1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những nhân vật kỳ cựu của làng võ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 03/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Những nhân vật kỳ cựu của làng võ

    Tôi vừa post bài về VX thì chợt thấy là : hình như môn phái nào muốn có đông người tập thì phải có 1 cái gì đó để người ta tự hào và đi theo , mặc dù nhận thức đúng đắn (rất nhiều người đã nói ra ) là không có môn công nào hơn môn công nào cả, mà phải tuỳ thuộc chủ yếu vào người tập .

    Ví dụ :Thiếu lâm được xây dựng và bồi đắp bởi rất nhiều thế hệ nhân dân trung hoa, và có cả những yếu tố ngoại lai ( ấn độ), và có rất nhiều người học môn này dấn thân vào rất nhiều các hoạt động kinh tế chính trị xã hội văn học v.v. khiến cho môn này trở nên nổi tiếng .

    Vĩnh xuân thời nay thì có vị quan chức Hoàng VĨnh Giang thành danh để các đệ tử của môn này tự hào .

    V.v .
  2. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Chú giang phát triẻn whusu chứ anh haio, VX chú ấy học từ chú Xuân Thi và dạy cho đám nga ngố chơi chơi thôi chứ chú ấy là dân nhảy cao ,sau thì đi vào karate. He he. Dân VX tự hào vì có Lý tiểu long thì nghe có lý.
  3. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Chú giang phát triẻn whusu chứ anh haio, VX chú ấy học từ chú Xuân Thi và dạy cho đám nga ngố chơi chơi thôi chứ chú ấy là dân nhảy cao ,sau thì đi vào karate. He he. Dân VX tự hào vì có Lý tiểu long thì nghe có lý.
    [/quote]
    UIC lầm rồi ! Dân VX thứ thiệt rất xấu hổ về Lý Tiểu Long, mà không phải dân VX thôi, rất nhiều dân võ Tàu khác mà tui biết ngoài đời cũng như trên Net, tỏ ra rất bất phục và bất mãn về Lý TL .
    Trong phim ảnh, Lý chỉ biểu diễn đòn thế giống TKD, vô tình quãng cáo cho TKD, hoàn toàn không thấy chút VX hay các môn khác có gốc Thiếu Lâm !
    Ngoài đời thì có rất nhiều tin đồn là Lý công khai chê VX không thực tế và dám trở về thách đấu với Diệp Sư Phụ hay 1 đại sư huynh nào đó của VX và đã bị đánh cho văng ra cửa và bị cấm trở về. Tui không tin 100% vì biết rằng hãng RunRun Shaw có thù với Lý và RunRun Shaw có thế lực trong xã hội đen cũng như báo chí HK. Tuy nhiên, Uic search trên Web sẽ thấy 1 số tin đồn này về Lý .
    hehehe, không biết gì hết nên muỗi chê là đúng rồi ! chỉ tội cái làm trò cười cho Cụ !
  4. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Lão Quyền Sư Tô Tử Quang ( 1910 - 1998 )
    Chưởng môn Thiếu Lâm Hồng Gia

    Lão Quyền Sư Tô Tử Quang là niềm tự hào không chỉ của riêng tôi mà còn của những đệ tử Thiếu Lâm Hồng Gia - Môn sinh của Ông nữa . Ông đã để lại cho tôi và những anh em khác những kiến thức vô cùng to lớn về môn võ Thiếu Lâm Hồng Gia . Hình bóng của Ông in đậm trong từng chiêu thức , đường quyền . Đến nay nhiều khi tôi vẫn tự hỏi : Tại sao mình lại có may mắn đến như vậy khi được sinh ra gần bên Ông ? Tại sao mình lại có cơ duyên được là một trong những đệ tử của Ông ?
    Tôi đã xin tự hứa với Ông rằng : Chừng đến khi nào mà tôi còn sống , quả tim tôi còn phải đập trong ***g ngực của mình - Tôi sẽ nguyện mãi mãi tôn vinh Ông trong tâm trí của tôi và trong lòng những người yêu thích môn võ Thiếu Lâm Hồng Gia - Môn võ có đẳng cấp vào hàng bậc nhất của dòng Nam Quyền Trung Hoa Đại Lục .​
  5. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Viên Anh, là sao?
