1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những suy nghĩ về thiên văn học và nghiên cứu thiên văn tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NoHellandHeaven, 30/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi biết thì các trường đại học ở nước ta không đào tạo ngành TVH, chỉ có giảng dạy môn TVH ở một số truờng thôi. Và như vậy là không đủ để gọi là chuyên nghiệp được, với những người cỡ độ tuổi sinh viên thì chỉ có niềm đam mê và chịu khó tìm hiểu mới có nhiều kiến thức TV hơn, đúng là Amatơ thật, nhưng amatơ cũng có cái hay của nó chứ. Chúng ta không biết "chuyên nghiệp" là như thế nào cả bởi vậy trí tưởng tượng không bị gò bó trong khuôn khổ nhất định. Biết đâu chính điều đó sẽ tạo ra một cái gì đó mới mà theo tư duy thông thường không thể nhận thấy.
    Ý kiến của bạn tôi cho là hợp lý, nước ta cũng có hội thiên văn và câu lạc bộ những người yêu thiên văn đấy. Nếu có những người chuyên môn tham gia góp ý kiến thì tốt biết mấy !
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Vậy là đã hơn 1 năm từ khi chủ đề này mở ra và ... kết thúc. Từ hồi đọc bài của anh NoHH và đưa ra y kiến cả mình, đến bây giờ cảm giác còn bức xúc hơn xưa nhiều lần nữa mà đến hôm nay mới vô tình nhìn thấy chủ đề này và đọc lại.
    Đọc lại chủ đề này, cùng với bức xúc bao lâu nay, lúc này tôi đang ngồi và suy nghĩ lại tất cả, từ cái ngày tôi gia nhập vào ttvn và nhìn thấy f_230 cách đây 3 năm đến nay. Thật không ngờ đến thời điểm này mình vẫn "tham quyền cố vị" ở cái box này. 3 năm tham gia box quả là cũng khá dài, mặc dù cũng hơi nhiều chyện nhưng tôi vẫn nhận thấy rằng dù sao từ hi tham gia CLB, niềm vui của tôi nhiều hơn là nỗi buồn vì tôi đã học được thêm nhiều điều, không chỉ một lượng kiến thức lớn mà còn nhiều điều về cuộc sống, và tôi còn được quen nhiều người bạn có thể cùng tôi chia sẽ kiến thức và niềm say mê. Và cũng vào lúc nhìn lại tất cả chặng đường 3 năm đó, nhìn kĩ topic này, tôi quay lại với câu hỏi của anh Duy (NoHH): chúng ta có biết chắc là con đường của chúng ta sẽ đi đến đâu? Liệu thiên văn học VN sẽ đến được đâu và ta có thể làm gì cho nó? Và đơn giản hon là có phải tất cả mọi người đều trả lời được ngay rằng tại sao mình lại tham gia box này?
    Vì mong muốn cho một sự phát triển của Thiên văn Việt Nam? Cái đó không sai nhưng tất nhiên chỉ đúng với một số người (cái đó tôi biết) và tất nhiên không phải là tất cả. Nói rằng "tôi không sống cho bản thân" là không đúng, không con người nào lại không có tính ích ki cả, chỉ có ít hay nhiều thôi bởi vì "con người có thể thêm bớ mọi tinh cách của mình nếu cần thiết nhưng có 2 thứ không bao giờ bớt đi được là tham lam và ích kỉ , vì nó là bản chất mất rồi". Nhưng có một điều là cái ích kỉ đó , tức là việc tự thoả mãn nhu cầu bản thân nó cũng khác nhau ở mỗi con người. Với một số người thì nó là ... tiền, là ... một số thứ, cũng có những người thì lạ quan tâm đến cái khác nhiều hơn như khoa học, nghệ thuật , cái này gọi chung là say mê. Tôi là một người trong số đó, tôi coi trọng niềm say mê của mình vì với tôi nếu có niềm say mê mà phải quên nó đi thì cuộc sống cũng vô nghĩa, tôi không thích tiền mà chỉ ... cần tiền thôi (đùa tí nhưng các bạn cứ nghi một chút là hiểu tôi nói gì đấy).
