1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những người Nghệ An bay

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi hastalavista, 21/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blackmoont_girl

    blackmoont_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2003
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Cứ đừa để mấy anh SLNA các anh ý nổ tý giấy hay không kệ người ta, còn dài mà lỡ họ cọp thật thì nhức đầu ngay đấy
  2. saviola2002

    saviola2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hề,lâu lắm không vào đây.Thấy bác dia_golden là người của TC mà rành chuyện của SL quá .Bác chắc cũng chỉ đọc báo về cái chết của HMG thôi đúng không hả?Thế thì có lẽ bác nhầm rồi chứ sau trận đấu em có đi qua chỗ nhà ở các cầu thủ thấy họ nói chuyện là biết chuyện HMG mất giữa hiệp 1.Còn trên sân thì khi gọi bố cầu thủ HMG cũng là giữa hiệp 1.Em thì em cũng không muốn nói đến trận hoà đó do cái này quyết định hoàn toàn nhưng cũng phải có 1 phần tâm lý nào đó.Còn trận đó thật sự SL nhà em đá không hay lắm nên nhận được trận hoà là được rồi.
    Òh thì SLNA cũng không đưọc là cọp giấy ,thế TC nhà chú làm cái dek gì ở cuối bảng thế?
     
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Thấy các cổ động viên của các đội khác có vẻ cay cú SLNA ghê nhể ... gì thì gì, mấy năm nay năm nào SLNA chẳng là ứng cử viên của chức vô địch .... ứng cử viên khác với nhà vô địch ... còn lấy một trận ra để bảo ho là cọp giấy thì quá đáng quá ....
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    BẮT MẠCH SÔNG LAM( NGUỒN VietNamNet)tin mới SÔNG LAM ĐÃ VÀO VIỆNtin mới SÔNG LAM ĐÃ VÀO VIỆN (với tập thể bác sĩ thuộc sở th

    SLNA - bệnh cũ tái phát!

    - Mùa giải 2000-2001, SLNA đã khẳng định là một quyền lực thật sự của bóng đá Việt Nam với việc đăng quang chức vô địch ngay ở mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên. Nhưng sau vinh quang ấy, cho đến nay đội bóng luôn được nhắc đến với một dàn "binh hùng tướng mạnh" cứ trồi sụt khó hiểu trong các mùa giải. Mùa này cũng vậy, căn bệnh cũ của Sông Lam đã và đang tái phát, còn những người trong cuộc thì dường như vẫn chưa tìm ra lời giải hữu hiệu...

    Kỳ 1: Đến bao giờ SLNA mới tìm được chứng cứ?

    2 trận hoà đầy khó hiểu trước Đà Nẵng trên sân Vinh và NHĐA trên sân Thống Nhất liên tiếp ở các vòng 12, 13 khiến không chỉ khán giả Nghệ An mà khán giả cả nước đều tỏ rõ sự bất bình. Điều đáng nói là khi trận đấu chưa bắt đầu thì tỷ số đã được "công bố" tại các quán cà phê ở thành phố Vinh. Khán giả bắt đầu cảm thấy giật mình: SLNA đang đi theo vết xe đổ của 2 mùa V-League trước: Lượt đi suôn sẻ, lượt về chỉ thua và hoà (!?).

    Sau trận đấu với NHĐA trên sân Thống Nhất, đội SLNA đã họp nội bộ vào ngày 22/4 tại Trung tâm TDTT Thành Long (TP.HCM). Trọng tâm của cuộc họp tập trung vào 2 cầu thủ Văn Sỹ Sơn và Hồ Thanh Thưởng, những người đã có biểu hiện bất thường. Hai cầu thủ này đều trình bày lý do nhưng không mấy thuyết phục, nhưng vì ''''''''không có chứng cớ'''''''' nên họ chỉ phải chịu mức án treo giò đến hết giải. Đó mới chỉ là răn đe, án có thể xoá sớm hơn.