  6. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
  8. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời ở ngay bài gửi trước đó mà anh
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tìm mãi không thấy topic Bình Định Gia, thôi thì post lên topic cây cao bóng cả vậy.
    ?oÔng Ốc? và võ sư Bình Định gia​
    Nếu từng xem bộ phim "Nghêu, Sò, Ốc, Hến", ít ai quên được anh chàng Ốc láu lỉnh. Gần 40 năm trôi qua, anh chàng Ốc thủa nào đã là ?oông Ốc?. Điều đặc biệt mà ít người biết - ông chính là vị Trưởng môn đáng kính của môn phái Bình Định gia, một phái võ chân truyền có số lượng môn đệ mấy chục nghìn người.
    [​IMG]
    Võ sư Trần Hưng Quang đang đi bài Song Long Kiếm
    Vẻ bề ngoài của ông khiến người ta thấy dễ mến, vui vẻ. Từ khi gặp ông tôi phải thừa nhận thiên hạ gọi ông là ?oông Ốc? rất hợp lý. Nó lột tả được sự hóm hỉnh, lanh lẹ ở ông. Cũng từ đó, trong tôi luôn gợi lên hình ảnh anh chàng Ốc láu cá nhưng rất đáng yêu. Anh chàng Ốc rất nghèo, nghèo đến mức phải đi làm nghề? ăn trộm. Vậy mà, người xem lại không phê phán cái thói gian của anh chàng Ốc. Khán giả dành cho anh sự cảm thông sâu sắc. Có lẽ trong bối cảnh mà bọn lý trưởng, quan huyện? cậy quyền, cậy thế chèn ép người ta thì một nông dân hiền lành, chân chỉ như Ốc, biến thành kẻ "nhanh tay" dễ được chấp nhận. ?oÔng Ốc? đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của bộ phim này.
    ?oÔng Ốc? tên thật là Trần Hưng Quang. Ông sinh ra ở Bình Định, cái nôi của nghệ thuật tuồng cổ. Ngay từ bé, ông đã được nuôi dưỡng trong môi trường đầy ắp tính nghệ thuật. Cụ thân sinh ra ông cũng là một kép hát tuồng. Cụ đã thành lập gánh hát đi biểu diễn khắp nơi trong vùng.
    Từ người yêu thích hát tuồng đến vai ?oỐc? có liên quan gì với nhau? Trước hết, cần đề cập đến truân chuyên trong nghiệp hát tuồng của ông. Đã có thời điểm, ông bị dứt ra khỏi nó. Đó là lúc ông đi theo kháng chiến, tập kết ra Hà Nội. Ông được điều động sang lực lượng Công an, công tác tại Ninh Bình. Vài năm sau, ông được rút về công tác tại Công an Hà Nội. Nhớ nghề quá, ông cũng thành lập và tham gia một đoàn văn công hoạt động theo kiểu văn nghệ quần chúng. Đoàn đi biểu diễn khắp nơi như Nhà điều dưỡng thương binh Đông Phù, Bệnh viện Việt - Xô, Trường Lương Khánh Thiện?
    Thấy ông đam mê với nghề hát tuồng, các đồng chí lãnh đạo đã bố trí ông về Đoàn tuồng Liên khu V, lúc này đang đóng ở Mai Dịch. Cũng chính thời gian này, ông đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn Bách Xuyên, ông được chọn đóng vai Ốc. Đóng phim xong, ông theo đoàn về miền Nam biểu diễn phục vụ các chiến sỹ tại chiến trường với vai trò là kép chính, đạo diễn. Đóng góp của ông cho nghệ thuật tuồng đã được ghi nhận qua việc Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.
    Trần Hưng Quang, võ sư cao cấp, Trưởng môn phái Bình Định gia, đó là những dòng chữ in đậm trong tấm thẻ danh giá mà Hội Võ thuật TP Hà Nội cấp cho ông. Tôi hỏi ông, giữa ?oông Ốc? và vị Trưởng môn có gì khác nhau không? Ông bảo vẫn là một. Quan trọng nhất là ở cương vị nào cũng cần giữ cho cái tâm được trong sáng.