    Chính vì thế mà tôi đọc và nghiên cứu thiên văn cũng như vật lí. Dù bây giờ đã học một ngành chả liên quan gì nhưng tôi không thây có gì ảnh hưởng cả vì ngay từ đầu tôi đâu có mong thiên văn sẽ là cái kiếm ăn của tôi. Ai chả phải làm việc để duy trì cuộc sống của chính mình, nhưng đôi khi người ta còn phải duy trì niềm say mê nữa vì niềm say mê mới là cái mang lại cho con người ta những giây phút thoải mái nhất.
    Và có một câu tôi từng nói ở bài trả ời đầu tiên của tôi trong topic này, hơn 1 năm trôi qua và tôi không nghĩ rằng tôi đã nói nhầm. đó là tôi không nghĩ rằng tôi theo TV thì tôi phải được một lợi ích vật chất gì và nếu như tôi nhìn vào TV Việt Nam thì tôi thấy nó ra sao, nếu có thấy rằng nó quá ... lẹt đẹt thì tôi lại hiểu một điều là nó lẹt đẹt vì người ta không quan tâm đến nó, thật buồn vì có sinh viên đại học (khối A) mà cũng còn hỏi tôi là "thiên văn là gì thế nhỉ?". Có thể rằng mỗi người trong CLB của chúng ta thì chả làm nên được điều gì nhiều nhưng nếu mỗi người hiểu rằng chính vì ngành TV nước ta còn quá trì trệ nên mới là lúc cần mọi người cùng cố gắng thì hay thử cố gắng xem, chỉ là trong khả năng của mình thôi vì nếu ai cũng nghĩ rằng chẳng làm làm gì vì cuối cùng nó vẫn thế hì .. chính vì thế mà nó mới vẫn thế đấy
    Dạo này vừa buồn vừa mệt mỏi và bức xúc, có vài lời tâm sự với các bạn, nếu ai cũng nghĩ như tôi hay muốn góp ý gì thì cho ý kiến!
  3. vampireprincess

    vampireprincess Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy nếu bây giờ Việt Nam đầu tư vào thiên văn học là vô ích. Tui cũng không muốn nói nhiều làm gì,nhưng các bác thử nghĩ rộng ra mà xem: Việt Nam mình bây giờ còn đói nghèo như vậy, còn bao nhiêu tệ nạn xã hội hay những vấn đề nóng bỏng về y tế, cầu đường, giáo dục, thiên tai, Ô nhiễm môi trường. Đụng vào cái gì là cái ấy nát như tương cà, mà cái nào cũng cần tiền để lo liệu.Vậy thì phát triển Thiên Văn học và khoa học vũ trụ để làm gì? Tui thấy những điều đó thật mơ mông jvà viến tưởng.Mặc dù tui cũng mê thiên văn học lắm. Tui thấy cả các nước khác trên thế giới cũng thế. Tốn bao nhiêu tiền đầu tư cho những mục đích phi thực tế chẳng biết đến bao giờ mới thực hiện được trong khi chả thèm giải quyết những vấn đề ngay ở trên tráI đất này. Các bác thử nghĩ xem nếu dùng 1/3 số tiền NASA tiêu tốn hàng năm cho các nước nghèo ở thế giớ thứ ba hay là việc thất nghiệp, ô nhiễm ở Mỹ thì sẽ lợi ích đến mức nào?
    Tui đang làm một bài luận trong trường đại học về nghiên cứu vũ trụ, lợi hay hại, liệu các bác có thể cho tui biết những lợi ích của việc thám hiểm các hành tinh mới không?
