1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Quân đội trong lịch sử Hiện Đại ( tiếp theo )

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi honglanx, 28/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Hitler cần Nhật ? Cần lợi dụng Nhật phá rối hậu phương của LX thôi, Hậu phương của LX có hai chỗ, thứ nhất là vùng Baku, Kavkaz, thứ hai là vùng Siberia với Vladivostok, giỏi lắm thì Nhật lao vào Vladivostok thôi, làm gì mà dám hành quân đến Kavkaz ? Nhật cũng tính cả rồi, tưởng nó không cay vụ Khalkin Gol à ? Mà công nhận bọn này là quỷ thật, Nhật thích Châu Á hơn... mí lị Nhật nghĩ hạ quách anh Ấn Độ (trận Imphal), tìm đường qua Trung Đông rồi vòng lên đánh Kavkaz, chả anh nào dài mà chạy qua Siberia cả, "xăng đông cứng thì sao"
    Còn một chỗ nữa để qua Kavkaz đó là qua Suez, nhưng thanks to Monty and his rats
    Mà khoan, một đội quân giỏi là một đội quân biết tận dụng triệt để ưu thế địa hình, thời tiết, có gì đáng xấu hổ nào ? Những trận đánh ở Kiev, Smolensk, Minsk đành rằng là tự sát nhưng cũng phần nào kéo quân Đức vào mùa đông . Kế hoạch Barbarossa ghi rõ là 6-8 tuần dứt điểm Moskva, vậy thì phá kệ hoạch nó đã là giỏi rồi
    Nhà kho của LX cũng chả phải Siberia đâu, còn cả Kavkaz, Trung Á, mà khi Đức tuyên chiến, ở quân khu phía Đông chưa tổng động viên
    Em đang tưởng tượng cả triệu quân Nhật đi bộ, và ô tô xuyên Tây Bá Lợi Á, đi đến đâu dân Nga ngố đốt đến đó, chuyển từ từ xuống Trung Á, rồi dừng ở một thành phố nhỏ nào đó, ở đấy có cỡ 1 tập đoàn quân LX và địa phương quân trang bị áo ấm, dăm khẩu súng chống tank, vài con máy bay cổ lỗ xỉ, và vài chiếc BT-5/7, đối mặt với họ là cỡ 700,000 quân Nhật lạnh cóng và bệnh hoạn, quân Nhật sợ hãi trú gần đó, quân Nga ngố phản công, Nhật hốt hoảng từ Trung Á gọi dây về sân bay gần nhất ở.... Tannu Tuva , vèo, vài chiếc cất cánh và không trở lại.... Kết quả sao tự biết, ấy là em chưa nói đến khả năng chiếm đóng, chẳng lẽ anh thực sự nghĩ nhà máy của Nga nằm trong Siberia ? Mà có ở đó cũng là vật liệu dễ di chuyển
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Khỏi giả định Mỹ vs Nga rồi qua Siberia, Mỹ mà đến đc Moskva thì nó còn cái dek gì nữa mà đánh với đấm, mà Mỹ mà đánh đc thì nó đánh từ hồi Cold War rồi, đợi các anh nhắc tuồng à ? Nga chứ có phải Taliban hay Iraq đâu mà hành quân thảnh thơi thế
  3. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi 1: Thế giai đoạn đầu bọn í thắng hay thua bác nhể
    Câu hỏi 2: Liên Xô , xét mức độ bị đánh phá thì LX bị số I, Đức II, Nhật ăn hai quả III, Anh IV
    Câu hỏi 3: không
    Trận Kasserine Pass có Patton trong đó em đi bằng đầu
  4. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Mình nghĩ rằng đóng góp của LX trong đại chiến thế giới thứ 2 là rất lớn. Thứ nhất, về nhân lực, tổng số người chết đã lên đến 22 triệu người thì tổng số lượt người tham gia chiến tranh chắc là rất khổng lồ rồi. Với một con số như vậy, việc phủ nhận công lao của Liên Xô hình như là một việc làm dối trá hế sức.
    Thứ hai, bản thân LX có diện tích rất rộng. Nếu đem diện tích ra mà so thì phần còn lại của châu Âu đâu có rộng lớn hơn đâu. Chính vì lẽ đó mà xét về mặt địa lý thì mặt trận ở LX là một mặt trận rất lớn, thu hút rất đông các lực lượng của 2 bên. Nên nhớ là tiềm lực của 1 quốc gia là giới hạn, nếu người Đức phải tập trung nhiều cho mặt trận chống LX thì các mặt trận khác sẽ bị giảm bớt nhân vật lực đi. Thêm nữa, vị trí địa lý của LX có nhiều đặc thù không thuận lợi cho việc hành quân nhanh cũng như đảm bảo hậu cần. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tác chiến. Ngay cả đối với Hồng Quân LX, ở một số mặt trận, mặc dù ở sân nhà nhưng công tác hậu cần cũng hoàn toàn phụ thuộc từ tuyến sau chứ không trông mong được gì có từ sân bãi nhà mình.
    Thứ ba, trong thời gian đầu trang thiết bị của Hồng Quân không bằng Đức và các quân đội khác trong đó có Mỹ, Anh, Phần Lan, Pháp... Trong những trận đánh đầu tiên, vũ khí bộ binh còn không đủ trang bị cho lính. Nhiều quân đoàn được tranh bị vũ khí lạc hậu từ hồi nội chiến. Thậm chí, người Nga còn nghĩ rằng lực lượng kỵ binh của mình có thể làm được điều gì đó nhưng kết quả bị các sư đoàn cơ động của Đức nghiền nát. Có thể nói giai đoạn đầu LX gặp rất nhiều khó khăn về vũ khí, con người, khả năng tác chiến... Nếu không nhờ một sự nỗ lực rất lớn của nhân dân LX nói chung và của Hồng Quân LX nói riêng thì có lẽ Đức và phe trục đã thống lĩnh thế giới.
