1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Quân đội trong lịch sử Hiện Đại ( tiếp theo )

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi honglanx, 28/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tmkien1

    tmkien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Pác nãng tử lói gì kỳ thế! Mỹ tuyên chiến với Nhật vào ngày 8/12/1941. Ngày 12/12/1941 Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ rồi. Trận Kursk tới mùa hè năm 1943 mới xảy ra cơ mà!
    Tớ không phủ nhận công nao của Niên Xô trong việc đánh Đức nhưng tớ chỉ lói 2 thằng Đức và Niên Xô đều độc tài dã man, giết người như ngóe (nói gì thì nói chứ thằng Đức không giết (tràn lan) dân của nó, tức là chủng tộc Đức ấy. Liên Xô và Khmer Rouge có cái giống nhau là dân của nó nó cũng giết, giết vì lý do chính trị chứ không chỉ vì lý do sắc tộc. Tất nhiên anh Khmer Rouge làm triệt để hơn!) và 2 thằng đó chả thằng nào tốt lành cả (lại tất nhiên là thằng Liên Xô thời đó xét về nhiều mặt thì đỡ tệ hơn thằng Đức)
    Được tmkien1 sửa chữa / chuyển vào 02:36 ngày 29/01/2006
  2. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Tôi đang nói là lúc đồng minh chính thức mở mặt trận phía Tây ấy chứ, để đánh phát xít Đức ấy.
    Chứ công lao đánh Nhật thì Mỹ là công dầu rồi
    Thực tế đánh baih phát xít (Đức Nhật Ý) công lao của Mỹ và Liên Xô là lớn nhất, Anh thì ít hơn, còn Pháp thì...thắng trận chỉ là hình thức, nhưng cuối cùng vẫn có ghế tronh hội đồng bảo an, cũng bởi vì lý do chiến tranh lạnh. Trước đây, Stalin đã muốn gạt Pháp, Churchil phản đối, Rosevelt thì đã có vể dồng tình với Stalin rồi, không ngờ Truman sau lại thay đổi.
    Đánh giá 1 con người bình thường đã khó, đánh giá 1 chính trị gia càng khó, đánh giá 1 chính trị gia lãnh đạo ở cấp cao nhất lại càng phức tạp, bởi thế, chuyện độc ác thì hạ hồi phân giải sau. Topic này bàn về quân đội.
    Nếu nói về quân dội thế kỷ 20 thì, về không quân tôi xin bầu cho Mỹ, về lục quân thì xin bầu cho Hồng quân LX
    Có nên bầu luôn cả các vũ khí tiến công chiến lược không các bác?
    Co
  3. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    tại sao???
    @langtubachkhoa: có ai phủ nhạn công đầu của Nga trong việc đánh bại Đức quốc xã đâu!!! ở bên Đức này các sử gia cũng khẳng định: chiến trường châu Âu được quyết định tại mặt trận phía Đông (Ostfront). Nhưng thời kỳ đầu còn khó khăn do các nhà máy phải di chuyển về Ủral nên viện trợ của Mỹ có ý nghĩa, nên nhớ là 1944 Nga cơ giới hoá cao hơn Đức, 1 phần là do nỗ lực của Nga, nhưng 1 phần là nhờ cả Mỹ (xe tải chở hàng thôi).
    1 số Tướng Đức đã tính chuyện đình chiến với Nga ngay cuối năm 1941, sau khi thất bại chiếm Moskau, nhưng Hitler kiên quyết và gặp may (hoặc là Nga dở, cụ thể là Stalin ra lệnh phản công khắp nơi không có trọng điểm) mùa hè năm 42 lại nện Nga tơi bời nên mới dẫn đến Stalỉngrad và sau đó là Kursk.
    T34 là xe hạng trung tốt nhất CTTG thứ 2, lại được sản xuất đại trà nên tác dụng rất lớn (nhưng thực sự chỉ bắt đầu khi lắp pháo 85mm, T34/85 chứ T34/76 chưa phải là tốt nhất). Cũng nên biết qua là Đức tấn công Nga với 3700 xe tăng, trong khi Nga có 22000 chiếc, thời điểm năm 41(tất nhiên chất lương kém, ngọai trừ 1000 chiếc T34). chính vì điểm này chuyện này chuyên gia quân sự Nga cãi nhau ầm ĩ cuối những năm 80 nhân dịp tầu ngầm Nga trục trặc liên tục, lý do đơn giản: số lượng quá nhiều không đủ chuyên viên bảo dưõng, giờ Nga cũng theo quan điểm của Phương tây: số lượng phù hợp với khả năng bảo dưỡng.