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, điều đầu tiên tôi có thể trả lời bạn là nghiên cứu khoa học, khám phá các bí ẩn của tự nhiên - từ khi loài người ra đời nó đã là một nhu cầu hết sức cần thiết và nó luôn luôn cần thiết.
    Bạn cho rằng việc nghiên cứu vũ trụ là không cần thiết ư?
    Câu trả lời về ích lợi của nó tôi sẽ nói dưới đây, nhưng trước hết xin hỏi bạn một câu khác: nếu như nghiên cưu khoa học là vô nghĩa thì văn hoá, thể thao để làm gì? Bạn có biết hàng năm bao nhiêu tiền của chúng ta bị tiêu tốn vào các hoạt động đó. Tôi xin lấy ví dụ đơn giản, cứ cho là bỏ qua khoa học vũ trụ đi, thế lương giảng viên đại học, lương của người làm công việc khoa học tại các tổ chức khoa học của chúng ta được bao nhiêu? Nó có bằng được 10% thu nhập của các anh ca sĩ có được hút tài lẻ chỉ có mỗi một việc là ăn mặc như một thằng ... ái (xin lỗi tôi nói thẳng là tôi rất bẩn mắt với loại chẳng ra đực cái gì như thế) và gào bừa bãi (đây là nói đa số cái bọn tự gọi mình là ca sĩ của VN hiện giờ, tôi vẫn rất tôn trọng các nghệ sĩ chân chính), hay các vận động viên thể thao, các ngôi sao truyền hình.... Tôi yêu âm nhạc và thể thao thật nhưng tôi không thích sự bất công. Các nhà khoa học thì sao? Tiền họ kiếm được có thể không đến nỗi gọi là ít nhưng liệu đã đáng bao nhiêu so với các vị nêu trên, hơn nữa đó là kết quả của việc đầu tư chất xám (tôi lấy đầu tôi ra thề rằng thằng nào nói chất xám không bằng mấy cái tài lẻ kể trên thì hết chuyện để nói, cứ đến gặp để ăn một cái tát vì tội ngu nhé). Rồi thì ai nhắc đến các nhà khoa học, ai ca ngợi họ? Sao bây giờ báo nào, đài nào cũng mở miệng ra là ca ngợi các nghệ sĩ, các vận động viên. Tại sao trang bìa của các tờ báo lại luôn là hình ảnh các diễn viên, các cô ... bắt mắt mà không phải là hình ảnh của các nhà khoa học?
    Vậy bạn có thấy là chúng ta đã quá lãng phí cho những hoạt động giải trí vô bổ không? Rồi thì dân trí chung của lớp trẻ nữa. chẳng sớm thì muộn cũng sẽ trì trệ đến hết mức vì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những thứ đó, với cái kiểu hiện nay thì liệu bao nhiêu người còn tỉnh táo mà nhận ra rằng khoa học kĩ thuật, giáo dục quan trọng thế nào, cần đầu tư thế nào. Như thế thì nói một cách khách quan thì những gì diễn ra hiện nay có phải là ... "ngu dân" không?????????????????????
    Bây giờ xin trả lời bạn về thiên văn học và du hành vũ trụ nhé.
    Tôi lại xin dùng một số câu hỏi. Nếu như năm xưa không có một Copernics đưa ra mô hình nhật tâm, không có những Galilei, Newton, Kepler.... thì sao nhỉ? Chả ảnh hưởng gì chẳng, phải chăng không có kiến thức thiên văn thì cuộc sống vẫn cứ phát triển được đến ngày nay? Nhầm rồi bạn ah. Người ta đã từng lấy súng bắn vào nhật thực đấy, người ta cũng từng tin rằng chúa trời đã sinh ra và bảo vệ con người ta tại trung tâm của vũ trụ đấy, và nếu những hiện tượng đó không được giải thoát thì tôi tin là xã hội bạn đang sống sẽ không thế này đâu.
