1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người tình của Trịnh Công Sơn...

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ktslien, 05/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktslien

    ktslien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Những người tình của Trịnh Công Sơn...

    Tôi muốn nghe các bạn kể về những người tình của Trịnh Công Sơn
    Bài viết dưới đây viết về: Nàng Diễm, nàng Dao A, nàng Mi và nàng Nguyệt...
    Ngoài nàng Diễm đã được nhiều người biết tới, vẫn còn rất nhiều mỹ nữ khác chưa được nêu tên.
    Nàng Dao A.

    Nếu như nhân vật Diễm trong Diễm xưa đã từng được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự bạch: ?oThuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế... Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận... Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là "Diễm của những ngày xưa".

    Khác với cách nói mơ hồ của Trịnh Công Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, cho rằng: ?oDiễm xưa của Trịnh Công Sơn chính là cô Bích Diễm, con gái thầy Kh. - người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng... Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa như sau này Sơn đã kể lại nhiều lần?.

    Nhưng theo Nguyễn Đắc Xuân, bên cạnh nhan sắc Diễm xưa còn có một thiếu nữ khác gắn bó với nhạc Trịnh mà ít ai biết, đó là nàng Dao A. ?oNhững lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. - em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nói như Đinh Cường ?oSơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi...?.


    Nga Mi - người đẹp trong gia đình bốn chị em tên Mi, cũng từng ?ogắn bó? với Trịnh Công Sơn

    Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về VN tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại. Chính Dao A. là cảm hứng cho Trịnh Công Sơn viết: ?oHai mươi năm xin trả nợ dài/Trả nợ một đời em đã phụ tôi? (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên ?ohết phụ? tình Trịnh Công Sơn. Như Đinh Cường đã viết: ?oTháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà.?

    Nguyệt trong Nguyệt ca

    Những năm tháng ở Huế, ngoài Bích Diễm, Dao A., Nga Mi như đã nói, Trịnh Công Sơn còn ?ogắn bó? với một nữ sinh Đồng Khánh đẹp thâm nghiêm, quý phái của nét gia phong nơi phủ đệ ngày trước. Cô gái con nhà khuê các tên Minh Nguyệt ở bên kia thôn Vỹ. Lật cuốn album cũ, nhà văn Bửu Ý đã chỉ cho tôi tấm hình đen trắng của người đẹp quý phái này. Tấm hình được lưu giữ cẩn thận hơn ba chục năm qua nhưng vẫn còn giữ được một nét đẹp Huế nền nã. Người nữ sinh Đồng Khánh trong khuôn hình chụp bán thân với vành nón lá rộng. Nét mắt tròn đầy một nét đẹp thanh tú. Bửu Ý kể, trong số những người đã từng ?ophải lòng? Trịnh Công Sơn, nàng là người mà Sơn yêu sâu sắc nhất. Đó là một tình yêu kín đáo, không mang bóng dáng của nỗi khát khao chiếm đoạt. Chính người con gái này mà Trịnh Công Sơn đã có những ca khúc yêu đương rạo rực:

    ?oTừ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi

    Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối

    Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui

    Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời

    .....

    Từ trăng thôi là nguyệt tôi như đường phố nhiều tên

    Từ em thôi là nguyệt tôi xin đứng đó một mình?

    (Nguyệt ca)

    Nhà văn Bửu Ý cho biết, ngoài những người đẹp để lại dấu ấn trong đời và nhạc Trịnh Công Sơn như trên còn có những người đẹp thoáng qua như Cao Thị Phố Châu, Lưu Thị Kim Đính, Hà Thị Như Nguyện... Những người đẹp này không chỉ được Trịnh Công Sơn chú ý mà hầu như thanh niên trí thức cả thành phố Huế hồi đó cũng đều để lòng theo đuổi.