    Mặc dù Mỹ và Anh có viện trợ cho LX máy bay, xe tăng, xăng dầu, thậm chí cả quân trang và lương thực, nhưng con số còn khiêm tốn với những nhu cầu khổng lồ của chiến tranh. Cả Anh và Mỹ đều lợi dụng sự cách biệt với chiến trường làm lợi thế khi tham gia cuộc chiến. Ngoài việc trục lợi từ cuộc chiến, Anh và Mỹ luôn ở trạng thái chờ cơ hội để làm ăn. Nếu nói rằng người Mỹ uýnh Nhật, Đức và phải trả giá bằng tổn thất ở các chiến trường Pearl Harbour, đổ bộ Normandy, chiến trường Philippines, Thái Bình Dương... thì cái mà họ đóng góp đâu có thay đổi được cục diện của cuộc chiến. Ngay cả việc thả hai trái bomb nguyên tử cũng vậy, họ ca ngợi tác dụng của chúng trong việc chấm dứt chiến tranh nhưng thực tế đâu phải vậy đâu. Bản thân nước Nhật đã bị kiệt quệ trong những năm cuối của chiến tranh. Khi mà khả năng hút nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho chiến tranh không còn nữa, với người Nhật, đó là sự chấm hết.
    Xét về mặt tài chính thì có lẽ đại chiến thế giới 2 đã đem lại cho người Mỹ một sự đổi đời ghê gớm. Nó biến nước Mỹ từ một nước vay nợ thâm căn cố đế thành một nước chủ nợ kếch xù. Trong danh sách những nước chủ nợ sau đại chiến thế giới hai thấy biến mất một số nước trong đó có Tây Ban Nha (khi nào rảnh tui sẽ bàn về vụ này cụ thể).
    Cho đến ngày nay, người Mỹ nói khá nhiều về vai trò của họ trong WWII nhưng bằng chứng để chứng minh lại không có nhiều. Nếu theo dõi kênh truyền hình History của Mỹ thì thấy những sự kiện mà người Mỹ ghi khắc vào lịch sử cuộc chiến không nhiều. Sự hiện diện của lính Mỹ trên các chiến trường không rõ nét nếu so với Hồng Quân LX. Bản thân người Mỹ cũng nói rất nhiều về Hồng Quân và vai trò của nó trong cuộc chiến. Tuy nhiên, nhiều lúc xem các phim tài liệu của Mỹ tôi có cảm giác đang theo dõi các mẩu chuyện vụn vặt mang tính Holywood. Cứ mỗi khi đến ngày D-Day, kênh truyền hình này lại đưa ra một vài cuốn phim tư liệu và tuyên truyền một cách khá đơn điệu. Tất nhiên, người Mỹ vẫn có quyền tự hào về việc mình làm bởi vì nói cho cùng họ vẫn là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến. Nếu so với Nga thì họ không bằng nhưng so với Anh, Úc, Pháp, Áo, và một loạt nước khác thì chẳng có nước nào hơn họ cả.
    Chuyện nói rằng người Mỹ có khả năng thực hiện 2 cuộc chiến tranh thì tôi thấy hơi nghi ngờ. Nếu nói đến các cuộc chiến tranh quy mô không lớn như ở Iraq thì không có gì đáng nói. Bản thân một nước nhỏ và nghèo như VN đã làm được chuyện này vào năm 1979. Với các cuộc chiến với số lượng lính tham chiến khoảng 1 - 200K thì nước Mỹ có khả năng thực hiện đồng thời 2 cuộc chiến (tất nhiên không thể kéo dài). Còn nếu quy mô cuộc chiến tầm cỡ như chiến tranh Triều Tiên hoặc VN thì nước Mỹ không thực hiện được. Thậm chí để duy trì cho một cuộc chiến tranh thôi cũng đủ làm chính phủ Mỹ điêu đứng. Mặc dù chiến tranh hiện đại cho phép giảm thiểu con số thương vong và tăng khả năng huỷ diệt, nhưng cái mục tiêu của các cuộc chiến tranh hiện đại không đơn thuần là sự tàn phá và cướp bóc trắng trợn. WWII và Cold War đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về các cuộc chiến tranh quy mô lớn và Vietnam war làm thay đổi quan điểm của Mỹ về các cuộc chiến tranh nhỏ, cục bộ. Ở Mỹ người ta thường bàn đến các học thuyết chiến tranh và sự lợi hại của nó. Nước Mỹ có một bộ máy tính toán cho các cuộc chiến tranh mà họ tham gia. Trong các tính toán của họ sẽ không sảy ra chiến tranh nếu như đáp số không thoả mãn yêu cầu của nước Mỹ.
    Một điều tôi thấy người Mỹ làm rất tốt đó là sự tuyên truyền, đánh bóng, và che dấu.
    ATB,
  5. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi thêm với. Các hàng viện trợ cho LX theo như mình đã được đọc ở đâu đó thì LX luôn phải trả tiền tươi bằng vàng ngay lập tức. Có vụ tàu chở vàng của LX để trả cho Anh-Mỹ bị Đức đánh đắm ở biển Bắc. Và sau này có những vụ trục vớt và tìm lại vàng. Nếu chuyện này có thật thì cũng phải xem lại cái gọi là viện trợ nhỉ. Các bác có thông tin về những vụ việc thế này không ạ ?
  6. vinhdalat

    vinhdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Chuyện LX phải trả bằng tiền tươi là có thật. Vụ đắm tàu cũng có thật nốt! Mỹ có viện trợ cho LX thật, nhưng chỉ phần nào thôi!Còn lại là bán!
