1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những sai lầm của vua Quang Trung

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tieulong832003, 09/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuro_ai

    kuro_ai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Hơ nhà Thanh tốt bụng ghê nhỉ
  2. NGVANPHU

    NGVANPHU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi Quang Trung về quân sự ,chính trị đều là người rất tài ba,những việc ông làm đọc lại kịch sử đều thấy là những điều được suy xét kỹ,chỉ tiếc là ông không có đủ thời gian để xây dựng được một xã hội kiểu mới và dẹp hết bọn cường bạo bên ngòai,khi ông chết đi người kế vị không đủ tầm lãnh đạo nên những cải cách của ông lại chính là con dao chí mạng cho chính Tây Sơn,sử chép cuối triều Tây sơn nạn mua quan bán tước tràn lan,dân còn khổ hơn cả những đời trước,.....Bản thân Quang Trung ý thức rất rõ mối nguy từ Nguyễn Ánh trước khi chết ông còn nhắc nhở cân thần "làm đám tang sơ sài,dời đô về Nghệ An,nếu không quân Nam mà vào là các ngươi không còn đất chôn thây".
    Sai lầm lớn nhất của Quang Trung theo tôi :
    1 .Ngài đã bỏ trưởng mà lập thứ nên lọan từ trong lọan ra.
    2 .Mâu thuẫn giữa anh em Quang Trung làm lòng người không biết dựa vào ai,có rất nhiều tướng giởi của Tây Sơn về theo Nguễn Ánh là minh chứng.
    3 .Tầng lớp tướng lĩnh phe cánh nghi ngờ lẫn nhau và thực sự không có ai là đối thủ của Nguễn Ánh.
    Nói chung ít nhất Quang Trung phải sống thêm trên 10 năm nữa ,đánh Đông dẹp Bắc diệt hết kẻ thù và cho đào tạo một lớp hòang thân quốc thích đông đảo làm chổ dựa thì may ra triều Tây Sơn mới tồn tại nổi.
  3. TCM

    TCM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Curo_ai,
    Nhà Thanh không có tốt một chút nào cả, ngàn đời thằng Trung quốc không bao giờ tốt (nhạy cảm quá). Nhưng vì quan hệ láng giềng, vì thế mà nước ta có chính sách ôn hoà với Trung Hoa,
    Bác phải hiểu chữ "Chư hầu" là gì chứ?
    Ngvanan;
    Việc chọn thứ hay trưởng không phải là vấn đề lớn, thằng nào giỏi thì được lên lãnh đạo,
    Có thể trong cách dùng người tài của Quang Trung sai,
    lúc hoạn nạn thì cùng nhau chiến đấu một lòng,
    nhưng lúc thành công thì có ý khác, thế nên các tướng không phục, chỉ thế mà tan thôi.
    Quang Trung hưởng lộc không lâu và bị chết, việc củng cố nội bộ chưa hoàn thiện.
    Mà các bắc đi tranh luận toàn chuyện cũ rách nát, những chuyện mới nóng hổi cần bàn, sao không bàn vậy, có khi còn lợi ích hơn là nói chuyện tích cũ.
  4. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng đóng góp một đôi dòng. tôi có ý nghĩ là vua quang trung lâm bệnh và chết bất ngờ nên không kịp sắp xếp đại sự. những sắp xếp được cho là của vua quang trung có lẽ là do triều thần sắp đặt sau khi nhà vua qua đời. tôi có suy nghĩ này dựa trên sự kiện người kế vị là cảnh thịnh. một vị vua không đủ khả năng. trong khi đó khả năng xét người và dùng người của nhà vua là chưa từng có ai có thể so sánh. trong phép quyền mưu của nhà vua là vô cùng. Vì vậy việc phế lập thái tử là không có ai đoán được ý nhà vua. rủi thay cơ trời lại bắt nhà vua phải chết bất ngờ trong khi mọi việc đang dang dỡ. cả nội trị, ngoại bang và quan trọng nhất là đào tạo người kế vị xứng đáng
  5. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    tiện thể nói luôn về nanh vuốt của nhà vua: hàng tướng soái một mình bình định một cõi chỉ có nguyễn hữu chỉnh và ngô văn sở. tầm hai người này có thể xem như nguỵ diên dưới trướng khổng minh. kế đến là các võ tướng còn lại. về văn thì có nguyễn thiếp, ngô thì nhậm. tầm của nhà vua là tầm của người khai sáng mở cõi. ít nhất cũng sánh ngang lưu bang, hốt tất liệt. lưu bang dùng hàn tín thì vua ta có chỉnh, sở. lưu bang có trần bình trương lương, thì vua ta chẳng kém chổ nào với ngô thì nhậm. vua ta có dũng của hạng võ và phong độ đế vương của cả lưu bang. tiếc thay vận nước chưa hùng.
  6. Trekbike

    Trekbike Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Sử VN àh??
    ***** nói với cụ Hưu
    Thằng Lê(*) viết sử xem chèo còn hơn