    (Theo Thanh Niên)
  2. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    Theo lời của ca sĩ Khánh Ly trong album "Thủa ấy mưa hồng" (2006) của bà thì bà nói: "Nếu nói về người tình của TCS thì tôi nghĩ đó là mối tình đầu tiên của ông, đó là người con gái tên Diễm".....
    Bà cũng thừa nhận là bà có yêu nhạc sĩ TCS
    .......
  3. ktslien

    ktslien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Người tình cuối cùng của Trịnh Công Sơn
    Đó là Hoàng Anh, chuyên viên Ngân hàng Thế giới, một doanh nhân thành đạt, khác xa với hình dung của mọi người về mối tình mơ mộng cuối cùng của nhạc sĩ họ Trịnh. Hoàng Anh có vẻ đẹp thánh thiện, đôi mắt sâu thông minh như ẩn chứa một nỗi đau.
    Nhạc sĩ họ Trịnh thường qua nhà cô chơi, giữa bao nhiêu người lớn tuổi nói toàn chuyện trên trời dưới biển thì chỉ có cô thiếu nữ này mới hiểu thấu tâm can ông.
    Sinh nhật mình, Hoàng Anh đến nhà nhạc sĩ nói rằng muốn ăn cơm cùng ông. Định mệnh và cá tính mạnh mẽ của cô đã làm người nhạc sĩ hiểu rằng đó sẽ là người phụ nữ chứng kiến những niềm vui, nỗi đau và cả những uẩn khúc mơ hồ trong cuộc đời mình.
    Trước mặt mọi người, cô gọi ông bằng cậu, nhưng khi chỉ có hai người với nhau thì gọi tên, thậm chí vui vẻ còn gọi mày tao. Mọi người nhận xét ông ít nói nhưng chỉ có cô hiểu rằng ông không thích nói với cánh mày râu mà chỉ có hứng khi nói với các cô gái xinh đẹp. Tuy vậy, không phải cô nào cũng hiểu được nhạc sĩ, riêng Hoàng Anh khi Trịnh Công Sơn bàn về vấn đề gì đó mà cô không hiểu, lập tức cô sẽ tìm sách về vấn đề đó để lần sau có thể đồng cảm cùng ông. Cứ như vậy, họ trở thành tri kỷ.
    Trịnh Công Sơn uống rượu quá nhiều nên sức khỏe của ông hao tổn ghê gớm. Thông thường, 9h sáng, ông dậy ra vườn ngồi chơi, lúc đó đã có người đến thăm và bắt đầu uống. Khách cứ đến, chủ cứ rót rượu để chờ đến buổi trưa có người đến ăn cơm cùng, những hôm cô không đến được, ông rất buồn.
    Biết ông sống một mình nên Hoàng Anh luôn gọi điện cho một người bạn của ông hay một ca sĩ nào đó nhắn họ đến ăn cơm cùng ông, bởi cô không thể suốt ngày bên nhạc sĩ. Nhiều khi gọi không được ai, cô điện thoại thăm. Ông thường nói: "Buồn là nghề của tôi rồi", vậy là Hoàng Anh bỏ hết công việc chạy đến với nhạc sĩ.
    Sau bữa trưa, Trịnh Công Sơn ngủ một tiếng rồi lại ra ngồi ngoài vườn. Thời gian này, khách đến đông nhất và lại hát hò, uống rượu. Đến tối, ông đi ăn với vài người bạn, nếu không thì nhạc sĩ sẽ đến một trong ba quán ăn của các em là quán Trịnh, quán Típ, quán Ba Miền. Mỗi khi có mặt nhạc sĩ ở quán nào là ở đó đông vui
    10h đêm, lại có người rủ đi nhậu, nếu đi thì 12h ông mới về nhà rồi lại làm việc đến 4 giờ sáng. Hoàng Anh rất lo lắng, cô hay càu nhàu về chuyện này, thậm chí có hôm cô còn tới nơi ông uống rượu để đưa về nhà. Trịnh Công Sơn là người cả nể, chiều bạn nên ông không từ chối một cuộc họp mặt nào.
    Ngoài sáng tác nhạc, Trịnh Công Sơn vẽ rất nhiều tranh. Bức lớn nhất ông vẽ Vân Anh, một người bạn gái của mình, vẽ to bằng người thật. Với Hoàng Anh, nhạc sĩ chỉ vẽ chân dung vì ông mê khuôn mặt thánh thiện của cô. Sinh nhật nào của Hoàng Anh, ông cũng vẽ tặng một bức, tính ra đã hơn mười bức và cô được tặng hai trong số đó. Có một tác phẩm của ông vẽ chân dung cô rất lớn nhưng không hiểu ai đem bán ra bên ngoài, một người bạn của Trịnh Công Sơn đã mua rồi tặng lại cô khiến Hoàng Anh rất cảm động.
    Là người nổi tiếng, có nhiều bài hát được sử dụng trong các đêm nhạc nhưng Trịnh Công Sơn lại không dư dả về tiền bạc. Hoàng Anh cũng không biết gì nhiều về chuyện ông có được trả tiền tác quyền như thế nào. Chỉ duy nhất một lần cô đến chơi, ông rút trong ngăn kéo ra một phong bì có 400 USD mà Khánh Ly trả tiền bản quyền, hôm đó ông muốn cô mặc áo dài nên dẫn đi may.
    Dẫu không ôm mộng làm ca sĩ (Trịnh Công Sơn nói rằng trong đời ông sợ nhất là Hoàng Anh và cô cháu gái Típ hát) nhưng Hoàng Anh cũng cầm kỳ thi họa chẳng kém ai. Cô làm rất nhiều thơ, nhất là sau khi Trịnh Công Sơn mất. Cô quyết định không lấy chồng vì nghĩ rằng không còn hình ảnh nào xứng đáng hơn người nhạc sĩ của tình yêu trong lòng mình. Trước đây, mọi người nghĩ Trịnh Công Sơn là người không bình thường trong đời sống riêng tư. Hoàng Anh phủ nhận điều đó, cô cho rằng ông là người bình thường đến dung dị. Nhạc sĩ từng ao ước nếu sinh được một đứa con, ông sẽ đặt tên là Hoàng Hạc.
    Trịnh Công Sơn cũng làm nhiều thơ tặng Hoàng Anh. Bài thơ viết sau khi ông ốm dậy viết riêng cho cô giống như một lời thổn thức:
    Đường xa vạn dặm em ngồi
    Nỗi đời xa vắng, nỗi trời đắn đo
    Em là nhật nguyệt từ đây
    Tuổi mười chín ấy cũng phai phai người
    Em ơi hồng sẽ phai hồng
    Đóa hoa hàm tiếu phiêu bồng nỗi đau
    Hoa vàng một đóa lạ lùng
    Gió chiều tĩnh mịch sẽ trùng trùng xa
    Em ơi tịch mịch bây giờ
    Ấy là nhan sắc đâu ngờ mất nhau.
    An Ninh Thế Giới
  4. ktslien

