1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những sưu tầm của rax

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi Raxun, 24/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0

    Cánh cửa gỗ trong căn nhà của bác Các-lô chính là điểm cắt của các lớp thời gian. Bu-ra-ti-no hẳn không ý thức được tại sao hình ảnh của chú lại được chạm ngay trên cánh cửa mà chú khám phá, chú chắc không ý thức được khi bước qua cánh cửa, chú đã bước vào chiều thứ ba của thời gian. Chiều thứ ba của thời gian chính là bề dày của các lớp thời gian đến trước, của những hồi ức, kỷ niệm của quá khứ, và có khi ngay cả những kinh nghiệm vô thức của những tiền kiếp. Sáng tạo văn học nghệ thuật, suy cho cùng, là sự thể nghiệm các cách kết hợp khác nhau của những lớp thời gian này hòng giải tỏa nỗi sợ hãi bản năng của con người đối với cái chết, là mong muốn kéo dài thêm cuộc sống của mình trên thế giới này bằng cách sống nhiều hơn với những giây phút hữu hạn của cuộc sống. Người ta đã tạo ra những đại lượng để đo đếm độ dài của thời gian, nhưng chưa có một đại lượng nào để đo chiều sâu của thời gian đó. Chiều thứ ba của thời gian là vô tận, và chính trong chiều sâu thăm thẳm chưa được khám phá của nó, các nhà văn sẽ không còn cảm thấy mình bị ràng buộc bởi cái hữu hạn của những số đếm. Những ngày tháng năm thế kỷ thiên niên kỷ sẽ thật nhỏ bé khi ta so sánh với sự phức tạp của các lớp thời gian. Nếu như độ dài của thời gian là thời gian của con người, thì độ sâu của nó là thời gian của Đấng Sáng tạo.
    Thế kỷ mà chúng ta đang sống là thế kỷ của sự khủng hoảng lòng tin vào tương lai, vào tất cả những điều kỳ diệu đã từng tồn tại trên trái đất này. Những nhà văn lớn như G.Steiner trăn trở ''''ngày nay thi sĩ có thể tồn tại được hay không?'''' hay ''''sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là vô nhân''''... Người ta nói rất nhiều đến những cái chết: cái chết của lịch sử, cái chết của âm nhạc, cái chết của tiểu thuyết, cái chết của thơ... Đằng sau những tuyên ngôn khá ồn ào về những cái chết được báo trước ấy là nỗi âu lo của chủ nghĩa nhân văn sau hai cuộc đại chiến: Liệu tiến bộ về khoa học kỹ thuật có đi kèm với tiến bộ trong đạo đức hay không, liệu xã hội loài người có thực sự tiến bộ về mặt xã hội hay không? Tại sao trong thế giới hiện đại ngày nay vẫn còn những ''''cánh đồng chết'''' ở Campuchia, còn những Somalia, Rwanda...? Con người phải làm gì trong một thế kỷ như vậy, một thế kỷ mà dường như ngày tận thế đang đến gần?
    Con người phải chống lại những u ám đó bằng hy vọng ở những điều kỳ diệu, và vũ khí của họ là văn học nghệ thuật. Sự trở lại của những bản anh hùng ca, những Harry Potter, Chúa tể của những chiếc nhẫn chứng tỏ khao khát của con người đối với những điều kỳ diệu. Không phải ngẫu nhiên câu chuyện về cuộc chiến đấu của chú bé Harry Potter chống lại Chúa tể của Bóng tối lại làm say mê hàng trăm triệu người - đó là cuộc chiến của hy vọng chống lại tuyệt vọng, của điều kỳ diệu chống lại cái tầm thường.
    Sự tuyệt vọng của cái tầm thường đang giết chết văn học của chúng ta. Trong khi thế giới đang đầy những âu lo về một cuộc sống ngày mai, văn học Việt Nam phớt lờ ngày mai, bởi vì chúng ta thiếu cả niềm tin vào sự tồn tại của những điều kỳ diệu ở ngày hôm nay. Khác với quá khứ, cái tầm thường của thời hiện đại hoạt động với một tốc độ lớn, và trong khi quay cuồng theo những bước đi của khoa học, con người đứng trước nguy cơ đánh mất cảm quan về độ sâu của thời gian, thiếu đi những ''''điệu nhảy chậm'''' vốn dĩ có thể giúp chúng ta đi sâu vào bên trong tâm hồn, suy ngẫm và tìm ra ý nghĩa của cuộc sống chính bản thân chúng ta. Những từ ngữ đẹp đẽ như ''''tình yêu'''', ''''cái đẹp'''', ''''sự trong sáng'''', ''''chân lý'''' khiến cho các nhà văn Việt Nam cảm thấy bất an, cứ như những điều kỳ diệu như vậy không thuộc về thế giới văn chương tầm tầm quen thuộc của chúng ta. Văn học của chúng ta ngày nay không có sự say đắm những điều kỳ diệu.
