1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những niềm hy vọng tương lai của quần vợt Việt Nam

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 13/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Giải quần vợt U-14 châu Á 2005

    Tay vợt 12 tuổi Nguyễn Hữu Hiếu (Bến Tre - ảnh) giành quyền lọt vào tứ kết được xem là bất ngờ nhất trong ngày thi đấu đầu tiên Giải quần vợt U-14 châu Á 2005, diễn ra hôm 11-1 tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2.
    Đầu giải không được đánh giá cao, tuy nhiên với lối đánh thông minh và rất tự tin Hiếu đã làm đảo lộn mọi dự đoán của giới chuyên môn khi liên tiếp có hai trận toàn thắng trước đối thủ Sherpa Jimmy Jangbu (Nepal) và Nguyễn Đức Tuệ (hạt giống số 4) cùng tỉ số 2-0 để giành quyền lọt vào tứ kết gặp Wettasnghe Indika (Sri Lanka, hạt giống số 7).
  2. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Hùng Sơn vô địch khu vực 2 giải quần vợt U14 châu Á
    Hùng Sơn, tay vợt nhiều tiềm năng của đoàn chủ nhà, hôm nay đã hạ đồng đội Hoàng Nam trong trận chung kết đơn nam, tại trung tâm TDTT quốc phòng 2 (TP HCM). Trước đó, họ xuất sắc vượt qua hai hạt giống của giải đến từ Sri Lanka trong hai trận bán kết.

    Hùng Sơn có thể hình và thể lực rất tốt. ​
    Ưu thế hoàn toàn thuộc về Hùng Sơn trong trận chung kết đơn nam, khi tay vợt này có thể hình tốt (1m73), kỹ thuật cơ bản ổn định, rất thuần thục trong các cú đánh từ cuối sân,... Hơn thế, anh vừa hạ hạt giống số một của giải này là Thangaraja (Sri Lanka) trong trận bán kết nên tinh thần vô cùng phấn khích. Ngay từ đầu cuộc so tài, Hùng Sơn chủ động đẩy cao tốc độ trận đấu lên cao với ý đồ sử dụng sức mạnh của mình hạ gục nhanh đối thủ. Nhưng tay vợt nhỏ bé Hoàng Nam đến từ Kiên Giang cũng không phải là một đối thủ dễ chịu. Mặc dù bị đối phương đẩy vào thế bị động, nhưng Nam vẫn liên tục sử dụng sở trường lên lưới cắt bóng của mình để rượt đuổi tỷ số. Tuy nhiên, ván đấu đầu tiên thắng lợi vẫn thuộc về Hùng Sơn khi anh thắng 6/4 bằng những cú đánh thuận tay rất hiểm hóc vào góc xa.
    Điểm yếu cố hữu của các VĐV trẻ là tâm lý thi đấu được thể hiện rõ ràng, khi Hoàng Nam không vượt qua được sức ép của khán giả, và từ phía đối phương. Nam gác vợt ở ván đấu thứ hai với tỷ số 3/6, đành nhìn chức vô địch giai đoạn một thuộc về Hùng Sơn. Sau trận chung kết này, Hùng Sơn và Hoàng Nam được lựa chọn là hai hạt giống hàng đầu của giải để thi đấu tiếp giai đoạn 2, cũng tại trung tâm TDTT quốc phòng 2 (TP HCM). Nếu tiếp tục giữ vững phong độ như hiện nay, cả hai nhiều khả năng sẽ được chọn đại diện khu vực 2 chuyển sang khu vực 1 thi đấu. Đây sẽ là cơ hội cọ xát tuyệt vời vì trong khu vực 1 có sự góp mặt của những tài năng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,...
    Ngoài hai tay vợt nam này đạt được thành công tương đối về chuyên môn, tất cả các tài năng còn lại của đội chủ nhà đều không vượt qua được các VĐV đến từ quốc gia có mặt bằng trình độ quần vợt không bằng Việt Nam như Sri Lanka. Gây thất vọng nhiều nhất là hai VĐV nữ Ái Vân, Lam Anh thuộc chương trình Thế hệ vàng của thể thao TP HCM. Họ thi đấu dưới sức mình, mặc dù đã trải qua gần một năm tập luyện trong các trung tâm huấn luyện quần vợt chuyên nghiệp tại Australia.
    (vnexpress)
  3. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Những niềm hy vọng tương lai của quần vợt Việt Nam

