1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người Italia nổi tiếng

Chủ đề trong 'Italy' bởi SATHUKHONGVOTINH, 14/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hội họa Italy cuối thời kỳ Phục hưng qua tác phẩm của Passerotti
    Thủ tướng miền Nam Australia, ngài Hon. Mike Rann đã chính thức công bố một tác phẩm vô cùng đắt giá mà Phòng tranh Miền Nam Australia có được: Kiệt tác của một họa sĩ Italy thời kỳ Phục hưng, Bartolomeo Passerotti. Ðây là tác phẩm chưa bao giờ được bày bán, cũng là món quà cuối cùng, tặng phẩm được Mary Overton, nhà tài trợ tài chính lớn nhất của phòng tranh, di chúc lại. Tác phẩm hoành tráng này có nhan đề "Lễ đăng quang của Ðức mẹ Ðồng trinh cùng với các vị thánh Saints Luke, Dominic và John_ tác giả của bản Phúc âm, bức họa này được Passerotti vẽ ở Bologna, Italy vào khoảng năm 1580. Ðây là bức tranh thờ lớn nhất Italy có mặt tại Australia.
    Lễ đăng quang của Ðức mẹ Ðồng trinh cùng với các vị thánh Saints Luke, Dominic và John_ tác giả của bản Phúc âm
    Bartolomeo Passerotti (1529 - 1592) là họa sĩ hàng đầu trong thể loại tranh chân dung và tranh tôn giáo ở Bologna vào những năm 1570 đến giữa những năm 1580, ông cũng là người bắc cầu cho hội họa thời kỳ cuối Phục hưng đến với xu hướng nghệ thuật Baroc. Vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Bologna trở thành một trung tâm thịnh vượng của Mỹ thuật Baroc và Passerotti có những ảnh hưởng rõ nét, được xem như người thầy của các nghệ sĩ thuộc gia đình Caracci, những người mở đường cho thể loại tranh Baroc cổ điển.
    Các tác phẩm nổi bật của Passerotti là tâm điểm trong những triển lãm gần đây về mỹ thuật Italy, chúng sẽ được triển lãm ở Canberra cho đến Melbourne. Với tư cách là hiện thân của phong trào chống cải cách, những tác phẩm mỹ thuật mang màu sắc tôn giáo trở thành công cụ thuyết giảng Phúc âm cho tầng lớp dân chúng nghèo khổ. Trong một sắc màu rực rỡ, bức tranh thờ khổng lồ này như được phân định làm hai vương quốc, một của thiên đường, một của hạ giới. Có vẻ như tác phẩm này đã từng thuộc quyền quản lý của một nhà thờ hoặc một tu viện nào đấy ở Bologna hay ở Modena, nhưng đến đầu thế kỷ thứ 19, họa phẩm này được chuyển đến Pháp và sở hữu bởi nhà sưu tập tư nhân cho đến khi Phòng tranh Australia có được nó.
    ACM.VN
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Raffaello - Tài hoa bạc mệnh
    Một con người đa tài, được mọi tầng lớp kính trọng và yêu mến. Nhiều hoạ sĩ chỉ được xem là vĩ đại sau khi họ mất đi, nhưng với ông thì ngược lại. Tài năng của ông được công nhận từ rất sớm. Những người cùng thời với ông công nhận ông là hoạ sĩ vĩ đại nhất của họ. Ông chính là Raffaello, chàng hoạ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.
    [​IMG]
    Chân dung tự hoạ (năm 1506)
    Người ta gọi Raffaello (1483-1520) là "hoạ sĩ siêu phàm". Vẻ dịu dàng và quyến rũ của các bức tranh về Đức Mẹ Madonna của ông giành được những lời ca ngợi đặc biệt. Người ta yêu những bức tranh của ông, nhất là những bức tranh về Đức Mẹ và yêu chính con người ông. Bạn có biết người ta yêu mến ông như thế nào? Khi ông mất, hầu như tất cả dân chúng thành Roma đều tưởng niệm ông, một điều mà không phải ai cũng được như thế.
    Sinh ra ở Urbino, vùng Macerata, miền Trung Italia. Giovann Santi, cha của ông, vừa là hoạ sĩ vừa là nhà thơ. Khi mới 11 tuổi, Raffaello Sanzio Santi, tên đầy đủ của ông, đã mồ côi. Mặc dù không phải là một hoạ sĩ nổi tiếng nhưng Giovanni cũng đã dạy cho con trai mình được rất nhiều điều. Cậu bé Raffaello học rất nhanh với một năng khiếu hội hoạ phi thường. Năm 16 tuổi, Raffaello vào làm ở xưởng vẽ của hoạ sĩ Perugino ở Perugia. Không bao lâu Raffaello vẽ chẳng khác gì ông chủ của mình. Từ đó, Raffaello bắt đầu vẽ tranh cho riêng mình ngoài việc vẽ cho Perugino.