  7. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    đây là trận đánh tiêu diệt tàu thiết giáp hạm Birsmarck của Đức bên QĐND
    Hải quân Đức và hải quân Anh vốn có những mối thù truyền kiếp. Từ chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh đã từng đau đầu vì chiến thuật đánh lẻ lợi hại của tàu chiến Đức: chúng thường ra khơi đơn độc, lặng lẽ tiếp cận các đoàn tàu Anh, đánh chìm vài chiếc rồi rút lui êm thấm. Người Đức vẫn duy trì chiến thuật này đến thế chiến II. Tháng 12 năm 1939, thiết giáp hạm của Đức, ?oĐô đốc Nam tước Phon Shpée?, trong một trận hải chiến, trước khi thúc thủ đã nhấn chìm 9 tàu chiến Anh với tổng trọng tải 50 ngàn tấn. Chỉ trong một thời gian ngắn, hải quân Đức với chiến thuật ?ođơn thương độc mã? đã tiêu diệt hơn 100 tàu chiến Anh. Dĩ nhiên, hải quân Anh không đời nào chịu ngồi bó tay nhìn tàu Đức tung hoành như vậy. Vào tháng 5-1941 đã diễn ra trận phục thù tạo nên cơn bão lửa trên Đại Tây Dương.
    Đầu tháng 5, được tin đoàn tàu vận tải Anh bắt đầu rời Hoa Kỳ chở hàng về nước, các thống chế Đức quyết định cử hai tàu đi đón đầu và tiêu diệt. Thiết giáp hạm Bi-xmác có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các tàu chiến hộ tống, còn tuần dương hạm Hoàng tử Oi-ghens sẽ xử lý các tàu hàng. Ngoài ra, hai tàu thiết giáp San-hót và Gnay-đê-nau đang neo đậu trong hải cảng Brét của Pháp (bấy giờ bị Đức chiếm đóng) sẽ sẵn sàng tiếp ứng cho hai tàu trên. Trong trường hợp cần thiết, quân Đức sẽ huy động lực lượng tàu ngầm trợ chiến. Chiến dịch này được đặt mật danh ?oCuộc tập trận trên sông Ranh? và được giữ tuyệt mật. Cẩn thận hơn, người Đức đã cho máy bay trinh sát đi do thám các căn cứ hải quân Anh và đặt nhiều trạm thông tin vô tuyến hoạt động hết công suất để đánh lạc hướng đối phương. Đích thân đô đốc Lu-ti-en, tư lệnh hải quân Đức chỉ huy chiến dịch và trực tiếp có mặt trên thiết giáp hạm Bi-xmác, chiếc tàu chiến lớn thứ nhì thế giới lúc đó, chỉ sau tàu Hút của Anh.
    Ngày 18-5-1941, Bi-xmác và Hoàng tử Oi-ghen rời cảng Cô-pen-ha-ghen tiến về phía eo biển Ban-tích. Ở đó, ngày hôm sau họ gặp tàu gốt-lan của Thụy Điển trung lập. Tưởng vô hại, nào ngờ, chính từ đây, chiến dịch mất dần tính chất bí mật. Thuyền trưởng tàu Gốt-lan đã điện về sở chỉ huy về việc xuất hiện hai tàu chiến Đức. Thông tin này được chuyển ngay về cho một nhân viên tình báo hải quân Thụy Điển. Anh chàng này trong lúc trò chuyện đã để lộ cho một người bạn là tùy viên hải quân Anh tên là Đan-hem. Đan-hem lập tức chuyển tin này về Luân Đôn với dấu ?othượng khẩn??
    Ngày 21-5, hai con tàu Đức đến vùng biển bô-pho và ra khơi Đại Tây Dương. Cũng ngày hôm đó, một chiếc máy bay trinh sát Anh bay ngang vùng biển bô-pho, dĩ nhiên là không tình cờ. Viên phi công đã chụp ảnh và báo cáo về cho bộ tư lệnh hải quân. Người Anh hiểu ra ngay ý đồ của hai tàu Đức. Từ hải cảng Ska-ra phlâu, căn cứ hải quân lớn nhất của Anh, phó đô đốc Hô-lân được lệnh ra quân trên siêu hạm Hút. Dẫn đầu hải đoàn gồm Hút, thiết giáp hạm Oen và sáu khu trục hạm. Đích thân tư lệnh Tô-vy chỉ huy một hạm đội gồm thiết giáp hạm King Gioóc-giơ V, hàng không mẫu hạm Víc-to-ry, 4 tuần dương hạm và 7 khu trục hạm tiến về phía bờ biển Tây Nam Ai-rơ-len. Như vậy, quân Anh đã giăng bẫy kỹ càng.
    19 giờ 22 phút ngày 23-5, tàu Xao-phoóc phát hiện Bi-xmác và Hoàng tử Oi-ghen ở khoảng cách 7 dặm. Chiếc tàu Anh khôn khéo nương trong sương mù không cho quân Đức trông thấy, đeo bám đối phương đồng thời báo cáo cho Tô-vy và Hô-lân về hướng di chuyển, tốc độ và tọa độ của hai tàu Đức. Sau đó tàu No-phoóc tiếp cận đối phương nhưng bị Bi-xmác bắn rát phải rút lui, tuy vậy đã kịp thông báo tình hình tàu Đức cho Tô-vy. Ông này ra lệnh cho tàu Xao-phoóc và No-phoóc tiếp tục đeo bám, còn hải đoàn của Hô-lân thì mở hết tốc lực thẳng tiến theo hướng Tây.