    ktslien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này của tác giả Nguyễn Trọng Tạo : Dường như có nhiều người tình đã đi qua âm nhạc của TCS. Một người bạn thân của anh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, từng nói chắc chắn rằng :" Mỗi người đi qua Sơn đều để lại 1 bài hát. Đó cũng là chuyện thường tình đối với 1 người nghệ sĩ đa sầu, đa cảm, đa tài như TCS. Người tình của anh có khi tên là Diễm ( Diễm Xưa, với " Chiều nay còn mưa sao em không lại..." ), có khi tên là Nguyệt ( Nguyệt Ca, với " Từ khi trăng là Nguyệt, đèn thắp sáng trong tôi...Từ em thôi là Nguyệt, coi như phút đó tình cờ..." ), lại có khi tên là Quỳnh hay là Hương ( Quỳnh Hương, với " Ta mang cho em 1 đóa quỳnh, quỳnh thơm hay môi em thơm..." ), cũng có khi tên Tường Vi trong " Đêm thấy ta là thác đổ " hay Mỹ Khê trong " Biển Nhớ " với câu ca " trời cao níu bước sơn khê..." v.v... Những người tình như thế hiện lên thật đẹp, thật buồn trong âm nhạc của TCS, để rồi hơn 1 lần anh phải thốt lên 1 cách ngậm ngùi rằng :" Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa..." Tên tuổi TCS 1 thời gắn liền với tên tuổi người đẹp Khánh Ly, người ca sĩ có giọng hát liêu trai trong những ca khúc của Sơn. Ai đã nghe băng " Sơn Ca 7 " thì hẵn không bao giờ quên và buộc phải nghĩ rằng, nếu không có 1 tình yêu thật nồng cháy giữa người nhạc sĩ và ca sĩ này thì không thể có 1 sự kết hợp tuyệt vời đến thế. Nhưng giữa họ có 1 tình yêu ngoài cuộc đời hay không thì không ai dám khẳng định. Có lần, tôi hỏi TCS về điều đó, nhưng anh chỉ cười và hát :" Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau ". Còn Khánh Ly thì 13 năm sau cuộc " di tản 1975 " đã viết trên 1 tờ báo ở Mỹ thổ lộ rằng :" Tôi yêu Huế, bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến những điều đã được viết quá nhiều về 1 nơi chốn. Tôi chỉ muốn viết về '' Huế của riêng tôi'' và như vậy cũng có nghĩa là mở ra cánh cửa của kỷ niệm, của những dằn vặt ám ảnh tôi suốt 13 năm qua. Mười ba năm trước đã không thành, không nói, thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi dù có thêm 100 năm nữa, '' 2 mái đầu xanh giờ đã bạc '' cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng nữa thì cũng là kiếp sau. Nhưng '' tình tưởng đã yên mà tâm còn vọng động'' Thì ra 13 năm đối với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Có cố gắng bao che, tự lừa dối mình thì cũng chỉ là 1 cơn mộng. Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn còn xanh với lời dặn xưa :'' Qua đèo Hải Vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em'' " Khánh Ly giờ đã có gia đình riêng. Sau này, có 1 số ca sĩ đã chọn nhạc TCS cho giọng hát của mình như cô Bống-Hồng Nhung hay Cẩm Vân, Thùy Dung...và như Sơn thường nói, những giọng hát mới ấy đã làm âm nhạc anh trẻ lại. Một điều lạ là 1 nghệ sĩ tài hoa như TCS mà hơn 60 năm vẫn sống độc thân. Có người cho anh là lập dị. Có