1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người làm nên nước Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi thosan, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Những người làm nên nước Mỹ

    Washington (1732-1799)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Gioóccgiơ Oasinhtơn (George Washington) - người lãnh đạo chủ yếu cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Kỳ, Tổng chỉ huy quân khởi nghĩa và Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1789-1796)
    Oasinhtơn là một điền chủ giàu có ở bang Vơcginia. Khi 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổi dậy giành độc lập, triệu tập Đại hội lục địa ở Philađenphia (1774), Oasinhtơn là một trongnhững đại biểu của Bang Vơcginia và được cử làm Tổng chỉ huy quân đội lục địa (1776)

    Oashingtơn có công lớn trong việc tổ chức quân đội cách mạng. Đội quân cách mạng có tinh thần yêu nước, hy sinh chiến đấu, nhưng kỷ luật kém và thiếu thốn đủ mọi thứ, nhất là vũ khí. Oasinhtơn đã thực hiện chiến thuật chiến đấu mới là phân tán lực lượng, bố trí lực lượng kín đáo trong rừng, thành từng toán bắn tỉa để chống lại quân đội Anh theo đội hình dàn hàng ngang. Quân của Oasinhtơn đã liên kết với quân Pháp do chính phủ Pháp gửi sang giúp đỡ cách mạng Bắc Mỹ chiến đấu chống quân đội Anh. Năm 1789, Oasinhtơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc châu Mĩ và bốn năm sau (1792), ông được bầu lại lần thứ hai. Ông mất năm 1799


    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)


    Được Lizzy sửa chữa / chuyển vào 07:43 ngày 24/06/2003
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Roosevelt(1882-1945)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Franklin Delano Roosevelt - nhà hoạt động chính trị, Đảng viên Đảng Dân chủ, Tổng thống Hoa Kỳ 1933-1945 (bốn nhiệm kỳ Tổng thống).
    Roosevelt sinh ra trong một gia đình điền chủ lớn. Sau khi tốt nghiệp trường đại học, ông làm luật sư. Năm 1910-1912, ông làm nghị sĩ Thượng nghị viện Mỹ của Bang NiuYooc, đại biểu của Đảng Dân chủ. Những năm 1913-1920, ông làm Thứ trưởng Bộ Hàng Hải, những năm 1928-1932 làm Thống đốc bang NiuYooc. Năm 1932, ông được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sau đó được bầu lại trong những nhiệm kỳ 1936, 1940 và 1944.
    Roosevelt là một nhà chính trị tư sản khôn khéo và tài năng. Khi cầm quyền lần đầu tiên năm 1933, Roosevelt đã tiến hành một loạt cải cách, gọi là "Ván bàn mới", khôi phục lại nền kinh tế của Hoa Kỳ đang bị điêu đứng vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
    Về mặt đối ngoại, chính phủ Roosevelt tuy có thái độ chống phát xít, ủng hộ Anh - Pháp, công nhận Liên Xô (1933), nhưng mặt khác lại dung túng những cuộc xâm lược của bọn phát xít Đức ở châu Âu.
    Tổng thống Roosevelt đã cầm quyền Hoa Kỳ suốt trong thời gian chiến tranh thế giới II (1939-1945). Khi chiến tranh mới bùng nổ, Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập và đóng vai trò hòa giải gữa Anh, Pháp với Đức, Italia nhằm thống nhất lực lượng chống Liên Xô, nhưng không thành. Cho đến tháng 12-1941, sau khi bị Nhật tấn công bất ngờ trong trận Trân Châu cảng và Đức, Italia tuyên chiến với Mỹ, Mỹ mới chính thức nhảy vào vòng chiến. Tháng 6-1942, Mỹ ký với Liên Xô Hiệp ước tương trợ, nhưng chỉ viện trợ nhỏ giọt cho Liên Xô. Chính phủ Liên Xô nhiều lần yêu cầu các chính phủ Mỹ, Anh, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu để đỡ đòn cho Liên Xô, nhưng liên quân Mỹ - Anh lại đổ bộ lên Bắc Phi (7 và 8/1943) đến 6/6/1944, khi Hồng quân Liên Xô đã giải phóng phần lớn lãnh thổ của mình và sắp vượt ra ngoài biên giới, Mỹ, Anh mới mở mặt trận thứ hai đổ bộ lên Bắc Pháp.
    Tổng thống Mỹ Roosevelt đã cùng với Thủ tướng Anh Sơcsin và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Xtalin hợp Hội nghị Têhêran (1943) và Hội nghị Crơm còn gọi là hội nghị Yanta (2-1945) vạch ra kế hoạch hoạt động phối hợp chống phát xít Đức, và đề ra cơ sở cho việc tổ chức thế giới sau khi chiến tranh kết thúc Roosevelt mất ngày 12/4/1945.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 18/06/2003
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    [blueEINSTEIN: MỘT NHÀ BÁC HỌC & MỘT CON NGƯỜI[/blue]
    Ngày 30 tháng 11 năm 2002, Viện Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History) ở New York phối hợp với đại học Do thái (Hebrew University) ở Jerusalem và Trung tâm Skirball (Skirball Center) ở Los Angeles đã mở cửa phòng triển lãm về nhà bác học Einstein tại thành phố New York. Tài liệu triển lãm sẽ được trưng bày tại Jerusalem trong năm 2003 và năm 2004 sẽ triển lãm tại Los Angeles.
    Thế giới biết ông Einstein như một nhà bác học tài ba nhất của thế kỷ 20. Ông đã viết và công bố hơn 300 khám phá khoa học, trong đó có những khám phá lớn làm thay đổi quan niệm về thế giới hữu hình của Newton.
    Nhưng nếu phòng triển lãm chỉ có những công trình khoa học của Einstein thì không có gì để nói. Cái quý là bên cạnh những tài liệu đó có những lá thư riêng, thư cho vợ, cho người tình, những tài liệu cho thấy phản ứng của ông trước những sự cố trên thế giới, quan điểm của ông về dân quyền, về chiến tranh và hòa bình, về chính sách cần có đối với Trung đông, những dính líu chính trị, những người bạn, những kẻ thù của ông, và một tập hồ sơ dày cộm của sở Cảnh sát Liên bang Hoa Kỳ. Toàn bộ cho chúng ta thấy bên cạnh con người Einstein siêu phàm là một Einstein bằng xương bằng thịt không khác gì mỗi người chúng ta.
    Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm, một thành phố nằm ở phía Nam nước Đức. Bố ông có một tiệm làm đồ điện ở Munchen nên ông sống và học vỡ lòng tại đó. Albert Einstein không thích lối học từ chương và sự khắc khe của bố nên lơ là việc học. Nhưng nhờ khuyến khích của hai ông chú ruột Einstein quan tâm đến toán và khoa học. Ngoài ra ông thích học đàn với mẹ và trở thành một tay kéo đàn vĩ cầm có hạng. Tuy nhiên ông chỉ kéo đàn làm vui trong suốt cuộc đời sóng gió của ông. Năm 12 tuổi ông đã suy nghĩ về thế giới hữu hình. Ông hay nói về những "vết nhăn" của vũ trụ (và sau này là căn bản của không gian bốn chiều của ông). Năm 15 tuổi Einstein qua Milan (bắc Ý) sống với bố mẹ đã dọn qua làm ăn ở đó và theo học bốn năm chuyên toán và vật lý tại trường Đại học Bách khoa danh tiếng (Federal Polytechnic Academy of Zurich) của Thụy sĩ ở Zurich.
    Ông tốt nghiệp năm 1900. Sau đó ông vào công dân Thụy sĩ, dạy toán tại một trường trung học trong hai năm trước khi làm công chức cho chính phủ Thụy sĩ xét cấp bằng sáng chế tại Berne. Năm 1903 Einstein cưới bà Mileva Maric, người gốc Serbiạ Hai người yêu nhau khi cùng học ở đại học bách khoa.
    Vừa làm công chức vừa nghiên cứu, năm 1905 Einstein công bố ba khám phá làm thay đổi quan niệm của giới khoa học về không gian, thời gian, ánh sáng và vật chật.
    Khám phá thứ nhất: ánh sáng gồm những hạt quang tử truyền đi với một tốc độ cố định dù chúng ta đứng trên một hệ thống qui chiếu nào để đo tốc độ đó. Khám phá thứ hai: vật chất có thể biến thành năng lượng (khám phá này làm căn bản cho bom nguyên tử).
    Và khám phá thứ ba: không gian và thời gian là hai thành tố không thể tách rời nhau để họp thành một không gian bốn chiều, và độ lớn của không gian và bề dài của thời gian co lại nếu chúng ta di chuyển khi đo chúng nó (căn bản của thuyết tương đối đặc biệt). Với các khám phá đó đại học Zurich cấp cho ông bằng tiến sĩ.