    Đây không phải là lần đầu tiên cầu thủ Văn Sỹ Sơn bị báo chí lên án, phải làm bản kiểm điểm và đưa ra mổ xẻ trước toàn đội. Mùa bóng 2000, SLNA đoạt chức vô địch V-League nhưng tại Cúp quốc gia chỉ sau đó 1 tuần, họ lại dễ dàng sụp đổ trước Long An tới 0-4 mà sau đó khán giả xứ Nghệ đã lên tiếng mạnh mẽ 3 cầu thủ đã vì đồng tiền bất chính mà bán rẻ đội bóng. Mùa giải V-League 2000-2001, Sở TDTT Nghệ An quyết định kỷ luật Văn Sỹ Sơn về hành chính, cảnh cáo trước toàn ngành thể thao tỉnh.

    Về chuyên môn, Văn Sỹ Sơn bị đình chỉ 4 trận kể từ ngày 8-4-2001 vì đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong 2 trận đấu với đội Công an TP.HCM (28/3/2001) và Cảng Sài Gòn (4/4/2001) tại sân Thống Nhất. Văn Sỹ Sơn đã thi đấu không đúng với khả năng của mình, gây ảnh hưởng xấu đến đội bóng và uy tín danh dự của CLB. Trong thời gian bị kỷ luật, VĐV Văn Sỹ Sơn không được hưởng chế độ bồi dưỡng của đội.

    Mùa giải V-League 2002, SLNA cho Phi Hùng ra đi trong lúc nội bộ đang cần những cầu thủ có kinh nghiệm để dìu dắt lớp trẻ. Khi đó, SLNA chịu nhiều áp lực của khán giả. Sau này, những người làm bóng đá ở Nghệ An mới khui ra sự thực: Phi Hùng là một tay cờ bạc có hạng, quan hệ khá mật thiết với bọn cá độ bóng đá và ngày 19/8/2003 đã bị công an bắt giữ vì tội đánh bạc.

    Mùa V-League 2003, mặc dù Ban lãnh đạo SLNA đã biết trước, dùng biện pháp ngăn ngừa như cấm trại, thu điện thoại di động... nhưng kết quả trên sân vẫn không nằm ngoài dự đoán của khán giả. Trận SLNA thua Bình Định 0-1, pha bóng Lê Văn Lưu đưa bóng vào lưới nhà làm cho khán giả Bình Định trên sân Quy Nhơn cũng nghi ngờ. Trận SLNA gặp GĐT.LA trên sân Vinh cũng vậy, 3 bàn thua của đội chủ nhà có dấu ấn tiếp sức của Lê Văn Lưu. Nhiều khán giả thành Vinh đã phẫn nộ bỏ về.

    Trên đây chúng tôi mới nêu vài vụ điển hình. Thật đáng tiếc, với lý do ''''''''không tìm ra chứng cớ'''''''', mỗi lần có vụ việc xảy ra là họp đội rút kinh nghiệm, xử lý nội bộ... Thế là hết. Bóng ma tiêu cực đã ''''''''ám'''''''' SLNA từ lâu rồi. Vì sao SLNA không dám phanh phui triệt để như NHĐA và HA.GL đã làm năm ngoái? Điều đáng tiếc là UBND tỉnh Nghệ An cũng chưa dám mạnh tay cắt bỏ ung nhọt làm cản trở sự phát triển bóng đá của tỉnh nhà. Mỗi lần SLNA có vấn đề là quan chức tỉnh xuống động viên thăm hỏi, cho tiền, tặng quà. Nuông chiều không phải là cách làm cho SLNA ''''''''miễn dịch'''''''' với dư luận.

    Việc tiêu cực ở đội bóng đá SLNA đã xảy ra liên tiếp trong 3 mùa bóng gần đây và ngày càng trầm trọng, nhưng bao giờ nó mới được những người có trách nhiệm ra tay triệt bỏ tận gốc?

