phút cuối đời bên Vua Francois I, ngày ngày chia sẻ với đức vua về dòng chảy sáng tạo của mình.
    Vào một ngày hè êm ả (2/5/1519), Léonardo trút hơi thở cuối cùng. Sự nghiệp của Léonardo được kết bằng những chuỗi phát minh hữu ích phục vụ cho cuộc sống của con người, chúng luôn hừng hực trong hơi thở của ông. Léonardo de Vinci đã ra đi, song những gì ông để lại cho nhân loại là vĩnh cửu. Đó là hàng nghìn bức vẽ bằng phấn, chì, bút lông, ngòi sắt nhúng mực và hàng trăm cuốn sổ tay đầy ắp sáng kiến..., tất cả vẫn còn nguyên vẹn cho đến hôm nay.
    Một số nhà nghiên cứu cho rằng Léonardo nổi tiếng có lẽ nhờ các bức họa. Số lượng tác phẩm của ông không nhiều, khoảng 30 bức, song chúng đều là tuyệt tác, từ "La Joconde" (sáng tác trong 10 năm), Léda (5 năm), đến "Đức Trinh Nữ bên tảng đá" và "Thánh nữ Anna" (14 năm). Năm 1994, tỷ phú Bill Gates đã phải chi 30,8 triệu USD để dành quyền sở hữu cuốn "Codex" - bản thảo quý giá nhất của thiên tài Léonardo de Vinci.
    (Theo Kiến Thức Ngày Nay)
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Giải mã nụ cười của nàng Mona Lisa
    [​IMG]

    Mona Lisa.
    "Điều khiến chúng ta yêu thích Mona Lisa chính là bộ mặt cô ấy luôn thay đổi mỗi khi chúng ta nhìn, làm cho cô ấy dường như sống động", Margaret Livingstone, nhà sinh học - thần kinh tại Đại học Harvard (Mỹ) nhận xét như vậy, sau một thời gian nghiên cứu hoạ phẩm nổi tiếng của Leonard de Vinci.
    Tuy nhiên, bà cho rằng thực tế bộ mặt Mona Lisa không đổi, bản chất chính là sự thay đổi trong mắt người xem chứ không phải ở màu sơn. Theo bà, thị giác trung tâm của con người bắt giữ những chi tiết nhỏ rất tốt, trong khi thị giác ngoại biên chỉ xử lý những chi tiết lờ mờ gọi là tần số không gian thấp. Nhưng nụ cười của Mona Lisa lại được vẽ bằng tông màu êm dịu, rơi vào tần số thấp. Livingstone nói: "Bạn không thể nhìn nụ cười này bằng thị giác trung tâm mà bằng thị giác ngoại biên khi nhìn từ miệng".
    Hiệu quả tương tự được quan sát trên những tác phẩm cuối thế kỷ 19 của những người theo kỹ thuật chấm màu (pointillist), cũng như trên các bức hoạ chân dung hiện đại của Chuck Close và tranh ghép mảnh của Robert Silvers (thường dùng trong quảng cáo). Livingstone nhận xét: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn". Cách giải thích này có lẽ làm ngạc nhiên những hoạ sĩ của kỹ thuật chấm màu, bởi họ nghĩ rằng tác phẩm của mình là sự trộn lẫn của màu sắc.
    Tuy nhiên, Livingstone lại cho rằng Leonard không hiểu được bản chất sự việc: "Ông ấy viết nhiều điều nhưng không bao giờ viết điều này ra và cũng không vẽ lại một bức hoạ nào như Mona Lisa. Tôi cho rằng ông cũng nhìn thấy điều tuyệt vời trong nụ cười của Mona Lisa, nhưng cũng như nhiều người, lại không thể phân tích được tại sao nó lại như vậy".
    Kiến Thức Ngày Nay (theo Sciences et Avenir, SVJ, Discover)
    vnexpress.net

Chia sẻ trang này