    Sau đó ông bỏ nghề công chức, dạy học toàn thời ở Thụy Sĩ và trở thành giáo sư thực thụ tại đại học Pragu. Năm 1912 ông trở về dạy tại trường Bách khoa Zurich. Thời gian này Einstein sống hạnh phúc với vợ và hai con trai Hans Albert và Edward.
    Năm 1914 ông Einstein được mời giữ ghế nghiên cứu kiêm viện sĩ của Hàn lâm viện Khoa học (Academy of Sciences) của Đức tại Berlin. Khi thế chiến I bùng nổ vợ và hai con ông đang nghỉ hè ở Thụy sĩ nên vợ chồng ly tán và sau đó li dị nhau.
    Năm 1916 ông công bố một khám phá mới, rằng trọng lực và gia tốc quan hệ mật thiết với nhaụ Trọng lực chỉ là sự "móp méo" của không gian bốn chiều do sự hiện diện và phân bố của vật chất (quả đất, mặt trời v.v...) trong không gian. Cho nên nếu ông Newton cho rằng quả táo rơi do sức hút của quả đất thì ông Einstein cho rằng quả táo chạy vào chỗ "móp" do quả đất để lại trong không gian bốn chiều giống như các hành tinh chạy quanh mặt trời và ánh sáng mất hút vào những "vùng có trọng lực cực mạnh" (black holes) trong vũ tru.. Ông Einstein nói rằng có thể chứng minh thuyết này đúng hay sai bằng cách đo độ lệch tia sáng của một vì sao khi tia sáng đi gần mặt trời. Tia sáng của một ngôi sao đi gần mặt trời có thể thấy được vào lúc toàn nhật thực. Ông sốt ruột chờ chiến tranh chấm dứt để đoàn tụ gia đình và có cơ hội thực hiện thí nghiệm và trở thành một người chống chiến tranh và chống mọi hình thức dùng bạo lực.
    Năm 1919 ba biến cố lớn đến với đời ông: Ông li dị bà Maleva Maric và cưới bà Elsa Lowenthal, một người em họ góa chồng, và cuối năm Viện Khoa học Hoàng gia Anh (Royal Society of London) công bố rằng tháng 5 năm đó tại đảo Principle trong Vịnh Guinea một đoàn khoa học gia của Viện đã quan sát, chụp hình và đo độ lệch của ánh sáng khi đi băng ngang qua gần mặt trời và đã kiểm chứng sự tiên đoán của Einstein năm 1916 là đúng. Công bố này đưa Einstein lên tột đỉnh vinh quang trong giới khoa học.
    Trong thập niên 1920s Einstein đầu tư uy tín khoa học của ông vào việc chống mọi chính sách đưa đến chiến tranh (pacifism) và ủng hộ phong trào lập quốc của người Do Thái (zionism). Ông đã làm cho giới chính khách ở Đức thù ghét. Lúc này phong trào Quốc xã cực hữu và khuynh hướng chống Do Thái đang lên tại Đức. Không sờn lòng ông đã đi diễn thuyết nhiều nơi tại Âu châu và được tiếp đãi nồng hậụ Người ta không quên hình ảnh một nhà bác học nghèo, đơn sơ, bình dị đi khắp Âu châu bằng xe lửa hạng ba với một cây đàn vĩ cầm trong tay.
    Đầu năm 1921 đáp lời mời của Chaim Weizmann (người cầm đầu phong trào lập quốc Do Thái tại Mỹ) ông đi một vòng Hoa Kỳ vận động gây quỹ cho phong trào. Mấy năm sau đó ông du hành qua Á châu, Trung đông và Nam Mỹ.
    Ông được chọn trao giải vật lý Nobel năm 1921. Thời gian này ông vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học và theo đuổi thuyết "mọi vật trong vũ trụ kể cả thế giới li ti (subatomic level) được sắp xếp theo một qui luật có thể tiên đoán được." Thuyết này không được giới khoa học gia đồng thời tán đồng. Sau khi khám phá ra thuyết bất định (uncertainty principle) họ không tin như vậy.
    Lập trường tranh luận của ông Einstein nhuốm màu sắc duy tâm. Ông nói: "Khó nắm bắt ý Trời, nhưng ông Trời không muốn lừa gạt chúng ta" (God is subtle, but he is not malicious). Sự tranh cãi khoa học này đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
    Năm 1929 khi Einstein 50 tuổi diễn biến chính trị và kinh tế trên thế giới làm ông hết sức buồn phiền. Người A Rập đánh phá những khu định cư của người Do Thái ở Palestine, đảng Quốc xã cực hữu nắm ưu thế tại Đức, và thị trường chứng khoán New York sụp đổ. Trong gia đình, Edward (con út của ông) bị khủng hoảng tâm thần do di truyền máu của mẹ nhưng đinh ninh cho rằng bị ông bỏ bê.
    Năm 1931 trong thời gian dạy học bán thời tại đại học Oxford (Luân Đôn) ông dành hết thì giờ cho phong trào hòa bình thế giới và đã cho mượn tên thành lập Quỹ quốc tế chống chiến tranh mang tên ông (Einstein War Resisterõs International Fund) với mục đích tạo áp lực cho Hội nghị giải giới quốc tế (World Disarmament Conference) dự trù họp tại Geneva năm 1932. Hội nghị giải giới bất thành ông Einstein thất vọng và mất niềm tin vào khả năng sống hòa bình của con ngườị Trong một lá thư trao đổi với Freud (nhà tâm lý học người Áo) ông cho rằng con người sinh ra "vốn ác". Freud trả lời rằng chiến tranh phát sinh từ tâm lý "thương-ghét" (love-hate) bẩm sinh của con người và ước mơ một thế giới không có chiến tranh của Einstein là một ý tưởng viễn vông.
    Năm 1933 khi Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức ông Einstein từ bỏ quốc tịch Đức, qua sống tại Hoa Kỳ, đứng ra kêu gọi các nước Âu châu chuẩn bị chiến tranh để chống chiến tranh. Theo ông, nếu không ngăn chận, trước sau Hitler cũng gây ra chiến tranh.
    Đến Hoa Kỳ năm 1933 ông Einstein héo hắt trước tuổi. Một người bạn của ông ghi lại: "Einstein như không còn sức sống. Ông ngồi đó trong nhà tôi, hai bàn tay xoa mái tóc bạc phơ, nói miên man như trong cơn mơ về đủ thứ chuyện dưới ánh mặt trời. Tôi không thấy ông cườị". Tuy thế, hai mươi năm sau đó cuộc đời Einstein phẳng lặng. Việc chính là dạy học để đủ sống. Buồn ông kéo đàn, hay dạo thuyền trên chiếc hồ nhỏ cạnh nhà. Năm năm sau ông vào quốc tịch Mỹ.
    Năm 1939 Niels Bohr, nhà vật lý nguyên tử Đan Mạch thư cho ông biết Lise Meitner (một nhà khoa học Đức đang tị nạn tại Copenhague) dựa vào các thí nghiệm của hai nhà hóa học Đức khác là Otta Hahn và Fritz Strassmann đã phá vỡ được nguyên tử uranium và phần vật chất mất đi đã biến thành năng lượng như tiên đoán của ông năm 1903. Niels Bohr viết rằng nếu có thể tạo ra sự phá vỡ dây chuyền thì có khả năng tạo ra một sức nổ lớn tỏa ra một số năng lượng vô cùng lớn lao.
    Một số khoa học gia Hoa Kỳ lo sợ rằng Hitler sẽ dùng khám phá khoa học này để chế tạo vũ khí nên đề nghị Einstein dùng uy tín của ông viết thư cho tổng thống Franklin D. Roosevelt yêu cầu ông ra lệnh nghiên cứu để sẵn sàng chế tạo vũ khí này.
    Ngày 1/10/1939 sau khi Hitler xâm lăng Ba Lan, kinh tế gia Alexander Sachs (một người cận kề với tổng thống Roosevelt) mới trình tổng thống bức thư của Einstein. Ông Einstein viết: "Hiện nay thế giới khoa học hầu như đã có khả năng tạo ra phản ứng phá vỡ dây chuyền trong một khối uranium" và "nếu làm được, khoa học có khả năng chế tạo một loại bom cực mạnh chưa từng thấy."
    Hai năm sau, ngày 9/10/1941 tổng thống Roosevelt ra khẩn lệnh thiết lập kế hoạch Manhattan chế tạo bom nguyên tử. Ngoài bức thư viết cho tổng thống Roosevelt, ông Einstein không làm bất cứ một việc gì liên quan đến việc chế tạo bom nguyên tử. Lý do, chương trình Manhattan là bí mật quốc phòng và FBI không tin sự trung thành của ông đối với nước Mỹ. Ông Einstein biết khám phá khoa học của ông và bức thư ông viết cho tổng thống Roosevelt đã thành hiện thực khi hay tin quả bom nguyên tử đầu tiên đã được xử dụng tại Hiroshima tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên tên tuổi ông được gắn liền với thứ vũ khí kinh hoàng đó.