    Kỳ sau: Cuộc thay máu bất thành
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 2: Cuộc thay máu bất thành
    Là đội duy nhất bất bại sau 14 vòng đấu của V-League 2004 và cũng là đội bóng duy nhất đánh bại được HA.GL nhưng SLNA lại đang làm những CĐV của mình thất vọng qua những trận đấu đáng ngờ. Cuộc thay máu của SLNA phải chăng đã thất bại?
    Từ năm 1999 đến 2001, tuy hai chữ vô địch luôn gắn với cái tên SLNA, nhưng những CĐV của đội đã bắt đầu "cảm" được đội bóng hùng mạnh này đang có "điều không bình thường" ở một số vị trí chính thức trên sân trong những trận đấu mà báo chí dự báo trước "sẽ có mùi". Và để người hâm mộ chỉ "thương mà không còn giận", từ mùa V-League 2002, SLNA đã bắt đầu chiến dịch thay máu với hy vọng chặn đứng bóng ma tiêu cực trong đội.
    Hàng loạt cựu binh đã nối gót nhau ra đi khiến người hâm mộ xứ Nghệ thở phào vì đội bóng con cưng của họ đã cắt được những đường dây từng làm cho BHL đau đầu trong một số trận đấu trước đây. Với một loạt các tuyển thủ Olympic như Văn Quyến, Huy Hoàng, Quốc Vượng, Như Thuật, Hải Nam... các trận đấu của SLNA tuy chưa thể sánh nổi với thời vàng son của các đàn anh nhưng đã bắt đầu có "thần" hơn. Những lời chì chiết, những ánh mắt nghi ngờ... đã bắt đầu giảm nhẹ dù SLNA chỉ đứng hạng 5 ở mùa V-League 2003 bởi đây là cái giá phải trả cho việc làm sạch đội bóng.
    Bước vào V-League 2004, những cuộc trình diễn ấn tượng của các cầu thủ trẻ SLNA ở SEA Games 22 đã khiến nhiều người cho rằng "mục tiêu lọt vào Top 3" chỉ là đòn gió của lãnh đạo đội SLNA để không bị các đối thủ "soi". Không ai không tin vào góc nhìn này, bởi trong khi các đội khác phải chạy vạy khắp nơi để tìm cầu thủ lấp cho đủ đội hình thì SLNA lại dư quân đến độ phải chuyển nhượng hoặc cho mượn hơn 20 cầu thủ, trong đó chỉ tính riêng ở V-League đã có hơn một nửa số đội có quân SLNA thi đấu.
    Một yếu tố đem đến lòng tin nữa là sự trở về của HLV Nguyễn Thành Vinh bởi tài năng của ông Vinh không có gì phải bàn mà sự quay trở lại này cũng đồng nghĩa trong nội bộ BHL đội đã xuất hiện trở lại 2 chữ đoàn kết (?), điều mà SLNA đã từng đánh mất sau khi đoạt chức vô địch V-League 2001 và đã dẫn đến việc chia tay của ông Vinh với SLNA ở mùa bóng sau đó.
    Nhưng sự thay máu này vẫn chưa đủ để có một SLNA mới khi truyền thống "thắng sân nhà, hòa (thua) sân khách" theo kiểu rải ân nghĩa lại tái xuất hiện ở đội SLNA ở những trận đấu gần đây. Là đội bóng duy nhất đánh bại đội đầu bảng HA.GL và hòa trong thế thắng trước đội nhì bảng SĐ.NĐ ngay trên sân Thiên Trường nhưng bỗng chốc xì hơi trước hai đội cuối bảng Thể Công và NHĐA.Thép Pomina.
    Ai đã từng xem SLNA vùi dập GĐT.LA 4-0 ngay trên sân Long An ở lượt đấu thứ 4 sẽ cảm thấy chuyện SLNA hòa TC và NHĐA.Thép Pomina dù chơi trên sân khách là điều không thể hiểu nổi vì GĐT.LA chơi tốt hơn nhiều so với hai đội nói trên. Có mùi? Vâng, bởi có quá nhiều yếu tố để người ta tin vào điều ấy.
    Văn Sỹ Sơn, người từng dính vào tai tiếng trước đây lại là tâm điểm trong hai trận hòa tệ hại trên. Đau hơn, cùng đứng chung với Sỹ Sơn là một cầu thủ trẻ triển vọng - Hồ Thanh Thưởng. Với gương mặt tái đi vì giận dữ sau trận hòa 3-3 với NHĐA.Thép Pomina, HLV Nguyễn Thành Vinh đã cay đắng thừa nhận "quân của mình có vấn đề". Thật đau lòng khi SLNA là một đội bóng trẻ, tài năng và đang là rường cột của đội tuyển Olympic và tuyển QG.
    Những cuộc ra đi mới nhất cũng là ánh sáng le lói về những bất ổn trong nội bộ BHL của SLNA. Trung vệ Thành Long, tiền vệ Quang Trường bị cho là hết thời nhưng lại chơi cực tốt trong màu áo HA.GL. Một Cao Xuân Thắng bị đánh giá là không còn phát triển nhưng lại khá hiệu quả trong màu áo CLB mới NHĐA.Thép Pomina...
    Và hệ quả của những cuộc ra đi ồ ạt này là SLNA lại lâm vào cảnh thiếu quân sau khi tiền vệ Hà Mai Giang tử nạn giao thông, trung vệ Huy Hoàng bị chấn thương và án kỷ luật của Sỹ Sơn, Thanh Thưởng... Không còn cách nào khác, ông Vinh phải cho đội trở về với đội hình 3-5-2 để vượt qua tình hình khủng hoảng lực lượng.
    Năm nay SLNA không thể vô địch thì năm sau, năm sau nữa điều đó ắt sẽ tới nhưng điều đáng lo nhất là bóng dáng tiêu cực đã bắt đầu lẩn khuất trong đoàn quân trẻ của SLNA.
    Kỳ sau: Vì sao cầu thủ SLNA thành công hơn ở "xứ người"?
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 09/05/2004
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 3: Vì sao cầu thủ SLNA thành công hơn ở "xứ người"?