    Nơi dành để giới thiệu các tài năng trẻ của quần vợt Việt Nam !
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Lâm Hoàng Nam: Cậu bé lọ lem trở thành hoàng tử

    Cậu bé lọ lem Lâm Hoàng Nam thi đấu ấn tượng tại Giải U-14 châu Á ​
    Tại Giải vô địch quần vợt U-14 châu Á (khu vực 2) diễn ra tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2, tay vợt xuất thân từ lượm banh Lâm Hoàng Nam đến từ Kiên Giang đã đưa giới chuyên môn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng những chiến thắng thuyết phục để có mặt trong hai trận chung kết đơn nam và đôi nam.
    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo (mẹ buôn bán trái cây dạo, cha phụ hồ), Nam đến với thể thao không phải để chơi mà là để kiếm sống. Mới 10 tuổi đầu cậu bé phải nghỉ học để làm nghề lượm banh cho CLB quần vợt gần nhà với thu nhập 200.000 đồng/tháng.
    Tranh thủ những lúc khách nghỉ giải lao, cậu mượn vợt, mượn bóng đánh qua đánh lại với các bạn cùng hoàn cảnh như mình. Có năng khiếu bẩm sinh, trình độ quần vợt của Nam ngày càng phát triển theo thời gian. Làm công việc lượm banh gần được nửa năm, Nam lọt vào mắt xanh của HLV tỉnh Kiên Giang Huỳnh Lưu Phong.
    Từ một tay lượm banh, bất ngờ được gọi vào đội tuyển tập năng khiếu tỉnh, được huấn luyện khá bài bản nên trình độ của Nam ngày càng phát triển. Hai năm liền tham gia các giải lứa tuổi U-10, U-12 đồng bằng sông Cửu Long, Nam luôn lọt vào nhóm năm tay vợt hàng đầu khu vực.
    Trong dịp hè vừa qua, sau khi giành HCV giải U-14 quốc gia, Nam cũng lọt vào danh sách các VĐV trẻ được tham gia lớp tập huấn của Prudence do chuyên gia Ấn Độ huấn luyện. Tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình, tập được vài ba buổi Nam cũng phải về Rạch Giá.

