1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những phương án hành động vì trẻ em lang thang

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi Roseline, 30/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenminh720

    nguyenminh720 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    1
    Để trả lời rõ hết thì quả là cần có một cuộc nói chuyện trực tiếp , đồng thời khảo sát thực tế !
    dưới đây là một số bài viết của các ******** nguyện viên bên diễn đàn TNT, hy vọng sẽ cùng chia sẻ với các bạn phần nào:
    Trẻ lang thang! Vì Sao? Làm thế nào?
    Trẻ lang thang đó là một thực tế không thể phủ nhận ở Việt Nam.Khi nền kinh tế thị trường phát triển đã tạo ra sự chênh lệch về kinh tế ,xã hội ,trình độ giữa các vùng -miền- địa -phương .Các thành phố như Hà Nội ,TP Hồ Chí Minh,Hải Phòng ......có sức hút rất lớn .Ngay tại các thành phố lớn cũng có những phân tách về nhiều mặt . Chính vì những chênh lệch phân tách mà các quyền trẻ em không được đảm bảo.
    Tại các vùng nông thôn và cả thành phố do kinh tế kém hoặc thiếu trách nhiệm ,thiếu hiểu biết pháp luật nhiều gia đình đã để các em lên thành phố để kiếm tiền gửi về cho gia đình,hay bỏ mặc trẻ.
    Vâỵ có những nguyên nhân gì trực tiếp dẫn đến việc rời bỏ gia đình để bước vào cuộc sống lang thang đường phố .
    Theo như nhận định của UB DS GĐ và CSTE thì trẻ em bỏ nhà vì lý do kinh tế chiếm sô phần trăm lớn,ngoài ra còn do các xung đột trong gia đình , bị ruồng râỹ , và còn do bị rủ rê....
    Nếu lâý gia đình làm gốc rễ thì có thể lý giải việc trẻ lang thang như sau:
    + Gia đình có kinh tế khó khăn:trẻ em phải bỏ học để kiếm tiền làm kinh tế phụ giúp gia đình,mà các thành phố là nơi rất hấp dẫn vì có nhiều việc cho các em làm như :bán báo đánh giâỳ...
    Có những gia đình ở nông thôn quá đông con ,không đủ tiền và lương thực để nuôi dưỡng và giáo dục con cái, lại thiếu hiểu biết dẫn đến con cái buộc phải ra thành phố ,và coi đó là chuyện đương nhiên.
    +Sự chia rẽ xung đột gia đình :Bố mẹ ly hôn ,tạo ra những biến chuyển tâm lý xâú cho trẻ em,các em không muốn sống tại gia đình ,cộng thêm sự thiếu trách nhiệm ,sự ích kỷ của người lớn đâỷ các em tới cuộc sống lang thang.
    +Bị mất bố mẹ, không nơi nương tựa: có những hoàn cảnh đặc biệt như tai nạn ,thiên tai mà trẻ em bị mất bố mẹ ,không người thân...
    +Bị bố mẹ người thân ruồng râỹ: Do những lý do nào đó(tranh chấp tài sản..,con riêng của chồng -vợ )
    +Bố mẹ thiếu quam tâm chăm sóc giáo dục:
    Nhiều trẻ có gia đình đầy đủ,kinh tế khá song do bố mẹ thiếu sự giáo dục nên bị cuốn vào các cuộc bỏ nhà dần dà thoát hẳn gia đình đi lang thang...
    Làm thế nào để giải quyết vấn đề trẻ lang thang?
    Đó là câu hỏi cả xã hội đang tìm lời đáp và thực hiện công việc
    Xin đi vào một góc nhỏ của vấn đề:
    Các trung tâm bảo trợ xã hội các mái ấm từ thiện
    Báo Tiền Phong cho biết hiện nay nước ta có trên 100 trung tâm bảo trợ -trong đó có 40 nơi nuôi dưỡng các em
    Việc các trung tâm bảo trợ- mái ấm cho các em cư trú có những diểm tích cực ai cũng biết ,nhưng cũng có mặt trái âý là tạo ra tâm lý cho các gia đình dựa vào các trung tâm để trút gánh nặng cho xã hội.nó cũng là nơi thu hút các em ra thành phố .Không kể có sự lợi dụng danh nghĩa để khai thác sức lao động trẻ em!
