1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những nguyên lý của võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 09/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bạn này nói lạ ! Sao lại thừa được nhỉ:
    Hai tay đỡ lấy một chưn
    Chưn co chưn nhón áng chừng phòng xa ! ! !
    Co lâu mỏi gối duỗi ra
    Một công đôi việc chẳng là tuyệt sao ? ! ? ! ? !
    Được wuwudao sửa chữa / chuyển vào 07:48 ngày 25/05/2009
  2. bigpanda75

    bigpanda75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Bình loạn chút chơi.
    Hai bác này đang chuẩn bị chụp hình nên cũng có tạo dáng chút chút đó mà. Nhìn người hai bác như hai cây gỗ, chắc đứng cũng lâu rồi, miệng lầm bầm rủa ông thợ chụp hình lâu quá.
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Anh Wu có chơi ca? vo? Bi?nh Định ?
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hahaha...
    Cái chân co lên đó mà là thừa à .?
    Đó chính là điểm sát thủ của Kim kê độc lập (đánh thẳng vào "Bộ Chỉ Huy ").
    Anh lyhl : Còn một bức nữa khi chân co biến thành duỗi. Anh chịu khó post lên dùm em. Em lỡ xóa bức đó rồi. Cám ơn nhiều.
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo về Kim kê:
    http://www.luongson.net/ttc/index.php?do=noidung&bid=1041&cid=31&page=5
    Kim Kê võ phái
    Tác giả: Vũ Trường
    Trên bàn thờ Tổ trong ngôi nhà nhỏ ở một con hẻm đường Hải Thượng Lãn Ông hiện nay có treo một bức tranh vẽ "gà trống đứng trên đỉnh núi gáy vang". Đó là hình ảnh Kim Kê mà võ sư chưởng môn Đặng Văn Anh đã lấy đặt tên môn phái mình. Vậy Kim Kê là gì? Đó là "gà vàng" lấy từ bài Mai Hoa Quyền, bởi trong bài này có thế Kim Kê độc lập rất hay mặc dù rất khó diễn, vì lúc nào cũng phải đứng bằng một chân trụ. Ông Đặng Văn Anh hết sức ái mộ cái thế "Kim Kê độc lập" tuyệt chiêu này nên mới lấy chữ Kim Kê dặt tên cho võ đường của mình, thành lập vào năm 1945, về sau trở thành tên của môn phái.
    Dù thọ giáo với thầy Bùi Văn Hóa, thường gọi là Chín Hóa, tại trường Chợ Quán (nay là Kim Đồng), thuộc môn phái Tây Sơn Nhạn, nhưng giòng dõi ông Đặng Văn Anh là giòng võ. Môn phái Kim Kê lấy "yên tự xà hành" làm thân pháp, "thôi sơn" làm thủ pháp, "bình sa lạc nhạn" làm cước pháp, "Mai hoa quyền" và "Kim Kê quyền" làm quyền pháp; trong thập bát ban binh khí thường chuyên về đao pháp. Trong thập niên 1965-1974, võ đường Kim Kê đào tạo khá nhiều võ sĩ tài giỏi, từng tung hoành khắp các võ đài Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh, thành phía Nam. Tất cả đều lấy họ Kê như: Kê Hoàng Long, Kê Hùng Sơn, Kê Minh Sơn, Kê Thắng Sơn, Kê Hoa Sơn"
    Sau 1975, thế hệ môn sinh mới cũng có nhiều người làm rạng danh môn phái như: Lê Đình Long, Nguyễn An Tâm Khánh, Trương Huỳnh Long, Ngô Thị Ngọc Chi, Dương Thị Thanh Trúc... đã giành nhiều huy chương trong các giải vô địch Võ Cổ Truyền TPHCM và toàn quốc. Những năm gần đây, tuy tuổi đã cao nhưng ông Đặng Văn Anh cũng không ngừng suy nghĩ, sáng tác thêm nhiều chiêu thức mới, "thành ra lớp học trò cũ khi có dịp trở lại thăm võ đường đều gặp nhiều cái mới", như ông nói. "Cái mới" đây là "cái đẹp" hoặc "tìm cách đánh thắng đối thủ" càng nhanh càng tốt.
    Thường ông hay thức giấc nửa khuya, chong đèn xem sách, ôn bài và sáng tác, ông nói: "Quen rồi, hồi nhỏ đi học cũng thường như vậy". Còn nói về đòn thế biểu diễn, ông cho rằng: trình diễn hay, đẹp, phần lớn do người thực hiện, chứ không hẳn do đòn thế này hay, đòn thế kia đẹp; ví dụ: "Yên tự xà hành" đi tiếp với "Siêu phong hoàn vũ" thì rất hay và đẹp; hoặc bài "Song cự" (hai dao găm) do HLV Ngọc Chi biểu diễn cũng rất đẹp. Nhận xét về cách đánh võ đài, ông nói: "lên võ đài mà đánh búa xua là vì võ sĩ ấy thiếu bình tĩnh hoặc còn non nghề"; còn đề cập đến phong trào, ông cho rằng: "thời buổi bây giờ võ thuật được phổ biến rộng rãi hơn thời trước, nhưng ngược lại võ sinh bây giờ không được bằng hồi trước, như: ít tập luyện, không chịu khó. Các học trò của tôi hồi trước tập luyện cật lực và phải luyện cho tinh xảo".
    Ngày ngày, lão võ sư Đặng Văn Anh vẫn luôn có mặt tại sân tập để chỉ bảo, hướng dẫn thế hệ trẻ với ước mong họ nên người, làm sáng danh hai chữ Kim Kê sau này:
    Tiền đình hữu nhất kê,
    Thân phi ngũ sắc ê,
    Ngũ canh thường báo hiệu,
    Tam niên tam bồ đề
    Như một nhà thơ đã cảm tác khi đến viếng thăm tổ đường. Lão võ sư Đặng Văn Anh đã từ trần ngày 4-5-1998, hưởng thọ 81 tuổi. Ông ra đi trong sự tiếc thương của làng võ cổ truyền TPHCM.
  6. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Thì cũng đua đòi chút xíu vậy mà
    "Thấy ai ai ta cũng ai ai
    "Ai ai ấy thì ta cũng ấy
    " ... ... "
  7. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Cái chân kim kê co lên của bạn không thừa nhưng co lên như thế là không chuẩn, và không phát huy hết tác dụng của đòn kim kê.
    Khi bạn co chân lên như thế là tự nhiên bạn chấp họ 1 chân, mà lại xuất phát sau họ. Nếu gặp người biết họ vít hông xuống gập cổ chân lại thành như câu liên thế là bạn sẽ ngã trước họ.