    Ông qua đời bình an trong giấc ngủ đêm 18/4/1955 hưởng thọ 76 tuổi tại bệnh viện Princeton, bang New Jersey.Trên chiếc bàn nhỏ ông để lại một bản văn chưa viết xong chúc mừng ngày Độc lập của Do thái. Ông tự thuật: "Với khả năng nhỏ bé, suốt cuộc đời tôi chỉ mong muốn phục vụ cho sự thật và công lý mặc dù tôi biết những việc tôi làm làm nhiều người khó chịu." Và một khám phá chính trị: "Người Do thái có quyền lập quốc ở Palestine, nhưng điều quan trọng nhất trong chính sách của chúng ta là thành tâm và quyết chí tạo một định chế bảo đảm quyền bình đẳng tuyệt đối cho mọi công dân A Rập sống với chúng ta."
    Bốn mươi năm sau (tháng 9/1995) thỏa ước Oslo đã đặt căn bản cho chính sách nàỵ Rất tiếc những người Do thái quá khích và hai vị thủ tướng Benjamin Netanyahu và Ariel Sharon đã không đọc Einstein.
    Sau khi ông qua đời bà Helen Dukas, thư ký riêng thu thập tài liệu về ông nhưng không chịu tiết lộ thư từ cá nhân của ông. Đến năm 1992 khi cuốn "Những lá thư tình của Albert Einstein và Mileva Maric" được xuất bản người ta mới hiểu lý do. Bố mẹ ông Einstein cản trở cuộc hôn nhân nên đến năm 1903 ông mới làm lễ cưới bà Mileva sau khi bà sinh cô bé gái Lieserl tại Serbia không hôn thú. Lieserl chết trước khi gặp mặt cha.
    Những lá thư đượm tình cảm của ông viết cho Mileva như: "làm sao anh có thể sống thiếu em, người em bé bỏng của anh ..." viết năm 1900 biến thành những lá thư tầm thường khi hai người có hai con trai, tiếng tăm ông vang dội, và bà Mileva có dấu hiệu bị bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia). Trong một lá thư năm 1913 gởi cho bà Elsa ông viết: "bây giờ ..... Mileva hầu như không biết vui đùa là gì và chẳng có bạn bè ... Nơi nào có mặt bà là nơi đó mất vui ..."
    Sáu năm sau ông cưới Elsa sau khi muốn cưới người con gái của Elsa bất thành. Einstein có nhiều người tình trong cuộc đời ông nhưng hình như ông không yêu ai. Nhiều người cho Einstein bẩm sinh ghét phụ nữ.
    Ông Einstein là một người đấu tranh cho dân quyền không mệt mỏi. Theo Fred Jerome, tác giả cuốn "The Einstein File" (Hồ sơ Einstein) đây là lý do ông J. Edgar Hoover, giám đốc FBI đã cho mở một hồ sơ dày 1.800 trang về Einstein khi ông đến tị nạn tại Hoa kỳ năm 1933. Sau khi Einstein trở thành công dân Mỹ, ông Hoover vẫn không ngừng thu thập tài liệu để chứng minh Einstein là gián điệp cộng sản với mục đích tước quốc tịch và trục xuất ông ra khỏi nước. Cuộc điều tra chấm dứt năm 1955 và chỉ có một kết quả là ngăn không cho Einstein tham dự chương trình Manhattan, nhưng không chứng minh được gì ca?? Hồ sơ Einstein trắng tinh. Einstein là một người xã hội nguyên chất. Ông ghét cộng sản và tư bản. Nhà vật lý học Gerald Holton, giáo sư đại học Harvard kiêm viết lịch sử khoa học là người đầu tiên được đọc những gì về Einstein sau khi ông qua đời đã hết sức kinh ngạc về cuộc sống tâm linh phong phú của ông. Theo ông Holton, bộ óc thông minh xuất chúng của Einstein không giải thích được những gì ông đã khám phá. Hình như có một sự cảm thông giữa ông và trời đất.
    Nhưng điều quan hệ là không vì thế ông sống xa rời với cuộc đời nhân thế. Nhà bác học của chúng ta đã sống như một con người với "mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, nhục" của kiếp nhân sinh.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  4. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Dwight David Eisenhower(1890 - 1969)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Dwight David Eisenhower - Tổng chỉ huy quân Đồng minh (Anh - Mỹ) trên mặt trận thứ hai của Chiến tranh thế giới II, Tổng thống Hoa Kỳ 1953 - 1960.
    Eisenhower tham gia binh nghiệp từ trẻ. Năm 1926, tốt nghiệp Viện Hàn lâm Tổng tham mưu. Trong những năm 1933 - 1935, ông công tác trong bộ Tổng tham mưu Mỹ và 1935 - 1939, là ủy viên phái đoàn quân sự Mỹ tại Philippin.
    Trong Chiến tranh thế giới II, ông là Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh (Anh - Mỹ) đổ bộ lên Bắc Phi, lên đảo Xixilia (Italia) (1943). Năm 1944, Eisenhower chỉ huy quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào nước Pháp, rồi đánh sang Đức. Năm 1945, Eisenhower là Tổng chỉ huy quân đội Mỹ chiếm đóng Tây Đức. Từ 1945 - 1948, ông giữ chức Tham mưu trưởng và từ 1948, làm Giám đốc trường đại học Côlômbi, đồng thời là cố vấn quân sự của Tổng thống Mỹ. Từ 12-1950 đến 6-1952, Eisenhower được cử làm Tổng tư lệnh tối cao của Tổ chức hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
    Năm 1952, Eisenhower được Đảng Cộng hòa đưa ra ứng cử tổng thống và đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử (nhiệm kỳ tổng thống 1953 - 1956). Khi lên làm tổng thống do quân đội Mỹ bị thiệt hại năng nề trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953). Eisenhower đã phải chấp nhận ký hiệp định đình chiến với Triều Tiên và Trung Quốc (27-7-1953). Tháng 11-1956 Eisenhower trúng cử Tổng thống lần thứ hai (nhiệm kỳ 1957 - 1960). Đầu năm 1957, ông đề ra "chủ nghĩa Eisenhower" nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ - Diệm đặc biệt là cuộc đồng khởi 1959 - 1960, đã làm cho "chủ nghĩa Eisenhower" bị phá sản.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 04:43 ngày 21/06/2003
  5. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Louis Armstrong: Sự nghiệp và Tình yêu

    Thật không quá cường điệu khi nói rằng Louis Armstrong là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền âm nhạc thế giới, đặc biệt là nhạc jazz. Không chỉ là một nhạc sĩ tài ba, ông còn là một ca sĩ được hàng trăm triệu người mến mộ, và cho dù vào thời đó, các nghệ sĩ da đen khác vẫn bị đối xử thiếu công bằng so với những bạn đồng nghiệp da trắng. Âm nhạc của ông đã đi vào hàng triệu trái tim người nghe trong nhiều thập kỷ qua.
    Sinh ra và lớn lên trong một quận nổi tiếng về các tệ nạn xã hội của bang New Orleans (Mỹ), cậu bé Armstrong sống với mẹ và chị gái trong một khu nhà ổ chuột (cha cậu đã bỏ đi ngay từ khi cậu mới sinh). Tuổi thơ của Armstrong ngoài những giờ phút chạy nhảy rong chơi ngoài đường phố quận Storyville là bổn phận phải kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Sau này, khi đã trở thành một người giàu có và nổi tiếng, ông vẫn coi sự nghiệp của mình được bắt đầu từ một chú bé đường phố và không bao giờ quên bài học kiếm sống đầu tiên của mình. Đó là đồng tiền kiếm được sau những lần hát rong trên đường phố. Tuổi thơ của Armstrong phải trải qua rất nhiều cơ cực nhưng đã cho cậu cơ hội tham gia vào các ban nhạc địa phương với tư cách là một ca sĩ, rồi người chơi bộ gõ, sau đó chuyển sang chơi kèn và cuối cùng là người thổi kèn cornet.
    Armstrong đã chơi cho rất nhiều ban nhạc của New Orleans và dần dần cậu đã nhanh chóng chinh phục được khán giả bởi chính tài năng của mình. Dịp may thật sự đã đến với Louis Armstrong khi cậu được Joe "King" Oliver, "vua" kèn cornet của New Orleans chú ý. Năm 1919, Oliver tới Chicago và giới thiệu Armstrong với ban nhạc Kid Ory. Đến năm 1922, Kid Ory đã trở thành ban nhạc được mến mộ nhất ở thành phố Windy. Trở về New Orleans, sự nghiệp của Armstrong tiếp tục thăng hoa mặc dầu lúc này cậu đã từ chối hợp tác với Kid Ory khi có lời mời ban nhạc tới biểu diễn tại Los Angeles, cậu cảm thấy tự tin hơn khi được biểu diễn trên chính quê hương mình.
