1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG SUY DIỄN VÔ CĂN CỨ CỦA CÁC “ANH HÙNG BÀN PHÍM” VỀ AN NINH MẠNG VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi havananh688, 30/08/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. havananh688

    havananh688 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2016
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    4
    Vụ tin tặc tấn công sân bay Nội Bài, Tân Sơn nhất và trang web của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chiều ngày 29/7 vừa qua được cho là ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa và hàng ngàn hành khách bị hoãn chuyến bay. Khi tin tặc chiếm quyền điều khiển, chúng đã đăng tải nhiều thông tin sai lệch về chủ quyền biển, đảo và những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đưa những thông tin bôi nhọ Việt Nam. Không những vậy, thông tin cá nhân của khoảng 400.000 khách hàng của Vietnam Airlines cũng bị lộ, đây có thể cho là cuộc tấn công mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Lợi dụng vụ việc trên, các trang mạng lề trái đã viết và phát tán nhiều bài viết xuyên tạc, kích động chiến tranh mạng, cũng như đưa ra những suy diễn vô căn cứ về năng lực của lực lượng bảo đảm an ninh mạng thuộc Bộ Công an Việt Nam.
    [​IMG]

    Nhóm hackers 1937CN Team của Trung Quốc – được cho là nhóm đã tấn công trang web
    của Vietnam Airlines hôm 29/7
    Một là, chúng đưa ra những suy diễn vô căn cứ về khả năng tác chiến điện tử của lực lượng an ninh mạng Việt Nam, mà ở đây là Cục An ninh mạng (A68) và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50). Một mặt chúng cho rằng nhân viên an ninh mạng Việt Nam chỉ có trình độ trung bình, không đủ khả năng chống trả lại tin tặc nước ngoài.
    Sự thực là, sau khi hackers chiếm quyền điều khiển trên trang web của Vietnam Airlines thì khoảng 30 phút sau sự cố đã được các nhân viên an ninh mạng kiểm soát. Hơn nữa, lực lượng an ninh mạng cũng đã khuyến nghị những cơ quan trên về các lỗ hổng bảo mật mà hackers có thể lợi dụng để tấn công mạng nhưng những cảnh báo đó đã bị xem nhẹ dẫn đến các cuộc tấn công mạng đáng tiếc vừa qua. Rõ ràng là lực lượng an ninh mạng Việt Nam đã cố gắng hết sức để hoàn thành công việc bảo đảm an ninh mạng của mình, nhưng do sự thiếu cảnh giác cũng như các công ty đã không đầu tư hệ thống bảo mật tân tiến nga từ đầu là nguyên nhân chính để xảy ra sự cố an ninh mạng vừa qua. Đây là bài học cho những công ty lớn, các cơ quan Chính phủ… để chủ động đầu tư bảo mật thông tin, nhất là bảo vệ an toàn trước những vụ tấn công mạng tương tự.
    Ngoài ra, các “anh hùng bàn phím” còn cho rằng an ninh mạng Việt Nam chỉ giỏi đánh *********: “Các anh chị ấy thực sự là chỉ giỏi đánh phá, quấy rối ********* thôi”. Hóa ra, chúng cũng tự nhận mình là những phần tử *********, những kẻ chỉ ngồi đó hô hào, chống đối, bôi xấu Việt Nam. Có phải vì luôn bị lực lượng an ninh mạng ngăn chặn việc tán phát các bài viết xuyên tạc, thù địch mà nhân cơ hội này chúng quay sang bôi nhọ, hạ uy tín của an ninh mạng Việt Nam hay không?
    Hai là, chúng viết và tán phát những bài báo với nội dung kích động chiến tranh mạng giữa Việt Nam với Trung Quốc. Kẻ đứng sau các vụ tấn công mạng hôm 29/7 vừa qua được cho là 1937CN Team – một nhóm hackers nổi tiếng ở Trung Quốc, tổ chức này cũng đã tấn công nhiều trang web ở Việt Nam trước đây. Lợi dụng tình hình này, các phần tử thù địch, đối tượng cơ hội đã gia tăng các hoạt động kích động cư dân mạng, hackers Việt Nam tấn công tác trang mạng của Chính phủ Trung Quốc… Tuy nhiên, có thể rõ ràng thấy rằng, để giải quyết vấn đề này có rất nhiều các cách giải quyết khác hay hơn, hiệu quả hơn, không nhất thiết phải có những động thái trả đũa, nhất là khi chưa có bằng chứng nào chứng minh Chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau vụ việc trên. Những hành vi trả đũa, tấn công mạng lẫn nhau chỉ làm phức tạp thêm tình hình và có thể dẫn đến những thiệt hại không đáng có về mặt ngoại giao, kinh tế, thậm chí có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh mạng.
    Chưa bao giờ công nghệ thông tin lại phát triển nhanh, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia như bây giờ. Vì vậy, để bảo đảm an ninh, bảo mật thông tin trước các mối nguy hại, những cuộc tấn công mạng có thể xảy ra, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân… hãy tăng cường các biện pháp bảo mật thông tin với phương châm phòng ngừa là chính để chủ động bảo vệ mình./.

Chia sẻ trang này