người bảo anh chủ trương như vậy để hiến trọn đời mình cho nghệ thuật. Chỉ có mấy người bạn thân thời trẻ của TCS là biết rõ hơn ai hết. Họ nói rằng TCS đã từng... cưới vợ. Đây là 1 câu chuyện lạ có thật. Tôi có hỏi TCS về chuyện đó và anh thú nhận rằng lễ cưới của anh và Thanh Thúy được tổ chức rất đơn giản tại 1 nhà hàng sang trọng phía sau nhà hát lớn SG cuối năm 1964. Ngoài cô dâu, chú rể, khách mời chỉ có 2 người là họa sĩ Trịnh Cung và họa sĩ Đinh Cường- 2 người bạn rất thân cho đến cuối đời của anh. Thanh Thúy là 1 vũ nữ người gốc Hoa, đẹp nổi tiếng lúc bấy giờ. Người ta thường gọi cô là Thanh Thúy "Tàu" hoặc Hoa Cưng. Cô làm vũ nữ ở nhà hàng Catinat, nơi Sơn thường lui tới và tình yêu đã nảy nở ra giữa 2 người. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng kể lại với tôi rằng, trong 1 cuộc trò chuyện với Trịnh Cung về những người yêu " toàn nói giọng Bắc " của Sơn, anh mới biết có chuyện này. Hai anh kéo đến Quán Trịnh tìm Sơn để hỏi về lễ cưới kỳ lạ đó. Đó là 1 buổi tối đẹp trời, tiệc cưới được bày trên 1 cái bàn ở ngoài sân cỏ. Trên bàn thắp nến. Thanh Thúy mặc áo đầm trắng nhảy tung tăng trên thềm. TCS rất vui, nói với Trịnh Cung va Đinh Cường " nhí nhảnh như 1 con chim ". Tiệc đến nửa chừng thì nến tắt. Hai người bạn nhắm mắt lại để Sơn đeo nhẫn cho cô dâu ( Đây là chiếc nhẫn mà Trịnh Cung và Đinh Cường góp tiền mua chung để mừng lễ cưới của bạn ) " Một giọt nước nóng bỏng rơi xuống lưng bàn tay làm Sơn suýt co tay lại, Đó chính là giọt lệ của Thanh Thúy " TCS nhớ lại và nói rằng : " Sơn không bao giờ quên giọt nước mắt hạnh phúc của người đẹp rơi xuống đám cưới của đời mình " Đêm hôm đó, Trịnh Cung và Đinh Cường đưa cô dâu, chú rể về phòng tân hôn là phòng riêng của Thanh Thúy. Đến cửa phòng thì 2 anh quay về. Nhưng đi được 1 quãng khá xa thì họ chợt nghe tiếng giày lóc cóc đuổi theo sau lưng. Hai người ngoảnh lại nhìn, hóa ra người đuổi theo lại là chú rể TCS ! Sơn vừa thở hổn hển vừa thanh minh : " Bỗng dưng ở lại 1 mình với 1 người đàn bà trước mặt, mình hoảng quá, không biết làm gì, đành bỏ chạy cho khỏe ! " Năm ấy, TCS bước vào tuổi 26. Giờ đây, người nhạc sĩ tài hoa đã tuổi 63. Người ta còn viết nhiều về anh, về những " bí mật " của anh. Cũng như người ta còn hát mãi hàng trăm ca khúc tuyệt vời của anh. Tôi là 1 người bạn, 1 người em, 1 đồng nghiệp từng có những kỷ niệm đẹp với anh suốt 1/4 thế kỷ qua, thương anh người độc thân vĩnh cửu, tôi chép lại câu chuyện này như 1 an ủi với Người. Nếu sau này, có ai đó viết tiểu sử về anh, biết đâu những chuyện này có thể lý giải đúng hơn về người nhạc sĩ thiên tài này. Phải chăng, những cuộc tình như những vết thương đã làm nên tình khúc TCS, khiến cho âm nhạc của anh sâu sắc và độc đáo khi ngợi ca tình yêu và phận người : " Lòng tôi có đôi lần khép cửa. Rồi bên vết thương tôi quỳ. Vì em đã mang lời khấn nhỏ. Bỏ tôi đứng bên đời kia. "
  5. ngongochanchan