    Ông bảo nghề dạy võ không bao giờ giàu tiền bạc, chỉ giàu tình, giàu nghĩa thôi. Cái ông được là đến đâu cũng có học trò. Sau khi đạt đến trình độ nhất định, nhiều người trở thành huấn luyện viên. Họ về quê mở lớp dạy võ, cao hơn thì lập võ đường.
    Võ sư Trần Hưng Quang cho biết, cái tên "Bình Định gia" được lấy từ việc Bình Định là quê hương ông, "gia" là gia truyền. Đây là môn võ gia truyền 5 đời của dòng họ Trần. Theo quy định, mỗi đời chỉ có một người con trai được nối nghiệp. Nối nghiệp nhà, ngay từ bé ông đã được cha dạy võ.
    Hơn 20 năm mở võ đường dạy võ, đến nay ông không chỉ tạo dựng được tên tuổi cho môn phái của mình mà còn thu nhận được nhiều môn đạo. Học võ để phòng thân, để rèn luyện sức khỏe. Học võ để răn mình đó là nguyên tắc mà môn phái của ông đặt ra. Mọi môn đệ khi gia nhập môn phái, bài học đầu tiên là quy định này. Ông đang sống tốt để xứng đáng là người thầy của môn phái ngày càng có nhiều môn đệ theo học. Sống tốt để không hổ thẹn với tổ tiên

    Cao Hồng
    [nick][nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 15:15 ngày 11/03/2007
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Báu vật sống của miền đất võ​
    Võ sư Phan Thọ kể chỉ bằng một đòn ?ođộc xà thám nguyệt? (rắn độc thăm khuôn trăng), ông đã hạ gục một huấn luyện viên Teakwondo người Hàn Quốc cách đây gần 8 năm. Thua cuộc, anh chàng người Hàn xin làm đệ tử ông Thọ.
    [​IMG]
    Võ sư Lâm Ngọc Phú
    Triều đại ngắn ngủi của ba anh em nhà Tây Sơn đã kết thúc cách đây hơn 200 năm nhưng truyền thống võ nghệ, yếu tố làm nên sức mạnh quân sự của đoàn quân áo vải cờ đào, vẫn được bao lớp nhà võ Bình Định, trong đó hạt nhân là những thầy võ, tiếp nối và phát triển. Khi những tinh hoa của võ cổ truyền Bình Định ngày càng bị mai một dần, họ có thể được xem như những báu vật sống của miền đất võ.
    Kỳ lão tinh thông cả 18 ban võ Tây Sơn
    Võ sư Phan Thọ, 82 tuổi, thôn 2, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, có thể được xem như một kỳ lão trong làng võ Bình Định. Ông tinh thông cả 18 ban võ nghệ Tây Sơn sau 18 năm học võ đầy khổ luyện. Không như những võ sư khác, ông không có may mắn được thừa hưởng nền tảng võ học gia truyền. Mãi đến năm 17 tuổi, ông mới bắt đầu học võ. Học chưa hết bí kíp của thầy này thì thầy mất, ông phải đến thọ giáo thầy võ khác. Cứ như vậy đến năm 35 tuổi, ông vẫn còn đi học.
    ?oBan đầu học võ chỉ để tự vệ. Sau đó mê võ không thể nào dứt ra được?, ông nói. Đến độ trong một gia đình thuần nông như ông, thứ gia sản lớn nhất là cặp bò ông cũng tìm cách thuyết phục ba mẹ bán đi để lấy tiền học võ.
    Nếu Bình Định khi đó có tổ chức thi marathon, chắc chắn ông Thọ sẽ về nhất. Bởi hồi học võ, ông phải chạy bộ từ nhà đến nhà thầy, gần thì khoảng 9km, xa cũng khoảng 12km. ?oHồi đó không có xe đạp như bây giờ nên phải chạy bộ. Ban ngày làm ruộng, chiều về chạy bộ lên nhà thầy võ. Học xong, đêm nghỉ lại nhà thầy, sáng hôm sau lại chạy bộ về nhà?, ông kể. Ông đã chạy bộ như vậy suốt 18 năm trời.