    Năm 1924, Armstrong kết hôn với Lillian Hardin, một nghệ sĩ chơi piano. Chính Hardin đã tạo nguồn cảm hứng đặc biệt và có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp âm nhạc của Amstrong. Hardin đã khuyên ông từ bỏ ban nhạc của Oliver và tới New York. Tại đây, ông tham gia vào dàn nhạc Fletcher Henderson, và đó chính là nơi ông thể hiện và phát triển một cách tuyệt vời sự hòa trộn ý tưởng âm nhạc của ông và Oliver. Tài năng của ông cũng chính là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của nhạc trưởng dàn nhạc Fletcher Henderson, Don Redman. Song chỉ sau gần một năm, ông lại quay trở về Chicago để cùng vợ thực hiện album "World's Greatest Trumpeter". Để rồi hơn hai năm sau đó, các bài hát của ông đã được xếp hạng "Hot Five", "Hot Seven", và là người đệm đàn xuất sắc nhất của các ca sĩ nhạc blue nổi tiếng như Bessie Smith, Clara Smith, Trixie Smith... Ông làm việc không ngừng, hợp tác với hai dàn nhạc Carroll Dickerson và Erskine Tate, đồng thời là chủ của hai câu lạc bộ Earl Hines và Zutty *********. Ông biểu diễn khắp nơi: Chicago, New York, Washington, Los Angeles...
    Vào những năm 30, Armstrong chuyển sang chơi kèn trumpet. Ông làm việc và ghi âm tại Los Angeles cùng với ban nhạc Les Hite, tại New York cùng Chick Webb. Vào những năm 1932 và 1933, ông bắt đầu các chuyến lưu diễn tới châu Âu, và đã chinh phục được các khán giả vốn được coi là khó tính nhất. Tên tuổi của ông làm lu mờ cả danh tiếng của tay kèn trumpet tài năng Henry "Red" Allen. Năm 1938, Louis ly dị Lillian và kết hôn với Alpha Smith. Tuy nhiên mối tình này chỉ kéo dài được bốn năm, ngay sau đó ông lại kết hôn với Lucille Wilson, người sau này đã gắn bó với ông đến hết cuộc đời. Vào đầu những năm 40, ông không còn gắn bó với thể loại nhạc swing, và theo các nhà bình luận thời đó, sự nghiệp của Louis đang trên đà trượt dốc. Ban nhạc nổi tiếng những năm 30 của ông cũng không còn sức cạnh tranh với các ban nhạc khác, và đến đầu những năm 40, nhạc của ông không còn được coi là trào lưu thịnh hành. Song tài năng của ông vẫn được khẳng định qua các bản nhạc được coi là bậc thầy về nghệ thuật trình diễn.
    Cũng từ năm 1935, sự nghiệp của Louis Armstrong nằm trong sự quản lý của Joe Glaser, một con người thực dụng. Ông ta hướng tới đối tượng khán giả là những người giàu và nổi tiếng, Glaser không ngừng lăng xê Armstrong. Khi ban nhạc "Big band" của Armstrong có những dấu hiệu đi xuống, ông ta cho sa thải tất cả những nhạc công cũ, cho tuyển những người trẻ hơn, năng nổ hơn và "tiếp thị" tài năng của Louis Armstrong dưới cái tên Louis Armstrong va "the All Stars". Điều đó đã chứng tỏ một khuôn mẫu hoàn hão cho Armstrong và được duy trì cho đến hết cuộc đời âm nhạc của ông, mặc dù những sự thay đổi về nhân sự mâu thuẫn với cái tên của ban nhạc.
    Với ban nhạc "the All Stars", Armstrong bắt đầu dành hết thời gian cho các chuyến lưu diễn khắp thế giới, nhưng ông vẫn dành thời gian cho những người hâm mộ ở các phòng hòa nhạc.
    Rõ ràng, đối với những người yêu nhạc của thập nhiên 20, Louis Armstrong là một nghệ sĩ xuất sắc. Với chất giọng khàn khàn, có chiều sâu, những âm điệu trong những bài hát của ông đã làm say đắm bao người nghe. Một số bài hát tiêu biểu trong sự nghiệp của ông là "I Want) A Butter And Egg Man", Black And Blue", "Do You Know What It Means To Miss New Orleans" ... và vô số các tác phẩm xuất sắc khác đại diện cho dòng nhạc blue. Nếu các bài hát trên đều mang đậm chất phóng khoáng, thì bài "Baby, It's Cold Outside" lại thể hiện sự hài hước, hóm hỉnh; bài "What A Wonderful World" (được sáng tác vào năm 1968, và là bài hát số 1 trong bảng xếp hạng tại Anh) lại là bản tình ca lãng mạn. Giai điệu êm dịu, ấm áp như đang thủ thỉ tâm sự đã đi vào trái tim hàng triệu người nghe. Đặc biệt, ông là một trong những người đầu tiên thể hiện các ca khúc jazz không thành lời (một thể loại tùy hứng không diễn đạt thành lời dựa trên nền nhạc của các bài ca trữ tình).
    Trong những năm cuối cùng của cuộc đời mình, với vai trò là một ca sĩ, một người mua vui hơn là một ngôi sao thổi kèn trumpet, Louis Armstrong đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho thể loại nhạc jazz thế giới. Một điều đáng để chúng ta khâm phục hơn nữa về nghị lực của ông: Vượt qua mọi khó khăn, khổ cực để đạt được vòng nguyệt quế vinh quang bởi chính tài năng của mình. Trong gần 50 năm cống hiến cho sự nghiệp ca hát, ông đã giành được sự mến mộ của bao thế hệ yêu thích nhạc jazz và được trân trọng với danh hiệu "Ông vua nhạc Jazz". Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1917, ở tuổi 71.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Vua dầu mỏ Rockefeller

    Rockefeller là người sáng lập tập đoàn Standard Oil.
    Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất.
    Rockefeller có tham vọng chi phối cả nước Mỹ, chi phối cả chính trị, xã hội thông qua tiềm lực và ảnh hưởng kinh tế có một không hai của mình. Từ những đồng đôla đầu tiên, sau 50 năm kinh doanh, Rockefeller đã tạo cho mình một tài sản trên 900 triệu USD (tính đến thời điểm những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, tức cách đây đã 100 năm). Số tiền đó tương đương với 190 tỷ USD bây giờ, một con số kỷ lục, hơn tất cả tài sản của 10 tỷ phú lớn nhất hiện nay cộng lại.
    Rockefeller vốn xuất thân từ một gia đình công nhân Do Thái di cư sang Mỹ. Ngay từ nhỏ, ông đã phải vừa học vừa kiếm tiền thêm bằng nghề khuân vác và rửa bát thuê. Ông đã học cách chắt chiu, tiết kiệm từ bé. Trong hồi ký của mình, Rockefeller kể lại ông ghi chép sổ sách rất cẩn thận từng đồng một khi bỏ ống tiết kiệm và say sưa theo dõi số tài sản nhỏ mọn ấy lớn dần qua ngày tháng thế nào.
    Rockefeller thể hiện khả năng nhạy bén với tài chính của mình như một dấu hiệu bẩm sinh. Ông kể lại, khi mới 12 tuổi đã biết "mổ lợn" và đem 50 USD tiết kiệm được cho một người hàng xóm vay với lãi suất 7%/năm. Sau một năm khi nhận lại từ người hàng xóm cả vốn lẫn tiền lãi thì ông bắt đầu thực sự bộc lộ ham mê làm giàu, kiếm tiền để rồi tiền phải sinh lãi, lãi mẹ phải đẻ lãi con, càng nhiều càng tốt.
    Năm 16 tuổi, Rockefeller phải bỏ học để tập làm nghề kế toán. Khi làm việc, ông được những người quản lý và ông chủ đánh giá cao về tính thẳng thắn, cẩn thận và chắc chắn của mình. Lớn lên trong một môi trường gia đình theo đạo Do Thái rất nghiêm ngặt, Rockefeller có một cuộc sống giản dị đến khắc khổ từ thuở hàn vi. Do đó, dù mức lương kế toán chỉ có 25 USD mỗi tháng những ông vẫn dành dụm được phần lớn tiền lương của mình với một quyết tâm được nung nấu là có vốn để kinh doanh.