    Cần xác định cụ thể chức năng của các trung tâm bảo trợ !
    Cần quy định rõ những đối tượng như thế nào mới có quyền mở mái
    ấm! Các mái ấm và trung tâm phải đảm bảo cho trẻ các quyền lợi gì?
    vitreviet - http://tnt.vasc.com.vn
    Được nguyenminh720 sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 05/04/2004
  2. nguyenminh720

    nguyenminh720 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    1
    Thực trạng về trẻ lang thang hiện nay sự thật là khó đưa ra một nhận sét chính xác và một con số cụ thể như một số ví dụ mà bài viết của bá tuoc dracula về con số áo của trẻ lang thang thực tại và một thức tế hiện nay. Nhưng tôi muốn nói với các bạn một điều rằng:chúng ta ko thể biết chính xác số trẻ lang thang hiện tại nhưng con số ảo chắn chắn ko là tình trạng thường xuyên của nhóm lang thang phải đối mặt. trong tương lai gần chúng tôi sẽ tiến hành lập bản đồ trẻ lang thang trên khắp địa bàn HN ,chúng ta sẽ tiến hành nắm được số trẻ hiện tại vì nơi các em lang thang có thể thay đổi nhưng chỗ ở sẽ không thay đổi được thường xuyên(như bạn QT đã đề cập đến trong cuộc bầu cử vừa qua).Và tôi muốn nói đến lí do trẻ ra TP hoàn toàn ko phải chỉ riêng lí do mà bài viết của ba tuoc dracula nêu ra.Thứ nhất, về lí do trẻ lang thang ở thành phố,theo bạn đó là sự hấp dẫn của một nơi văn minh ,dễ kiếm tiền nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề bạn đưa ra về sức cuốn hút của đồng tiền áp dụng với toàn bộ trẻ lang thang là ko xác đáng-nó chỉ được hiểu với một số lượng nhỏ .Có thể bạn đã đưa ra một nhận xét dưới con mắt của một nhà phân tích tính kinh tế mà cụ thể bạn chưa có điều kiện để đi xác minh vấn đề bạn đưa ra có hoàn toàn đúng với mọi trường hợp hay ko? Tôi hoàn toàn ko muốn nói bạn đưa một cái nhìn sai mà là lí do bạn đua ra ko phải là tất cả và là lí do chủ đạo. Việc đưa trẻ hồi gia ko hiệu quả là do rất nhiều nguyên nhân trong đó theo tôi nguyên nhân quan trọng nhất là những chương trình của chúng ta thực hiện ko có định hương tương lai rõ ràng cho trẻ. do vậy, một số nghề các em được đào tạo khi về quê ko duy trì được dẫn đến tình trạng bán máy móc đã được cung cấp để quay trở lai TP mưu sinh....Đó có phải là bất cập không?Một điều nữa:số trẻ Lt tăng lên ko riêng lí do mà bạn đưa ra như tôi đã nói lúc đầu nó chỉ được áp dụng với trẻ lớn là chủ yếu.Dường như bạn chưa có điều kiện tiếp xúc sâu với những trẻ lang thang để hiểu rõ hơn tại sao các em phải lang thang ở HN và nhu cầu của trẻ thực sự hào toàn có phải vì tiền hay ko?
    Sự hấp dẫn của đồng tiền đã thu hút những trẻ lớn như thế nào?Họ ra thành phố với nhiều lí do:Đầu tiên, đúng như bạn nói:Sức cuốn hút của một mức thu nhập với con số cụ thể mà bạn đưa ra là một lôi cuốn khó cưỡng bức với một số thanh niên(đối tượng trẻ lớn) ở quê ko có việc làm mà nhu cầu chi tiêu ngày càng cao...nó đúng là một nguyên nhân nhỏ làm tăng số trẻ.
    Nhưng phải nói một điều rằng mục đích ra TP kiếm tiền của trẻ lớn nhiều khi là tích cực chứ ko phải tiêu cực.Tôi có thể nói chính xác như vậy:Họ nhận ra được việc kiếm tiền ở HN dễ dàng hơn là điều chính xác.Nhưng họ kiếm tiền vì mục đích rất tốt:góp tiền để học nghề quay trở lại quê(tôi đã gặp những đối tượng này)Do vậy việc đưa trẻ lớn Hồi gia ngay lập tức là điều ko thể.Lại càng không thể nếu bắt các em học một cái nghề ko mong muốn và không có khả năng phát triển ở quê.Hãy giúp trẻ học đúng nghề mong muốn mới là mục đích của chúng ta và đưa trẻ về quê chắc chắn trẻ phải không quay trở lại.
