1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Nhân vật tranh cãi trong Lịch Sử Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi boytk, 10/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Những Nhân vật tranh cãi trong Lịch Sử Việt Nam

    Trong lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vật còn để lại nhiều tranh cãi cho chúng ta sau này. Điển hình là các nhân vật như: Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Lê Lợi,...
    Dương Vân Nga cho đến giờ vẫn còn hai luông ý kiến khác nhau: bên cho bà là người phụ nữ không giữ phẩm hạnh của lễ giáo những có ý kiến cho bà là người thông mình , vượt qua mọi lễ giáo đưa Lê Hoàn lên ngôi chống giặc thù. Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì với đặc điểm bấy giờ chắc bà cũng không nghĩ được sâu xa như bây giờ, và lại bà cũng có thể trao ngôi vua cho Lê Hoàn mà không cần lấy ông. Vấn đề này còn liên quan đến cái chết của Đinh Bộ Lĩnh, cái chết chưa rõ nguyên nhân mà đổ chi Đỗ Thích. Tôi theo luồng ý kiến thứ nhất hơn .
    Còn về Ỷ Lan, nhười có công lớn trong việc trị nước giúp chồng nhưng bị chê là nhiều khi quá ác, bà đã giam sống nhiềi cung nữ và hoang hậu trong lãnh cung đến chết,... Đến bây giờ hình như chỉ có vùng Gia Lâm, Và Hưng Yên có đền thờ bà còn vùng khác không có, Mà cho đến nay không có con đường nao, nhôi trường nào có mang tên bà, rõ ràng bà vẫn luôn để các nhà sử học ngày nay đặt một dấu hỏi.
    Còn Thủ Độ, ông công lớn mà tội quá nhiều,ông đã tiêu diệt hàng loạt người họ Lý, bắt đổi họ mà cho đến giờ rất ít người họ LÝ, không tương xứng với một triệu đại hiển hách. Chúng ta biết bất ciws triều đại nao tồn tại thì có rât nhiều người mang họ đó như Lê Trần Nguyễn trong khi Lý rất ít. Nhưng xét về công thì nếu như ong không lạt đổ triều đại Lý thì chắc với triều đại suy yếy như thế làm sao chống lại giặc Nguyên, Ong có công lớn trong việc trị nước và chống giặc Nguyên. Cũng như Ỷ Lan ông vẫn cgưa có con đường, trường học nào mang tên ông
    . Còn Hồ Quý Ly tôi thấy ông cũng như các triều đại khác thôi nhưng ông không chống được giặc Minh thôi. Toi tháy ông còn xuất sắc hơn Lê Lợi, người gặp thời hơn và không biết dìng người, đã giết hàng loạt ngưới có công với mình như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn,.. Vậy mà các nhà sử học bây giờ lại đánh giá cao ông,
  2. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ không phải tranh cãi đánh giá lại đâu. Theo ý tôi là sự tranh luận để rút ra các bài học khác nhau thôi. Mỗi thời đại, người ta có một cái nhìn khác nhau với LS, cho nên người ta sẽ từ trên nhận thức của mình mà rút ra các bài học khác nhau cho thời đại mình sống. Dù sao nó vẫn có một sự nhất quán, theo tôi đó là chủ nghĩa dân tộc. Cho nên Hồ Quý Ly tuy có giỏi, có nhiều cải cách táo bạo (giỏi trong lý thuyết, thất bại trong thực hành), nhưng vẫn là người làm mất nước. Lê Lợi tuy có nhiều sai sót (hại các công thần như Trần Nguyên Hãn ..), nhưng không ai phủ nhận được việc ông giải phóng dân tộc, giành lại độc lập. Giả sử Lê Lợi không có, thì nước ta giờ đã là một tỉnh của TQ, LS dân tộc đã bị người ta chôn vùi, còn ai biết Hồ Quý Ly là ai nữa. Thế cho nên phải phân biệt giữa việc rút ra bài học và công lao LS. Tiếp tục lấy ví dụ Hồ Quý Ly, chuyện của ông có thể làm người ta rút ra nhiều bài học nhưng đóng góp cho LS VN thì ông vẫn ở phía phản diện. Điều ngược lại vói Lê Lợi là người ta có thể rút ra những bài học phản diện, nhưng không thể phủ nhận công lao của ông trong LS dân tộc.
  3. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Xin góp lời với các bác về Dương Vân Nga. Theo ý kiến của em thì thời đó chưa có cái khái niệm lễ giáo phong kiến vì Nho giáo lúc đó chưa có ảnh hưởng lớn ở nước ta, nên việc Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên Ngôi , sau đó trở thành hoàng hậu một lần nữa là chuyện có thể hiểu được. Sự đánh giá của các sử gia theo Nho giáo có thể ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quan điểm nên có đôi chút không được khách quan .Lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn của việc Lê Hoàn lên ngôi vì vậy cũng như bác phó vừa nói , công lao của bà ta là có, là tích cực. Còn như bác Boytk cho rằng bà ta có thể không lấy Lê hoàn thì liệu bác có chịu để người khác không cho bác lấy người bác yêu không?. Hơn nữa nếu như không nhường ngôi thì liệu một cái copy của Trần Kiều binh biến có thể xảy ra lắm chứ. Cũng phải kể đến Đinh Phế Đế, ông vua con này giữ được tính mạng là vì sao?
    Còn nhân vật theo em là chịu nhiều tiếng xấu oan nhất chắc là Phan Thanh Giản.