    Trong đời võ nghệ của mình, ông Thọ đã làm nên một kỳ tích khiến mọi người làng phải nể phục. Đó là một mình hạ con heo rừng nặng 150kg, con vật trước đó đã từng giết hại 3 người làng khi đi rừng. Với chĩa ba và nhiều lần được dân làng ở vòng ngoài tiếp gậy tre, ông đã hạ được con vật hung dữ sau khoảng 3 giờ quần thảo. Năm đó ông đã ngoài 40 tuổi. Kỷ vật mà ông còn lưu giữ đến tận bây giờ để ghi nhớ trận ?othư hùng? đó là cặp răng nanh của con heo rừng.
    Võ Bình Định đơn giản nhưng quyền biến và hiểm. Võ sư Phan Thọ kể chỉ bằng một đòn ?ođộc xà thám nguyệt? (rắn độc thăm khuôn trăng), ông đã hạ gục một huấn luyện viên Teakwondo người Hàn Quốc cách đây gần 8 năm. Trước một đối thủ hăng đòn, tràn đầy sức trẻ liên tục tấn công bằng những cú đá chớp nhoáng, ông Thọ chỉ né đỡ để đối phương tung hết sức mạnh.
    Sức mạnh của đối thủ được đo bằng uy lực làm nứt cột nhà của ông mà nếu nhằm trúng người ông thì sự nguy hại không thể nào lường. Cuối cùng, sau một hồi thăm dò, lựa thế lúc đối thủ đá cao chân, ông đã luồn người qua háng anh ta và đánh trúng chỗ hiểm. Chàng huấn luyện viên Teakwondo Hàn Quốc bị... knock out. Thua cuộc, anh chàng người Hàn xin làm đệ tử ông Thọ.
    Đó là một trong những học trò đặc biệt của ông Thọ. Còn tính từ năm ông 40 tuổi, năm bắt đầu dạy võ, đến nay ông đã đào tạo khoảng 2.000 học trò là những thanh niên địa phương và từ khắp các tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc. 17 người trong số đó đã lên võ sư. Ông có 3 người con trai, 1 người con gái, tất cả đều biết võ, thì có 2 con trai đã lên võ sư.
    ?oDạy võ phải chọn người?, ông Thọ nói, ?oTùy tính cách của mỗi học trò mà người thầy có cách dạy riêng và dạy đến mức nào cho thích hợp. Đến con cái trong nhà dù có cố truyền nhưng cũng không cách nào truyền hết bí kíp nếu thiếu duyên?.
    Lưu Hồng Loan, 31 tuổi, quê ở Kon Tum, hiện là một trong số ít những học trò ở xa được ông Thọ yêu quý như con cháu. Loan tạm gác việc nhà, vượt hàng trăm cây số đến nhà thầy để chuyên tâm suốt 3 năm ?ođèn, lửa? học võ. Loan nói được gặp thầy là một duyên kỳ ngộ. ?oLúc gặp nhau, thầy thì muốn truyền nghề, còn tôi thì dốc lòng học?, Loan nói. 3 năm qua, anh đã học được 18 ban, nhưng mỗi ban chỉ thành thạo 3 bài đầu. ?oNếu điều kiện cho phép, tôi sẽ học hết những tuyệt kỹ còn lại của thầy?, Loan cho biết.
    [​IMG]
    Bí kíp của võ sư Phan Thọ
    Theo võ sư Phan Thọ, điều mà ông tạm hài lòng sau một đời theo nghiệp võ là đã soạn một cuốn sách ghi lại các bài thiệu, dạng bài thơ vần mô tả thế đánh của từng bài võ, của 18 ban võ Tây Sơn. Hiện nó được chủ nhân giữ gìn như một báu vật.