    Có một thực tế đang xảy ra với đội bóng xứ Nghệ: Những cầu thủ mà BHL cho rằng đã "hết đát" hoặc mài đũng quần trên ghế dự bị, buộc phải ra đi lại thi đấu tốt hơn hẳn thời còn ở SLNA hay so ngay với những cầu thủ được chọn lọc ở lại. Vì sao?
    Ở nước ta, bóng đá chuyên nghiệp mới có được 4 năm, nhưng thị trường chuyển nhượng đã rất sôi động. SLNA là một CLB bỏ ra mẫn cảm hơn cả.
    Riêng mùa bóng 2004 này họ đã nhượng bán đi 21 cầu thủ, dưới 2 dạng: Những cầu thủ tuy còn trẻ nhưng CLB cảm thấy không phát triển được thì bán hẳn, như Nguyễn Hồng Nam, Trần Viết Cường bán cho Đà Nẵng. Đối với những cầu thủ lớn tuổi không thích hợp nữa thì CLB gợi ý, tạo điều kiện cho đi "làm kinh tế", tiêu biểu trong số đó có Văn Sỹ Thuỷ, Lê Văn Lưu, Lê Thành Long, những cầu thủ đi theo dạng này sẽ được hưởng 10% tiền chuyển nhượng.
    Những cầu thủ trẻ chưa sử dụng đến, là lực lượng "dự trữ" cho các mùa bóng sau thì bán từ 1 đến 2 mùa cho CLB khác. Hiện nay, số cầu thủ do lò Sông Lam đào tạo đang đá cho 9 CLB trong cả nước, trong đó 8 đội đang tham dự giải V-League 2004. Cầu thủ bán đắt nhất là thủ môn Thế Anh (về NHĐA giá 500 triệu đồng), Lê Văn Lưu (về Bình Dương giá 200 triệu đồng). CLB thu được một khoản tiền kha khá.
    Tuy nhiên, vấn đề nhiều người đặt dấu hỏi không phải là những phi vụ chuyển nhượng mà chính là việc những cầu thủ Ban huấn luyện SLNA cho rằng không đủ tiêu chuẩn đá cho đội 1, hoặc "dự bị chuyên nghiệp" khi đầu quân cho đội khác lại chơi rất tốt. Ví dụ như Lê Thành Long nếu ở SLNA khó kiếm được một vị trí chính thức, song khi về HA.GL anh lại là một trong những trụ cột của hàng thủ và phong độ xuất sắc hơn hẳn thời còn thi đấu cho Sông Lam.
    Thực ra Ngô Quang Trường cũng không muốn đi khỏi đội bóng "ruột" của mình, nhưng Ban lãnh đạo SLNA cho rằng anh là một cầu thủ lớn tuổi, không đủ thể lực để thi đấu trọn 90 phút. Suốt mùa bóng năm ngoái mỗi lần anh ra sân là giải pháp tình thế của BHL.
    Khi gút lại danh sách tham dự V-League 2004, Quang Trường đã không có vị trí, tình thế buộc anh phải về HA.GL nhưng khi lên phố Núi, thể lực của Trường "Trâu" (biệt danh các CĐV xứ Nghệ dành cho anh) vẫn vô cùng sung mãn. Anh hoà nhập với đội bóng mới rất nhanh và luôn chứng tỏ là một nhân tố quan trọng của hàng tiền vệ HA.GL.