    [​IMG]
    "Madonna del Granduca"
    Kích cỡ: 85x56 cm
    Năm ra đời: 1505
    Năm 21 tuổi, chàng trai trẻ Raffaello lần đầu tiên đặt chân đến Firenze, cái nôi của hội hoạ Phục hưng, nơi mà bất cứ chỗ nào cũng có tác phẩm nghệ thuật. Chuyến đi này chỉ là một cuộc thăm viếng ngắn ngày, nhưng sau đó ít lâu, Raffaello trở lại Firenze sinh sống.
    Vào thời gian ấy, hai trong số những bậc thầy về hội hoạ của thế giới đang sống ở Firenze. Đó là Leonardo da Vinci và Michelangelo. Khi nhìn thấy những tác phẩm của hai bậc thầy này, Raffaello biết rằng mình còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Và ông bắt đầu học. Từ Vinci, Raffaello học được cách vẽ và cách làm phong phú các mẫu vẽ. Từ Michelangelo, Raffaello biết thế nào là tầm quan trọng đối với một hoạ sĩ: phân tích tỉ lệ thân thể con người một cách hoàn hảo.
    Raffaello lưu lại Firenze gần 3 năm. Trong suốt thời gian ấy ông vẽ rất nhiều, bức tranh Đức Mẹ Madonna nổi tiếng nhất ra đời trong thời gian này.
    Tranh của Raffaello nổi tiếng khắp Thế giới, hầu như tất cả các bảo tàng lớn đều có tranh về Đức Mẹ của ông. Từ Vienne đến Madrid, từ London tới Paris, từ Munich tới New York,... "The Sistine Madonna", bức tranh nổi tiếng nhất trong số các bức tranh về Đức Mẹ của Raffaello, và cũng là bức tranh cuối cùng của ông. Nó hiện được giữ trong bảo tàng Dresden, Đức.
    [​IMG]
    Bức tranh nổi tiếng nhất về Đức Mẹ: Sistine Madonna
    Kích cỡ: 256x196cm
    Năm ra đời: 1513-1514
    Vào năm 1508, Raffaello đến Roma. Khi ấy, giáo đường Saint Peter đang được xây dựng, và Đức Giáo hoàng đang tìm người vẽ tranh cho toà thánh Vatican. Michelangelo vẽ những bức tranh trên trần nhà nguyện, Raffaello đảm nhận việc vẽ tranh trong các phòng của Giáo hoàng ****** đệ nhị. Đa số các bức tranh có đề tài về tôn giáo, triết học, hoặc thần thoại. Trong một số bức tranh, Raffaello đã dùng các gương mặt của nhiều người sống cùng thời với ông để làm mẫu. Và trong một số bức tranh khác, ông dùng chính khuôn mặt của mình.
    Raffaello còn làm nhiều việc khác ngoài vẽ tranh. Trước lúc 35 tuổi, ông đã làm rất nhiều nghề. Kiến trúc sư của giáo đường Saint Peter. Vẽ sơ đồ cho các lâu đài của giới quý tộc. Ông cũng được giao trong nom việc đào xới và thu nhặt lại các dấu tích của thành La Mã cổ đại. Ông thiết kế đồ khảm và khảm, vẽ tường và chân dung. Vì có quá nhiều việc nên bên cạnh ông thường có khoảng 50 hoạ sĩ trẻ cùng làm việc.
    [​IMG]
    Kiệt tác cuối cùng còn dang dở của Raffaello (sau được các học trò của ông hoàn thành): La Transfigurazione (Lễ biến hình)
    Kích cỡ: 405 x 270 cm
    Năm ra đời: 1518-1520
    Raffaello là một người đàn ông đẹp trai và quyến rũ, được hầu hết mọi người nam cũng như nữ yêu mến. Công việc mang lại cho ông nhiều của cải và địa vị cao trong xã hội. Nhưng ông không sống lâu để được vui hưởng những thứ ấy. Ông luôn bị suy nhược vì công việc. Cuối tháng 3 năm 1520, ông ngã bệnh, và ông mất đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 37 của mình, ngày 6 tháng 4 năm 1520. Kiệt tác cuối cùng còn dang dở của ông là bức "La Transfigurazione" (Lễ biến hình), hiện đang được lưu giữ ở Vatican, được các học trò của ông hoàn tất sau đó ít lâu. Bức tự hoạ của ông hiện được treo tại phòng trưng bày Uffizi ở Firenze.

Chia sẻ trang này