    Ngày 24, lúc 5 giờ 35 phút, tàu Hút nhìn thấy tàu Đức ngay chính diện. Hô-lân quyết định: Hút tấn công Hoàng tử Oi-ghen, Oen tấn công Bi-xmác. 17 phút sau, ở cự ly 12 dặm, hai tàu Anh bắt đầu khai hỏa. Hai tàu Đức chỉ nhằm vào mỗi tàu Hút bắn trả. Loạt đạn đầu của Hút không trúng tàu Hoàng tử Oi-ghen, còn tàu Oen thì tới loạt đạn thứ 6 mới bắn trúng tàu Bi-xmác. Phía quân Đức, loạt đạn thứ 2 của Bi-xmác đã trúng tàu Hút gây ra một đám cháy nhỏ. Khoảng 6 giờ, khi khoảng cách đôi bên chỉ còn 7 dặm, quân Anh quay ngang tàu để sử dụng tháp pháo đằng lái, nhưng ngay lúc đó, tàu Bi-xmác, bằng loạt đạn 360 ly, đã bắn trúng tàu Hút và làm nổ tung kho đạn trong khoang. Trong số 1.419 thủy thủ của tàu Hút, chỉ có 3 người được cứu sống!
    Sau khi đánh đắm Hút, tàu Bi-xmác quay sang bắn tàu Oen. 4 quả đạn 380 ly và 2 quả 203 ly đã phá hủy tháp đại pháo của tàu Oen. Để khỏi chung số phận với tàu Hút, tàu Oen thả khói mù chạy trốn.
    Tuy lập kỳ tích hạ siêu hạm Hút, nhưng Bi-xmác cũng bị hư hại đáng kể: một quả đạn Anh trúng phần mũi làm hỏng 4 máy, quả nữa trúng khoang chứa nhiên liệu khiến dầu chảy mất khá nhiều. 7 giờ 27 phút, đô đốc Lu-ti-en liên lạc với tổng hành dinh và được lệnh cho phép Bi-xmác về một trong những cảng Pháp, còn tàu Hoàng tử Oi-ghen vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tấn công đoàn tàu hàng.
    Cay cú vì bị mất tàu Hút, Bộ tư lệnh hải quân Anh lập tức điều động một lực lượng khổng lồ bổ sung cho cuộc săn tàu Bi-xmác. Lực lượng này gồm thiết giáp hạm Rốt-nây, hàng không mẫu hạm Ác Roi-an, tuần dương hạm Che-phin và một thiết giáp hạm từ cảng Ga-li-pha tới. Ngoài ra, một thiết giáp hạm và 4 khu trục hạm đang hộ tống đoàn tàu hàng từ Mỹ về Anh cũng được huy động tăng cường cho lực lượng này.
    18 giờ, Lu-ti-en bất ngờ ra lệnh quay sang bắn phá Xao-phoóc và No-phoóc, buộc hai tàu này phải tránh xa. Nhân cơ hội đó, tàu Hoàng tử Oi-ghen tách ra khỏi tàu Bi-xmác, tiếp tục hải trình đi tìm và diệt đoàn tàu hàng của Anh. Khoảng 23 giờ, 9 chiếc máy bay ném bom Uốt-phít và 5 chiếc tiêm kích Phun-ma từ hàng không mẫu hạm Víc-to-ry lợi dụng trời mưa, kéo đến tấn công Bi-xmác. Chỉ một quả bom trúng vỏ thép, không gây thiệt hại đáng kể, còn Bi-xmác thì bắn rơi 2 chiếc máy bay Phun-ma.
    Sau đó Bi-xmác khôn khéo thoát khỏi tầm kiểm soát của hải quân Anh và tiến về phía nước Pháp.
    Ngày 26, vào lúc 10 giờ 20, khi quân Anh tưởng đã hết hy vọng tìm thấy đối phương thì bất ngờ chiếc thủy phi cơ Anh ?oCa-ta-ly-na? nhìn thấy Bi-xmác ở vùng biển cách đất Pháp chừng 690 dặm. Bộ tư lệnh hải quân Anh hiểu rằng sẽ rất khó đuổi kịp nếu không cầm chân nó lại. Phi đội trên hàng không mẫu hạm Ác Roi-an được giao nhiệm vụ này. 15 chiếc máy bay ném bom, bất chấp thời tiết xấu, đã xuất trận và ráo riết tấn công mục tiêu. Một trái bom rơi trúng tàu Bi-xmác đã làm hư hỏng một bộ phận điều khiển. Lu-ti-en quả đã tiên đoán đúng! Lúc này, các tàu Anh đã gần cạn nhiên liệu, nếu không có quả bom ?ođịnh mệnh? ấy, hẳn quân Anh đã phải bỏ dở cuộc săn này. Tuy nhiên, dù phần lái có bị trục trặc, Bi-xmác vẫn lợi dụng bóng đêm tiếp tục lẩn trốn.
    Chẳng may, hồi 1 giờ 20 phút sáng 27-5, Bi-xmác bất ngờ chạm trán với khu trục hạm Pi-ô-run. Chiếc tàu nhỏ này không có đại pháo nhưng đã bắn nát Bi-xmác bằng đạn 120 ly. Nhìn thấy luồng lửa đạn, các tàu Anh xúm vào trợ lực cho Pi-ô-run. Hai trái ngư lôi bắn trúng tàu Bi-xmác. Chiếc thiết giáp hạm khổng lồ khựng lại. Bờ biển Pháp lúc này chỉ còn cách không đầy 400 dặm. 8 giờ 47 phút, tàu King Gioóc-giơ V và tàu Rô-nây chính thức tham chiến. Rô-nây phóng một loạt ngư lôi. Chỉ hai phút sau, Bi-xmác bắt đầu giáng trả những đòn quyết liệt. Lúc bấy giờ trong khu vực xảy ra trận đánh, tình cờ có mặt một chiếc tàu ngầm Đức. Tàu ngầm này vừa mới tham gia một chiến dịch khác về ngang qua đây, đạn dược hết nhẵn nên đành ?ogiương mắt? nhìn hai bên quyết chiến mà không giúp gì được cho Bi-xmác. Đến 10 giờ, Bi-xmác hết đạn, còn King Gioóc-giơ V và Rô-nây hết nhiên liệu. Tô-vy ra lệnh cho tuần dương hạm Đô-sơ-xi-a tiếp tục bắn phá Bi-xmác.