    Trường hợp của Lê Văn Lưu, BHL Sông Lam cho rằng vị trí quen thuộc của anh là trung vệ thòng, chính vì thế khi mùa bóng năm nay SLNA từ giã sơ đồ truyền thống 5-3-2, chuyển sang sơ đồ 4-4-2 thì không còn chỗ cho Lưu. Vậy là Văn Lưu phải về Bình Dương và hơn một nửa mùa bóng vừa qua đã chứng tỏ Lưu có thể thích ứng rất tốt với vai trò "trung vệ kép" mỗi khi đội bóng miền Đông Nam Bộ chuyển sang sơ đồ 4-4-2.
    Suốt giai đoạn 1 mùa này, Cao Xuân Thắng chuyên phải "mài đũng quần" trên ghế dự bị của SLNA, có người cho rằng anh là một cầu thủ chơi khá "tối tăm", nhưng khi về với NHĐA.Thép Pomina Thắng đã chơi hoàn toàn khác - mạnh mẽ, tỉnh táo và rất hiệu quả.
    Trong khi đó, nhiều cầu thủ được SLNA chọn lọc đá ở đội 1 chất lượng thi đấu không bằng những cầu thủ đã phải ra đi. Dàn cầu thủ như SLNA bất cứ một đội bóng nào ở nước ta cũng phải mơ ước, nhưng đội bóng xứ Nghệ lại thường xuyên có những trận đấu "xuống phong độ" bất thường, thậm chí vật vờ, khó hiểu. Đầu mùa bóng SLNA còn có vẻ khao khát giành chức vô địch nhưng khát vọng đó dường như đã tan biến hẳn khi V-League bước vào giai đoạn 2.
    Những người am hiểu SLNA không trách cầu thủ, trái lại còn rất thương họ, và những người hiểu việc có cảm giác rằng trong Ban huấn luyện SLNA luôn tồn tại song song 2 thế lực. Bên ngoài, họ tỏ vẻ không có vấn đề gì nhưng bên trong thì chống nhau quyết liệt. Trận đấu nào họ hoà hoãn với nhau thì đội đá tốt và hầu như giành thắng lợi, còn trận nào đã xảy ra mâu thuẫn thì ôi thôi... các cầu thủ ra sân cứ như những kẻ mộng du.
    Trò đời đá thật thì dễ đá giả thì khó. Nếu chịu khó quan sát điều đó sẽ không khó để nhận thấy khi trận SLNA gặp Đà Nẵng trên sân Vinh, ông Nguyễn Thành Vinh hét khản cả cổ anh em vẫn không dâng lên tấn công. Trận SLNA hoà Thể Công trên sân Hàng Đẫy, trong BHL có người bình thản, có người tức giận.
    Những điều này phải chăng đã lý giải câu hỏi vì sao cầu thủ SLNA đi đầu quân cho các đội bóng khác lại thi đấu tốt hơn khi chơi cho đội nhà? Vì ở đó họ chỉ phải lo đá cho tốt, không lo đối phó.
    Có người nói SLNA mạnh mà yếu, điều đó rất đúng với tình hình hiện nay. SLNA muốn mạnh dứt khoát phải làm một cuộc đại phẫu thuật, mạnh dạn cắt bỏ đi những khối u ác tính!
    Kỳ cuối: Sông Lam cần một trọng tài
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 09:58 ngày 09/05/2004
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Kỳ cuối: Sông Lam cần một trọng tài