    Năm 1859, khi mới 19 tuổi và với vẻn vẹn 1.000 USD tiết kiệm được cùng với 1.000 USD vay của cha, ông đã cùng với Clark - người bạn hàng xóm - lập nên Công ty Clark & Rockefeller chuyên buôn bán ngũ cốc, rau quả, thực phẩm và thức ăn gia súc. Mỗi người góp vốn 2.000 USD. Với tài năng quản lý tài chính cộng với bản năng chăm chỉ, cần mẫn và biết tiết kiệm, Công ty của Rockefeller đã nhanh chóng ăn nên làm ra ngay từ thời mới thành lập. Ngay trong năm đầu tiên, công ty của ông đã đạt 4.400 USD lợi nhuận và năm thứ hai đạt 17.000 USD lợi nhuận. Đây là những con số rất đáng nể, thậm chí là một kỳ tích đối với một công ty nhỏ vào thời điểm lúc bấy giờ.
    Có một điểm rất đáng chú ý mà mãi về sau khi Rockefeller là một đại gia công nghiệp thì người ta mới có dịp nhìn lại. Từ lúc mới bước chân vào thương trường, Rockefeller đã sớm có tư tưởng chinh phục và thống lĩnh thị trường. Ông đã chấp nhận mức chênh lệch thương mại nhỏ để cạnh tranh và dẫn đầu về doanh thu ngay trong năm đầu tiên với 450.000 USD, mặc dù lợi nhuận tính trên doanh số là khá thấp.
    Năm 1863, khi mới nhận được một vài hợp đồng là nhà thầu phụ liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ, Rockefeller đã nhanh nhạy phát hiện và khẳng định đây sẽ là một miếng đất màu mỡ để có thể nhanh chóng kiếm tiền. Để cho việc kinh doanh được hoàn toàn theo ý mình, trước hết ông mua lại công ty ban đầu do ông thành lập chung với Clark và sau này là một số người bạn nữa với giá 72.500 USD. Khi đã trở thành người chủ duy nhất, ông bắt đầu lao vào cuộc giành giật những hợp đồng dầu mỏ dù là nhỏ nhất.
    Mong muốn làm giàu không chưa đủ, Rockefeller còn nung nấu quyết tâm phải có trong tay một cái gì đó thật độc đáo để cạnh tranh và đè bẹp các đối thủ. Năm 1865, Rockefeller tìm cách lôi kéo bằng được Samuel Andrew về làm cho công ty mình. Đó là người đang sở hữu một số bằng sáng chế phát minh chế biến dầu thô thành xăng chất lượng cao. Từ một doanh nhân buôn bán, Rockefeller trở thành một nhà công nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ với Công ty Rockefeller & Andrrew.
    Độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, ông tiếp tục thành lập công ty dầu mỏ "Standard Oil Company" năm 1870 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD. Do nắm giữ được bí quyết công nghệ, khả năng cạnh tranh của công ty dầu mỏ thuộc quyền Rockefeller rất lớn và đã đe dọa loại khỏi cuộc chơi không ít doanh nghiệp cùng ngành. Có thể nói đây là thành công lớn nhất của Rockefeller trong kinh doanh trên cơ sở biết đầu tư và nắm giữ vào bí quyết công nghệ, phán đoán chính xác vai trò và tầm quan trọng sống còn của dầu mỏ với quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế.
    Những thành công nhanh chóng của Rockefeller trong ngành công nghiệp dầu mỏ còn non trẻ đã làm cho con người kinh doanh của ông ngày càng trở nên tự tin hơn, đồng thời tham vọng của ông ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Rockefeller đã vạch ra cho mình một chiến lược phát triển mang tính bành trướng quyết liệt để đạt tham vọng dần chi phối và độc quyền trong lĩnh vực chế biến dầu mỏ. Không chỉ là nhà chiến lược có khả năng phán đoán tài tình, là nhà lãnh đạo quyết đoán có khả năng quản lý tài chính hoàn hảo và có khả năng lãnh đạo, dùng người một cách tối ưu, Rockefeller còn có một tính cách mạnh mẽ và quyết liệt, đặc biệt trong cạnh tranh để loại trừ các đối thủ của mình.
    Cho đến nay cũng đã có không ít ý kiến nói Rockefeller đã dùng cả những thủ đoạn, chiến thuật khó hiểu để đánh gục đối thủ bằng mọi giá. Thậm chí để có thể kiểm soát và tiến tới thống trị thị trường dầu mỏ đồng thời tránh bị cản trở từ mọi phía, đặc biệt trong công luận và chính quyền, ông đã kỳ công lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm dần" hay "thâu tóm từng phần thị trường". Rockefeller từng đạo diễn, lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự sáp nhập vào nhau trước khi bị ông mua lại. Làm thế là ông đã tránh sự chú ý của dư luận và chính quyền so với trường hợp phải lần lượt đàm phán mua lại tìm công ty một.
    Sau 8 năm liên tục phát triển, bành trướng với một động cơ rất quyết liệt là gây ảnh hưởng và chi phối ngành công nghiệp dầu lửa, Rockefeller đã loại trừ và mua gần hết các đối thủ cạnh tranh.
    Có thể nói chính Rockefeller là người đầu tiên có tham vọng và ý tưởng về những tập đoàn khổng lồ, đa quốc gia cho từng lĩnh vực ngành nghề. Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử. Đó là Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Với chừng ấy tiền vào thời điểm đó, Rockefeller đã là người giàu nhất nước Mỹ. Và ở bang nào của nước Mỹ cũng có mặt "Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất. Khoảng hơn 90% thị phần đã nằm gọn trong tay của Rockefeller, ông được gọi là "vua dầu mỏ" từ đấy.
    Lo ngại những ảnh hưởng của Rockefeller ngày càng lớn, nhiều hoạt động chính trị xã hội có thể bị tác động bởi vua dầu lửa thông qua ảnh hưởng của ông đến các ngành công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, năm 1890, chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn Standard Oil Trust - đã ra một sắc lệnh gọi là "sắc lệnh Trust" bắt chia nhỏ tập đoàn này thành nhiều tập đoàn độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường. Nhưng Rockefeller với những quan hệ gắn bó với nhiều cá nhân, chính khách đã tìm cách lách được sắc lệnh trên. Ông cho chuyển trụ sở tập đoàn sang bang New Jersey, nơi sắc lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập đoàn thành "Standard Oil New Jersey".
    Thế là Rockefeller lại vẫn tiếp tục đứng đầu tập đoàn công nghiệp dầu mỏ có vị thế độc quyền và có khả năng chi phối nền kinh tế và cả xã hội Mỹ. Mãi cho đến năm 1911, khi Rockefeller đã 72 tuổi, thôi không trực tiếp điều hành tập đoàn và rút về hậu trường thì Tòa án hiến pháp Mỹ mới lại ra được quyết đinh chia nhỏ tổ hợp cộng nghiệp dầu mỏ của Rockefeller thành 38 công ty độc lập. Môi trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại Mỹ.
    Sau khi nghỉ làm, Rockefeller đã để lại rất nhiều tiếng tốt về mình trong xã hội. Hàng chục quỹ từ thiện do ông bỏ tiền đã được thành lập để cứu trợ người nghèo, phòng dịch bệnh, thiên tai trên thế giới. Nhiều trường học, viện nghiên cứu, quỹ bảo trợ đào tạo do ông lập và tài trợ đến nay vẫn được duy trì hoạt động. Ở New York có Trung tâm thương mại Rockefeller nổi tiếng...
    Dù các đánh giá về ông có khác nhau thế nào đi chăng nữa, Rockefeller vẫn được khẳng định là một doanh nhân, một nhà công nghiệp lớn. Tên tuổi ông đến nay vẫn là một trong những biểu tượng tiêu biểu của nền kinh tế Mỹ thời kỳ công nghiệp hóa.
    (Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
    ====
    Ông này có rất nhiều câu nói nổi tiếng mà sau này các nhà kinh doanh dùng làm châm ngôn trong giới kinh doanh.
    Ông chính là người dùng chiêu cho đèn để bán dầu mà sau này cái đèn tiếp thị của ông được gọi là đèn Hoa Kỳ. Ngày nay rất nhiều công ty trên thế giới vẫn sử dụng chiêu thức này. Mới đây FPT của Việt nam cũng áp dụng chiêu thức này nhưng được cách tân là "cho máy tính để bán dịch vụ Internet ". Các phương pháp kinh doanh của ông nếu biết khai thác vẫn có hiệu quả cao trong nền kinh tế điện tử ngày hôm nay.
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Jack Welch - ông chủ tài ba của tập đoàn GE

    Nghỉ hưu cách đây vài tháng ở tuổi 67, chủ tập đoàn General Electric (GE) - Jack Welch - chuyển sang viết sách. Tất cả những gì ông viết ra đều được mọi người đổ xô tìm đọc. Các giáo sư, sinh viên đọc để nghiên cứu, phân tích, giới kinh doanh thì đọc để tìm thấy những bí quyết quản lý chuyên nghiệp.
    GE là một tập đoàn quốc tế khổng lồ, sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện máy với tổng doanh thu hàng năm lên đến 130 tỷ USD, liên tục có tên trong top-ten các công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes. GE hiện có 2 triệu cổ đông, 350.000 người làm việc thường xuyên trên 100 nước.