    Rất giống với cái cảm giác lạ lùng của người Việt Nam lần đầu bước chân ra nước ngoài, biển quá xanh, trời quá cao, nắng quá trong, con người quá yên bình nhưng cũng không đem lại cho chúng ta cảm giác thanh thản, vì luôn luôn canh cánh trong lòng cảm giác nghi ngại, đề phòng: Tất cả vẻ đẹp đó không dành cho mình, vẻ đẹp này là giả tạo... Chẳng mấy ai cảm thấy an tâm ở nước ngoài, vì một môi trường trong sạch làm những nhỏ nhen, toan tính của chúng ta trông thật thảm hại. Chỉ khi nào chúng ta quay lại với những đường phố chật hẹp bụi bặm, những chiếc xe chen chúc nhau xả khói, chúng ta mới thở phào yên tâm: Thế giới của chúng ta đây rồi, môi trường của chúng ta đây rồi! Văn học Việt Nam, vì vậy, không sáng tạo thêm được những huyền thoại, những anh hùng ca. Chúng ta không viết được sách cho trẻ em - bởi vì bản thân chúng ta cũng không tin vào những câu chuyện kỳ diệu. Chúng ta không có những câu chuyện tình yêu mê đắm lòng người, vì tất cả những gì nói về sự kỳ diệu của tình yêu bị chúng ta thầm kết tội là ''''sến''''. Giống như câu hỏi trong một bài hát cũ ''''How I can survive this romance?'''' - dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi - chúng ta không chuẩn bị cho mình đối với sự tồn tại của những cái kỳ diệu.
    Bertolt Brecht nói: ''''Không có nền nghệ thuật lớn nếu thiếu tư tưởng lớn''''. Bước vào một thế kỷ chắc sẽ còn hắc ám hơn thế kỷ mà chúng ta vừa trải qua, tư tưởng lớn của chúng ta là gì? Nhà văn Nhật Bản Kenzaburo Oe cho rằng: ''''Chủ nghĩa nhân văn hiện đại là không quá tin tưởng vào con người, và cũng không quá tuyệt vọng vào con người''''. Văn chương của chúng ta có lẽ nên như vậy. Thời hiện đại đòi hỏi chúng ta một cái nhìn khe khắt hơn, thậm chí đôi khi cay đắng hơn đối với thực tại, nhưng trong cay đắng, trong sự khe khắt của trí tuệ, chúng ta vẫn gìn giữ được lòng tin vào những phép lạ của cuộc sống. Và đó chính là sự quay trở về của một chủ nghĩa lãng mạn hiện đại.
  2. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Thơ Tinyhuong
    Dưới bóng cây phong mùa đông
    Mùa đông
    Những cây phong không còn lá
    Trong công viên trường em ngồi đó
    Bỗng nhiên không còn ngạc nhiên
    Mặt đất bình yên
    Châu Phi không còn xa lạ
    Nước Mỹ ở gần ta quá
    Nơi đâu cũng sẽ là nhà
    Bao la, bao la...
    Những cành cây phong khẳng khiu kia
    Trên đầu em vẫn như xanh lá
    Tri thức như biển cả
    Em không cần bơi tới bờ
    Ra đi ra đi...
    Ở đây ở đó...
    Tan vào trong gió
    Sự ngạc nhiên em...
    Anh có đến như hẹn hay không?
    Xin chào thân thiết!
    Tự do, tự do ơi - em biết
    Ta đang qua, đang qua
    Ta đang qua, đang qua
    Ơi cây phong khẳng khiu không còn cành xanh lá đỏ
    Mùa thu, mùa xuân, mùa hạ đều ở trên cao đó
    Xa và gần, có và không
    Điều gì là điều có ý nghĩa hơn?
    Điều gì là điều sẽ ở lại?
    Khi nào tuyết trên cây tan chảy
    Lá sẽ đâm lên
    Em ngồi dưới bóng cây phong khẳng khiu
    Chiều đi qua, người đi qua mải miết
    Chỉ nhìn thôi, chỉ nghe thôi
    Cuộc sống ôi thân thiết
    Không ngẩng đầu lên, em biết
    Trên cao kia là những lá đỏ cành xanh
    Chiều trong công viên vắng tanh
    Châu Phi đến ngồi thì thầm kể chuyện
  3. Gily

    Gily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi đồng chí tớ nhầm nhé, hehe...căn bản lúc đấy cũng không tập trung, đầu óc mụ mị mất rồi. Cứ nhớ cái gì đó chỉ cây mọc ở Nga,chẹp...hoá ra là cây Bạch Dương. Rất xin lỗi, hehe...