    Có những mâu thuẫn về chuyên môn không dễ giải quyết giữa GĐĐH Hồng Thanh và HLV trưởng Thành Vinh.
    Mùa bóng 2003 là năm khó khăn nhất với đội bóng SLNA. Dàn cầu thủ trẻ chưa có kinh nghiệm thi đấu 1 giải lớn, dài ngày, ở nhiều địa phương với thời tiết và khí hậu khác nhau. Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Thành Vinh ra đi. Khi ông Vinh ra đi, trong CLB đã có tiềng xì xào: ''''''''Ông Vinh thoát thân''''''''. Đã có một số cầu thủ nhìn ông Vinh với con mắt không thiện cảm. Tình thế bắt buộc ông Nguyễn Hồng Thanh phải kiêm luôn 2 chức GĐĐH và HLV trưởng. Khai mạc giải V-League rồi mà SLNA vẫn chưa có nhà tài trợ, ông Thanh vừa cầm quân đi đá trong TP.HCM vừa đàm phán ký hợp đồng với nhà tài trợ Strata.
    Năm nay, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở ĐTQG, tỉnh mời ông Nguyễn Thành Vinh làm HLV trưởng đội SLNA. Trước khi về ông Vinh đề nghị: ''''''''Cho ông được toàn quyền lựa chọn cầu thủ cho đội 1, bố trí cầu thủ từng trận đấu''''''''. Nhậm chức làm HLV trưởng SLNA khi chỉ còn hơn 20 ngày là khai mạc V-League, ông Vinh quyết định từ bỏ sơ đồ truyền thống 5-3-2 để thay vào đó là sơ đồ 4-4-2. Quyết định này chưa nhận được sự nhất quán trong BHL, nhưng khi HLV trưởng đã quyết thì đành chấp hành, thế nên có người trong BHL và một số anh em cầu thủ chưa thật sự ''''''''tâm phục, khẩu phục''''''''.
    Nhưng vấn đề đáng nói nhất là hiện nay ở SLNA tồn tại hai quan niệm về lối chơi. HLV trưởng Nguyễn Thành Vinh là người ưa lối chơi thiên về sức mạnh, do đó trong huấn luyện, ông tập trung thời gian và chú trọng rèn thể lực, các động tác lấy bóng, đi bóng đều phải thể hiện sự mạnh mẽ. Bởi vậy những cầu thủ không đáp ứng được yêu cầu đó thường bị xếp ngồi dự bị hoặc cho đội khác mượn, bán một hai mùa.
    Giám đốc điều hành Nguyễn Hồng Thanh lại thiên về lối chơi kỹ thuật. Ông có quan điểm cầu thủ cũng như một nghệ sỹ, khán giả đi xem bóng đá cũng như đi xem các nghệ sỹ biểu diễn, bởi vậy ông luôn "kết" những cầu thủ có phẩm chất kỹ thuật tốt, chơi bóng có tư duy, dù thể hình và thể lực không như mong muốn (trường hợp của Như Thuật là ví dụ điển hình).
    Bởi vậy mà trong huấn luyện hoặc họp đấu pháp cho từng trận đấu thì 2 trường phái này hay va chạm với nhau. Trước đây, những va chạm đó thường được lãnh đạo Sở TDTT là người có chuyên môn đứng ra làm trọng tài, phân tích đi đến kết luận tìm ra lối đá, cách chơi tối ưu nhất cho 1 trận đấu.