    Được thành lập năm 1892 trên cơ sở sáp nhập giữa hai công ty Thomson-Houston Electric và Edison Electric Light (của Thomas Alva Edison - người phát minh ra chiếc bóng đèn điện kỳ diệu), từ những năm 1980 trở đi, GE càng khẳng định tiếng tăm và vai trò nổi bật của mình với Chủ tịch Jack Welch.
    Cách đây hơn 30 năm, khi Jack Welch bắt đầu nhận chức Chủ tịch GE, nền kinh tế Mỹ đang rơi vào trạng thái trì trệ, mỗi năm tập đoàn chỉ thu về 1 tỷ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 1990, GE đã nâng mức lãi bình quân lên 14 tỷ USD/năm - một kỳ tích hiếm có trong lịch sử kinh doanh tại Mỹ mà công đầu thuộc về Jack Welch.
    Quan điểm của Jack Welch về vai trò, nhiệm vụ quản trị nhân sự của người điều hành cao nhất rất rõ ràng. Không ít nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn cho rằng điều hành nhân sự trước hết là phải quản lý, giám sát, kiểm tra - nhưng Jack Welch thì khác. Ông luôn khẳng định, nhà quản lý phải biết động viên, kích thích nhân viên làm việc, đạt được những kết quả mà chính bản thân họ trước đó cũng không dám làm, dám tin là được.
    Khi Jack Welch đánh giá nhân viên thì kết quả công việc là thước đo cao nhất. Với tính cách quyết đoán, dường như ông có vẻ khá nhanh chóng ưu ái, đãi ngộ và trọng dụng những người mà ông cho là được việc.
    Người ta cũng thấy ở Jeck Welch một tính cách cương quyết và cứng rắn. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm đầu tiên làm Chủ tịch GE, ông đã sa thải tổng cộng 118.000 nhân viên, bằng hơn một phần tư toàn bộ biên chế của tập đoàn. Nhưng với những gì đã đem lại cho GE - tình trạng tài chính hết sức lành mạnh - ông đã dẹp bỏ mọi nghi ngờ về chiến lược ?obàn tay sắt? của mình.
    Jack Welch cũng rất kiên quyết và táo bạo với các quyết định chiến lược kinh doanh. Để đạt mục tiêu đưa GE trở thành tập đoàn số 1 thế giới, ông đã đề ra phương châm chỉ theo đuổi các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mà hãng có khả năng giữ vị trí số 1 hoặc 2 trên toàn cầu, đồng thời thẳng tay loại bỏ hàng loạt sản phẩm không hiệu quả. Jack Welch còn tập trung nghiên cứu và phát triển các mặt hàng có tiềm năng khác như thiết bị phụ tùng máy bay, máy móc y tế...
    Bên cạnh việc tập trung vào một số sản phẩm chính và tăng năng suất lao động một cách tối đa, Jack Welch cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ kèm theo. Ông đã thành lập một công ty tài chính chuyên phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng của GE và nhiều công ty thuê mua tài chính phục vụ cho các khách hàng mua máy bay trên toàn cầu. Năm 1986, Jack Welch làm chấn động giới kinh doanh tại Mỹ khi quyết định mua lại toàn bộ NBC, hãng truyền hình hàng đầu thế giới.
    Biết ơn Jack Welch, tập đoàn GE ngày nay vẫn dành cho ông những đãi ngộ mà bình thường không thể có được với một người về hưu. Ngoài lương hưu, ông còn được tặng một biệt thự, vẫn hưởng chế độ xe đưa đón theo nhu cầu, một chuyên cơ Boeing 737...
    (Theo Thời Báo Kinh Tế VN)
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết rất hay về Vai trò của người Quản trị Cao Cấp. Tôi thấy rất hay nên muốn post lên đây để chia xẻ với các bạn.
    =======================================
    The Role of the CEO according to Jack Welch
    By Dr Christina Swart-Opperman
    In the autobiography of Jack Welch, retired CEO of General Electric, he wrote in chapter 24 "What this CEO thing is all about." I would like to share some of his ideas with you because he held this portfolio for twenty years. Although everyone does things differently and because there is no magic formula, it still makes sense to take note of his ideas. The following are the most important, based on his experience.
    Integrity:
    Welch claimed never to have two agendas: there was only one way - the straight way.
    The Corporation and the Community:
    Social responsibility begins with a strong, competitive company. Strong companies reinvest in their people and their facilities. They provide good and secure jobs that give employees the time, spirit and resources to give back to their communities. He felt that, that is why a CEO''s primary responsibility is to assure the financial success of the company.
    Setting a Tone:
    The organisation takes its cue from the person on top - his/her personal intensity determines their organisation''s intensity. It also implies being visible, building relationships and not only being a picture in the annual report.
    People first, strategy second:
    Getting the right people in the right jobs is according to Welch more important than developing a strategy. Often promising strategies never delivered results because right leadership lacked.
    Informality:
    Informality in an organisation does not refer to first names, unassigned parking spaces, or casual clothing. It is rather about making sure everybody counts - and that they know it. To him, informality implies a type of organisation where passion, chemistry, and ideas flow from any level at any place .
    Stretch:
    Stretch is reaching for more than what you thought possible. Welch explained how he always used the annual budget process as a stretch process. Teams must come up with "operating plans" that reflect their dreams. These stretch targets then became reality.
    Celebrations:
    Business has to be fun. For too many people, it''s "just a job". It is also a great way to energize an organisation. A CEO''s job is to make sure that his/her team is having fun - while they''re being productive.
    Aligning rewards with measurement:
    Welch emphasized strongly that what you measure is what you get - what you reward is what you get. He continuously emphasized the issue "are we measuring and rewarding the specific behavior we want?" If this alignment between measurement and rewards is absent, you often get what you''re not looking for.
    Together with this, appraisals happened all the time, as he always wanted everyone to know where they stood.
    Culture Counts:
    Welch, who also lived through many mergers, emphasized that the culture must be set straight from day one - if not intellect cannot be maximized. Welch put it eloquently: "In our shop there''s only one currency: GE Stock with GE values". When it came to personal style and pay, the culture could bend, but never break.
    Employee Surveys:
    Welch used all kinds of ways to get employee feedback. For him these tools forced management to deal with employees in a straightforward manner. They asked questions that got at fundamental issues around the theme: "Is this company you read about in the annual report, the company you work for?" The candor of the employees helped them to put the right emphasis on the right initiatives.
    Knowing and confronting what was on the minds of their employees was a key part of their success.
    Welch also had other interesting ideas such as the opinion that an obvious task of a CEO is managing image and company reputation; being with the people who really made things happen; always overdoing communications and investor relations. I would like to conclude with his words that these were only thoughts - things that worked for him, along with a lot of luck.
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Philip Knight cùng Nike chạy đua

    Biểu tượng của Nike qua các thời kỳ
    Chủ tịch tập đoàn sản xuất thiết bị thể thao Nike được xếp ngang hàng với các doanh nhân huyền thoại nước Mỹ như Henry Ford, Bill Gates, Alan Greenspan... Ông nắm trong tay tài sản trị giá 4,2 tỷ USD, xếp hạng 71 thế giới và nhiều năm liền được tạp chí Business Week bầu chọn là doanh nhân tiêu biểu.
    Sinh năm 1942 tại Portland tiểu bang Oregon, Mỹ. Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê nhiều môn thể thao, đặc biệt là môn chạy. Bước ngoặt cuộc đời đến với Knight vào năm 1957, khi ông có cuộc gặp gỡ với Bill Bowerman, người thầy - đồng nghiệp trong suốt hơn 30 năm sau đó. Không chỉ là một huấn luyện viên thông thường, Bill còn là một nhà phát minh tài ba với lượng kiến thức vô cùng phong phú về trang thiết bị thể thao.
    Vài năm sau, mối quan hệ thầy trò dần chuyển thành đối tác làm ăn khi Knight nảy ra sáng kiến nhập những đôi giày thể thao có chất lượng cao và giá thành hạ từ Nhật Bản. Tại thời điểm đó, trang thiết bị thể thao do người Đức sản xuất đang thống trị Mỹ nên nhiều người cho rằng chỉ có kẻ điên mới có những ý tưởng kỳ quái như vậy.
    Tuy nhiên, Knight vẫn một mực bảo lưu ý kiến của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông liên hệ với Công ty Onitsuka Tiger, nhà sản xuất giày thể thao hàng đầu ở Nhật. Sau khi thương thuyết thành công, Knight trở về Mỹ và cùng Bill mở Công ty trang thiết bị thể thao Blue Ribbon (BRS). Số vốn của họ lúc đó chỉ có 1.000 USD. Lô hàng đầu tiên của Onitsuka Tiger gồm 200 đôi giày đã cập bến nước Mỹ tháng 12/1963.