  4. Gily

    Gily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chú Rax, cái bộ sưu tầm chỉ thía thôi à? đồng chí còn gì hay ho nữa không? tớ ghét thơ thẩn lắm. nếu mà được như cái bài Dương cầm còn đỡ chứ luồng khác tớ k đọc được đồng chí ạ.
  5. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều, nhưng mà biết chắc là cái gì kho khó nhằn tí là chả ai đọc cả.
  6. Gily

    Gily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    léo gì, đồng chí làm tớ hơi nóng nhá, đồng chí nói thế khác nào bảo là tớ và mọi người không hiểu được những cái đồng chí post,chẹp...ai đời đồng chí khinh anh em thế. Bây giờ tớ đang thừa hơi để đọc nhá.
    mà sao đồng chí không tự viết để, đồng chí đi sưu tầm rồi post công sức bỏ ra không là mấy thành ra mọi người cũng đọc với thiện chí khác ngay.
    Thân gửi đồng chí!
  7. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Ừ, thì căn bản xưa nay cái gì tớ post, cứ lần lượt chìm xuồng ấy ợ. Thôi thì được rồi, tớ cũng cóc có cái gì mới mẻ, toàn khoe đi khoe lại mấy cái cũ mèm từ mấy năm trước hồi còn thơ ấu, cũng ngượng. Nhưng mà thôi thì khoe lại thêm một phát nhỉ?
    Truyện cổ tích
    Những ngày thơ bé đi qua lâu rồi, giờ đây tôi ngồi ngắm lại những ánh sao êm ái trong khoảng trời nhỉ đêm khuya mà nhớ lại những câu truyện cổ tích. Ba que diêm đưa một cô bé từ những cực khổ đến hạnh phúc ngọt ngào, cô trở về bên bà ngoại. Chàng lính chì rơi vào trong lò lửa để kết thành trái tim bất tử. Nàng công chúa ngồi đan áo đợi chờ bầy thiên nga. Tuổi ấu thơ trôi qua như thế, trong những tưởng tượng mơ màng, bay bổng về một thế giới diệu kỳ. Để ngày mai, chúng lớn lên và viết tiếp những câu truyện cổ tích về cuộc sống.
    Cổ tích là cổ tích và cổ tích là tình yêu. Những người sống quanh ta, những chàng trai và cô gái, họ đều là những hoàng tử, những công chúa, những dũng sĩ và cả những thiên thần. Ngày bé, họ đã từng mơ mình là chàng hoàng tử vượt bao hiểm nguy, những công chúa vô cùng xinh đẹp. Trong những câu truyện ấy, hoàng tử và công chúa bao giờ cũng yêu nhau thắm thiết. Giờ đây, họ đi tìm riêng cho mình một nàng công chúa, một hoàng tử để yêu thương. Những tưởng tượng bay bổng về những thế giới diệu kỳ của tuổi thơ đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, bây giờ đem đến cho họ tình yêu, hạnh phúc và niềm tin. Có một chàng hoàng tử vừa phóng xe máy lướt qua bạn. Chắc hẳn chàng đã từng thất bại trước một con quỉ nào đó (vì nhiều khi, công chúa lại đi yêu con quỉ :) ). Nhưng ngày mai, cùng lắm là ngày kia, chàng trai lại dấn thân vào một thử thách mới, lại đi cứu một nàng công chúa xinh đẹp khác. Bởi vì, chàng không bao giờ đánh mất niềm tin vào những điều kỳ diệu, dù mong manh như thế nào chăng nữa. Cổ tích đem cho chúng ta những điều kỳ diệu, tình yêu cũng thế.
