1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những nguy hiểm trong việc sử dụng LX4, Ngọc chẩm, và Hạch tùng

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tauhoanhapma, 24/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Những nguy hiểm trong việc sử dụng LX4, Ngọc chẩm, và Hạch tùng

    Hôm nay tôi xin cung cấp thêm 1 phần cần chú ý cho người tập yoga, khí công, nhân điện về những điều nguy hiểm khi sử dụng không đúng, không cẩn thận các LX 4, ngọc chẩm và hạch tùng.
    Chúng ta đều biết các nguồn NL càng lớn, càng mạnh, càng hiệu quả thì nó lại càng có những sự ràng buộc trong khi sử dụng vì chắc chắn là nó sẽ rất nguy hiểm. Mọi người thường nói nhiều đến sự nguy hiểm của Hoả xà Kundalini, nhưng ít khi đề cập đến sự nguy hiểm của các LX khác, cũng dễ sợ không kém nếu không biết cách dùng, chỉ dùng bừa theo cảm tính.
    Tại các LX đều có thể sinh ra được nguồn năng lượng lớn cả, nhưng năng lượng thực (thực khí) (tôi tạm dùng thuật ngữ này vì nó rất cô đọng, song song với nó là thanh khí, linh khí) được sinh ra mạnh nhất ở LX tim. Nếu muốn sinh ra 1 năng lượng thực ở 1 LX hay 1 vùng nào đó, bạn có thể sử dụng các hiệu ứng như: Giật LX tạo độ rung, tê; Xoáy LX tạo sự xoay đảo; Làm nóng, làm lạnh LX tạo cảm giác khí nóng lên hay mát đi tuỳ nhu cầu sử dụng.
    Còn nếu muốn tạo được thanh khí từ các LX các bạn cần để ý đến màu sắc của khí, và quên đi những cảm giác thực khí. Màu sắc càng loè loẹt càng thực, màu sắc càng trong càng thanh.
    Các nguồn NL mạnh ở các LX trước khi sử dụng đều yêu cầu sự thông tốt của cơ thể, nhất là thông bách hội, tránh trường hợp sặc khí lên não, tẩu hoả nhập ma..
    Nguồn khí ở chân cũng là một ngoại LX cực kì mạnh, nó còn mạnh hơn ở tay rất nhiều. Theo truyền thuyết thì con người đầu đội trời chân đạp đất, được tiếp nhận nguồn sinh lực từ đất mẹ.. Chính vì thế sức mạnh của LX dũng tuyền thực sự rất mạnh nếu biết cách thông tốt và sử dụng tốt. Thông tốt được mạch đốc để đưa khí lên thoát khỏi đỉnh đầu rồi bạn có thể hoàn toàn sử dụng được nguồn NL này...
  2. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    LX đầu tiên tôi muốn các bạn mới tập cẩn thận là LX4, gọi là LX tim, hoặc là Linh đài, tuỳ môn..
    LX tim nguy hiểm vì nó liên quan trực tiếp đến tim, việc sử dụng nó ảnh hưởng trực tiếp đến tim, chỉ cần loạng choạng 1 chút thôi có thể dẫn đến shock tim, truỵ tim, tăng huyết áp, đau tim.. Rất dễ dẫn đến tử vong.
    Về tâm linh, LX tim liên quan đến phần thần của cơ thể, nếu dùng LX tim kích NL của nó, rất dễ bị thất thần nếu để thoát khí từ LX tim ra ngoài, cực kì nguy hiểm, hại vô cùng. Cho nên khi tập với LX4, nhất thiết phải hướng nội, để bảo vệ thần chủ của mình. Một số phương pháp thông qua thao tác với LX tim, giảm nhịp tim để xuất hồn, nhưng phần nhều là họ xuất thần hơn là xuất hồn.. Nhịp tim giảm xuống 20 nhịp 1 phút con người có trạng thái xuất thần..
    Như vậy nếu muốn tập sinh khí tại LX 4, phải cần những điều kiện gì?
    1. Tạo vòng bảo vệ thật tốt, trong vòng bảo vệ của bộ môn, nhưng người tập phải đảm bảo mình đã thành thạo thao tác bảo vệ đó. Các môn có các cách bảo vệ riêng, tôi không nói hết được. Cách phổ thông là tạo 1 kết cấu hình cầu bằng khí (làm trường hào quang của mình thành quả cầu cũng được) để bảo vệ mình, nhưng như thế vẫn chưa đủ, càng bảo vệ nhiều càng tốt
    Sự bảo vệ không chỉ tránh cho bạn sự xâm nhập của các khí xấu bên ngoài mà nó còn chống sự thất thoát khí từ bên trong ra khỏi cơ thể. Trong quá trình luyện hướng nội đặc biệt rất cần sự bảo vệ cầu kì và nhiêù công đoạn
    2. Chọn không gian, thời gian thích hợp
    - Không gian thoáng đãng, không tiếng ồn, không bị ngắt quãng giữa chừng, trời quang mây tạnh, thời tiết đẹp.
    - Thời gian vào ngày linh (mồng 1, rằm âm lịch), giờ linh (tí ngọ mão dậu)
    3. Không tập bừa bãi, tập có mục tiêu xác định, phải tìm hiểu kĩ về các thao tác cần làm để phục vụ mục tiêu đó, tránh thất thoát khí ra ngoài. Vừa tập vừa điều chỉnh hoạt động của LX4 cho đều, tập xong đảm bảo LX đóng lại được. Việc kích cho Lx hoạt động thì dễ, đóng lại theo ý muốn mới là vấn đề lớn.
    ---------------------------------
    Những biểu hiện nào của cơ thể thì cần dừng?
    Thấy tim đập nhanh, hồi hộp, chắc chắn là đang bị thất thần, dừng lại ngay.
    Thấy trong quá trình tập, tự nhiên cơ thể lịm đi, lãng đi, quên mất mình đi, khó kiểm soát bản thân đi thì dừng ngay.
    Thấy người mệt mỏi, hoa mắt, ngẩn ngơ, bần thần thì dừng ngay, tuy hơi muộn nhưng còn hơn không
    Xuất hiện các ảo giác như nhìn thấy các vị nọ, vị kia, dừng ngay lại. Chỉ đến khi nào lên được vùng địa linh thì hãy tập tiếp nếu không muốn rơi vào ảo giác, rồi tẩu hoả nhập ma..
    Tạm thế đã, chúc các bạn tập tốt, và an toàn.
  3. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ thấy huynh đài có ngôn từ riêng, nhưng ý tứ giống như trong sách của Thầy Thăng vậy !?!
    Duy chỉ có mấy đoạn vàng vàng là không giống ! Nếu như "dừng lại ngay" mà không có quá trình chuyển tiếp thì chắc chắn sẽ gây sock ! Khi đó mới là "rơi vào ảo giác, rồi tẩu hoả nhập ma" !
  4. khongtenhkt

    khongtenhkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Rất mong bác TauHoa nói thêm về ngoại luân xa ở dũng tuyền . Có rất ít sách vở nói tới luân xa này . Thậm chí là ko có .
  5. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Tôi cũng đến chào thua với hội tĩnh công của cụ Thăng thôi, bắt bẻ câu chữ của tôi như thế thì tôi chịu thua rồi. Quá trình chuyển tiếp mà bạn nói đến phải chăng có thể nói theo cách cô đọng là "Tập trung tư tưởng, từ từ dừng lại.." ? (cái này tôi đã được quan sát và cảm nhận một buổi tập của dân TKC nên tạm trích dẫn để theo đúng ý bạn vậy)
    Trong bất kì một môn thiền nào đều rất chú ý đến quá trình khởi động, chuẩn bị và quá trình kết thúc, càng tập lâu người ta càng mất nhiều thời gian cho chuẩn bị và cho kết thúc. Thời gian tập chính thức có thể rất ngắn, nhưng sâu, muốn tránh những ảo giác không cần thiết thì phải tập trung vào quá trình chuẩn bị. Chuẩn bị càng kĩ càng, càng thư giãn, càng nhẹ nhàng, càng tĩnh, càng lâu bao nhiêu thì ảo giác càng ít xuất hiện bấy nhiêu. Sau khi thiền xong, kết thúc càng từ từ bao nhiêu, nhẹ nhàng dừng lại, cảm nhận từng bộ phận trong cơ thể của mình hoạt động bình thường.. việc này làm càng chậm càng an toàn, tránh những cảm giác sock đột ngột. Thậm chí người ta còn cẩn thận tập đến mức chuẩn bị khoảng 30 phút, và "từ từ dừng lại" 30 phút mới đảm bảo an toàn nếu quá trình thiền sâu đi vào những trạng thái cảnh giới cao cấp.
    Nhưng điều này tuy người dạy đã nói nhiều nhưng không mấy ai mới tập để ý đến, mà chỉ hùng hục nhảy vào bài tập chính, điều này ban đầu thì vô hại vì khả năng tập trung của họ chưa cao, nhưng theo thời gian thì nên xem xét kĩ lại, tránh các tác động xấu không mong muốn.
    Nhân thấy DakhachLT thắc mắc thì tôi cũng trình bày luôn cho nó kĩ lưỡng, để mọi người khỏi nhầm. Còn chuyện "dừng lại ngay" của tôi, bạn hiểu là ngay lập tức đứng dậy chạy đi chạy lại cho đỡ sợ thì tôi chịu rồi, chẳng dám nói gì thêm nữa
    Vô tình luyện vào LX4, làm cho thất thần, cách tốt nhất là chạy ngay đến một cao thủ đáng tin cậy, tốt nhất là sư phụ của mình, cầu cứu, chứ đừng cố gắng tự giải quyết, chưa chắc đã giải quyết được ngay, mà để lâu thì rất có hại. Trong thời gian tới tôi sẽ trình bày kĩ hơn các phương pháp giải quyết những sai sót trong quá trình luyện LX4, ngọc chẩm, hạch tùng, sau khi đã trình bày qua sự nguy hiểm của các vị trí này trong luyện và hành..
    Về ngoại luân xa Dũng tuyền thì đúng là có rất ít tài liệu nói về nó, thời gian còn dài, tôi sẽ từ từ trình bày cho mọi người có cái nhìn đa khía cạnh hơn về cặp luân xa thú vị này.
    ------------------------------
    Khí công nghịch theo phương pháp Tẩu hoả của tôi muốn vận dụng được đều phải có một nền tảng lí thuyết căn bản của khí công thuận, nghiên cứu các quá trình thuận để tìm ra phương pháp nghịch hiệu quả giúp cho người tập đi nhanh hơn so với quá trình thuận, song rất nguy hiểm. Muốn đảm bảo sự an toàn thì cần phải nắm chắc quá trình tự nhiên, mà tôi được biết thì Tĩnh khí công là bộ môn có lí thuyết rất rộng và sâu về các vấn đề này. Chân lí thì chỉ có một, việc 2 bộ môn khí công giống nhau ở các quan điểm cơ bản, thiết nghĩ cũng là điều dễ hiểu..
  6. trai-ban