    Được falke_c sửa chữa / chuyển vào 03:26 ngày 29/01/2006
  4. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Về lục quân tớ bầu hồng quân LX số 1, quân của Hitle số 2.
    Bác có đồng ý với tớ là 2 thằng này hàng đầu k?
    Còn chuyện vì sao để LX số 1, mặc dù thời kỳ đầu quân của Hitle thiện chiến hơn, nói chính xác ra là quân Hitle thời kỳ đó là thiện chiến nhất thế giới, nhưng vì quân LX đánh bại Hitle (tất nhiên việc chiến thắng còn nhièu nguyên nhân ngoài sự thiện chiến), nên không thể xếp thằng chiến thắng dưới thằng chiến bại trực tiếp dưới tay nó được.
    Mà bác, số lượng tàu ngầm của LX, theo tớ biết, lớn hơn nhiều so với Mỹ, hình như tới 2,8 lần, tớ đọc lâu lắm rồi. Nếu tính tỷ lệ hỏng hóc trục trặc, chua biết LX và Mỹ ai cao hơn?
    Tuy nhien, tớ đồng ý 1 điều, thời LX, nhiều chú làm ăn ẩu dả, nhất là khâu bảo trì, làm cho sản phẩm chất lượng không dược duy trì trong trạng thái tốt thường xuyên.
  5. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Tôi có thể khẳng định Mỹ tuyên chiến với phe trục, nhưng tại thời điểm năm 1941 những lực lượng Hoa Kỳ chủ yếu đụng độ với quân đội Thiên Hoàng :
    -Chiến tranh Trung-Nhật đã đang tiếp diễn tại Đông Á khi Đệ nhị thế chiến bắt đầu tại Âu Châu, cho nên một vài sử gia cho rằng ngày Nhật xâm lăng Trung Quốc (ngày 7 tháng 7, 1937) là ngày bắt đầu chiến tranh tại chiến trường Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tính là một phần của Đệ nhị thế chiến, thì ngày 7 tháng 12, 1941 thường được nhắc đến như là ngày bắt đầu, khi Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh bằng cách tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Phi-lip-pin và một số thuộc địa của các cường quốc Âu Châu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
    -Nhật hành động nhanh chóng để chiếm các đảo ở Thái Bình Dương có giá trị phòng thủ nhằm làm cạn ý chí chiến đấu của Mỹ. Tại Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật tiếp tục bành trướng các khu vực được nó kiểm soát nhằm kịp thời khai thác tài nguyên để sử dụng.
    Sáu tháng sau khi giao chiến, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau giữa Thái Bình Dương. Sau Trận chiến Midway, nòng cốt hạm đội tàu sân bay của Nhật đã bị tàn phá, và quân Nhật không tiến được nữa trên Thái Bình Dương. Nhật tiếp tục tìm cách trả đũa, nhưng quân Mỹ dùng biện pháp đánh theo vòng ngoài của Nhật, cùng lúc nhảy từ đảo này qua đảo nọ để đẩy Nhật phải lui lại.
    - Khi Nhật bành trướng, họ để lại nhiều tiền đồn phòng thủ tại mỗi hòn đảo họ kiểm soát trên Thái Bình Dương. Kế hoạch của Mỹ để đối phó với các đảo này là chiếm những đảo cốt yếu cho việc tiến đến Nhật, trong khi làm giữ vững các đảo khác không bị chiếm. Hải quân lục chiến Hoa Kỳ phải đánh nhiều trận đấu đẫm máu trên những hòn đảo này để chiếm giữ những đảo và sân bay mà quân đội có thể tiến tới.
    Tại Đông Nam Á, Nhật đã tiến nhanh trong các thuộc địa của Anh cho đến khi bị kháng cự mãnh liệt tại Miến Điện. Quân lực Anh, trong đó có rần nhiều đơn vị người Ấn Độ, đã đuổi lùi quân Nhật tại trận đánh Kohima-Imphal và vì thế Nhật không đe dọa được Ấn Độ và các đường tiếp tế cần thiết cho quân Trung Quốc đang đánh các lực lượng Nhật tại đó.