    Cổ tích là cổ tích và cổ tích là cuộc sống đời thường. Có biết bao những câu truyện buồn, rất buồn, như là nàng tiên cá vì yêu người mà hoá thành bọt biển , em bé bán diêm chết bên hè phố, như là "nàng chúa tuyết" và chú lính chì dũng cảm... Và xung quanh ta, ngay trong chính chúng ta, bao buồn vui đã đến và ra đi. Ngay bây giờ đây, chắc hẳn một người bạn, người quen của chúng ta đang buồn và đau khổ. Nhưng họ chưa bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống, như những câu truyện cổ dù buồn vẫn đem đến những ước mơ. Chúng ta có niềm tin và ước mơ, có tình yêu với con người, với cuộc sống và chúng ta có những người bạn, người thân quan tâm và sẵn sàng chia sẻ. Vì như nàng tiên cá, nàng đã có tình yêu. Cô bé bán diêm chết trong tưởng tượng về hạnh phúc đơn sơ của mình, hạnh phúc có bà ngoại. Chú lính chì trong đám lửa với tình yêu bất diệt. Và như cả tôi và bạn, chúng ta có tình yêu mà mọi người dành cho ta. Cho dù thế nào, cuộc sống vẫn đẹp như những câu truyện cổ.
    Và cuối cùng, cổ tích là gì. Cổ tích là những câu truyện thần tiên, những gì chỉ có trong tưởng tượng và cũng là tất cả những gì đã đi qua trong cuộc đời, những nơi ta đi qua, những nơi ta sẽ đến, những gì chúng ta đã mất, những gì chúng ta sẽ có, những điều chúng ta nói cho nhau nghe, những tình cảm mà chúng ta đã đem cho và nhận. Tất cả, tất cả làm nên những câu truyện cổ tích của mỗi chúng ta, đem cho chúng ta nỗi buồn, hạnh phúc, tình yêu, niềm tin và những điều kỳ diệu.
    Tuỳ bút ngày 27 - 3 - 2002
    (rồi đây, những dòng chữ này cũng sẽ là một câu truyện cổ tích)
    Loáng cái, hơn 2 năm vèo bay đi mất, những "ảo tưởng về cuộc sống tươi đẹp" cũng đã nằm ngoi ngóp chết dần mòn ở những vũng bùn lầy lội nào đó, cuộc sống đích thực thảm hại léo thể nào tả được.
  8. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Raxun
    Vết chân
    Con tàu đi qua đâu
    Bỏ lại đằng sau
    Những vệt dài của cát
    Những căn nhà xơ xác
    Những mảnh vườn cát trắng khô khan
    Những con người lầm lũi lang thang
    Những nấm mồ trải dài như không bao giờ hết.
    Tàu bỏ lại đằng sau
    Những bãi biển đẹp mê hồn
    Lại vẫn là vết chân trần in trên cát
    Khắc khoải những mất mát vô biên
    Bóng ai in dưới nắng triền miên
    Để kiếm tìm một điều trong cuộc sống
    Để kiếm tìm một điều trong cuộc đời nghèo khổ
    Vết chân trần mãi vẫn in lên dải đất Miền Trung
    Dải đất có gió lào và cát trắng mông lung
    Có chuyến tàu đi qua một phần cuộc sống.
  9. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Cái quả này viết từ thời cấp III, cho một tình yêu sau này thì thấy lại léo phải tình yêu.
    Mặt trời đỏ
    Ngày hôm nay tôi nghĩ tới em nhiều
    Mặt trời đỏ chia làm hai nửa
    Một nửa sáng bừng lên rực rỡ
    Một nửa đỏ buồn, một nửa buồn thênh
    Và mặt trời cô đơn
    Một mình nơi cuối mặt hồ sương trắng
    Sương đang lên và mặt trời lặn xuống
    Ngày tắt dần, đêm đang tràn lên
    Như thế có phải là tôi sẽ kết thúc ở đây
    Tôi không muốn không hiểu em có biết
    Và mặt trời vẫn đỏ hoài mải miết
    Mặt trời đỏ không muốn lặn đâu em
    Em hãy ngắm mặt trời mà xem
    Hãy nhìn kỹ vào sâu trong nó
    Mặt trời đỏ vẫn còn đứng đó
    Mặt trời đợi em, ..... ơi.
    (...) = tên người, nhưng bí mật léo nói ra đâu nhé.
  10. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Của một người bạn lâu rồi không biết tin tức:
    Giếng làng
    Chiều rơi nơi giếng cạn
    Thấy trời ngơ ngác xanh
    Ai ngày xưa áo lụa
    Ngẩn ngơ ngó qua mành
    Con chim nào thảng thốt
    Kêu đôi tiếng vu vơ
    Buồn lan theo khói bếp
    Chiều run đôi tiếng hờ
    Ngày xưa ngày xưa nhỉ
    Có kẻ đi qua làng
    Dừng chân nơi giếng cũ
    Giật mình khi chiều sang
    Ngày xưa ngày xưa nhỉ
    Theo khói bay về làng
    Thấy chiều rơi đáy giếng
    Có kẻ quên mơ màng.
    Pagoda

Chia sẻ trang này