    Bạn sẽ có một câu hỏi đặt ra:Số trẻ sẽ lại tăng lên!Vì khi các em về quê,các em khác sẽ lại tiếp tục lên TP với mong muốn sẽ được như bạn mình.Nhưng chúng ta đã lường trước được tình trạng này,do vậy mục tiêu của chúng ta khi đào tạo trẻ học nghề để về quê thì trẻ đó tiếp tục sẽ truyền lại nghề cho các bạn khácvaf bạn đó sẽ là tuyên truyền viên của TNT hạn ché sự lôi kéo trẻ tiếp tục lên TP!..........
    Đó phải chăng mới là mục tiêu của chung ta ngăn chặn trẻ lang thang đang tiềm ẩn đâu đó ở những vùng quê nghèo.
    Còn nhiều lí do trẻ lớn ra Tp nhưng hiện tại tôi sẽ chưa đưa ra trong bài viết này.
    Tiếp theo, tôi muốn nói đến dối tượng trẻ nhỏ.Lí do các em lang thang kiếm tiền ở HN ko vì lí do trên, ko vì mức thu nhập với con số cụ thể bạn dẫn chứng.Bạn hãy đi khảo sát, tiếp súc sâu với trẻ, hòa mình vào cuộc sống của trẻ một lúc nào đó bạn thành công,tức là trẻ sẵn sàng chia sẻ với bạn( catputin nhỉ) lúc đó bạn sẽ hiểu hơn về lí do trẻ ra thành phố: nhiều khi trẻ của chúng ta bị bắt phải lao động kiếm tiền cho người lớn (như tình trạng" cai ăn mày" mà viviettre đã dẫn chứng ở bài báo trên là ví dụ điển hình)..................
    VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA LÀ PHẢI TÌM HIỂU NHU CÂU, TÂM LÍ,HOÀN CẢNH SỐNG CỦA TRẺ? đỂ CÁC EM CÓ MỘT CUỘC SỐNG THẬT SỰ LÀNH MẠNH HƠN!
    nguoiaimo-http://tnt.vasc.com.vn
  3. nguyenminh720

    nguyenminh720 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    1
    Để tiện liên lạc tìm hiểu
    Xin được giới thiệu những địa chỉ liên lạc của TNT - nhóm Lang Thang:
    . VŨ THẾ LỰC - Trưởng nhóm lang thang
    ĐT: 9334645
    nickname: trái tim băng giá
    mail: tranvuongmanh@yahoo.com
    2. MA THÚY KIỀU.-Tổ trưởng cầu mới
    nickname: người ái mộ
    đt: 8554180-buổi sáng thứ 2-4-6 từ 7h-8h30và các buổi tối từ 9h-10h
    mobi: 0912631772
    mail: trelangthang2000@yahoo.com.au.
    3.ĐẶNG NGUYỄN QUẾ LINH (tổ trưởng Cầu Mới)
    nickname: hương xưa
    mail:nho_muathu@yahoo.com
    Điện thoại :8336725
    Gọi sau 10h tối
    4. DƯƠNG ĐỨC HẠNH.(tổ trưởng nhóm Đồng Xuân _ Long Biên)
    nickname: whitebrit
    mail: hanh810@yahoo.com
    5.NGUYỄN THỊ NHÀN
    (nhóm Cầu mới)
    mail : langthang_lc@yahoo.com (mọi người cần biết thông tin về cầu mới liên lạc với mail này )
    6.NGUYỄN NGỌC DIỆP :
    (nhóm Đống Đa)
    đt : 04.861.8986 ( gọi tối, sau 9h )
    mail:Diepenfant@yahoo.fr
    8.LIÊN LẠC VỚI HÒM THƯ CHUNG CỦA NHÓM
    lt_tinhnguyen@yahoo.com
    các bạn muốn liên lạc cứ gọi vào tầm sau 10h tối ,tất cả các nhóm trưởng sẽ có nhà ,còn không thì liên lạc bằng mail cho lang thang ,lúc nào cũng sẵn sàng trả lời bất cứ một thư nào gửi tới .vì vậy bay giờ mình sẽ không giải thích về cách liên lạc nữa ,mọi cái đều cụ thể và chính xác ở trên .bạn hãy yên tâm viết thư vào hòm thư chung sẽ có ngưòi trả lời .