    -Đến gần cuối chiến tranh, Mỹ chiếm được các căn cứ gần Nhật và bắt đầu ném bom vào các đảo nước này. Tuy không mạnh mẽ như tại Đức, việc ném bom rất có hiệu quả tại vì nhà cửa ở Nhật dễ sập hơn và người Nhật ít chuẩn bị trước hơn với mối đe dọa này. Thêm vào đó, việc mất các thuộc địa và quan trọng hơn là việc mất hàng hải đã làm tê liệt khả năng thu thập tài nguyên cần thiết. Vì thế, ngành công nghiệp Nhật không thể sản xuất bằng mức mà Đức có thể duy trì được vào lúc chiến tranh sắp chấm dứt.
    Chủ yếu giai đoạn đầu chiến tranh ở mặt trận phía Đông là cuộc đọ sức giữa các tập đoàn quân Đức và Liên Xô ( Trong tiếng Nga , tôi học lịch sử học kỳ vừa qua sách thường gọi các mũi tiến công là Armya , ở đây ta có thể dịch là phương diện quân tương đương với đại đoàn hay tập đoàn quân ) :
    -Cuộc tấn công kịch liệt nhất trong chiến tranh này xảy ra vào tháng 6 năm 1941, khi Đức cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, một kế hoạch tấn công khổng lồ để chiếm đóng Mát-xcơ-va trước cuối năm. Các lực lượng Đức tiến lên nhanh chóng, bắt giữ được hàng triệu và tiêu diệt vô số quân Xô Viết. Họ tiến được một khoảng cách khá xa, nhưng cuối cùng không chạy đua được với thời gian, cho nên không hoàn thành mục tiêu. Khi mùa đông đến, Liên Xô phản công, bắt Đức phải dừng lại ngay tại ngoại ô Mát-xcơ-va.
    Tuy bị nhiều thất bại vào cuối năm 1941 nhưng Đức tái tấn công vào năm 1942, tiến đến sát dãy núi Caucasus, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm nhiều quân Đức chết, phản ánh qua việc tập đoàn quân số 6 Đức bị tiêu diệt tại Stalingrad. Trong mùa hè năm 1943, trận chiến vòng cung Kursk đã tiêu diệt nhiều đơn vị Đức không thể thay được, nhất là các đơn vị tăng thiết giáp. Từ đó cho đến khi hết chiến tranh, quân Liên Xô có thể hành quân tấn công tại mặt trận miền đông suốt năm. Đến cuối năm 1944, quân Liên Xô đã giành lại được phần lớn số lãnh thổ bị Đức chiếm đóng và ngày càng đẩy lùi lực lượng ngày càng suy yếu của Đức về phía tây, cho đến khi cuối cùng xuyên qua Đông Âu và ngay cả Đức khi chiến tranh sắp kết thúc. Nhiều đồng minh của Đức bị sụp đổ khi lực lượng Liên Xô tiến vào Rumani, Hungari, và khu vực Balkan. Sau cùng quân Liên Xô đã chiếm được Béclin vào năm 1945.
    Chiến trận tại miền đông có sự tham gia của nhiều nhân lực và vật lực hơn bất cứ mặt trận nào khác trong chiến tranh. Các cuộc tấn công và phản công bao phủ hàng vạn kílômét vuông, đưa đẩy mặt trận qua hai phía đông tây trong suốt ba năm. Tính hết, Đức dành 80% phí tổn chiến tranh vào mặt trận miền đông. Hầu hết các lực lượng của Liên Xô cũng như các viện trợ quân sự các nước Đồng Minh gửi đến Liên Xô được dồn vào mặt trận miền đông
    TmKien để ý nhé, mùa hè năm 43 tại Kurck lực lượng Đức đã thất bại nặng nề và không có dấu hiệu phục hồi, bước ngoặt phản công của phương diện quân Nga đã bắt đầu lúc đó thì ở Mặt trận Phía tây Hoa Kỳ và Đồng Minh mới lụi cụi mở chiến dịch :
    -Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 các lực lượng Đồng Minh Tây phương đổ bộ vào bờ biển Normandy, một lãnh thổ của Pháp đang bị Đức chiếm đóng. Khi chiến dịch này thành công, họ tiến sâu vào Pháp, đuổi quân Đức ra khỏi Pháp, nhưng thường bị thiếu tiếp tế cũng như bị quân Đức đang rút lui cản trở. Các cuộc đổ bộ khác tại miền nam Pháp cuối cùng giải phóng nước này.