    ngongochanchan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    707
    Đã được thích:
    0
    Một topic hay ,mong rằng mọi người theo dõi nhiều,bình luận nhiều từ những cuộc tình đi qua đời TCS để ca từ của ông đẹp lạ lùng đến thế.Vote cho bạn
  6. ktslien

    ktslien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Những người tình của Trịnh công Sơn
    Theo Nguyễn Đắc Xuân (Gia đình) (22/03/08)

    Mỗi lần nghe người yêu nhạc nói chuyện tình của Trịnh Công Sơn (giai đoạn đầu) tôi bỗng thấy nhớ và tự bảo thầm ?onào ai có biết chuyện tình trong nhạc của Sơn cũng chính là chuyện tình của tôi, của thế hệ tuổi tôi?.
    Nói như thế bạn đọc sẽ mím môi ?othấy sang bắt quàng làm họ?. Nếu không có những giãi bày sau đây thì nghĩ như thế không có gì sai cả.
    Thành phố Huế xưa nay vốn rất nhỏ. Người đẹp của núi Ngự sông Hương phần lớn tập trung ở hai ngôi trường Đồng Khánh- Quốc Học, từ sau năm 1957 có thêm Đại học Huế. Thế hệ nào cũng có những giai nhân của riêng mình. Giai nhân có ít mà người mê thì nhiều. Một người đẹp nào đó có hàng chục người ?obước theo gót hài?. Tiểu sử của các cô các chàng trai đều thuộc lòng.
    Nhưng như chính Xuân Diệu đã từng thú nhận ?oYêu rất nhiều mà nhận chẳng được bao nhiêu?. Không ?onhận? được vì nhiều lý do: Thời ấy, ít có cô gái Huế nào đẹp mà chịu lấy những chàng trai ngang trang ngang lứa. Các cô gái đẹp thường được cha mẹ gả cho những người đã có danh vọng, có sự nghiệp chắc chắn. Rất hiếm thấy các anh chàng lông bông học hành chưa tới mà có người yêu đẹp xuất thân trong các gia đình gia giáo.
    Tuy nhiên trong thế hệ tôi, chính vì các hố ngăn cách ấy đã nảy sinh ra biết bao mối tình thầm lặng, yêu một chiều và khi nó xảy ra với những người về sau xuất chúng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì chúng trở thành những chuyện tình bất tử.
    ?oCuối cùng cho một tình yêu?
    Tôi có một người bạn gốc Nha Trang, đang học vẽ nhưng anh lại tỏ ra có tài thơ. Anh yêu cô Đỗ Thị Lệ Th. ?" em gái của một hoạ sĩ Đỗ B. Cô Lệ Th. có mái tóc thề mượt mà, dáng đi nhẹ nhàng dễ thương giống như cái tên Lệ Th. của cô vậy. Những ai đã gặp Lệ Th. thì không thể không mất ngủ vì cô. Anh bạn tôi yêu Lệ Th. và làm thơ lấy biệt hiệu là Th. Nguyệt. Nhưng rất tiếc gia đình Th. Nguyệt rất nghèo, anh lại chưa có sự nghiệp, nên anh đã thua cuộc trước bạn anh là hoạ sĩ Tôn Thất V.
    Cùng thắng cuộc theo kiểu của V., có hoạ sĩ Đ.C. với cô T.Nh. Hồi T.Nh. học Đại học Văn khoa, nhiều người phải lòng T.Nh., nhưng trong số ấy không ai tài hoa và kiên trì bằng Đ.C. nên anh đã thắng. Đ.C đã vẽ nhiều tranh lấy cảm hứng từ T.Nh. Xem tranh thiếu nữ của Đ.C., Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường và kể cả người kể lại chuyện này, cũng đều thấy người đẹp của ?omình ở trong?.