    (*)phan huy lê
    Ha...ha...
  7. perfect_talker

    perfect_talker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
  8. 10con3

    10con3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Thú thực, đọc mấy bài bác viết tớ thấy kiến thức của bác còn nhiều hạn chế, nhất là mảng tranh đoạt trong cung đình và mảng tâm lý con người.
    Tớ chỉ gợi mở vấn đề thế thôi, không tranh luận nhiều. Dẫn cho bác 1 VD : tương truyền là vua Tự Đức rất sợ mẹ, ông vua này lên ngôi khi đã 18 tuổi.
    Mà thôi, thay vì tranh luận 1-2 chi tiết nhỏ, ta cùng nhau làm sách LS đưa lên mạng có hơn không nhỉ ! Chúng tớ đang đưa sách LS và quân sự lên mạng ở trang quansuvn.net. Anh em ghé vào xem nhé.
    [[/quote]
    Đúng là trong lịch sử có rất nhiều ông vua sợ mẹ. Nhưng đó đa phần là những vị vua lên ngôi từ khi còn nhỏ. Có thái hậu nhiếp chính, thực quyền bị thái hậu cướp sạch nên hãi là phải rồi. Chứ các ông vua lên ngôi khi đã trưởng thành, lông cánh đầy đủ thì ko bao giờ để chuyện đó xảy ra. Trừ khi bà mẹ đó là loại cực kì ghê gớm và có 1 thế lực hậu thuẫn vô cùng lớn khiến ngay cả vua cũng phải e ngại. Ở đây anh em Nguyễn Nhạc xuất thân bình dân, tự mình gây dựng cơ đồ. Thái hậu thủy chung vẫn chỉ là 1 bà mẹ nông thôn tam tòng tứ đức thì tuyệt đối ko có 1 chút khả năng nào có thể đe dọa được nhà vua. Tình mẫu tử quả là quan trọng nhưng nếu mà động chạm đến quyền lợi trực tiếp (ngai vàng) thì chẳng ông vua nào chụi chấp nhận đâu. Hiếu thảo ở đây chỉ là ở chỗ chăm lo, săn sóc chứ ko phải là phục tùng, nghe lệnh. Trong cuộc chiến giành ngôi việc em giết anh, con giết cha ko phải là hiếm. Thì một bà thái hậu ko quyền ko lực sao đủ khả năng mà ngăn được 1 cuộc chém giết huynh đệ tương tàn đây.
    [/quote]
  9. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Đúng là trong lịch sử có rất nhiều ông vua sợ mẹ. Nhưng đó đa phần là những vị vua lên ngôi từ khi còn nhỏ. Có thái hậu nhiếp chính, thực quyền bị thái hậu cướp sạch nên hãi là phải rồi. Chứ các ông vua lên ngôi khi đã trưởng thành, lông cánh đầy đủ thì ko bao giờ để chuyện đó xảy ra. Trừ khi bà mẹ đó là loại cực kì ghê gớm và có 1 thế lực hậu thuẫn vô cùng lớn khiến ngay cả vua cũng phải e ngại. Ở đây anh em Nguyễn Nhạc xuất thân bình dân, tự mình gây dựng cơ đồ. Thái hậu thủy chung vẫn chỉ là 1 bà mẹ nông thôn tam tòng tứ đức thì tuyệt đối ko có 1 chút khả năng nào có thể đe dọa được nhà vua. Tình mẫu tử quả là quan trọng nhưng nếu mà động chạm đến quyền lợi trực tiếp (ngai vàng) thì chẳng ông vua nào chụi chấp nhận đâu. Hiếu thảo ở đây chỉ là ở chỗ chăm lo, săn sóc chứ ko phải là phục tùng, nghe lệnh. Trong cuộc chiến giành ngôi việc em giết anh, con giết cha ko phải là hiếm. Thì một bà thái hậu ko quyền ko lực sao đủ khả năng mà ngăn được 1 cuộc chém giết huynh đệ tương tàn đây.
    [/quote]
    [/quote]
    Bác có biết mẹ vua Tự Đức là ai ko ? Ngày xưa các bậc vua lập phi, lập hậu đều chọn từ trong số con nhà quý tộc, quan tước, danh gia vọng tộc cả. Như vậy bản thân vị thái hậu này đã có một gia đình nhà ngoại khá mạnh để dựa rồi. Thêm nữa Tự Đức là một con người nhu nhược, làm việc thiếu quyết đoán, suốt ngày sống trong cung, chưa được làm gì. Chứ nếu đã lập phủ riêng, được tham chính thì sẽ ko có chuyện phải khép nép, lúc nào cũng nơm nớt nghe lệnh mẹ vô điều kiện đâu, có chăng chỉ là trường hợp cá biệt.
    Còn mẹ của anh em họ Nguyễn là ai, đó là 1 người đàn bà quê mùa thậm chí chữ cũng chưa chắc đã biết , làm gì có cái gì mà đòi ảnh hưởng , tranh đoạt. Anh em Tây Sơn lại càng ko phải những thằng nhóc con cả đời bám váy mẹ, họ đều là những mãnh tướng từng vào sinh ra tử.
    Đem so hai bà mẹ như vậy, hai đứa con như thế với nhau mà đánh đồng được thì em cũng chụi bác
  10. hung178

    hung178 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Cái sợ của Tự Đức là cái sợ của người con hiếu thảo khi làm mẹ mình không vừa lòng thôi. Bà Tự Dụ là tấm gương về tam tòng tứ đức, bà không can thiệp vào công việc quốc gia đại sự mà chỉ nhắc nhở, "mắng" khi ông này không làm tròn bổn phận của vua một nước thôi, sợ kiểu này ( gọi là hiếu thảo mơi đúng) thì vua chúa cũng nhiều.
    "Sợ" đúng nghĩa là bà thái hậu can dự vào triều chính, có thể đe doạ đến ngai vàng của ông vua cơ như kiểu Quang Tự sợ Từ Hy ấy.
    Quay lại chuyện anh em Nhạc Huệ, khi Huệ nam chinh bắc phạt thì Nhạc có giữ cô em dâu lại QN để không làm vướng chân người ra trận, nghe dân đồn là Nhạc cũng tí táu tỉ mẻ với em dâu, nên cũng là 1 lý do để Huệ bật và sau này không lập con trưởng làm thái tử.

Chia sẻ trang này