    Tiếp nhé, quay lại với ngày nay. Tại sao chúng ta có các con tàu, các vệ tinh chịp ảnh Trái Đất, dự đoán khí hậu, tại sao chúng ta có thể tính toán đường bay và thời gian chính xác cho ngành hàng không? Tất cả những cái đó chính là thành quả của việc nghiên cứu vũ trụ bạn a. Tại sao chúng ta có thể dự đoán rằng sẽ có thiên thạch va chạm mạnh với TĐ trong hơn 10 năm nữa để đưa ra các kế hoạch phòng chống, liệu những cái đó có thể làm được nếu không có khoa học vũ trụ?
    Còn nhiều lắm bạn ah, kể thì khó mà hết lắm, nhưng tôi chỉ mong bạn nên suy nghĩ lại cho kĩ xem bạn nói đã đúng chưa nhé.
    Riêng với VN, tôi biết rằng chúng ta còn nhiều khó khăn, nhưng tôi đã nói rồi đấy, nếu khó khăn thì hãy xem xem cái gì nên rút bớt trước. Không phải hạn chế thể thao, nghệ thuật mà là hãy đặt chúng vào vị trí công bằng hơn. Đời sống nhân dân sẽ phát triển trước hết nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
    Còn tại sao các nước khác khoa học phát triển hơn chúng ta. Trước hết chính là nhờ những tổ chức như NASA đấy, vì làm ở đó, các nhà khoa học thấy tâm huyết và sáng tạo của mình được tôn trọng. Họ nhận được cả tiền và vinh quang vì những đóng góp của mình chứ không đơn giản một câu "hoan nghênh đồng chí".... xin dừng ở đây vì nếu nói tiếp tôi sẽ động đến chính trị mất!
  5. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bạn vampireprincess cũng như những bạn khác có quan tâm về vấn đề này: bạn có biết tại sao hiện nay Việt Nam chúng ta vẫn phải chi rất nhiều tiền cho bộ đội hải quân đóng trên các đảo ở Trường Sa không? Tại sao chỉ có vài hòn đảo nhỏ bé ngoài biển mà có rất nhiều nước trong khu vực đều lăm le để mắt đến không? Câu hỏi này chắc ai cũng có thể trả lời được rằng các nước làm như vậy là vì nguồn dầu mỏ và tài nguyên biển quý giá ở vùng biển Đông. Mặc dù hiện nay chưa nước nào đủ sức thâu tóm tất cả nhưng tất cả đều hiểu rằng nếu sở hữu được càng nhiều đảo thì càng có lợi hơn trong tương lai.
    Đối với không gian cũng như vậy thôi. Hiện nay không gian sống của con người chủ yếu là trên đất liền nhưng dần dần con người sẽ biến đại dương và cuối cùng là biến cả không gian thành ?onhà? của mình. Nước nào mạnh dạn đi trước chắc chắn sẽ có lợi hơn những nước chậm chân hơn. Bạn có thể tưởng tượng ra khoảng 200 năm sau khi Việt Nam mình có 1 tỉ người, đất chật người đông muốn tìm thêm chỗ nhưng trên mặt Trăng, sao Hỏa... đã chật kín người Trung Quốc, người Mỹ rồi thì biết sống ở đâu đây
    Còn nói gần hơn thì cuộc sống thường ngày của chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ không gian, chẳng hạn như khi bạn xem trực tiếp bóng đá Anh là đã phải nhờ đến vệ tinh viễn thông rồi đấy. Rất nhiều ứng dụng khác như dự báo cháy rừng, lũ lụt, thời tiết, quốc phòng... nhưng hiện nay VN vẫn phải đi thuê vệ tinh của nước ngoài. Việc này xét về lâu dài vừa tốn kém, lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước khác.