    Nhưng mùa bóng năm nay UBND tỉnh giao cho Sở lãnh đạo CLB bằng phương hướng, không được can thiệp sau vào vấn đề chuyên môn. Quyết định của UBND tỉnh làm cho lãnh đạo Sở TDTT nhẹ nhõm hơn, bởi đội bóng đá với số lượng VĐV không đông nhưng thường làm lãnh đạo mất ăn mất ngủ, nhưng vô hình lại làm cho SLNA mất đi một vị trọng tài sẵn sàng đứng ra can thiệp những vướng mắc về chuyên môn giữa hai quan điểm.
    UBND tỉnh cử ông Trịnh Thanh Tài, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Nghệ An, sang kiêm làm Chủ tịch CLB bóng đá SLNA. Công bằng mà nói, ông Tài là người đam mê, thích xem bóng đá. Về chuyên môn, ông không hề hiểu biết nên ông chỉ thích làm Chủ tịch danh dự, đi ngoại giao là chính. Các cuộc họp đấu pháp ông ít tham gia và dù có tham gia thì cũng không đóng góp được gì cho đội.
    Không có ai làm trọng tài, những tranh cãi trong các cuộc họp đấu pháp trước trận đấu thường không đi đến hồi kết. Đây là nguyên nhân cầu thủ ra sân đá không theo ý ai. Chính lãnh đạo, BHL làm khó cho cầu thủ. Những người am hiểu SLNA nhận định: ''''''''SLNA mạnh mà không mạnh''''''''. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi: ''''''''Tại sao SLNA có một dàn cầu thủ nội lý tưởng làm các đội khác phải mơ ước, có nhiều cầu thủ ngoại có chất lượng, mà sao lại để hoà nhiều đội dưới cơ thế?''''''''.
    SLNA đang cần 1 người có bản lĩnh, uy tín, có chuyên môn để làm trọng tài, để kết hợp sức mạnh của 2 trường phái bóng đá, tạo sức mạnh tổng hợp cho đội. Trận nào dùng 4-4-2? Trận nào đá 5-3-2? Lúc nào thiên về sức mạnh? Lúc nào cần kỹ thuật? Nếu không hoá giải được vấn đề trên thì SLNA bề ngoài ''''''''quân hùng tướng mạnh'''''''' nhưng hiệu quả thi đấu thì vẫn sẽ trồi sụt, thất thường mà thôi!
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 09/05/2004
  8. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Sông Lam Nghệ An trong giai đoạn khó khăn, HLV trưởng Nguyễn Thành Vinh:
    "Tôi tiếc là đã để Quang Trường ra đi"
    Là ứng cử viên của chức vô địch nhưng một loạt trận hoà và thua trước những đội dưới tầm đã đưa SLNA tách khỏi cuộc đua ở ngôi đầu với HAGL và SĐNĐ. HLV trưởng Nguyễn Thành Vinh nói về nguyên nhân và những nuối tiếc...

