1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những sai lầm quân sự của Hitler

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi X_3winofall, 17/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Phân tích của Mr.Hoang rất đúng. Tuy nhiên phải nói sai lầm lớn nhất của Đức là không nhịn được LX đòi ngồi ngang hàng ăn chia nên đã xé hợp tác và tấn công LX. Không một nước nào dù mạnh đến đâu có thể kiểm soát hết cái lảnh thổ vĩ đại ấy. Càng tiến sau vào LX càng để lại cái đuôi dài lê thê. Tập trung quân vào một mũi thì sợ hở cánh và bị bao vây. đánh nhiều mủi thì dàn quân quá mỏng. Ngoài người bản xứ không có ai có thể kiểm soát đất nước nầy. Tương lai nếu TQ biến thành siêu cường thì không biết. TQ nếu là siêu cường họ có thể lập một đạo quân kiến. vị trí địa lý khá đặc biết có thể giúp TQ cắt đôi nước Nga. Thế nên nếu TQ và Mỹ bắt tay thì đó là cách duy nhất có thể thắng người Nga trên đất Nga. Nhưng chuyện ấy chả bao giờ có.
  2. nguyendialo

    nguyendialo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    định nghĩa thế nào là "quân" ở đây?? dè bẹp lực lượng đem ra đối đầu (quân chính quy) rồi nhưng còn lực lượng du kích, biệt kích thì tối ngủ nó lại mò ra đốt nhà
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    topic này hay lắm, tạm thời thế đã, lúc rãnh sẽ đóng góp thêm
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    điểm sáng đây :
    - Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland:
    Sáng 7 tháng 3 năm 1936, một lực lượng nhỏ của Đức đi qua các cầu sông Rhein và tiến vào khu phi quân sự Rheinland. Lực lượng Pháp đang hiện diện trong vùng có thể bắn quân Đức tan tành và hầu như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho Hitler. Nhưng Hitler dám đánh nước cờ mạo hiểm là do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu. Nước cờ này mang đến cho Hitler một thắng lợi to tát hơn và có tính quyết định hơn là những gì ta hiểu lúc đầu. Trong nước, Hitler củng cố vị thế và quyền lực, đưa ông lên tầm cao chưa có nhà lãnh đạo Đức nào trong quá khứ đạt được. Ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler giải tán Nghị viện, tổ chức "bầu cử" mới và trưng cầu dân ý về việc Đức chiếm Rheinland. Theo số liệu chính thức, 99% cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và 98,8% chấp thuận hành động của Hitler. Ngay cả với yếu tố khủng bố của mật vụ, vẫn còn có tỷ lệ áp đảo người Đức ủng hộ Hitler.
    Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động thái gì.
    sai lầm chiến lược
    Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với dân Đức:
    Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa...
    Đó là kết luận quá sớm, vì tính hoang tưởng và ngông cuồng, tự kiêu tự đại. Các tướng lĩnh Đức chủ trương phương án tiến thẳng đến thủ đô Moskva. Các tướng lĩnh biện luận với Hitler rằng Moskva là trung tâm sản xuất vũ khí quan trọng, và quan trọng hơn, cũng là trung tâm giao thông liên lạc của nước Nga. Nếu chiếm được Moskva, Liên Xô sẽ bị cắt nguồn cung cấp vũ khí thiết yếu, và còn không thể vận chuyển binh sĩ cùng hàng hậu cần đến những trận tuyến ở xa, rồi họ sẽ yếu đi, tàn tạ và sụp đổ. Hitler thì muốn chiếm lấy Ukraina cũng như những mỏ dầu vùng Caucasus, cùng lúc chiếm lấy Leningrad và bắt tay với quân Phần Lan ở miền bắc. Để đạt được cả hai mục tiêu này, phải tách vài sư đoàn bộ binh và thiết giáp từ Tập đoàn quân Trung tâm để điều đi miền bắc và nhất là miền nam. Mũi tiến công đến Moskva phải đình lại. Đến ngày 5 tháng 9, Hitler mới ra lệnh gấp rút tiến đến Moskva. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh quân Đức cùng lúc phải chiếm lấy Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg, bắt tay với quân Phần Lan phía ngoài thành phố này. Kết quả là Đức không thể chiếm được mục tiêu nào cả. Đến ngày 26 tháng 11, Đức liệt kê tổng cộng thương vong trên mặt trận miền Đông (không kể người bệnh) là 743.112 sĩ quan và binh sĩ ?" 23 phần trăm của lực lượng với quân số tổng cộng 3,2 triệu.
    Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể nửa triệu quân trong vùng Caucasus, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này không được nói năng nhảm nhí nữa."
    Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Caucasus. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô.
  5. SSX