    Có ý kiến cho rằng thay vì dành tiền cho nghiên cứu thiên văn hãy dùng cho các mục đích khác như dành cho người nghèo, chữa bệnh AIDS, ung thư... có phải sẽ tốt hơn không? Sự thực là hiện nay con người đã dành rất nhiều tiền cho các mục đích như vậy, tuy nhiên có một điều đáng buồn là không phải cứ tăng thêm tiền thì các vấn đề đau đầu trên sẽ được giải quyết nhanh hơn, ở nước nào cũng vậy thôi. Theo bạn phải đầu tư cho Bắc Hàn bao nhiêu tỉ đô la nữa thì người dân mới hết đói khổ và sống được ngang bằng với các nước khác trong khu vực? Đầu tư cho nghiên cứu thêm bao nhiêu nữa thì mới tìm ra thuốc chữa AIDS?
    Tóm lại, có thể nói đơn giản rằng đầu tư vào không gian chính là đầu tư cho tương lai của chính chúng ta.
    Hy vọng bạn vampireprincess sẽ có thêm những nhận xét xác thực hơn cho bài luận của mình.
  6. NguyenTuNguyen

    NguyenTuNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Nhìn vào thấy co'' RAGNAROK và Namte đang online. Phải các bạn có thể không biết tôi, nhưng tôi chắc rằng 2 người đó thì chẳng lạ gì tôi nữa.
    Đấy là lí do tại sao tôi gắn bó với các thành viên của box , gắn bó với box. ( mặc dù đã một năm rồi tôi không vào diễn đàn , đã gần 3 năm nay không 1 bài nào tôi viết về vũ trụ , về thiên văn. ) . Tôi đã tìm thấy ở đây những người bạn, những người thân của tôi . Tôi có thể chia se những điều mình nghĩ , nhưng điều mình biết. Tôi không hi vọng mình có thể giúp gì cho nền TV Việt Nam, càng không hi vọng mình là người đi " truyền đạo " . Chỉ mong mình là phần tử tích cực trong phong trào phổ biến thiên văn trong toàn dân.
    Nếu bây giờ chúng ta không biết một tí gì về thiên văn thì sẽ đừng hi vọng con cháu chúng ta biết gì nó. Chúng ta hiện giờ không làm được như các nước giàu trên thế giới, nhưng trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể . Điều chúng ta cần làm bây giờ là xây dựng một nền móng chắc chắn , là người đặt viên gạch đầu tiên cho một khái niệm còn mới mẻ : Thiên Văn Học phổ thông, hay Thiên Văn Học ....quần chúng. Sức mạnh của người Việt là sức mạnh đoàn kết , sức mạnh cộng đồng.
    hãy tham gia diễn đàn vì điều đó!
  7. warless

    warless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Con người ta ai cùng thế, khi quyết đinh làm một việc gì đó thì chủ yếu chỉ có 2 lí do.
    Thứ nhất là làm vì họ thấy công việc đó làm họ vui. Dù là vì tiền đi chăng nữa thì cũng là do với cái người ấy thì tiền là cái làm người ta vui nhất, có thể ta thấy tội nghiệp họ vì họ kiếm tiền rồi lại không biết làm gì để dùng số tiền đó, chỉ biết lấy cái tiền đó để làm ra tiền tiếp. Nhưng cũng có người coi đó là niềm say mê thì cái đó cũng không thể nói gì được, nếu có đáng khinh chỉ là kẻ vì tiền mà sẵn sàng để cho người ta phải khinh bỉ mình mà thôi. Mỗi người có sở thích của người ta, chỉ cần đó không phải những sở thích đi ngược lại lương tâm con người, vi phạm pháp luật hay những sở thích vô dụng, tức là không đóng góp được gì cho xã hội thì đều không thể trách người ta được, Người không làm khoa học là vì họ không thích thì không thể trách, chỉ trách người có thích nhưng không dám theo đuổi đam mê của mình, cũng trách luôn những người không làm khoa học nhưng lại chê bai người làm khoa học, lấy tiền ra để đo danh dự của con người.