    Được lệnh của Tô-vy, Đô-sơ-xi-a tiến lại gần Bi-xmác bấy giờ đang im như chết, nã hai trái ngư lôi vào hông phải. Sau đó, như trong một cuộc tập trận, Đô-sơ-xi-a quành qua bên hông trái nã tiếp một trái nữa. Bên tàu Bi-xmác, Lu-ti-en ra lệnh cho thủy thủ đoàn đặt chất nổ vào khoang máy và chuẩn bị rời tàu, còn ông ta và thuyền trưởng sẽ ở lại trong đài chỉ huy để cùng chết với con tàu. Nhưng tàu Bi-xmác không chịu nổi sự công phá dữ dội của quân Anh, đã chìm sớm hơn dự kiến của đô đốc Lu-ti-en. 10 giờ 36 phút ngày 27-5-1941 là thời khắc cuối cùng.
    Kết thúc cuộc chiến, tàu Đô-sơ-xi-a và tàu Mao-ri vớt được 110 thủy thủ Đức, chiếc tàu ngầm kia cứu được 3 người nữa. Lúc ra khơi, tàu Bi-xmác mang theo trên mình 2403 sĩ quan và thủy thủ
    Ghê thật , tụi Đức cũng đánh lì lắm chứ đâu thua LX
  8. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy lập luận của bạn trong việc Đức tập trung đánh Anh không chặt chẽ lãm . Nếu như tập trung đánh Anh thì Đức cũng sẽ phải tập trung tiềm lực vào xây dựng Hải Quân chứ không chỉ chăm chăm vào sản xuất xe tăng hay trang bị cho bộ binh . Lúc đấy lượng tầu chiến , tầu trở quân sẽ nhiều hơn con số mà họ có lúc đó . Bạn chỉ nêu lên những khả năng về việc có nhiều quân và xe tăng ...sao lại bỏ qua khả năng có nhiều thêm Tầu chiến .
    Tuy nhiên dẫu sao việc có 1 Hạm Đội áp đảo được hạm đội giầu kinh nghiệm của người Anh là điều khó khăn . Điều đấy có lẽ sẽ làm Đức kiệt quệ sau khi chiếm được ANh và không còn đủ sức vươn tới các nước khác . Và việc chuận bị cho hạm đội đó cũng làm giảm đi tính chớp nhoáng của Blitzkrieg . Thế cho nên việc tập trung đánh Anh bị bỏ ngỏ .

    Không thể xảy ra, lý do là để đánh Anh, Hitler cần hơn 1,500,000 quân, số quân đó chất lên bao nhiêu tàu bác nhỉ , số tàu đó cần bao nhiêu khu trục hạm bảo vệ bác nhỉ , thời điểm 1940 Đức còn bao nhiêu tàu bác nhỉ , đó là chưa kể máy bay Đức hộ tống bác nhỉ
    Thế bác có biết át chủ bài của Hải quân Đức, Bismarck bị hải quân Anh đánh đắm tháng 8/1940 ? Chị em song sinh của nó là Tirpitz phải kéo đi... trốn không ? Bác có biết phần lớn hải quân Đức bị chìm ở Narvirk không ? Dù Hitler có 10,000,000 quân hay 100,000 xe tank cũng đâu thể cho từng ấy con người bơi qua eo Manche, hay xây cầu phao. Giả thiết thì phải thực tế, chứ vậy hóa ra cãi cùn
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nếu Nhật thua thì anh bảo là đấy là do xa quá Nhật không đủ hậu cần tiếp tế chứ Nga chẳng giỏi giang dek gì. Lúc đó các chú sẽ lại sồn sồn lên bảo là do hồng quân oai hùng đánh thắng Nhật chứ không phải do khoảng cách địa lý. Ở đây chú có thấy tự mâu thuẫn với mình không?
    [/QUOTE]
    Hitler cần Nhật ? Cần lợi dụng Nhật phá rối hậu phương của LX thôi, Hậu phương của LX có hai chỗ, thứ nhất là vùng Baku, Kavkaz, thứ hai là vùng Siberia với Vladivostok, giỏi lắm thì Nhật lao vào Vladivostok thôi, làm gì mà dám hành quân đến Kavkaz ? Nhật cũng tính cả rồi, tưởng nó không cay vụ Khalkin Gol à ? Mà công nhận bọn này là quỷ thật, Nhật thích Châu Á hơn... mí lị Nhật nghĩ hạ quách anh Ấn Độ (trận Imphal), tìm đường qua Trung Đông rồi vòng lên đánh Kavkaz, chả anh nào dài mà chạy qua Siberia cả, "xăng đông cứng thì sao"
    Còn một chỗ nữa để qua Kavkaz đó là qua Suez, nhưng thanks to Monty and his rats
    Mà khoan, một đội quân giỏi là một đội quân biết tận dụng triệt để ưu thế địa hình, thời tiết, có gì đáng xấu hổ nào ? Những trận đánh ở Kiev, Smolensk, Minsk đành rằng là tự sát nhưng cũng phần nào kéo quân Đức vào mùa đông . Kế hoạch Barbarossa ghi rõ là 6-8 tuần dứt điểm Moskva, vậy thì phá kệ hoạch nó đã là giỏi rồi
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Còn ngay trong WW2 quân Nhật đã tiến xuống tận Singapore rồi, nó cách Nhật bao xa nhỉ?
