1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG QUÁN ĂN DÂN DÃ GIỮA SÀI GÒN

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 14/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    NHỮNG QUÁN ĂN DÂN DÃ GIỮA SÀI GÒN

    Những năm gần đây giữa Sài Gòn đã mọc lên nhiều quán ăn bán những món dân dã đặc trưng của từng miền luôn thu hút khách khá đông.

    Trước tiên là món ăn xứ Huế, có lẽ quán Ngự Bình ở số 82 cư xá Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận là nơi những người thích món ăn này sẽ chọn. Bởi ở đây không chỉ có đủ những món ăn mang đậm hương vị Huế rất ngon mà không gian và cách bài trí cũng chừng như rất Huế.

    Về ẩm thực xứ Bắc, có lẽ hương vị một tô phở bốc khói là món sẽ làm nhiều người nhớ đến đầu tiên. Và chừng như đã từ rất lâu, Sài Gòn đã có rất nhiều tiệm phở nổi tiếng, bởi đến bây giờ phở đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người chứ không còn là riêng tư gì của cư dân xứ Bắc. Cũng không có gì quá khi cho rằng phở đã trở thành món quốc hồn, quốc túy của Việt Nam, chẳng vậy mà giữa khu Litle Sài Gòn thuộc quận Cam bang Cali nước Mỹ và thành phố Sydney của nước Úc cũng có hai tiệm ?ophở Hòa? như ở đường Pasteur ở Sài Gòn. Nơi những người Việt Nam xa xứ thường ghé lại vào những ngày đông, ngồi bên tô phở thoảng mùi quế, húng để phần nào vơi đi nỗi nhớ quê hương. Ăn phở cũng tùy theo gu của từng người, nhưng có lẽ hiện nay vị phở của quán Dậu ở khu cư xá 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận 3 được dân ăn phở sành điệu của Sài Gòn cho là ngon nhất. Bởi phở ở đây chừng như vẫn còn... rất phở, do không hề giống bất cứ một quán phở nào.
    Muốn ăn những món khác của xứ Bắc, thì đến quán Dáng Xưa ở số 33 Cao Thắng hoặc Hương Xưa ở 84 Bùi Thị Xuân và 43 Lý Tự Trọng. Những nơi này hầu như không thiếu một món gì, kể cả món chả rươi hiếm có và đọt lan chấm tương bần đạm bạc.

    Với những món ăn ở xứ Quảng Nam thì hiện nay quán Phú Hương ở số 21 đường Sao Mai phường 7 quận Tân Bình được đa số dân xứ Quảng lập nghiệp ở Sài Gòn cùng có chung nhận xét là ?oy như rứa?... sau khi đến ăn qua những món đặc trưng như mì Quảng, cao lầu, cháo gà lòng thả, bún cá ngừ, cá nục cuốn bánh tráng, mít trộn, ruột già xào nghệ... Là dân miền Trung, tôi cũng thừa nhận là tô mì Quảng ở đây vẫn toát lên được hương vị thân quen của từ lâu lắm, nơi quê nhà xa lắc xa lơ. Kể cả từ cọng rau sống đến trái ớt, khi dọn ra là thấy muốn nhìn. Đến quán Phú Hương không chỉ ăn món Quảng mà còn được nghe những câu nói ?ođặc Quảng? giữa những thực khách với nhau, thường là thăm hỏi nghe vừa ngồ ngộ, vừa làm cho những người tuy chẳng biết nhau cũng dễ bắt chuyện sơ giao.