    Chào đón các bạn đến nhóm Lang Thang !
    Chú thích : các nick trên là ở diễn đàn TNT: http:.//tnt.vasc.com.vn
    Cacbán có thể vào đây để có trao đổi thông tin :
    http://tnt.vasc.com.vn/index.php?showtopic=3259
  4. DKGiang

    DKGiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    4
    Tại sao trẻ lang thang?
    Người lớn lang thang vì rất nhiều mục đích, trẻ em lang thang cũng có nhiều lý do. Bài viết của nguyenminh ở trên đã đưa ra nhiều lý do để trẻ em phải lang thang kiếm sống. Ở đây tôi xin không bàn thêm về các nội dung ...chuyên môn, chỉ thử phân tích một chút về tình hình tài chính ở một gia đình nông dân, để chúng ta có thêm một góc nhìn.
    Một gia đình nông dân, nghề nghiệp chính dĩ nhiên là làm ruộng. Ruộng không thể có nhiều, vì dân số thì tăng, mà đất không thể đẻ thêm ra được. Ở nông thôn hiện nay diện tích đất tính trên đầu người khá thấp. Để các bạn tiện theo dõi, xin giới thiệu một vài khái niệm cơ bản :
    - Một sào : đơn vị đo diện tích, bằng 360 mét vuông
    - Một mẫu : bằng mười sào
    - Một hecta : bằng 10.000 mét vuông
    Một gia đình có một mẫu ruộng, đã có thể coi là khá nhiều. Thông thường các hộ nghèo chỉ có khoảng 5-7 sào ruộng. Để lấy số chẵn cho dễ tính toán, chúng ta giả thiết là diện tích canh tác của một hộ nghèo là 2000 mét vuông, khoảng hơn 5 sào.
    Hai nghìn mét vuông là 1/5 của một hecta. Chúng ta có lẽ biết một bài hát cổ xưa tên là "Bài ca Năm tấn" , ca ngợi quê lúa Thái Bình đạt năng suất lúa cao tới 5 tấn/ 1 hecta. Tất nhiên năng suất này là rất cao, nhưng chỉ là cách đây vài chục năm, thời chiến tranh thôi. Hiện giờ năng suất canh tác đã cao hơn thế nhiều, 7-8 tấn / hecta không phải là chuyện khó. Tuy nhiên để cho dễ tính toán ( vì tôi tính toán rất chậm ) chúng ta cứ giả thiết năng suất là 10 tấn/hecta. Thực ra năng suất này cũng có nơi đạt được rồi, tất nhiên là với một điều kiện canh tác và đầu tư giống hoàn hảo.
    Hai nghìn mét vuông trồng lúa một năm, với năng suất 10tấn/hecta sẽ cho thu hoạch 2 tấn thóc. Giá thóc lúc thấp khoảng 1.700đ - 1.800đ/ kg, lúc cao có thể lên 2.200 - 2.300đ/kg. Chúng ta lấy trung bình là 2.000đ/kg, vậy một tấn là 2 triệu đồng. 2 tấn là 4 triệu đồng.
    Gia đình chúng ta đang xét đến là một hộ thuần nông, ngoài làm ruộng ra họ chả còn biết làm gì nữa. Vậy họ bán lúa thu được 4triệu đồng một năm.
    Tất nhiên ai có chút kiến thức về tài chính kế toán đều biết rằng đây không phải là thu nhập, hay lãi ròng, đây chỉ là doanh thu thôi. Doanh thu này phải trừ đi nhiều loại chi phí như thuế, thuỷ lợi phí, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuê máy móc v.v ..
    Nhưng, vẫn để cho dễ tính chúng ta đánh đồng doanh thu với lãi ròng, tức là coi thu nhập thực của nhà này là 4triệu một năm, không bắt họ phải chi tiêu thêm cái gì nữa.
    Gia đình này có hai vợ chồng, hai đứa con. Có thể có thêm một bà cụ già, có thể không. Cứ coi như là 4 người, và một năm có 4 triệu đồng tiền bán lúa.