    trai-ban Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    xin bác nói thêm về luân xa 6
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa đại nhân, không ai dám nói về luân xa 6, ai mà nói đúng thì bái phục.
  8. GiaReBatNgo

    GiaReBatNgo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2007
    Bài viết:
    1.609
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất quan tâm đến vấn đề xwr lý sau khi đã bị tổn thương, bị thất thoát... mà không có hiểu biết/thầy để xử lý. Chuyện lâu ngày có thể thành di chứng/biến đổi tính cách... Bác có thể nói cái cách khắc phục điều chỉnh nó được không ạ?
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Sao bác Trâu lửa không giúp anh em cái chuyện bị nhiểm tà khi tu tập nhỉ, nhiều người tu hành bị bệnh vậy mà bác trâu lửa làm ngơ à,
    chẳng thà bác không nói gì, chứ nói nữa vời người ta bệnh thêm nặng, không khéo lại mang nghiệp ảo vào thân.
    Bác trai bần biết gì củng nên dạy anh em chứ, bác cung lặng tăm, đòi dạy kèm, dạy riêng mod kun mới ghê chứa, bác coi chừng củng mang nghiệp ảo đó nghe.
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Cụ tảu hoả vào ga dạo này post bài "chất lượng" cao quá. Kiểu này là cụ định "giả thể" cái món "tà đạo online" roài chắc. Đây là một bài viết rất chất lượng. Dat_mel thấy rất nhiều người đang bị vầy. Cái ngôn ngữ mà bác tàu hoả đưa ra hơi "nặng" về khí công một chút. Đề nghị các bạn tập các môn khác không phải là khí công "tìm cách chuyển sang" ngôn ngữ của mình. Chung quy lại trước khi tập thì chúng ta nhất thiết phải biết tạo ra "cái bảo vệ" cho mình.
    Các anh em shahaja cũng chú ý luôn vào vấn đề này. Với Shahaja cách bảo vệ tốt nhất là kết hợp giữa việc tạo vòng và cầu nguyện chưởng môn nhân. Với các anh em tu theo Phật giáo vòng bảo vệ chủ yếu được thiết lập thông qua lời "cầu nguyện". Cố gắng nhớ và hiểu lời "cụ tảu hoả"
    Dat_mel cũng bổ xung thêm một cách nữa (đặc biệt là dành cho các bác khí công) là khi tập tốt nhất là "lôi" ông Thầy theo. Biểu ổng ngồi đó chơi còn mình tập. Thế là ngon lành cành đào. Nhỡ chẳng may vòng bảo vệ có hơi mỏng thì cũng cứ kệ ông Thầy. Cái dễ mình làm cái khó "giao lại" cho ổng. Ai bảo ổng làm Thầy của mình. Dáng chịu.
    Đó cũng là một kinh nghiệm. Không nên tự tập vào các bài quá sâu mà không có Thầy.
    Nếu đã đến mức "ngẩn ngơ" roài "lịm đi" roài "khó kiểm soát" thì sao mà dừng lại được. Lúc đó mà có tập khí công chắc chỉ còn nước "réo" tên Thầy Thăng ra rồi "pray" Thầy đến cứu thôi. Hlhi phải không cụ.
    Cái tụi đã ngẩn ngơ là sẽ ngẩn ngơ luôn.

Chia sẻ trang này