    Đánh được hay không là tuỳ trình độ của người sử dụng đòn.
  8. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Một chút suy và cảm tưởng của Hồng Viên Anh:
    http://vn.myblog.yahoo.com/hongvienanh/article?mid=1742
  9. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
  10. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý thứ 13:
    Nguyên lý "Đạt Ma độ giang ".
    Theo tui được nghe kể thì như thế này :
    Một lữ khách đi đến một con sông, đang tìm cách qua sông thì bỗng thấy từ bờ bên kia một hòa thượng đang đề khí, vận khinh công tà tà bay qua sông rồi đáp xuống gần chỗ lữ khách.
    Lữ khách vô cùng thán phục vội hỏi ngay :
    -Xin hỏi đại hòa thượng tập tuyệt kỹ trên mất bao nhiêu năm .?
    Hòa thượng tự mãn đáp: "Tới nay cũng vừa được hơn 50 năm có lẻ..! "
    Lữ khách lại vô cùng bội phục tính kiên nhẫn của đại sư. Tuy nhiên có một chút thắc mắc rồi cũng nói ra lời :
    -Tại sao sư cụ lại tốn tới 50 năm để tập thứ đó trong khi tôi chỉ cần 1000 đồng là có người đưa đò qua sông, lại không cần tốn chút công sức nào .?
    ........................

Chia sẻ trang này