    NOTHING LAST FOREVER EVEN COLD NOVEMBER RAIN ......
  4. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    PTG thì chẳng có gì mà oan cả.
    Tất nhiên PTG cũng là một người yêu nước và thực sự ông ta cũng có những cống hiến nhất định, cụ thể là trong lĩch vực lịch sử - biên soạn cuốn Khâm Định Việt Sử.
    Nhưng ông ta yêu nước theo cách quá tiêu cực và gây ra những hậu quả quá tai hại.
    Dầu sao ông ta cũng hơn những đồng sự của mình ở điểm dám chết. Nhưng cái chết của ông ta cũng chẳng giải quyết vấn đề gì.
  5. Black_Rat

    Black_Rat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    Nói về lịch sử thời gần đây một tí. Lịch sử hiện đại của VN không có một dòng nào nhắc đến cái tên Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn cao cấp nhiều đời tổng thống của miền Nam trước 75. Nói một cách chính xác, Vũ Ngọc Nhạ là người có công rất lớn đưa đến thắng lợi 30/4. Tớ nghĩ có nhiều điều uẩn khúc trong việc này.!!!
    God knows I tried ............... Plz don't ask for more!
  6. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn Summoner:
    Nếu như bạn cho rằng DVNga được phép lấy Lê Hoàn vì đó là người bà yêu thương thì bà chắc chắn có một tội là không chung thuỷ với vua Đinh, hẳn bà dã không còn yêu thương Đinh Bộ Lĩnh nữa.và việc bà trao ngôi cho Lê Hoàn không phải là lo nghĩ việc nước mà chỉ là sự yêu thương.
    Không biết vua Đinh mất là do ai nhỉ, có liên quan đến bà và Lê Hoàn không?
    Còn thưa bác Phó, bác nghĩ không có Lê Lợi thì nước ta sẽ là tỉnh của Trung Hoa, Em lại nghĩ thời thế tạo anh hùng thôi. Lê Lợi chỉ là người tập hợp thôi quan trọng là các quân sỹ và quân sư của ông như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, .. thôi chữ những người tập hợp lại thì em nghĩ lúc đó với tinh thần dân tộc như vậy sẽ có rất nhiều người sẵn sàng tập hợp lai. Điển hình là việc Nguyễn Trão có rất nhiều nghĩa quân mời gọi đấy thôi
  7. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Người bị oan có thể là " ngoạ triều " Lê Long Đĩnh ? Cũng nên đặt nghi vấn lại một chút xem, liệu những sự tàn ác, quái đản của ông có hoàn toàn đúng ?
    Ngô Thì Sĩ từ thế kỷ 18 đã đi tiên phong trong việc " xét lại " vụ này rồi . Nhưng rồi sau đấy cũng ít ai để ý vì nhân vật này cũng không có vai trò gì lớn và có lẽ sự ra đi, có thể là còn ám muội của ông, dù sao cũng góp phần mở đường cho một triều đại thuần từ nhất trong Lịch Sử Việt Nam - Triều Lý.
    Hé cửa đêm chờ hương quế lọt
    Quét sân nhà sợ bóng hoa tan
  8. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Có điều này trao đổi với bác, hầu hết các cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam hay Trung Quốc thời phong kiến muốn thành công đều do những người thuộc tầng lớp nông dân hoặc địa chủ nông dân lãnh đạo.
    Trước Lê Lợi đã có những cuộc khởi nghĩa của các quý tộc nhà Trần như Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, phò tá họ đều là những bậc kiệt hiệt : Đặng Dung, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị.. Nhưng họ đều đã thất bại. Họ không có được cái lợi thế mang tính " nông dân" của Lê Lợi do vậy không só sức thu hút của Lê Lợi. Nguyễn Trãi là bậc kiệt hiệt, nhưng ông cũng biết rằng, bản thân ông không thể đứng ra lãnh đạo mà chỉ có thể giữ vai trò phù tá, và như vậy mới có câu chuyên " Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" nổi tiếng.
    Thời thế tạo anh hùng, cũng đúng, nhưng không phải là người nào rơi vào thời thế đó cũng có thể trở thành anh hùng được. Và vai trò của Lê Lợi là không thể phủ nhận.
  9. bo-doi

    bo-doi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Chị nghĩ nên nói là vai trò của "những người như Lê Lợi .v.vv" là không thể phủ nhận. Trong trường hợp này LL không cứ nhất thiết phải là một cá nhân cụ thể. Có thể coi nó như một danh từ chung. Những người khác cũng thế.
    Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường ... (à mà kẻ thù buộc ta ôm cây súng!)
  10. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Ế , bác boytk ới, em không khẳng định là DVN yêu ai đâu nhé, chỉ khẳng định rằng bác yêu người yêu bác thôi (cái này thì chắc phải đúng chứ) . Người ta còn đang cãi nhau xem bà này có phải chính là con gái Dương Đình Nghệ đã làm vợ Ngô Quyền hay không ( hình như thế, not sure) .Mà nếu thế thật thì bà này quá giỏi.

    NOTHING LAST FOREVER EVEN COLD NOVEMBER RAIN ......

Chia sẻ trang này