    Một địa chỉ khác, quán Ngon số 138 Nam Kỳ Khởi Nghĩa tuy mới mở nhưng hiện nay đang thu hút một lượng khách khá đông từ sáng đến khuya, do quán có những yếu tố khá độc đáo từ chủ nhân là anh Dương Tấn Hoài. Anh Hoài có kinh nghiệm lâu năm trong ngành kinh doanh du lịch, đã đi nhiều nơi và thưởng thức được rất nhiều món ăn dân dã vừa ngon, vừa hết sức phong phú của khắp mọi miền đất nước. Cùng với suy nghĩ Sài Gòn là nơi lập nghiệp của cư dân đến từ nhiều địa phương, làm sao họ không có những lúc nhớ về một món ăn nào đó của xứ mình. Chưa kể hiện nay ?ogu? dạo phố lang thang rồi tìm ăn một món gì đó là lạ, nhè nhẹ trước khi về cũng đang thịnh hành, và anh đã nảy ra ý tưởng mở một nơi để đáp ứng sở thích này. Kể ra anh cũng khá bạo khi dám thuê một biệt thự nằm giữa trung tâm Sài Gòn, từng là văn phòng của một ngân hàng nước ngoài rồi bài trí nên một khung cảnh hết sức Việt Nam. Với những bụi chuối xanh mướt bao quanh đan dài xen lẫn với cau, một cỗ xe bò nằm ở góc vườn. Gánh bông cúc trắng nằm hờ hững như cô bán hàng vừa đi đâu đó bên một mái ngói cũ kỹ, sàn lót gạch tàu cùng những bộ bàn ghế đen tuyền mang dáng cũ xưa, dễ gợi nhớ trong mỗi người về một chỗ ngồi của những bậc sinh thành. Chưa kể vợ chồng anh đã bỏ công hàng mấy tháng trời đi khắp mọi nơi để ?osưu tập? mời những người bán hàng ngon có tiếng về hợp tác.
    Hiện nay tại đây có đến gần cả trăm món ăn thức uống của khắp mọi miền, kể cả món cơm nắm tép của vùng đồng quê Bắc Bộ đến cơm nếp muối vừng của vùng Tây Bắc xa xôi. Giá cả kể ra cũng không đắt là bao, chỉ nhỉnh hơn một vài ngàn so với khi ăn ở một nơi nào đó.
    Những ngày xuân rỗi rảnh lang thang cùng người thân bạn bè, ăn lại những món ăn mang đậm hương vị quê nhà, có lẽ cũng là điều thú vị...