    Cùng tuổi 14, nhưng cuộc sống cơ cực đã khiến Hoàng Nam thấp hơn Hùng Sơn một cái đầu... ​
    Tham dự Giải U-14 châu Á, Nam không được giới chuyên môn đánh giá cao. Nói đến quần vợt, muốn chơi giỏi ít nhiều gia cảnh cũng phải kha khá. Chí ít cũng phải có vài ba chiếc vợt tốn cả chục triệu. Chưa kể áo quần, giày vớ... ngốn cũng kha khá tiền.
    Vì vậy, với một VĐV nghèo như Nam, chỉ có độc mỗi một cây vợt của Sở TDTT trang cấp, trang phục thì toàn xài đồ nhà tài trợ các giải phát nên cậu lẫn mất trong đám đông là chuyện bình thường.
    Nhưng, "chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu". Với bộ cánh tồi tàn, cây vợt cũ kỹ, và một thân hình nhỏ thó vì thiếu dinh dưỡng tốt từ tấm bé (gần 14 tuổi chỉ cao 1,53m, nặng 38kg; trong khi đối thủ trong trận chung kết diễn ra hôm nay là Hùng Sơn cao 1,73m, nặng 54kg) Nam đã khiến giới chuyên môn giật mình với kết quả xuất sắc của mình.
    Ở giải đơn, Nam đã giành quyền lọt vào chung kết khi lần lượt vượt qua bốn tay vợt người Campuchia, Malaysia, Myanmar, Sri Lanka cùng tỉ số 2-0. Ở giải đôi, Nam đứng cặp với Sơn cũng giành quyền lọt vào chung kết.
    Nhận xét về khả năng của Nam, chuyên gia Ấn Độ đang huấn luyện các tay vợt VN cho biết: "Tôi hết sức ngạc nhiên về cậu bé này. Đây là một trong số ít các tay vợt có thể lực dẻo dai và biết vận dụng đầu óc tốt để xử lý tốt các tình huống".
    Không quá lời khi nói rằng Nam là một cậu bé lọ lem đã trở thành hoàng tử, cho dù cậu đã không vượt qua được Hùng Sơn trong trận chung kết diễn ra sáng 14-1 tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2.
    TRUNG DÂN (Báo tuổi trẻ)
  5. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Lâm Hoàng Nam và những bàn tay nhân ái
    TT - Ở lượt về Giải quần vợt U-14 châu Á (khu vực 2) vừa kết thúc hôm qua 18-1, cậu bé lọ lem Lâm Hoàng Nam tiếp tục xếp thứ nhì, trong khi nhà vô địch lượt đi Nguyễn Hùng Sơn chỉ xếp thứ 7!
    ->HLV Singh rất hài lòng về Lâm Hoàng Nam
    Có thể nói Nam là một hiện tượng của quần vợt VN tại giải này. Sau khi Tuổi Trẻ viết về tài năng và hoàn cảnh vô cùng khó khăn của cậu thiếu niên đến từ Rạch Giá này, đã có nhiều bàn tay nhân ái vươn ra giúp đỡ với mong ước làm đường băng tốt cho Nam cất cánh...
    VN đoạt hai suất vào nhóm 1
    Nhằm chuẩn bị cho vòng chung kết Giải quần vợt U-14 châu Á diễn ra vào tháng 5 tới tại Ấn Độ, ITF (Liên đoàn Quần vợt thế giới) đã tổ chức giải ở bốn khu vực khác nhau để chọn 32 tay vợt (16 nam) dự VCK.
    Giải vừa kết thúc ở VN là khu vực 2, gồm 15 quốc gia nhưng do vụ sóng thần nên cuối cùng chỉ có bảy nước dự là VN, SriLanka, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Nepal, Bhutan. Giải được tiến hành hai lượt đi - về, chọn lấy 8 tay vợt (4 nữ) có điểm cao nhất (đứng nhất mỗi lượt được 300 điểm, nhì 200đ, ba 150đ, tư 120đ...) được quyền tham dự VCK.
    Như vậy, với hai lần về nhì, Lâm Hoàng Nam được 400 điểm, xếp thứ nhì khu vực 2. Người đứng đầu là Thangaraja (Srilanka) được 450đ khi đứng đầu lượt về và hạng ba lượt đi. Hai tay vợt nam còn lại dành quyền dự VCK là Nguyễn Hùng Sơn với 370đ và Wettasinghe (Srilanka) với 270đ. Phía nữ, bốn suất dự vòng chung kết chia đều cho Srilanka và Malaysia.
    Những bàn tay nhân ái...
    Ngay sau khi Tuổi Trẻ có bài giới thiệu về tài năng và hoàn cảnh đáng thương của Nam, đã có nhiều đơn vị kinh tế, cá nhân đã vào cuộc mới mong muốn giúp đỡ cậu thiếu niên này có điều kiện phát triển tài năng.
    Trước mắt, tập đoàn bảo hiểm Prudential sẽ đưa Nam vào nhóm VĐV trẻ mà họ đang tài trợ để chuẩn bị cho VCK 1 U-14 châu Á, đồng thời hỗ trợ riêng Nam mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, một công ty kinh doanh dụng cụ thể thao sẽ tài trợ cho Nam vợt và trang phục thi đấu. Tuy nhiên, cảm động nhất là tấm lòng của các phụ huynh VĐV của TP.HCM.
    Khi biết gia cảnh của Nam, mọi người cùng âm thầm mua giày vớ, quần áo thi đấu và tặng tiền bạc nhằm giúp đỡ động viên Nam. Thậm chí, để Nam yên tâm theo nghiệp quần vợt, phụ huynh tay vợt Hùng Sơn hứa sẽ nhận Nam về nhà lo ăn ở, đồng thời giới thiệu cậu làm tổ trưởng tổ lượm banh cho một CLB quần vợt ở TP.HCM để có tiền phụ giúp gia đình...
    Về chuyện kinh tế, có thể nói là tạm yên tâm cho Nam. Nhưng, liệu thể hình nhỏ bé của Nam (chỉ nặng 38kg, cao 1,53m) có phù hợp với quần vợt? Chúng tôi đặt câu hỏi này với HLV K. J. Singh (người Ấn Độ, được Prudential thuê để huấn luyện các tay vợt trẻ VN) và ông Suresh Menon (thành viên của chương trình phát triển quần vợt trẻ châu Á ).
    Cả hai có cùng nhận xét rằng đây không phải là vấn đề quan trọng, bởi Nam hiện nay mới 14 tuổi và nếu được đầu tư tốt ngay từ bây giờ vẫn có thể trở thành tay vợt chuyên nghiệp. HLV Singh còn dẫn chứng ở Ấn Độ trước đây có vợt Sunil Kumar khi 14 tuổi cũng có hoàn cảnh nghèo khó và thể hình tương tự Nam.
    Thú vị hơn nữa là Kumar cũng thuận tay trái như Nam! Và hiện nay anh này đã trở thành tay vợt số 1 của Ấn Độ. Ngoài ra, HLV Singh còn nhận xét về Nam như sau: "Đây thật sự là một tay vợt có tiềm năng với lối đánh thông minh và tay trái sở trường. Ngày nào còn hợp tác với Prudential VN, bằng mọi cách tôi sẽ can thiệp để Nam được tập trung chăm sóc và đào tạo bài bản".
    Theo Tuổi trẻ
  6. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Vun đắp để Hoa?ng Nam trở thành ?oParadorn Srichaphan? của VN
    TTO - Trong hoa?n cảnh các tay vợt VN ?ođánh đâu thua đó? ở những giải quần vợt nhà nghề quốc tế thì sự kiện cậu bé lọ lem 14 tuổi quê ở Rạch Giá, Kiên Giang Lâm Hoa?ng Nam đạt thành tích cao tại giải U-14 châu Á là một tín hiệu quá mừng cho quần vợt VN...