    Mộ phần và tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Ở Đại học Văn khoa Huế lúc ấy lại có cô Trần Thị Nh.H., Nh.H. không nằm trong danh sách người đẹp, nhưng cô hay mặc áo dài tím, với dáng đi ?omềm mại như tơ?, hát hay nên H. được mến mộ không kém người đẹp. Hoạ sĩ Trịnh Cung lúc còn học Mỹ thuật Huế rất mê Nh.H. và tuyệt vọng, anh đã làm nên bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu. Bài thơ này đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc và nổi tiếng gần bốn mươi năm qua.
    Điều không ai hiểu nổi là: ?oCho đến nay (2002) Nh.H. đã có gia đình, đã có cháu nội cháu ngoại mà cô vẫn chưa biết bài thơ phổ nhạc bất hủ ấy Trịnh Cung đã làm cho chính Nh.H.? (lời thú nhận của Trịnh Cung với tôi).
    Cùng một mẫu yêu như Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn đã yêu Ph. Th. ?" em ruột của ca sĩ Hà Thanh. Bạn âm nhạc của Trịnh Công Sơn lúc ấy có Lê Gia Phàm, Hà Thanh và Thanh Hải (Hồ Quang Hải). Lê Gia Phàm yêu Hà Thanh. Trịnh Công Sơn, Thanh Hải (học Đệ nhất với tôi và bác sĩ Trương Thìn sau này) đều yêu Ph.Th. Và, không chỉ hai người ấy, nói chung những người quen biết gia đình Hà Thanh, hay học cùng một lứa (promotion) với Ph.Th. đều là ?ođệ tử? trước vẻ đẹp thánh thiện của Ph.Th. cả.
    Trong số ?obái phục giai nhân Ph.Th.? ấy, Trịnh Công Sơn thuộc loại quán quân. Sau này có lần Trịnh Công Sơn kể lại là: ?oHà Thanh có đến bốn năm người em gái, mình ngồi nói chuyện với Hà Thanh, mỗi lần Ph.Th. đến sau lưng mình là mình biết ngay. Khi nào cô ấy đến gần thì có một mùi hương đến trước. Nhờ cái mùi hương ấy mà mình không bao giờ nhầm Ph.Th. với các cô em gái khác của Hà Thanh?.
    Chưa bao giờ Trịnh Công Sơn dám tỏ tình với Ph.Th. và Ph.Th. cũng chưa bao giờ có một cử chỉ khiến cho người bạn âm nhạc của chị mình hiểu nhầm là cô có cảm tình riêng với bạn chị. Thế mà Trịnh Công Sơn đã si tình và nhờ cái vẻ đẹp thánh thiện ?oem đứng lên gọi mưa vào hạ? ấy của Ph.Th. mà anh đã viết nên mấy bài hát Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, và Gọi tên bốn mùa.
    Ph.Th. lập gia đình với ông Tiến sĩ B. làm Trưởng khoa Luật rồi làm Bộ trưởng Giáo dục, ?otuổi tác không cân xứng nhưng danh vọng và sắc đẹp thì đẹp đôi?. Sau đó vì thời cuộc Tiến sĩ B. mất sớm, Ph.Th. vẫn giữ sự đoan trang, đức hạnh nuôi dạy các con ăn học đến nơi đến chốn tại Boston (Hoa Kỳ). Cuối năm 2000, gặp lại Hà Thanh và Ph.Th. tại Huế, tôi vẫn thấy hai chị em này ?okhông sợ thời gian?, vẫn đẹp như ?onắng thủy tinh? thuở nào. Nhớ lại chuyện xưa, các cô rất vui và xem đó là những kỷ niệm đẹp của giai đoạn đẹp nhất của đời mình. Tuy chỉ mới một chiều, nhưng bạn bè thuở ấy của Trịnh Công Sơn vẫn xem chuyện Trịnh Công Sơn si mê Ph.Th. là ?omối tình đầu? của anh.
    ?oHai mươi năm xin trả nợ dài?
    Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng 1 dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phủ Cam.