    H. Miên (SGGP)
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ði ăn đầu làng cuối phố​
    Lẩu dê: tập trung đông đúc trong ba con đường Trương Ðịnh, Lê Văn Sỹ và khu Thanh Ða. Mặc dù hầu như giá của cả ba khu không chênh lệch mấy nhưng mỗi khu đều có đối tượng khách riêng. Lẩu dê khu Thanh Ða hầu như 100% đều ghế cóc, ghế thấp. Trong đó có quán Tư Trì được đánh giá là ngon và rẻ. Khu Lê Văn Sỹ ngoài quán 304 gần ngã tư Phạm Văn Hai - Lê Văn Sỹ bán 100% các món chế biến từ dê, hầu hết các quán trong khu vực đều cố gắng thêm vào thực đơn nhiều món khác để dễ bán hàng. Khu Trương Ðịnh được nâng cấp thêm một bước có nhiều bàn ghế cao để đãi khách, nhưng không gian vẫn chật và ồn ào - đặc trưng của quán nướng.
    Lẩu, món ăn chơi: ngay khu Bà Chiểu là một dọc quán ăn gia đình Hoa Tèo, Hoa Thượng??? đông đúc, rất đắt khách do giá rẻ nhiều món ngon như lẩu Thái, lẩu thập cẩm, mực chiên giòn. Khu vực xung quanh chùa Xá Lợi có nhiều quán chuyên lẩu cá kèo lúc nào cũng đông khách.
    Nghêu, sò, ốc, hến: đặc trưng của các quán bán món này là ghế cóc, nhưng vẫn đắt khách như khu Bến Chương Dương mặc dù giá không rẻ, trung bình 20.000đ/đĩa/2 người. Khu này có món chem chép nướng với nước xốt đặc trưng. Nghêu sò, hột vịt lộn trong hẻm Trần Hưng Ðạo, quận 1 kế bên nhà hàng Foodcenter cũng là một địa chỉ khá quen thuộc của người mê ăn mấy món ăn chơi này, xung quanh còn có thêm ****tail, yaourt bình dân. Một dọc phố ăn khuya đường Kỳ Ðồng từ lâu nổi tiếng có món ốc Hà Nội (dưới chân chung cư Kỳ Ðồng) từ lá chanh cho tới nguyên vật liệu đều nhập từ Hà Nội. Giá trung bình 5.000 đ/đĩa ốc luộc. Khu này cũng là nơi có nhiều quán nghêu, nghêu lụa??? xào me, xào tiêu, nghêu hấp lá sả ngon và rẻ, chỉ từ 10.000 - 20.000 đ/đĩa cho 2 người.
    Phố ăn đêm Chợ Lớn khu Bình Tây: dọc đường Hải Thượng Lãn Ông, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi??? đã khá nổi tiếng với mấy món sủi cảo, mì xào, vịt tiềm, hủ tiếu mì??? làm tỉnh ngủ luôn những người hay về muộn kéo dài tới tận 2 - 3 sáng, nhưng nay thời gian mở cửa cũng sớm hơn phục vụ luôn giờ cơm chiều của mọi người.
    Phố cháo: cháo trắng, cháo đậu ngay góc ngã tư Cao Ðạt - Nguyễn Biểu dù không quán nào có bảng hiệu nhưng rất đông khách. Giá bình dân từ 2.000 - 3.500 đ/món. Ðặc biệt là món cháo đậu, muối mè và chè thưng thơm mùi lá dứa.
    Ngoài ra, bạn có thể ghé khu vực Võ Văn Tần thưởng thức đủ món bột chiên; khu vực hồ Con Rùa với đủ món bánh xèo, bò nướng mỡ chài, khô mực...
    Chè: chè Bùi Thị Xuân đã được liệt vào quán chè "cao cấp" của học sinh do món xôi mấy năm trước là 3.000 đ/đĩa, bây giờ thì trung bình 5.000đ/đĩa. Các món chè cũng tăng giá từ 500 - 1.000đ. Bình dân hơn một chút, có chè khu vực 75 và 85 Trần Huy Liệu với món ****tail sữa béo, thơm. Chè thạch hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai, gần Ðài truyền hình thành phố mấy năm nay không tăng giá 2.000 đ/ly. Thời gian gần đây còn có thêm xúp cua, bánh cuốn. Xung quanh là các quán bún bò, bò kho, bánh canh cua, ngon từ 5.000 - 7.000 đ/tô. Khu chè thạch đường Nguyễn Trãi, sau mấy năm đã thu hẹp bớt nhưng vẫn còn đông đúc. Món ngon của chè Nguyễn Trãi là các loại bánh phú sĩ, bánh bò, bánh đậu xanh???
    (suu tam)
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Quanh quanh Sài Gòn hiếu hỉ và chân truyền​
    Dân thành phố ở mọi nơi thường tự hào về tính đa sắc tộc trên quê hương của mình. Theo họ, nhờ vậy mà cuộc sống văn hóa trở nên phong phú, trong đó bao gồm cả văn hóa... ăn. Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta có phẩm chất như vậy đó không?
    ....Cho dù sự hội nhập khá rôn rả của văn hóa ẩm thực Á, Âu trên TP.HCM làm cho thành phố này thêm những màu sắc mới nhưng cũng không át được cửa hàng quán ăn chân truyền Việt Nam, tồn tại khá bền vững và ngày càng "quyến rũ" nhờ các nguồn thực phẩm, gia vị phong phú , nhờ cách bài trí văn minh, lịch sự và sự tự hào, tự trọng của chính người bán hàng mang đến thành hương vị của ba miền Bắc Trung Nam. Nơi quen thuộc của ẩm thực quê hương vẫn là: Quán cơm Bà cả Ðọi đường Nguyễn Huệ, các quán miến lươn, miến gà, bún thang, xôi vò đường Lý Tự Trọng, bún nước lèo Sóc Trăng đường Trần Cao Vân, Bánh xèo đường Ðinh Công Tráng, chả cá Hà Nội đường Nguyễn Hữu Cảnh, lẩu nướng Hương Sen đường Lê Thị Riêng, bánh cuốn Tây Hồ đường Ðinh Tiên Hoàng, trừu nướng Thuận Tuấn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quán Thuần Thiện, đặc sản thằn lằn núi đường Sương Nguyệt Ánh, bún bò Huế đường Bùi Thị Xuân, hủ tiếu da cá đường Tôn Thất Ðạm.