    Những người lạc quan đang mơ đến viễn cảnh tốt đẹp một ngày không xa, quần vợt VN sẽ có tay vợt được tham dự và mang vinh quang về cho tổ quốc ở những giải chuyên nghiệp quốc tế của ITF, ATP thậm chí xa hơn là các giải nằm trong hệ thống thi đấu Grand Slam.
    Chúng ta có quyền hy vọng không? Có nếu Hoàng Nam và các tay vợt trẻ khác được chăm chút, coi trọng và đào tạo căn cơ hơn. Thật vui khi biết rằng, sau khi báo Tuổi Trẻ có bài giới thiệu về tài năng và hòan cảnh đáng thương của Nam, đã có nhiều đơn vị kinh tế, cá nhân hỗ trợ vật chất giúp Nam có điều kiện phát triển tài năng. Những tấm lòng nhân ái thật đáng trân trọng. Nhưng suy cho cùng, sự giúp đỡ này chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ tinh thần và vật chất cho Nam.
    Để Nam có thể trở thành một Paradorn Srichaphan ?" tay vợt Thái Lan làm rạng danh quần vợt châu Á hay Michael Chang ?" tay vợt Mỹ gốc Hoa nổi tiếng những năm thập niên 90, chúng ta cần có sự trợ giúp của các tổ chức quần vợt chuyên nghiệp trong nước. LĐ quần vợt VN cần phải có chính sách quan tâm đặc biệt đến trường hợp của Nam, chẳng hạn đưa ra chính sách hỗ trợ cụ thể và chiến lược đào tạo lâu dài để giúp trở thành VĐV chuyên nghiệp đúng nghĩa.
    Theo Tuổi trẻ

Chia sẻ trang này