    Hằng ngày Trịnh Công Sơn đứng trên lầu ngắm các cô nữ sinh đi qua cầu Phủ Cam, đi dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ đến trường Đồng Khánh. Trong đám xuân xanh ấy có cô Ngô Thị Bích Diễm - con gái thầy Ngô Đốc Kh.- người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng.
    Con người của Diễm rất hợp với cái tên Diễm và cũng thích hợp với tâm hồn bén nhạy của Trịnh Công Sơn. Anh yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua anh đau khổ vô cùng. Anh trông thấy con đường trước nhà ?odài hun hút cho mắt thêm sâu? (Diễm xưa). Nhưng anh cũng biết gặp Diễm để nói lên nỗi đau ấy không phải là chuyện dễ.

    Thầy Ngô Đốc Kh.- thân sinh của Diễm, là một ông giáo rất nghiêm. Ông không thể chấp nhận một anh chàng chưa có bằng đại học, tóc dài, cằm lún phún râu chuyện trò với các cô con gái đài các của ông. May sao lúc ấy hoạ sĩ Đinh Cường thuê nhà ở gần nhà Diễm để làm xưởng vẽ. Hai bạn canh chừng những khi thầy giáo có giờ dạy, mà Diễm đang ngồi ở nhà học bài thì hai bạn liền ?oliều? mình qua thăm. Những lần liều đầy mình ấy, có khi Diễm tiếp, có khi Diễm để cho người nhà tiếp và cũng có khi đang có bố ở nhà Diễm tránh để cho khách ngồi chơi xơi nước rồi tự ý ra về.
    Khác với Ph.Th., Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua được sự nghiêm khắc của gia đình để nói cho tác giả Ướt mi biết điều đó. Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa như sau này Sơn đã kể lại nhiều lần. Có một điều lúc ấy Sơn không để ý: Những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. - em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến 4-5 tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường.
    Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nay Bích Diễm đã vào học đại học ở Sài Gòn, tâm hồn của Sơn qua cây cầu cũ, nói như Đinh Cường ?oSơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi...?. Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A.,Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh.
    Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về Việt Nam tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại ?o Hai mươi năm xin trả nợ dài, Trả nợ một đời em đã phụ tôi? (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên ?ohết phụ? tình Trịnh Công Sơn. Như Đinh Cường đã viết: ?oTháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi bên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà?.