    ?oNgọc Trản thần công? đệ nhất
    Bài quyền nổi tiếng được cho là do Quang Trung sáng tạo ra này thuộc vào dạng bài nằm lòng của tất cả các võ sinh ở các võ đường Bình Định. Tuy nhiên, người đánh có thần nhất là võ sư Trương Văn Vịnh, 72 tuổi, chưởng môn võ đường Phi Long Vịnh ở thôn Kỳ Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.
    Được chân truyền từ họ tộc Trương, bắt đầu từ ông nội ông, đến cha ông, rồi đến ông, nay tiếp tục được truyền lại cho con cháu, bài quyền này như một tuyệt kỹ của nhà Phi Long. Bài quyền này ông học vào năm 8 tuổi và được ông thực hành cho đến nay.
    Ông Vịnh cho biết cái độc đáo của bài ?oNgọc Trản thần công? là nó được thực hiện chỉ gói gọn trong phạm vi một chiếc chiếu (1m x 1,2m). Đánh rộng hơn là không hay. Để tập thuần thục bài này phải mất đến 3 tháng. Sau đó còn phải tập luyện thêm các kỹ năng về thủ pháp, nhãn pháp, cước pháp và thân pháp để đạt đến mức có ?othần?. Khi xem võ sư Vịnh biểu diễn ?oNgọc Trản thần công?, tôi tưởng tượng ra ở đó vừa có dáng rồng phủ, hổ phục, thế giương cung lại vừa có điệu uyển chuyển như lá rơi.
    Hiện nay, dù tuổi đã cao, mỗi ngày võ sư Vịnh vẫn đều đặn làm cái việc mình đã làm trong suốt hơn 50 năm qua là dạy võ cho các thanh thiếu niên đến từ khắp nơi. Ông cho biết mình còn đi khắp xã để dạy võ cho học sinh THCS như một môn thể dục đặc biệt trong học đường.
    Người bất khả chiến bại
    Mặc dù năm nay mới bước vào tuổi 66 nhưng ông Lý Xuân Hỷ, thôn Tây Phương Danh, Đập Đá, huyện An Nhơn, được xếp vào hàng ?olão? võ sư. Ông có thành tích thi đấu đáng nể về môn võ tự do. Trong số khoảng 300 lần thượng đài từ Nam chí Bắc, từ năm 18 đến năm 35 tuổi, ông chỉ thua 1 lần. Số bằng danh dự ông nhận được sau những trận thắng nếu xếp chồng lên thì phải đến 4 chồng cao ngang nửa người ông.
    ?oThời của tôi, khi thi đấu võ tự do, võ sĩ chỉ mặc quần đùi và ở trần mà thượng đài?, ông Hỷ kể. Thành tích thắng như chẻ tre của ông khiến nhiều lần một người chỉ 57 kg như ông được đặc cách ?ochiến đấu? với những võ sĩ có hạng cân nặng hơn, từ 65 đến 70 kg, và ông vẫn luôn là người chiến thắng.
    Nhiều võ sư, võ sĩ ở khắp nơi ngưỡng mộ ông đã lặn lội tìm ông để giao lưu, học hỏi. Ông kể cách đây 4 năm, tức là năm ông đã 62 tuổi, một võ sư người Ý, 42 tuổi, nặng 120 kg, có 3 năm học võ Tàu đến gặp ông để phân cao thấp. ?oNgười đó đá rất hay. Tôi không phản công mà chỉ né. Những người đứng ngoài xem nói ông Tây đá hay quá, còn ông Hỷ thì né cũng lẹ quá?, ông Hỷ kể. ?oTới chừng ông ta đá ngang mặt tôi, tôi né kịp, tay quặp lấy đầu đối thủ. Ông ta mất đà, tôi đá tiếp một đòn phá chân trụ làm đối thủ ngã chúi xuống đất và... knock out luôn?.
    Sau đó, thể theo lời của khách, ông dạy cho ông người Ý ba đòn đá, đòn được cho là thế mạnh của ông ta, trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, ông cho rằng: ?oKhi đấu đối kháng, không có thế võ nào thắng thế võ nào mà quan trọng là võ sĩ chiến thắng đã tinh nhuệ hơn đối phương của mình mà thôi?. Do đó thắng không kiêu mà bại cũng không nản.