    ( Trích Báo Thị Trường)

  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Quán ăn dân dã Singapore tại Sài Gòn​

    Bạn ăn bánh bèo Singapore chưa? Hay món cà ri, bò khô, bánh ú của Singapore - Malaysia? Hãy gọi thử món Phúc Kiến Mỳ tôm, một loại mỳ đặc biệt nấu với nuớc lèo được làm từ một loại tôm tươi, xương ống và đặc biệt là sa tế với công thức bí mật của đầu bếp Singapore. Món tôm áp chảo cũng là một món rất lạ ở Sài Gòn, bởi cách chế biến độc đáo và thứ nước chấm sa tế là lạ. Dân dã hơn, bạn có thể thử qua món bánh bèo, hay bánh ú sau đó kết thúc phần ăn chính bằng món cháo đậu phộng hoặc cơm dừa Mã Lai. Song nếu đã tới nhà hàng này, bạn ắt sẽ ngạc nhiên và thú vị khi chủ nhà hàng giới thiệu với bạn trên 30 món ăn tráng miệng như chè Singapore, chè mo mo, chè Singapore nóng lạnh, hay món rau câu Singapore với giá chỉ 3.000 đ.
    Nhà hàng Thành Hồng, đúng hơn là quán ăn, với thuận lợi là sân vườn tại khu Bình Quới, quán ăn do chủ nhân người Singapore và vợ người Việt thiết kế theo phong cách dân dã chỉ bằng tre và nứa, nhân viên là người nhà nên giá cả khá bình dân, từ 4.000 đồng đến 10.000 đồng là có thể bổ sung vào kho tàng kiến thức ẩm thực của mình một vài món mang đậm chất Singapore.