    Không cửa hiệu, không nhân viên, mỗi ngày, sau khi xong công việc bàn giấy ở một công ty kiểm toán, Knight lại hì hục chất những đôi giày vào cốp xe đem giới thiệu khắp các cửa hàng, trong khi Bill Bowerman chui xuống tầng hầm mày mò nghiên cứu cải tiến những đôi giày của người Nhật, đồng thời vẽ mẫu và thiết kế những kiểu giày thể thao đầu tiên.
    Hai thầy trò cứ vất vả như thế cho đến hơn 2 năm sau mới có một người xin vào làm ở công ty là Jeff Johnson. Hơn 1 năm sau, Johnson khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên của công ty tại Santa Monica, California. Do đã có người phụ giúp bán hàng, Knight và Bill tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm mới. Hai ông cho rằng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu nếu muốn trở thành một tập đoàn lớn.
    Năm 1970, BRS có một bước đột phá khi Bill sáng chế ra đôi giày đinh đầu tiên trên thế giới bằng cách đổ cao su lỏng vào khuôn làm bánh quế vứt đi của vợ. Thật không ngờ, nó lại trở thành một kiểu mẫu ngự trị thị trường giày thể thao trong suốt 40 năm sau.
    Nói đến Nike, người ta nghĩ ngay đến biểu tượng Swoosh hình lưỡi liềm, song mấy ai biết đến sự ra đời đầy ngạc nhiên của nó. Đó là năm 1971, khi BRS cũng đã có chút tiếng tăm nhưng lượng sản phẩm công ty bán ra chưa nhiều nên Knight buộc phải cải thiện thu nhập khiêm tốn của mình bằng cách nhận dạy thêm một lớp kế toán tại trường Đại học Portland.
    Tại đây, ông gặp gỡ một sinh viên khoa thiết kế đồ họa có tên Carolyn Davidson, người đang được giao nhiệm vụ trang trí lại hành lang của trường. Sau khi xem Carolyn làm việc, Knight đề nghị trả cho cô mức lương 2 USD/giờ để cô làm một số mẫu thiết kế cho công ty nhỏ của ông. Ban đầu chỉ là một số bảng biểu, sau đó Knight yêu cầu cô thử trang trí cho sản phẩm giày thể thao. Ông muốn có một hình ảnh thật mới lạ và gợi đến một chuyển động trên mẫu sản phẩm mới của công ty. Trong vô số những biểu tượng mà Carolyn chuẩn bị, Knight đã chọn Swoosh. Ông nói: ?oTôi vẫn cảm thấy chưa ưng ý nhưng có thể dần dần tôi sẽ thích?. Tất cả những gì Carolyn được trả cho việc sáng tạo ra Swoosh là khoản tiền 35 USD.
    Cũng trong năm này, cái tên Nike cũng lần đầu tiên xuất hiện. Người phát hiện ra nó là nhân viên duy nhất của công ty, Jeff Johnson. Trong giấc mơ, anh thấy Nike - nữ thần chiến thắng của người Hy Lạp - gọi tên mình. Ngay khi nghe Johnson kể lại câu chuyện này, Hội đồng quản trị 3 người đã quyết định đổi tên công ty thành Nike thay vì dùng cái tên ?oChiều thứ 6? do Knight nghĩ ra.
    Đã có tên mới, sản phẩm mới, biểu tượng mới nhưng khó khăn về vốn vẫn tiếp tục là vật cản trên con đường thăng tiến của công ty. Đúng lúc đó Knight nghĩ ra một biện pháp huy động vốn mới rất hiệu quả. Ông không vay tiền từ các ngân hàng Mỹ mà mượn danh một công ty thương mại Nhật Bản để vay vốn của các ngân hàng nước này rồi dùng số tiền đó nhập các lô hàng từ Onitsuka Tiger.
    Năm 1972, Nike có một bước tiến nhảy vọt khi hãng giành được quyền cung cấp trang thiết bị thể thao cho các vận động viên trong đội dự tuyển Olympic Mỹ. Một năm sau, thương hiệu Nike được cả nước Mỹ biết đến khi nhà vận động viên điền kinh Steve Prefontaine về đích đầu tiên trong đôi giày mang nhãn Nike. Theo dòng thời gian, Nike đã trở thành biểu tượng quen thuộc không chỉ trong làng thể thao Mỹ mà còn trong hàng tỷ người tiêu dùng cũng như vận động viên trên toàn thế giới với đại diện là những tên tuổi sáng giá như Michael Jordan, Tiger Woods, Gabrielle Reese hay Andre Agassi.
    Đứng đằng sau cái tên Nike giờ đây không chỉ là ?ohội đồng quản trị 3 thành viên? mà là cả một đội ngũ công nhân gồm hơn 22.000 người. Người ta ước tính rằng nếu tính cả những người tham gia sản xuất, người chuyên chở, bán lẻ... thì hiện nay có khoảng gần 1 triệu người đang hằng ngày đem sản phẩm Nike đến với các vận động viên trên khắp thế giới. Phạm vi hoạt động của hãng trải dài từ Mỹ, châu Âu qua châu Á đến tận châu Phi. Từ phòng làm việc dưới tầng hầm với dụng cụ nghiên cứu là chiếc khuôn làm bánh hỏng bằng thép, ngày nay, Nike đã có khoảng 110 nhà máy sản xuất trang thiết bị thể thao tại hơn 33 quốc gia trên thế giới cùng hàng trăm phòng thí nghiệm, thiết kế, tạo mẫu vô cùng hiện đại. Hãng cũng đã xây dựng được mạng lưới phân phối sản xuất rộng khắp với hàng chục nghìn chi nhánh lớn nhỏ. Chỉ tính riêng tại Mỹ, Nike đã có tới hơn 4.000 cửa hàng bán lẻ.
    Trong năm tài khóa 2002-2003 (kết thúc ngày 31/5), thu nhập trước thuế của hãng đạt 740 triệu USD trên doanh thu 10,7 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, Nike đã được công nhận là một trong những nhà sản xuất trang thiết bị thể thao lớn nhất thế giới. Để duy trì hoạt động hiệu quả, Philip Knight và Nike vẫn không ngừng nâng cao trình độ quản lý, liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm, tìm kiếm những công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như không tiếc tiền đầu tư cho công tác quảng cáo, tiếp thị. Ông từng tuyên bố: ?oKhông tiếc bất cứ thứ gì miễn là giành được chữ ký của những ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới?.
    (Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Steve Jobs - Từ "Quả táo" đến "Bước tiến mới" ​
    Năm 1976, tại thành phố Palo Alto, California (Mỹ), hai sinh viên trẻ Steve Jobs và Stephen Wozniak đã tự thiết kế và chế tạo một máy vi tính nhỏ gọn với bộ nhớ 15 KB và hai ổ đĩa mềm. Sản phẩm của họ (tiền thân của máy tính Apple I) lúc ấy được coi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tin học. Thời bấy giờ, người ta mới chỉ biết tới những chiếc máy tính khổng lồ, chiếm trọn một góc nhà với hàng dãy bóng đèn điện tử chứ chưa hề biết tới máy tính cá nhân để bàn.
    [​IMG]

    Năm 2003, ở tuổi 48, Steven Jobs có tài sản ròng trị giá 1,7 tỷ USD, đứng thứ 236 trong số 500 người giàu nhất thế giới. ​
    Khi máy ra đời, đã có 25 đơn đặt hàng, vốn liếng của hai chàng sinh viên chỉ có 1.300 USD, phòng ngủ của Jobs là "phòng thí nghiệm" và gara là "xưởng sản xuất. Ðó là viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho một tập đoàn máy tính hùng mạnh được cả thế giới biết đến, với những sản phẩm trở thành công cụ chuyên dụng cho giới thiết kế đồ họa - máy Apple với hệ điều hành Macìntosh.
    Những bước chập chững đầu tiên
    Xuất thân từ cô nhi viện, cậu bé Steven được ông bà Paul và Clara Jobs ở thành phố Mountain View, bang California đưa về nuôi. Những năm học tiểu học ở thành phố này, Steven thường bị bạn bè trêu chọc và vì vậy khi cậu lên đến bậc trung học, cả gia đình quyết định chuyển tới thành phố Palo Alto. Thoải mái về tâm lý và điều kiện sinh hoạt, cậu bé Steven bắt đầu thể hiện được những ưu điểm của mình đặc biệt trong những môn kỹ thuật và điện. Thầy giáo của Steven nhận xét: cậu bé có những ý tưởng thật tuyệt vời cùng quan điểm, cách nghĩ khác người khi nhìn nhận mỗi vấn đề.