    [/QUOTE]
    Anh này lại đùa, Nhật đi từ Sài Gòn, xuyên qua Campuchia vào, rồi cánh hai từ Thái Lan, chứ chẳng nhẽ bọn í xuất phát từ Tokyo, hay em nhầm ?
    Trở lại, bản đồ vùng Tây Bá Lợi Á có bao nhiêu thành phố, em đếm đc có Vladivostok và Sakhalin, ừ cứ cho Nhật đi đc giỏi lắm 2,000 km, rồi sao tiếp tế, không khéo đánh xong Đức, đi về phía Đông quân LX lại gặp toàn thịt đông ngày Tết
    Các bác nhớ lại, 1941 chứ không phải 2006 nhá. Sau CTTG II, LX mới bắt đầu xây dựng về phía Đông
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:. Anh đâu có nói đến việc quân đội Nhật tận dụng nhà máy và công nhân Nga đâu mà chú đã vội lo. Dù họ hoàn toàn có thể làm được điều đó. Chú xem cách người Nhật đối xử với tù binh đồng minh thì biết nhá. Tuy nhiên anh không bàn đến vấn đề đấy ở đây. Mục đích chính chỉ cần phá hủy tiềm lực công nghiệp của Nga kia mà. Khi dạ dày bị cắt thì tự khắc Nga sẽ đứt.
    [/QUOTE]
    Nhà kho của LX cũng chả phải Siberia đâu, còn cả Kavkaz, Trung Á, mà khi Đức tuyên chiến, ở quân khu phía Đông chưa tổng động viên
    Em đang tưởng tượng cả triệu quân Nhật đi bộ, và ô tô xuyên Tây Bá Lợi Á, đi đến đâu dân Nga ngố đốt đến đó, chuyển từ từ xuống Trung Á, rồi dừng ở một thành phố nhỏ nào đó, ở đấy có cỡ 1 tập đoàn quân LX và địa phương quân trang bị áo ấm, dăm khẩu súng chống tank, vài con máy bay cổ lỗ xỉ, và vài chiếc BT-5/7, đối mặt với họ là cỡ 700,000 quân Nhật lạnh cóng và bệnh hoạn, quân Nhật sợ hãi trú gần đó, quân Nga ngố phản công, Nhật hốt hoảng từ Trung Á gọi dây về sân bay gần nhất ở.... Tannu Tuva , vèo, vài chiếc cất cánh và không trở lại.... Kết quả sao tự biết, ấy là em chưa nói đến khả năng chiếm đóng, chẳng lẽ anh thực sự nghĩ nhà máy của Nga nằm trong Siberia ? Mà có ở đó cũng là vật liệu dễ di chuyển
    [/QUOTE]
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Duyhau chỉ là chưa nói hết ý thôi, không phải là không chặt chẽ đâu. Đức sở dĩ thành công rực rỡ là vì táo bạo, bất ngờ và thần tốc, ngồi yên mà xây dựng hải quân thì mất hết cả 3 yếu tố trên rồi, khó mà đánh thắng Anh lắm. Đóng tàu, chuẩn bị lực lượng là thể hiện ý muốn đánh ăn chắc không phải là 1 kế họach liều lĩnh táo bạo mà đối thủ không ngờ tới ---> không gây bất ngờ được cho Anh đâu. Thời gian để xây dựng 1 hải quân có thể thách thức được hải quân Anh khá lâu đấy (khoảng 2 năm là ít nhất ), Anh đóan được ý đồ sẽ chuẩn bị sẳn thiên la địa võng chờ Đức đến, như thế thì Đức khác nào để mất thế chủ động vào tay Anh, Mỹ. Chưa kể còn có Liên Xô ở sau lưng Đức, khó có thể khẳng định được là LX sẽ ngồi yên mà nhìn Đức thịt Anh. Nói tóm lại diễn biến trong thế chiến thứ 2 không phải là ngẫu nhiên đâu, tất cả đều có những sự tính toán lợi hại tỉ mỉ, khó có thể giả sử khác đi được.
  10. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    các bác cứ nói về Blitzkrieg nhưng nó là cái gì thì em thấy bên wikipedia có nói về cái này như sau
    Blitzkrieg là chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, hay đánh nhanh thắng nhanh, của học thuyết quân sự Đức. Trong tiếng Đức, "Blitzkrieg" là một từ ghép, blitz-krieg, có nghĩa là cuộc chiến tranh chớp nhoáng, mà trong cuộc chiến tranh đó hành động tấn công căn bản là dùng khối lượng xe tăng thật lớn với sự yểm hộ của phi cơ thọc sâu một cách táo bạo vào trung tâm của đối phương. Đây là chiến thuật quân sự mà quân đội phát xít Đức đã sử dụng trong Đệ nhị thế chiến.
    Trong Đệ nhị thế chiến, quân đội phát xít Đức từ trước khi tấn công vào Liên Xô đã có kinh nghiệm chiến đấu trên các chiến trường khắp châu Âu trong hai năm: Pháp, Bỉ, Hà Lan và một số nước khác. Các cuộc chiến tranh ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và nhất là cuộc chiến tranh chống Ba Lan vào tháng 9 năm 1939 đã khẳng định trong điều kiện chiến tranh với một kẻ địch yếu thì những hình thức tiến hành chiến dịch mà quân đội Hitler đề ra ngay từ hồi đó (tháng 9 năm 1939) theo chiến thuật Blitzkrieg là rất hợp lý.