    (Theo Tuần báo Du lịch)
    Không gian của quán Thành Hồng (850 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 28, quận Bình Thạnh, TP HCM) mang lại cho thực khách một cảm giác khá dễ chịu. Mái lá, nền gạch tàu và những bộ bàn ghế bằng tre lẫn với thật nhiều cây xanh tạo nên một khung cảnh hết sức dân dã.
    Thực đơn của quán là những món ăn truyền thống của Singapore, Malaysia như món mì Phúc Kiến, bánh bèo, bò bía Singapore, cơm dừa Malaysia và nhiều loại chè khá lạ như chè cầu vồng tuyết, chè momo chacha (giống chè bà ba)???
    Món ăn khá ấn tượng Phúc Kiến mì tôm được giới thiệu là một món ăn quen thuộc và thông dụng ở Singapore, Malaysia. Sợi mì có màu vàng sậm của lòng đỏ trứng gà, lại lớn và dài hơn sợi mì thường, ăn cũng dai hơn. Gọi là Phúc Kiến mì tôm vì bên cạnh sợi mì, nước dùng để ăn mì chủ yếu được hầm từ tôm tươi, tỏi, tiêu, xương ống với thời gian hầm từ 6 đến 7 giờ để chắt lọc hết vị ngọt. Màu sắc và mùi vị của nước lèo vì thế đều từ tôm, thịt mà ra.
    Món này được ăn với giá sống, rau muống trụng, và trông hấp dẫn khi được đựng trong chiếc nồi đất nhỏ, bên trên bày biện những con tôm đỏ au.
    Bò bía Singapore không dùng bánh tráng để cuốn như bò bía Việt Nam, mà lại dùng những miếng bánh bò bía ngọt làm từ bột mì, cuốn chung với nhiều loại rau, củ hầm chung với thịt, trứng chiên xắt nhỏ, tôm, giá sống và sà lách. Món bò bía chiên cũng khá độc đáo, trông giống chả giò chiên nhưng khi ăn lại cho một hương vị khác hoàn toàn.
    Cũng như vậy, món chè trôi nước ở đây không dùng nhân đậu xanh mà dùng lạc giã thật nhuyễn chung với đường, rồi lại nấu chung với những hạt lạc tách đôi trắng ngà cho thật nhừ, hết sức lạ.
    Dù cách chế biến, sử dụng nguyên liệu có khác nhiều với những món ăn Việt Nam hay những món ăn của người Hoa đã quen thuộc với người Việt Nam nhưng theo nhận xét của một số người thì các món ăn Singapore, Malaysia ở đây khá gần với khẩu vị người Việt và trong chừng mực nào đó, dễ tiếp nhận hơn các món ăn của Nhật, Hàn Quốc.
    Giá tham khảo
    ??? Mì xào, bún xào: 3.000 đồng/đĩa.
    ??? Cơm dừa Malaysia: 8.000 đồng.
    ??? Mì tôm Phúc Kiến: 15.000-38.000 đồng/tô.
    ??? Chè: 4.000-10.000 đồng/ly.
    ??? Bò bía 50.000 đồng phần 4-6 người ăn.
    (suu tam)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 17/04/2002 18:25
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ăn chay ở Sài Gòn​
    Hơn một năm trở lại đây, trên địa bàn TP HCM xuất hiện ngày càng nhiều các quán cơm chay. Người Sài Gòn ăn chay ngày càng đông, không chỉ vào mùng một, ngày rằm mà quanh năm suốt tháng. Chính vì vậy, thị trường "chay tịnh" ở thành phố này có phần phong phú và sôi động hơn các địa phương khác trong cả nước.
    Trước đây, các quán cơm chay mọc lên gần những ngôi chùa. Việc chế biến ở đây thường do các ni cô phụ trách. Sau này, nhờ nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường chay của thành phố, nhiều doanh nhân đã mở quán, thậm chí đầu tư nhà hàng cơm chay máy lạnh sang trọng. Nổi tiếng là các quán Thuyền Viên ở đường Nguyễn Văn Đậu, Tịnh Tâm trên đường Võ Thị Sáu, Nam Sơn ở góc Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thiện Thuật, Ấn Quang đường Bà Hạt. Ngoài việc phục vụ khách quen theo thập trai hay vào các ngày tuần trong tháng, các quán này còn tìm mọi cách thu hút thực khách mọi giới từ các địa bàn khác.
    Chính vì sự cạnh tranh này mà menu của các quán cơm chay Sài Gòn hết sức phong phú và đa dạng. Quán bình dân phải có trên 10 món, quán hạng vừa trên 30, đặc biệt các nhà hàng cơm chay máy lạnh (đa số của người Hoa ở quận 5 làm chủ) phải trình thực khách trên dưới 50 món khác nhau. Các món chay trong thực đơn đều có những cái tên nghe rất mặn: lẩu thập cẩm, gỏi tôm cua, gà rô ti, tôm lăn bột chiên, heo quay, bánh xèo... Nhiều món còn mang những cái tên nghe rất lạ như Phù Dung tiên tử, La Hán thượng tố, Tiên cô quá hải... hoặc đầy bí hiểm như gỏi Hào Xì Dục Nguyệt, thực chất nhằm kích thích khẩu hiếu vốn mặn của người cõi tục.
    Dù được nấu ở quán chay hạng nào, giá các món chay đều không rẻ hơn đồ ăn mặn. Một bữa cơm chay rẻ nhất cũng ngang giá một đĩa cơm ở quán ăn mặn bình dân. Còn ở các quán chay hạng vừa hay nhà hàng sang trọng, giá đắt hơn nhiều so với thực đơn mặn. Tôm lăn bột chay 12 nghìn/đĩa, cơm chiên Dương Châu 6-7 nghìn/phần, lẩu thập cẩm 30 nghìn...
    Tại các siêu thị, người tiêu dùng có thể tìm mua nhiều món chay được chế biến sẵn hay nguyên liệu chế biến, đóng hộp hoặc trong bao bì ép kín của các công ty thực phẩm trong nước và Đài Loan, Trung Quốc và Hong Kong. Chủ quán ăn chay Th.V. ở quận Phú Nhuận còn có ý định mở một tiệm bán thức ăn chay nhanh kiểu fast food để phục vụ những thực khách ít thời gian.
    (Theo Thị Trường)
  6. hcn8295

    hcn8295 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    This is unbelievable information! How do you know all that locations and menus? I am so glad to read this- My next coming back to Saigon must be more joyable. Thanks so much, you do very well on this topíc ( *****)!
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Quán Đo Đo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

    Quán Đo Đo nằm ở 10/14 Lương Hữu Khánh, quận 1, TP HCM, độc đáo với món bánh tráng đập. Món này hết sức đơn giản, chỉ có bánh tráng nướng giòn rồi dán lên một lớp bánh ướt, bẻ nhỏ ra, chấm với mắm cái thật đậm đà. Cầu kỳ hơn thì có thể ăn chung với thịt luộc, thịt nướng, cứ miếng trước tiếp miếng sau cho tới lúc no mà không thấy ngán.
    Tại đây còn có món bún cá ngừ giản dị. Cá ngừ kho nhạt thật nhiều nước như kiểu nấu ngót, nhưng chỉ kho độc với mỗi dứa (khóm), ăn chung với bún, rau sống khi còn thật nóng dễ khiến người ta liên tưởng đến những hôm trời miền Trung rét căm căm, cả gia đình quây quần bên nồi cá ngừ kho chan với bún. Cái khó của món ăn này giữa Sài Gòn là kiếm cho được cá ngừ thật tươi để khi ăn miếng cá thật chắc để cảm được cái vị ngọt lừ của cả cá lẫn nước.
    Cá ngừ kho ở quán Đo Đo tuy không thật tươi, thịt cá khi kho ra hơi đỏ hồng chứ không được trắng như cá mới đánh dưới biển lên, nhưng chừng mực nào đó vẫn còn được vị ngọt của cá, không bủng, không chát.
    Giá tham khảo:
    * Mì Quảng: 9.000 đồng/tô.
    *Mì Quảng cua: 10.000 đồng/tô.