    Tức là thu nhập khoảng 330ngàn/ tháng, cho 4 người.
    Tức là một người khoảng 80ngàn/tháng, khoảng 2.700đ/ngày
    Chúng ta ai cũng biết , một đĩa phở xào giá 10.000đ, một suất hủ tíu giá 7.000đ.
    Nhưng chắc chúng ta rất khó nghĩ ra ăn cái gì giá 2.700đ, mà lại phải no cả ngày, mà lại còn phải đi cuốc ruộng nữa.
    Tất nhiên là ở nông thôn thì có nhiều thứ có thể giảm chi tiêu được. Rau có thể trồng ở vườn, điện chỉ buổi tối mới thắp, cũng có thể không thắp...
    Nhưng mà với 2.700đ, thì sống được cũng rất khó khăn. Nói gì đến sách vở, bút mực, sổ vàng ,đồng phục, tiền 20/11, quỹ xây dựng trường, quỹ hội phụ huynh v.v
    Tôi viết bài này, từ nãy đến giờ cũng hết 2.700đ rồi Xót ruột quá, phải về thôi. Các bạn ngồi nghĩ tiếp xem nên làm gì với 2.700 đồng nhé
    Ghi chú : Bài viết có thể có một vài chỗ cộng trừ nhân chia chưa chính xác, hoặc thông tin thiếu cập nhật, bạn nào biết xin bổ sung sửa đổi giúp.
    Gieo tính cách - Gặt số phận
  5. nguyenminh720

    nguyenminh720 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    1

    Một số nguyên nhân trực tiếp đưa trẻ gia thành phố ( rời khỏi gia đình )
    Nguyên nhân 1- nôm na : quan điểm của phụ huynh trẻ .
    Rất nhiều ông bố bà mẹ ở nông thôn ( ngay ở Ninh Bình quê mình) nói :"mày lớn rồi 14 15 tuôt ngày xưa là bọn tao dựng vợ gả chồng, mày cứ ở nhà ăn bám mãi à ! Xóm bên có thằng A con B ra Hà Nội có hơn năm mà mua được Wave đáy ! Vậy mày nên theo nó ra kiêm cái việc gì để có tiền mà sau ra riêng chứ ?"
    Có những gia đình ở Kim Sơn có nghề phụ làm chiếu cói kinh tế rất ổn định nhưng họ vẫn gửi con cái theo người quen hoặc bọn trẻ đã đi trước "gọi là học hỏi bên ngoài", thậm chí có những cậu thanh niên chưa hết cấp 3 đã lên bãi vàng bãi đá ....!!!
    nguyên nhân 2: Ở nông thôn chẳng có việc gì cho những cậu 14 15 tuổi làm . TP thú vị hơn lại có xiền!
    Những dịp hè , nông nhàn ngoài việc dạo qua các thôn xóm để ghẹo gái và đánh nhau, rồi chui vào quán xá nào thọc bi da , tá lả thì không có gì để đám choai ấy cảm thấy thú vị. Thế là tốp ba tốp bốn đứa , đầu tiên là mấy cậu lớn lớn ra Hà Nội, làm vài tháng đánh giầy thấy có tiền tiêu lại được gặp gỡ tiếp xúc những cái mới lạ, như ở Tam Điệp mấy xã sâu sâu thì chưa có NEt, mấy cậu ra đây đã biết "chim gái" trên mạng thay cho việc khua gậy đánh chó cửa nhà người ta như trước...Rồi khi về nhà rủ thêm mấy thằng nhỏ hơn đi theo làm phụ , kéo băng cho đông đông để tiên cho việc lấn chiếm địa bàn, thuê nhà trọ...
    Chúng nói ở lỳ nhà thì bao giờ hiểu đời được !
    Nhưng ngẫm ra thì cũg bởi quy luật cả, nước chảy chỗ trũng !
    Cười trong ánh nắng hồng tươi
    San ra ngõ vắng rung theo gió trời
    Cất lên đủ để cho người
    Biết ta ta biết có người biết ta
  6. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Bác tính sai ở chỗ, 1 mùa họ thu được 2 tấn thóc, 1 năm lạc quan thì có 3 mùa, tổng cộng 6 tấn thóc, vị chi là 12 triệu.
    Nhưng nói chung thì đó là con số đã khá lạc quan, và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng quá lớn.

Chia sẻ trang này