    Sự phát triển
    Đệ nhất thế chiến (1914?"1918) là một quá trình phát triển của chiến thuật của quân Đồng Minh trong việc sử dụng một khối lượng lớn bộ binh để tấn công sau một thời gian bắn phá mãnh liệt, nhưng do hiệu quả của pháo binh lúc đó còn thấp và quân Đức có thể chuyển sang chiến thuật phòng ngự trận địa kiên cố. Các năm 1916?"1918 quân Đức bố trí đội hình chiến đấu thành từng toán, nên quân đội Anh ?" Pháp phải trang bị rất nhiều phương tiện hỏa lực để gây tổn thương cho bộ binh và kị binh càng nhiều càng tốt. Nhưng cũng trong cuộc chiến tranh này, sự xuất hiện của hai loại phương tiện chiến tranh mới đã làm thay đổi nhiều trong các học thuyết chiến tranh sau này: xe tăng thiết giáp và máy bay có vũ trang. Thứ nhất, chúng trở nên bất khả xâm phạm với các loại vũ khí bộ binh và có sức cơ động chiến đấu rất cao. Các ưu điểm này đã thay đổi toàn bộ về cách thức tiến hành chiến tranh.
    Sau chiến tranh, nhiều ý kiến tập trung vào phát triển các loại phương tiện chiến tranh mới đã này được đề xuất; đồng thời cũng có các nghiên cứu về chiến thuật chiến đấu của các phương tiện đó trong sự phối hợp với các binh chủng khác. Các phương tiện chở máy bay trên biển cũng được phát triển để có thể đưa máy bay chiến đấu đến gần lãnh thổ đối phương hơn, và dần dần giảm nhu cầu trang bị pháo hạm tầm xa. Tại Nga, vì đất rộng nên sự xuất hiện của các đơn vị bộ đội nhẩy dù đã đem lại cho bộ binh những sức cơ động chiến đấu mới, và các hạm đội lớn có nhiều xe tăng hạng nhẹ với tốc độ nhanh đã được hình thành để tăng cường sức cơ động của bộ binh. Ở Anh, dù ngăn cách với châu Âu bằng biển Manche, nhưng người ta cũng phát triển những đơn vị được trang bị "bộ binh thiết giáp" hay "bộ binh xe tăng" để hỗ trợ cho bộ binh bằng sự yểm hộ trực tiếp của hỏa lực xe tăng. Chính vì thế mà xe tăng hạng nhẹ được chế tạo nhiều để thay thế cho kị binh đã tỏ ra lỗi thời.
    Các quân đội khác như Pháp và Ba Lan vẫn dùng lý luận chiến tranh trận địa lỗi thời: xây dựng hệ thống phòng ngự công sự với những bãi mìn (như ở trong chiến lũy Ma-gi-nô). Mặc dù có trang bị nhiều bunker bằng bê-tông và pháo binh hạng nặng, chiến thuật phòng ngự này tỏ ra quá yếu trong chiến tranh hiện đại. Còn quân đội Ba Lan thì thậm chí vẫn còn phát triển kị binh.
    Quân đội Đức sau chiến tranh, bỏ lại những khó khăn hạn chế của một nước bại trận, đã tập trung vào việc phát triển lý luận quân sự mới. Kéo theo là sự phát triển nhanh chóng của xe tăng và máy bay tấn công loại mới cho quân đội, chủ yếu dựa trên lý luận của nhà quân sự người Anh Basil Liddell Hart đã được phổ biến rộng rãi trong thời hậu chiến.
    Trong đầu thập niên 1920, tướng Đức Hans von Seeckt, đứng đầu quân đội Đức lúc đó, đã viết rằng đóng vai trò quyết định những cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ thuộc về các lực lượng tấn công nhỏ hơn nhưng có trang bị hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, với sự yểm hộ hiệu quả của một lực lượng không quân tấn công mạnh. Tướng Đức Heinz Guderian, được bổ nhiệm chủ nhiệm trường xe tăng Nga-Đức ở Ca-dan, đã thu thập được nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện chiến đấu trên chiến trường Nga và có nhiều đóng góp trong việc dứt bỏ hẳn những gì rơi rớt lại của cuộc đại chiến thế giới I mà nước Đức đã là nước bại trận.
    Guderian đã dùng những tư tưởng của Lidell-Hart với những ý tưởng phát triển mới, và sau này đã có vài năm để hoàn thiện chúng trên thực tế huấn luyện chiến đấu.
    Chính những tư tưởng của Guderian lại được sự hậu thuẫn của Hitler vì chiến tranh được coi là một phương tiện cần thiết để tiến tới bá chủ thế giới. Giới cầm quyền Đức gấp rút tái trang bị và tái vũ trang quân đội theo hướng quân phiệt hóa mọi hoạt động xã hội.