    Khi tiến đến ranh giới Đức, lực lượng Đồng Minh phải dừng lại để chờ tiếp tế. Việc này tạo một cơ hội cho lực lượng Đức củng cố phòng thủ chống lại cuộc tấn công kế tiếp. Việc này dẫn đến Chiến thuật Vườn Chợ, khi quân Đồng Minh cố gắng xuyên thủng Hà Lan và qua sông Rhine để kết thúc chiến tranh vào năm 1944. Chiến thuật này bị thất bại và lực lượng Đồng Minh tiến đến Đức chậm hơn đã dự kiến.
    -Tình hình Đức cuối năm 1944 là vô vọng. Các Đồng Minh Tây phương đang tiến vào biên giới Đức từ phía tây, chỉ tấn công thêm một lần nữa là chiếm được khu vực công nghiệp Rhineland. Liên Xô cũng đang ở một vị trí tương tự ở phía đông, không lâu sẽ vào đến tận Béclin. Các trận đánh bom hàng loạt từ Anh và Mỹ đã biến nhiều khu vực Đức thành gạch vụn, khiến ngành công nghiệp phải giải tán.
    Đang bị bao vây từ các phía đông, tây và trên cao, Hitler đánh canh bạc cuối cùng để hy vọng không thua cuộc. Để tái tạo lại chiến thuật thành công vào năm 1940 đối với các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, các lực lượng Đức tấn công vào giữa mùa đông để chia sẻ các lực lượng Đồng Minh ở Bỉ. Phòng tuyến Đồng Minh bị uốn cong, nhưng không bị phá vỡ và cuối cùng phe Đồng Minh giành thắng lợi trong cuộc tấn công Ardennes. Tại miền đông, Đức giành hết mọi nỗ lực cuối cùng để phòng thủ thủ đô. Việc này cũng bị thất bại và lực lượng Liên Xô chiếm đóng Béclin vào cuối tháng 4 năm 1945.
    Sau khi Béclin sụp đổ và Hitler tự tử, Đức chỉ còn lại là một mảnh đất nhỏ tại Âu Châu từ mũi bắc Na Uy cho đến phần trên của Ý. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, các lực lượng Đức đầu hàng vô điều kiện. ( Đế chế nghìn năm sụp đổ , lãnh tụ nắm quyền ngày 30-01-1933 đến thời điểm này tròn 12 năm, mới được 1,2% thời gian ước tính của sự tồn tại, tiếc thay )
    Nói tóm lại là công sức lớn nhất trong chiến thắng là giành cho Hồng quân Liên Xô CCCP, Quân đội oai hùng nhất trong chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại
  6. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Thêm một số bổ sung về các quốc gia chủ yếu tham chiến để mọi người đánh giá tầm ảnh hưởng của chúng :
    *Đức: Cường quốc chính của phe Trục tại Âu Châu, chiến tranh bắt đầu khi Đức xâm lược Ba Lan, và chiến tranh chấm dứt tại chiến trường Âu Châu sau khi Đức đầu hàng.
    *Pháp: Lực lượng chính tại lục địa Âu Châu, Pháp đã tuyên chiến với Đức sau việc xâm lược Ba Lan. Pháp không hăng hái trong việc tham chiến và không chống cự nỗi lực lượng Đức sau khi bị xâm lược vào năm 1940. Khi chính quyền Pháp bị sụp đổ, một chính quyền bù nhìn được thành lập, nhưng một số thuộc địa của Pháp vẫn trung thành với phía Đồng Minh và lực lượng Pháp Tự do.
    *Anh: Trụ cột của phía Đồng Minh, Anh và các nước trong liên hiệp Anh Canada, Nam Phi, Úc và New Zealand, không chịu thua Đức ngay vào lúc cao điểm của lực lượng Đức. Trong khi Anh không có khả năng sản xuất như Mỹ hay có nhân lực như Liên Xô, họ là một thành phần chính trong việc chiến thắng của lực lượng Đồng Minh trên cả hai chiến trường.
    *Ý: Một đồng minh của Đức vào ban đầu, Ý chỉ tham chiến sau khi số phận của Pháp đã an bày. Nỗ lực chiếm Hy Lạp và Ai Cập thất bại, thêm vào đó nhiều thất bại hải quân tại vùng Địa Trung Hải đã cho thấy Ý không đủ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Sau khi bị quân Đồng Minh xâm chiếm, Ý bị sụp đổ, với một chính quyền mới theo phía Đồng Minh.