    ´ Nếu so sánh, SLNA và Sông Đà Nam Định có những nét giống nhau. Đều là những CLB tự đứng được bằng những cầu thủ từ lò đào tạo của mình, đội hình của SLNA còn nhiều "sao" hơn. Vậy mà giờ đây, "Sông Đà" đang tiến gần tới chức vô địch hơn bao giờ, còn giấc mơ dường như đã xa vời với "Sông Lam", tại sao vậy thưa ông?
    - Nếu so sánh từng vị trí trong đội hình, thì SĐNĐ có thể kém SLNA một vài "ngôi sao", nhưng đội hình của họ có nhiều cầu thủ giàu kinh nghiệm, đã đá 2-3 mùa rồi. Họ có những Văn Sỹ, Trung Kiên đang độ chín, những người có thể cầm trịch trận đấu, chủ động được thế trận. Đó là điều SLNA đang thiếu. Các cầu thủ của chúng tôi còn quá trẻ. Tất nhiên, Dương Hồng Sơn, Văn Quyến và một vài vị trí khác nữa chơi vẫn tốt, nhưng một người có thể cầm trịch, điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm thì không có.
    ´ Nhân nhắc đến chuyện đó, ông có tiếc khi để Quang Trường về Hoàng Anh Gia Lai. Nếu còn ở SLNA, đó có thể là người mà ông cần?
    - Đúng như thế. Tôi tiếc là đã để Quang Trường ra đi. Trước đây khi mới trở lại đội, tôi cũng đã tính yêu cầu Trường tập thử một vài buổi để xem phong độ thế nào rồi mới quyết định. Nhưng lúc đấy thời gian rất ngắn, mà Trường tập vài buổi ở đội thì thể hiện phong độ cũng chưa thật tốt. Khi xem Trường đá ở HAGL, quả thật tôi hơi tiếc. Nếu có Trường lực lượng của SLNA sẽ được tăng cường, già dặn hơn.
    ´ Bây giờ đã lỡ rồi thì phải tính sao?
    - Đành phải chờ thời gian thôi. Lứa cầu thủ trẻ được cọ xát qua nhiều trận đấu sẽ "chín" hơn, trưởng thành, sắc sảo hơn và hy vọng sẽ xuất hiện thủ lĩnh mới.
    ´ Có những lý do khác để lý giải sự trục trặc của SLNA hiện nay không?
    - Các cầu thủ còn quá trẻ nên thường đá theo cảm hứng nhiều hơn. Gặp đối thủ mạnh thì họ khát khao chiến thắng, nhưng khi gặp đối thủ yếu thì cảm hứng ấy chùng xuống.
    ´ Cũng có thể là SLNA đã nhẹ tay với những cầu thủ "có vấn đề", và điều ấy về lâu về dài đã có tác hại đến những trận thua không bình thường?
    - Nếu phát hiện được bằng chứng cụ thể, dứt khoát chúng tôi sẽ mạnh tay.
    ´ SLNA bây giờ hướng tới mục tiêu gì ở V-League?
    - Bây giờ chúng tôi chỉ còn mục tiêu vào tốp 3. Đó cũng là chỉ tiêu mà tỉnh giao cho CLB khi vào mùa giải.
    ´ Lần vô địch gần đây nhất của SLNA cách nay đã 3 mùa giải (2000-2001), từ đó đến nay, năm nào SLNA cũng được xếp vào hàng ứng cử viên và đều... hụt. Ông có thấy tiếc...?
    - Vâng. Nhưng cũng xin nhắc lại, từ khi thành lập SLNA chưa bao giờ bị xuống hạng. Đó là thành công mà hiếm đội bóng VN nào có được. Nhưng bây giờ là bóng đá chuyên nghiệp mang tính chất thị trường, dù được tỉnh rất quan tâm nhưng phải nói thật, SLNA chưa thể so bì với một số CLB doanh nghiệp khác. Nhưng hãy chờ lứa cầu thủ này trưởng thành thêm một chút đã, khi đấy chúng tôi không ngán đội nào đâu
  9. roiviechonnua

    roiviechonnua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Các đội tuyển U bé của Việt Nam, rời Sông Lam là chết không kịp ngáp.

    Các đội tuyển U bé của Việt Nam đã có những thành tích đáng nể trong ĐNA cũng như châu Á. Nhưng những đội tuyển đó đều thực chất là các đội tuyển U của SLNA được tăng cường các cầu thủ khác. Điều gì xảy ra nếu không có SL, xin thưa đó là vị trí đứng cuối cùng, thua cả Lào trong giải U17 ĐNA vừa qua. Thật là xấu hổ.
  10. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Nhục cho BDVN,SL bao giờ mà chả đầu đàn

Chia sẻ trang này