    * Bún bò Huế: 9.000 đồng/tô.
    * Bún bò đặc biệt: 12.000 đồng.
    * Cơm hến: 9.000 đồng.
    * Bánh bèo: 1.000 đồng.
    * Bánh đập mắm cái: 4.000 đồng(món ruột của quán).
    * Bánh đập thịt luộc mắm cái: 15.000 đồng.
    * Bún cá ngừ: 8.000 đồng.
    * Mít trộn: 12.000 đồng.
    (Theo SGTT)
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Cháo trắng ăn đêm

    Nếu chú ý một chút, người đi đường tại TP HCM có thể dễ dàng nhìn thấy những quán bán cháo đêm với tấm bảng hiệu ??oCháo trắng lá dứa???, ??oCháo đậu???... dưới ánh đèn neon nằm rải ở nhiều đường phố.
    Gọi là quán, song hầu hết các điểm bán cháo đêm này không có tên, chỉ là một chiếc xe đẩy, phía trên là kệ đặt thức ăn (có kính che chắn bụi khói thường) nằm nép trước hiên nhà, bàn ghế thì... cơ động - có khách thì bày ra lề đường, không có khách thì xếp gọn lại. Nhiều điểm đã có mặt khá lâu và hoạt động đều đặn với lượng khách gần như quen thuộc, chứng tỏ người dân thành phố có sở thích và nhu cầu ăn cháo ban đêm. Ngoài cháo trắng, một số nơi còn nấu thêm cháo đậu (đậu xanh, đậu đỏ) có thêm nước dừa để thay đổi khẩu vị cho khách. Món ăn kèm với cháo thì gần như nhau: thịt kho, cá cơm kho tiêu, trứng vịt muối, bắc thảo, thịt chà bông, dưa món, củ cải muối, dưa mắm...
    Có nơi còn thêm món ba khía như dãy quán cháo trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, gần ngã tư Hàng Xanh. Tại quán cháo Thị Nghè, cách cầu Thị Nghè 100 m, bán cả ban ngày cho đến nửa đêm, có tới hơn chục loại cháo. Ngoài món chính là cháo trắng, còn có cháo cá (đầu cá, ruột cá), lươn, thịt, hến, cóc... Thường có khách gọi, quán mới pha chế thêm các loại thịt, chứ không nấu sẵn. Đặc biệt, ở quán này, hằng ngày còn dành 50 phần cháo dinh dưỡng miễn phí dành tặng cho các cháu nhỏ bị suy dinh dưỡng. Khách ưa ăn cháo đêm thường là người đi chơi hoặc đi làm về khuya, đang ăn kiêng hoặc do ý thích. Đa phần ý kiến trong số khách ăn cháo đêm được hỏi đều giải thích gần như nhau: ăn cháo đêm vừa nhẹ bụng - dễ ngủ - ngon miệng và cũng... nhẹ tiền.
    Từ lâu cháo vẫn được xem là món ăn... hiền bởi dễ tiêu hóa, nam phụ lão ấu đều dùng được. Giá cũng bình dân: 500-1.000 đồng/tô cháo trắng hoặc cháo đậu, thức ăn đi kèm: 1.500-2.000 đồng/dĩa; cháo thịt các loại 4.000-6.000 đồng/bát.
    (Theo SGGP)
  9. adamhanoi

    adamhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn về những thông tin từ các báo,
    còn bản thân bạn có thể giới thiệu gì về TpHCM của bạn?


    adamhanoi@yahoo.com

  10. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Chỗ Phú Hương đó giá cả "kinh" quá!!!


    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly

Chia sẻ trang này