    *Liên Xô: Đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức và có ý xâm chiếm Phần Lan. Tuy nhiên, sau khi Đức thình lình tấn công vào năm 1941, Liên Xô theo phía Đồng Minh. Liên Xô bị nhiền tổn thất trước quân đội Đức, nhưng cuối cùng cũng thay đổi chiều hướng và chiếm đóng Berlin để chiến thắng tại Âu Châu.
    *Nhật Bản: Một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng. Không đủ tài nguyên, Nhật đã nỗ lực giành tài nguyên từ khu vực tây Thái Bình Dương và Đông Á. Xui thay, họ không đủ nghị lực để đánh quân Đồng Minh, và đã bị đẩy lùi, và cuối cùng bị thả bom nguyên tử, khiến chiến tranh kết thúc.
    *Trung Quốc: Không còn nhận dạng là một quốc gia được nữa khi chiến tranh bắt đầu, Trung Quốc đã nhận lãnh đòn chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trên một thập kỷ. Cả hai phía Quốc dân đảng, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, và phía Cộng sản, dùng cách đánh du kích đã kháng cự chống Nhật.
    *Hoa Kỳ: Đang phân vân về vất đề tham chiến, Hoa Kỳ bị cuốn vào chiến tranh khi Nhật tấn công bất ngờ và Đức tuyên chiến. Hoa Kỳ dùng khu công nghiệp an toàn để tiếp tế tất cả các nước Đồng Minh và đã tạo lực lượng và duy trì nỗ lực tại Âu Châu và Thái Bình Dương.
  7. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Tuyên chiến nhưng đã táng nhau đâu???Chỉ sau vụ Chân Trâu cảng 9/12 Mĩ mới chính thức tham chiến ở Thái Bình Dương còn châu Âu Mĩ-Anh chính thức tham chiến trực tiếp có thể tính là ngày 6-6-1944 khi 2 thằng đổ quân lên Noóc-măng-đi.Chú có nói cũng cần nói cho rõ ràng thời điểm và địa điểm Mĩ chính thưc tham chiến chứ!Nói kiểu lập lờ như chú ai biết mà xác định được.
    Mà cu học tiếng Việt như thế nào và bây giờ lại nói ngọng bắt chươc mấy thằng Ba Tàu thế?
  8. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Nói về vũ khí thì ngoài bom nguyên tử ra, loại vũ khí hủy diệt quy mô lớn thứ 2 cũng thuộc về Nga, những dàn pháo Ka-chiu-xa của Nga đã làm các đơn vị bộ binh và thiết giáp Đức thực sự khiếp sợ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Em xem trong Phim " 9 Ро,а " , xem phê vãi hàng luôn
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Lộn xộn quá. Đại đoàn tương đương với sư đoàn (division). Quân đoàn (corps) tương đương 3-4 sư đoàn. Tập đoàn quân (army) tương đương 3-4 quân đoàn. Còn phương diện quân (front) là cả một mặt trận di động gồm nhiều tập đoàn quân rồi.
  10. tmkien1

    tmkien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Dạ bác hùng một sừng làm ơn đọc lại câu này của bác hồng lan xxx: "Tôi dám chắc nếu như Hồng Quân không tham chiến và phản kích kịch liệt thì có lẽ chú Hoa Kỳ cũng chẳng dám ngo ngoe xưng hô Đồng Minh mà tham chiến vào một cuộc chiến với Đức Quốc Xã một mất một còn...: Cái chữ "tham chiến" ở trong câu này theo bác có nghĩa là gì, chẳng phải tính từ khi bắt đầu đánh nhau à? Lúc đầu lực của nó có hạn, Mỹ nó đánh ít, về sau nó thấy dễ đánh hơn, nhiều lực hơn, đánh có lợi hơn thì nó đánh nhiều nhưng giả sử thằng Đức thắng Liên Xô thì nó sẽ quay sang thằng Mỹ. Lúc đó Mỹ đâu có thể thanh minh tao mới đánh mày ít, mày nhẹ tay hơn cho tao. Tức là khi nó tham gia cuộc chơi là nó cũng phải sẵn sàng chơi một mất một còn rồi chứ không phải đợi đến khi "Hồng quân tham chiến và phản kích kịch liệt" thì nó mới dám "ngo ngoe xưng hô Đồng Minh mà tham chiến" đâu ạ!

Chia sẻ trang này