    Trịnh Công Sơn yêu Dao A. phải trải qua hai mươi năm mới ?onhận? được lời đáp. Tuy đã quá muộn, nhưng trên cõi đời này có mấy ai được yêu và được nhận có một khoảng cách dài lâu đến thế đâu!
    ?oCoi như phút đó tình cờ?
    Gặp người đẹp Trịnh Công Sơn dễ yêu, mà không riêng gì Sơn, các bạn thân sơ của anh cũng đều như thế. Sơn không nề hà chuyện yêu một chiều, không sợ đau khổ vì tình phụ, đã yêu là yêu mãi, yêu hoài, yêu hết mình. Nhưng cũng có lúc anh ?ochán tình?, vì cho rằng mình yêu nhầm.
    Ngày ấy, ở bên kia sông Thọ Lộc, đối bờ với nhà tôi, thuộc phường Vỹ Dạ, có cô nàng tên Nguyệt, rất đẹp. Trịnh Công Sơn đã yêu say đắm. Vô tình, trong lúc nói chuyện với Sơn, cô buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai ?ovì anh ấy lai Tây?.
    Chỉ một chuyện vô tình rất nhỏ, thế mà Trịnh Công Sơn cảm thấy bị xúc phạm, anh không thể hiểu nổi một người mình yêu mà lại có một quan niệm thẩm mỹ ?olệch lạc? đến như thế. Tất cả những yêu thương Nguyệt trong lòng anh bỗng nhạt nhoà hết. Anh viết bài Nguyệt ca. Anh ca ngợi cô nàng Nguyệt hết lời khi ?otrăng là Nguyệt?.
    Nhưng khi anh phát hiện ra: ?oTừ trăng thôi là Nguyệt?, Nguyệt không phải là người anh mơ uớc, anh xem chuyện anh yêu Nguyệt ?ocoi như phút đó tình cờ? và về sau anh không nhắc đến Nguyệt nữa. Tuy nhiên đối với tôi và nhiều bạn bè của anh, mong sao Sơn có nhiều dịp yêu ?otình cờ? như thế để anh có thêm nhiều Nguyệt ca nữa.
    Trịnh Công Sơn yêu rất nhiều, về sau có thêm Bich Kh. (như tôi đã viết nhiều lần), có Chu Nguyệt Ng., có Michiko, có Hồng Nhung... nhưng định mệnh vẫn cứ bắt anh phải đứng trước cái ngưỡng của tình yêu. Nếu anh còn sống thêm vài mươi năm nữa, sẽ ?ocòn ai nữa?... và cũng thế thôi.
    Nếu anh bước qua khỏi cái ngưỡng ấy thì chưa chắc anh đã có được cái địa vị ?ongười sáng tác nhiều nhạc tình hay nhất thế kỷ?. Tôi viết điều ấy với kinh nghiệm thực tế. Có một người làm thơ, bạn của Trịnh Công Sơn, cưới được một cô nàng hồi đi học ngồi cạnh Dao A. của Sơn, về sau ?ongười ấy? không còn thơ nữa (đó không phải là một trường hợp cá biệt). Trịnh Công Sơn bị ?otình phụ?, còn người ấy lại bị ?othơ phụ?.
    Hơn sáu mươi năm nhìn lại cuộc đời, tôi xin tạ ơn những giai nhân đã làm ?osáng giá? cho tuổi trẻ của chúng tôi. Vẻ đẹp của các cô là hành trang đẹp cho suốt cuộc đời theo đuổi chân thiện mỹ của lứa tuổi tôi. Chúng tôi không những giữ hình ảnh các cô trong tâm hồn mà còn giữ được hình ảnh thực của người đẹp trong các tập album.
    Cám ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cám ơn Trịnh Cung, cám ơn Đinh Cường... nhờ tài năng của các bạn mà những người đẹp trong tâm hồn, trong các tập album của thế hệ chúng ta trở thành vĩnh cửu.
  7. ktslien

    ktslien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Ah, cảm ơn bạn ngongochanchan đã Vote cho mình nhé! Mình cũng hi vọng mng ủng hộ topic này, vì những ca khúc của Trịnh hầu hết đều lấy cảm hứng từ tình yêu. Tình yêu đã làm lên những sáng tác bất hủ của Trịnh, vì vậy việc kể về những ngtình của Trịnh cũng như việc kể về 1 phần tiểu sử của tác giả!
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Hoàng Anh là vô danh trong cuộc đời Trịnh Công Sơn nha các bạn, bạn nào đừng nói rằng Hoàng Anh có dính líu gì đến cuộc đời Trịnh Công Sơn thì tội cho Ngài lắm!

Chia sẻ trang này