    Tốt nghiệp phổ thông, Steven được nhận vào làm tập sự cho một chi nhánh của Công ty máy tính Hewlett-Packard trong thành phố. Tại đây, cậu có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và quen biết với Stephen Wozniak, người bạn thân và đối tác sau này. Năm 1972, Steven Johs trở thành sinh viên trường Ðại học Reed, nhưng chỉ sau vài học kỳ, anh quyết định nghỉ học để trở thành chuyên gia thiết kế đồ họa trò chơi điện tử của Công ty Atari - chuyên kinh doanh về lĩnh vực trò chơi giải trí. Thời gian làm việc tại đây đã giúp Jobs nảy sinh ra ý tưởng sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân.
    Năm 1974, Jobs rủ Wozniak cùng nghiên cứu thiết kế chiếc máy ý tưởng của mình - Apple I. Sản phẩm đầu tay của họ ngay lập tức được một cửa hàng bán lẻ đồ điện tử trong thành phố để ý và đặt hàng 25 chiếc. Yêu cầu này thúc đẩy Jobs và Wozniak phải thành lập công ty và họ hiểu rằng thời cơ của mình đang tới. Jobs bán chiếc xe Volkswagen còn Wozniak đem "thanh lý" bộ máy Hewlett-Packard, cả hai gom góp được chừng 1.300 USD. Cộng thêm khoản tín dụng từ các nhà phân phối hàng điện tử trong thành phố, họ có đủ số vốn để gây dựng dây chuyền sản xuất nhỏ đầu tiên.
    "Quả táo nhỏ" và khát vọng lớn

    Năm 1976, những chiếc Apple I đầu tiên với 1 bo mạch chủ, giao diện hình ảnh cài đặt sẵn và bộ nhớ chỉ đọc (ROM) hướng dẫn cách mở các chương trình khác từ thiết bị ngoại vi được tung ra thị trường với giá 666 USD. Loạt sản phẩm này giúp Jobs và Wozniak kiếm được 774.000 USD tiền lời và có vốn đầu tư cho Apple II. Sau thành công ban đầu đó, ngày 20/4/1977, Steve Jobs đã quyết định thành lập công ty chế tạo máy tính mang tên Apple với biểu tượng độc đáo, dễ nhớ là quả táo bị lẹm một góc. Sản phẩm đại trà đầu tiên mà hãng tung ra thị trường là máy vi tính nhãn hiệu Apple II, ngay lập tức được tiêu thụ với số lượng lớn nhờ khả năng ưu việt về đồ họa, hiển thị màu và âm thanh. Kết quả thật bất ngờ, Apple II giúp công ty thu được 139 triệu USD lợi nhuận trong vòng 3 năm với mức tăng trưởng tuyệt vời: 100%.
    Ðến năm 1980, Apple lại khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ các hãng sản xuất tin học lớn với sản phẩm phần mềm mới là bảng tính điện tử Visicale. Một năm sau, cổ phiếu của Apple được niêm yết trên Thị trường chưng khoán New York. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, giá mỗi cổ phiếu của Apple tăng từ 22 USD lên 29 USD và tổng giá trị thị trường đạt 1,2 tỷ USD. Năm 1982, doanh số bán hàng của hãng đạt 583 triệu USD - tăng 14% so với năm trước. Năm 1983, Apple đã vươn lên hàng thứ 9 trong các công ty tin học và đứng thứ 297 trong số 500 hãng công nghiệp hàng đầu của Mỹ.
    Tháng 3 năm 1983, Steve Jobs mời John Sculley - một trong những chuyên gia quản lý hàng đầu của Mỹ - lúc đó đang làm cho hãng nước ngọt Pepsi-Cola - về làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Jobs nói với Sculley: "Hoặc là anh sẽ tiếp tục đi bán nước ngọt, hoặc là anh sẽ có thời cơ làm thay đổi thế giới". Thật là một lời mời quyến rũ! Sculley không thể nào cưỡng lại được.
    Trong thời kỳ này, hãng Apple đã chỉnh lại mục tiêu và cho ra đời sản phẩm mới Macintosh. Cũng như Apple II trước đây, Macintosh đánh dấu một cuộc cách mạng mới, không chỉ trong lịch sử hình thành của hãng Apple mà cả trong lịch sử ngành công nghiệp máy tính. Bắt đầu từ Macintosh, một kiểu giao diện đồ họa đầy tính thân thiện, tiện ích được đưa vào sử dụng, mà phải ba năm sau IBM mới mô phỏng được phong cách này trong các sản phẩm của họ. Thắng lợi của Macintosh giúp Apple trở thành một hãng máy tính có doanh số hàng tỷ USD, đứng trong số 200 hãng công nghiệp lớn nhất nước Mỹ.
    Ðúng thời điểm này, đã xuất hiện bất đồng không thể giải quyết giữa Steven Jobs và Ban quản trị Apple. Cũng chính Sculley - người được Jobs mời về làm việc - đã không ngần ngại dùng anh làm "vật hiến tế? cho việc cải tổ hãng. Ngày 17/9/1985, Jobs rời bỏ hãng Apple do chính anh sáng lập ra. Một tờ báo lớn ở Mỹ lúc đó bình luận: "Ðây là sự kết thúc của một thời đại".
    Âm thầm phục hận với "Bước tiến mới"
    Ðúng ba năm sau, khi mọi người tưởng chừng như Steve Jobs không thể cất lên tiếng nói của mình nữa thì ngày 12/10/1988, anh đã phá vỡ sự im lặng đó. Tại phòng hoà nhạc giao hưởng Louise Davies tráng lệ ở San Francisco, 3.000 người đến đây không phải để nghe hoà nhạc. Họ là các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, các nhà doanh nghiệp, các nhà báo, sinh viên... đến để chứng kiến một chương trình solo đặc biệt được thâu tóm trong ba từ "NEXT STEVEN JOBS". Trong hơn hai giờ, chàng trai 33 tuổi, huyền thoại của nền công nghiệp tin học Mỹ, đồng sáng lập viên của hãng máy tính Apple, sau ba năm im lặng đã xuất hiện với tư cách ông chủ của một hãng máy tính mới mang nhãn hiệu Next Step đầy bí ẩn.
    Việc giới thiệu một máy tính ở nước Mỹ là một sự kiện hết sức bình thường, nhưng chiếc máy tính NEXT lại gắn với tiểu sử của Jobs nên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng.Thực chất máy tính NEXT là một trạm làm việc có tốc độ tính toán 4 triệu phép tính trong một giây, có đầy đủ khả năng ghép với các mạng khác nhau, có thiết bị tổng hợp âm nhạc và tiếng nói. Hệ điều hành của máy nhẹ hơn từ 20 - 30% các máy tính tương tự đang được lưu hành, rất thuận tiện cho xử lý số liệu lớn. Jobs tự khẳng định máy tính NEXT của anh là máy tínhcủa thập kỷ 90. Ðể quảng cáo cho sức mạnh của NEXT, các máy được bán ra có ghi sẵn trong bộ nhớ của nó một bộ bách khoa toàn thư và toàn bộ tác phẩm của Shakespeare.
    Bỏ qua những ý kiến còn hoài nghi hoặc phản bác chiếc máy tính mới của Jobs, người ta thật sự kinh ngạc khi nhận ra trong một thời gian khoảng 12 năm, một mình Steven Jobs là tác giả hoặc đồng tác giả của 3 trong 4 sự kiện được coi là những cái mốc cách mạng trong lịch sử tin học, máy tính: Apple II, Macintosh, Next và IBM/PC.
    Năm 1997, Next sáp nhập vào Apple với giá chuyển nhượng 400 triệu USD và Jobs lại trở thành Tổng giám đốc của Apple. Dưới sự điều hành của Jobs, công ty ngày một lớn mạnh hơn cùng với uy tín và niềm tin của khách hàng. Năm 2002, lợi nhuận của Apple đạt 5,7 tỷ USD, xếp thứ 285 trong số 500 công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn. Khẩu hiệu của Apple là "Luôn mang lại cho mọi người những gì họ muốn" và giờ đây phía dưới logo "Quả táo" có thêm dòng chữ "Thinh different" (Tư duy khác người), giống với những gì người thầy của Jobs đã nhận xét về anh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
    Trong nhiều năm liên tục, Steven Jobs luôn được báo chí bình chọn vào danh sách "Chủ tịch HÐQT, Tổng giám đốc tài ba?. Năm 2003, ở tuổi 48, Steven Jobs có tài sản ròng trị giá 1,7 tỷ USD, đứng thứ 236 trong số 500 người giàu nhất thế giới. Song điều quan trọng hơn cả là dòng chữ phía sau tên tuổi và giá trị tài sản của anh: "Self-made" (bản thân kiếm được) chứ không phải là "lnherited" (được thừa hưởng) như nhiều tỷ phú khác.

    Bảo Chính - Thời báo Kinh tế Việt Nam
     

Chia sẻ trang này