    Gia phái họ Lý của ông Hỷ mạnh về hai môn roi và quyền, nhưng tuyệt kỹ của họ Lý là bài quyền ?oMiêu tẩy diện? (mèo rửa mặt) nổi tiếng khắp làng võ Bình Định. Bài quyền mô phỏng theo thế đánh nhu nhuyễn, linh hoạt của mèo này do ông nội ông Hỷ sáng tạo ra, tính đến nay đã trên 100 năm.
    Nhập môn vào năm lên 10, đến năm 12 tuổi ông Hỷ được cha truyền lại bài này. Ông cho biết để học thuộc nó chỉ mất khoảng hai ngày nhưng để đánh cho ra ?obộ? thì phải mất cả tháng, với điều kiện người đó phải có khiếu võ. ?oKhó nhất là tập thân pháp, tập đến khi nào tới lui uyển chuyển, mặt lắc theo bộ đồng điệu thì mới coi là đạt?.
    Truyền nhân sau cùng của làng võ An Thái
    Làng An Thái (huyện An Nhơn) từ lâu vốn nổi tiếng là nơi phát tích truyền thống ?otiên học... võ, hậu học văn? của người Bình Định. Tương truyền, đây là nơi ngày xưa ba anh em nhà Tây Sơn đến để học võ, học văn, sau đó xây dựng nên nền tảng võ thuật cho các đội quân tinh nhuệ của mình.
    Vào những năm đầu thế kỷ XX, An Thái đón nhận một nhân vật quan trọng, ông Diệp Trường Phát, gốc Hoa, giỏi võ Thiếu Lâm, đến dạy võ để biến nơi này thành một trung tâm võ thuật kết hợp tinh hoa võ ta - võ Tàu. Một trong những truyền nhân sau cùng của trung tâm võ này là võ sư Lâm Ngọc Phú năm nay 73 tuổi, chưởng môn võ đường Bình Sơn, võ đường lớn nhất tại An Thái hiện nay.
    Theo ông Phú, ở An Thái hiện có đến 80-90% số người biết võ, cả trai lẫn gái, trẻ em lên 7-8 tuổi đã đi học võ. Trong gia đình, tính đến ông là đời thứ ba theo nghiệp võ, còn tính đến cháu ông là đời thứ năm.
    Tính từ năm 1970, năm ông Phú bắt đầu dạy võ, đến nay ông đã đào tạo trên 1.000 võ sinh tại địa phương và các tỉnh thành khác. Hiện nay, ngoài việc dạy võ, ông còn làm việc như một lương y để chữa bệnh cho mọi người trong làng. Bởi cũng như nhiều thầy võ khác, thời còn học võ, ông học cả môn ?othuốc võ?, thuốc Đông y chân truyền của những thầy võ.
    Đặc biệt, ông còn lưu giữ và thực hành cuốn ?oVõ thuật bí truyền Võ đường Bình Sơn?, cuốn sách mô tả các huyệt đạo được cha ông dịch từ chữ Hán mà theo lời ông nó nguyên là một sách thuốc của phái Thiếu Lâm. Một báu vật khác cũng được ông trân trọng giữ gìn là cặp kiếm, một bằng sắt, một bằng nhôm, do cha ông để lại, áng chừng trên 100 năm tuổi.
    Nếu xem võ thuật như một di sản văn hóa của Bình Định thì những ông thầy võ ở đây chính là linh hồn của di sản đó, loại di sản mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam.
    Theo nguồn tin không chính thức từ Liên đoàn Võ thuật tỉnh Bình Định, một Festival võ thuật lần đầu tiên của Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào khoảng tháng 8 năm nay ngay tại cái nôi võ thuật này. Tại festival này, trong số những người xứng đáng được tôn vinh không thể không kể đến những thầy võ, những người đã góp phần xây dựng nên truyền thống thượng võ của người Bình Định.

    Trần Văn Thưởng
    [nick]Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 11/03/2007 [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 11/03/2007

Chia sẻ trang này