    Hitler và hiểu rõ sự khác biệt giữa cuộc chiến tranh sắp tiến hành so với cuộc chiến tranh đã qua, và đã đạt được những kỳ tích trong việc vượt qua những khó khăn của một nước thua trận để xây dựng lại nền công nghiệp quốc phòng. Chính trong môi trường này, những ý tưởng của Guderian tìm được mảnh đất màu mỡ để phát triển. Với sự ủng hộ của Hitler, công nghiệp xe tăng đã chế tạo rất nhiều xe tăng nhỏ và xe thiết giáp tốc độ cao để trang bị cho bộ binh, và lực lượng này phát triển hết sức nhanh. Guderian đã trở thành một sư đoàn trưởng xe tăng của sư đoàn xe tăng Con Báo đầu tiên và, năm 1938, trở thành Quân đoàn trưởng của Quân đoàn xe tăng Con Báo của Đức, sau đó trở thành tư lệnh của lực lượng cơ động chiến đấu Đức, trực tiếp dưới quyền Tổng tư lệnh Hitler. Với những kinh nghiệm của Guderian và trang bị rất tốt và hiện đại, quân đội Đức đã sẵn sàng tiến hành chiến thuật "Chiến tranh chớp nhoáng" trên chiến trường

    Không thể xảy ra, lý do là để đánh Anh, Hitler cần hơn 1,500,000 quân, số quân đó chất lên bao nhiêu tàu bác nhỉ , số tàu đó cần bao nhiêu khu trục hạm bảo vệ bác nhỉ , thời điểm 1940 Đức còn bao nhiêu tàu bác nhỉ , đó là chưa kể máy bay Đức hộ tống bác nhỉ
    Thế bác có biết át chủ bài của Hải quân Đức, Bismarck bị hải quân Anh đánh đắm tháng 8/1940 ? Chị em song sinh của nó là Tirpitz phải kéo đi... trốn không ? Bác có biết phần lớn hải quân Đức bị chìm ở Narvirk không ? Dù Hitler có 10,000,000 quân hay 100,000 xe tank cũng đâu thể cho từng ấy con người bơi qua eo Manche, hay xây cầu phao. Giả thiết thì phải thực tế, chứ vậy hóa ra cãi cùn
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nếu Nhật thua thì anh bảo là đấy là do xa quá Nhật không đủ hậu cần tiếp tế chứ Nga chẳng giỏi giang dek gì. Lúc đó các chú sẽ lại sồn sồn lên bảo là do hồng quân oai hùng đánh thắng Nhật chứ không phải do khoảng cách địa lý. Ở đây chú có thấy tự mâu thuẫn với mình không?
    [/QUOTE]
    Hitler cần Nhật ? Cần lợi dụng Nhật phá rối hậu phương của LX thôi, Hậu phương của LX có hai chỗ, thứ nhất là vùng Baku, Kavkaz, thứ hai là vùng Siberia với Vladivostok, giỏi lắm thì Nhật lao vào Vladivostok thôi, làm gì mà dám hành quân đến Kavkaz ? Nhật cũng tính cả rồi, tưởng nó không cay vụ Khalkin Gol à ? Mà công nhận bọn này là quỷ thật, Nhật thích Châu Á hơn... mí lị Nhật nghĩ hạ quách anh Ấn Độ (trận Imphal), tìm đường qua Trung Đông rồi vòng lên đánh Kavkaz, chả anh nào dài mà chạy qua Siberia cả, "xăng đông cứng thì sao"
    Còn một chỗ nữa để qua Kavkaz đó là qua Suez, nhưng thanks to Monty and his rats
    Mà khoan, một đội quân giỏi là một đội quân biết tận dụng triệt để ưu thế địa hình, thời tiết, có gì đáng xấu hổ nào ? Những trận đánh ở Kiev, Smolensk, Minsk đành rằng là tự sát nhưng cũng phần nào kéo quân Đức vào mùa đông . Kế hoạch Barbarossa ghi rõ là 6-8 tuần dứt điểm Moskva, vậy thì phá kệ hoạch nó đã là giỏi rồi
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Còn ngay trong WW2 quân Nhật đã tiến xuống tận Singapore rồi, nó cách Nhật bao xa nhỉ?
    [/QUOTE]
    Anh này lại đùa, Nhật đi từ Sài Gòn, xuyên qua Campuchia vào, rồi cánh hai từ Thái Lan, chứ chẳng nhẽ bọn í xuất phát từ Tokyo, hay em nhầm ?
    Trở lại, bản đồ vùng Tây Bá Lợi Á có bao nhiêu thành phố, em đếm đc có Vladivostok và Sakhalin, ừ cứ cho Nhật đi đc giỏi lắm 2,000 km, rồi sao tiếp tế, không khéo đánh xong Đức, đi về phía Đông quân LX lại gặp toàn thịt đông ngày Tết
    Các bác nhớ lại, 1941 chứ không phải 2006 nhá. Sau CTTG II, LX mới bắt đầu xây dựng về phía Đông
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:. Anh đâu có nói đến việc quân đội Nhật tận dụng nhà máy và công nhân Nga đâu mà chú đã vội lo. Dù họ hoàn toàn có thể làm được điều đó. Chú xem cách người Nhật đối xử với tù binh đồng minh thì biết nhá. Tuy nhiên anh không bàn đến vấn đề đấy ở đây. Mục đích chính chỉ cần phá hủy tiềm lực công nghiệp của Nga kia mà. Khi dạ dày bị cắt thì tự khắc Nga sẽ đứt.
    [/QUOTE]
    Nhà kho của LX cũng chả phải Siberia đâu, còn cả Kavkaz, Trung Á, mà khi Đức tuyên chiến, ở quân khu phía Đông chưa tổng động viên
    Em đang tưởng tượng cả triệu quân Nhật đi bộ, và ô tô xuyên Tây Bá Lợi Á, đi đến đâu dân Nga ngố đốt đến đó, chuyển từ từ xuống Trung Á, rồi dừng ở một thành phố nhỏ nào đó, ở đấy có cỡ 1 tập đoàn quân LX và địa phương quân trang bị áo ấm, dăm khẩu súng chống tank, vài con máy bay cổ lỗ xỉ, và vài chiếc BT-5/7, đối mặt với họ là cỡ 700,000 quân Nhật lạnh cóng và bệnh hoạn, quân Nhật sợ hãi trú gần đó, quân Nga ngố phản công, Nhật hốt hoảng từ Trung Á gọi dây về sân bay gần nhất ở.... Tannu Tuva , vèo, vài chiếc cất cánh và không trở lại.... Kết quả sao tự biết, ấy là em chưa nói đến khả năng chiếm đóng, chẳng lẽ anh thực sự nghĩ nhà máy của Nga nằm trong Siberia ? Mà có ở đó cũng là vật liệu dễ di chuyển
    [/QUOTE]
    [/quote]

Chia sẻ trang này