    SSX Guest

    Tất nhiên Hitler có những sai lầm chết người thì đội quân Nazi mới thất bại.
    Nhưng bảo ông ta gà về mặt quân sự thì cần phải xét lại cái tin phổ thông này.
    Trong trường hợp này Mr. Hoang nói đúng. Sun Tzu viết cuốn The Art of War mà hình như
    tiếng Việt là Binh pháp Tôn Tử thì phải có bài học rằng:
    Vị tướng vĩ đại nhất không phải là người chiếm hết các thành trì hay tàn sát đẫm máu.
    Vị tướng vĩ đại nhất là người có thể chiếm cả bầu trời và mặt đất mà không phải đánh trận.
  6. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Do không biết tí chuyên môn gì về công tác tham mưu nên Hitler hay mắc những sai lầm sơ đẳng , hay đưa ra những ý tưởng quân sự điên rồ , thiếu thực tế ... những ý tưởng của Hitler nghe qua thì rất thông minh , táo bạo , bất ngờ nhưng khả năng tác chiến , hậu cần của quân đội thời bấy giờ chưa cho phép thực hiện đc những tham vọng như vậy .
    Mình thấy có 1 đặc điểm là những tướng giỏi và ít mắc sai lầm nhất trong WW 2 thường là những người thông thạo cả công tác chỉ huy lẫn tham mưu như : Jucov , Vatutin , Vaxilevski , Bragamian ...bên Nga , hay Guderian , Manstein , Paulus bên Đức
    Cái mục 3 về phần Bắc Phi mà bạn chủ pix nêu theo mình sai lầm của Hitler là k0 chiếm nốt đảo Síp để HQ Anh k0 còn căn cứ trong vùng DTH
  7. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Cả 2 điều trên đều là sai phạm tướng cầm quân thường mắc phải. Quan trọng nhất là nhanh chóng đập tan cơ quan đầu não ( thủ đô?) của kẻ thù. Ngày nay người ta nhắm vào 2 điểm chính: 1 là tiêu diệt làm gián đoạn tê liệt hệ thống thông tin. 2 là tiêu diệt bộ chỉ huy. Chả có tướng giỏi nào vạch kế hoặch hành quân chỉ nhắm vào giết cho nhiều lính địch. Tuy nhiên cũng có loại chiến tranh lấy số lính địch chết tạo sức ảnh hưởng chính trị kết thúc chiến tranh.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    mấy sai lầm nhắc tới kể trên như vụ Dunkirk , vụ ko tập Anh, vụ Stalỉngad thì sai lầm của Hitler là 1 phần phần còn lại là của bộ sậu tham mưu (ko phải tướng quân đội) như Goring, Himler
  9. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Chào chị Việt, lâu lắm mới thấy chị tái xuất giang hồ. Cuộc sống có gì mới mẻ ko chị?
    Dân TQ cũng chả lên đất Nga làm gì. Thời hưng thịnh nhất của TQ thì TQ cũng có chiếm Siberi đâu. Đơn giản là rét quá (nói chung dân TQ nó đều chê nước Nga vừa nghèo lại vừa rét) . Dân TQ thích xuống phía nam hơn, nơi ấm áp, đông người thuận tiện cho thương mại sở trường của dân tộc Trung hoa.
    Đất Nga rộng quá, khí hậu khắc nhiệt, hạ tầng phải trải rộng khắp nơi, chi phí cực kỳ tốn kém nên làm sản xuất kinh doanh rất khó hiệu quả. Chỉ có hút dầu, khí đốt lên là phương pháp hiệu quả nhất .
    Quay trở lại chủ đề sai lầm của Hitler. Có lẽ sai lầm lớn nhất của Hitler lẽ là không nghe lời Otto von Bismarck:
    "Никогда не нападай,е на РоссиZ. На каждfZ ва^f военнfZ .и,?ос,O ?fсские о,ве,я, неп?едсказfемой глfпос,OZ."
    Tạm dịch là:
    "Đừng bao giờ tấn công nước Nga. Người Nga đáp trả cho từng chiến thuật quân sự thông minh của anh bằng sự ngốc nghếch không lường trước được". . Gruzia cũng không nghe theo lời khuyên này, kết quả thì thấy rõ.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 14:46 ngày 18/12/2008
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Các sai lầm cửa Đức khi tấn công Nga
    Thất bại của Đức có thể là do các yếu tố sau:
    1/ Do quá nóng vội với chiến thắng, Adolf Hitler và bộ chỉ huy Đức quyết định tăng thêm số xe tăng cho cánh cánh quân chủ lực của von Bock từ 2 cánh Bắc, Nam nhằm làm tăng tốc độ tấn công của cánh quân chủ lực. Nhưng chính điều đó dẫn đến thất bại, do chờ số xe tăng chuyển tới làm cho tốc độ hành quân của von Bock chậm tới 8 tuần. Và Liên Xô đã tận dụng khoảng thời gian quý giá đó để tập hợp lực luợng cho một cuộc chiến tranh trường kỳ.
    2/ Bộ chỉ huy Đức đã không tính đến mùa đông khắc nghiệt của nước Nga, binh lính Đức thiếu quần áo ấm, mắc một số bệnh do khí hậu lạnh, khí tài quân sự xuống cấp cũng do khí hậu, và mùa đông năm 1941 cũng là mùa đông khắc nghiệt nhất tại Nga kể từ 50 năm trở lại, nhiệt độ có khi xuống tới -50°C. Trước kia cũng có một đội quân hùng mạnh đã từng bại trận trước mùa đông của nước Nga, đó chính là đội quân của Hoàng đế Napoléon.
    Đó chính là sự đánh giá thấp về tiềm lực quân sự cũng như con người Nga của Hitler. Và còn rất nhiều các sai lầm khác về quân sự của Đức cũng bắt nguồn từ sự coi thường này.

Chia sẻ trang này