    Với xã hội ngày nay, người khong làm ra đủ tiền để sống thì là kém (cái này cần phải công nhận) vì nhu cầu sống là nhu cầu đầu tiên, anh ham mê gì thì đương nhiên anh vẫn muốn sống. Nhưng người làm được rất nhiều tiền không có nghĩa là giỏi hơn người không giàu vì như những người nghiên cứu, người hoạt động trong các cơ quan nhà nước thì lấy đâu ra nhiều tiền nếu không ra ngoài kiếm thêm, nếu người ta thấy làm công việc chính qui cũng đủ để nuôi thân và nuôi nghề thì đấy là việc của người ta, không thể bảo là người ta kém các doanh nhân được.
    Lí do thứ hai, không nhiều, không phổ biến nhưng không phải không có là làm vì sự phát triển của xã hội. Rag nói đúng, không ai không ích kỉ cả, nhưng như thế không có nghĩa người ta chỉ biết lo cho thân mình hay người thân của mình. Đôi khi những đóng góp cho xã hội, cho thế giới thầm lặng như thế (những nhà thiên văn TTVN của chúng ta tới đây chẳng hạn) không mang lại tiền, cũng chả mang lại sự kính trọng của xã hội, nhưng mỗi khi nghĩ lại người ta tháy mình sống có ý nghĩa, khi chết đi người ta thấy ít ra là mình cũng xứng đáng là một thành viên của xã hội chứ không phải là một "con mọt kí sinh cho hết đời" thì đó cũng là một động cơ đối với nhiều người - với tôi thì đó mới là những người đáng tôn trọng. Nếu những người đó làm được cái gì đó để xã hội này thật sự thay đổi, để nhân loại biết đến mình thì sự tôn trọng trở thành kính trọng.
    Tôi ít tham gia với các bạn nhưng tôi thích thiên văn, thích có cái cảm giác rằng mình đang hiểu rõ về bầu trời mỗi đêm ngắm nhìn nó. Nhìn những vì sao, tôi có thể tự đặt câu hỏi về chúng: chúng ra đời thế nào, toả sáng ra sao, tôi tìm tháy cảm giác thật thú vị khi nghĩ về những câu trả lời đó, nghĩ về việc tất cả những đốm sáng quá nhỏ bé trên bầu trời lại có thể là những khối cầu khổng lồ như thế và chúng đang hoạt động, chuyển động mạnh mẽ đến thế.
    Tôi không có điều kiện và thật ra là niềm đam mê không đủ để theo đuổi nhưng tôi tin là nếu có niềm đam mê thì sẽ làm được rất nhiều, nhiều hơn là những gì các bạn nghĩ tới ấy chứ, và tôi cũng tin là cái có được từ niềm đam mê tuy với người khác là vô ích nhưng chính các bạn sẽ thấy nó còn quí hơn nhiều những giá trị vật chất khác đấy. Mong rằng sẽ ngày càng có nhiều bản trẻ biết đến, tìm hiểu và say mê thiên văn, và cũng đủ dũng cảm để theo đuổi say mê của mình (không có chuyên ngành để học nhưng có thể tự nghiên cứu, người thầy là quan trọng nhưng bản thân ta còn quan trọng hơn nhiều) để chúng ta sẽ có nhiều nhà khoa học hơn và nền thiên văn tiến bộ hơn
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Baid này của bác [nicl]Thotrang[/nick] em post lại vào đây cho hợp nội dung.
    Thật ra cái bài báo này em đọc cũng lâu rồi, mà nó cũng chỉ nêu thực trạng theo cái kiểu than thở và ý nói rằng "chả ăn thua gì" như một vài người thích bàn lùi trong cái topic này ---> theo em thì bài báo này vô nghĩa.
  9. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Cái bài này không ổn lắm thì phải. Sao mà lại "trên mỗi Lào và Campuchia", đọc câu này là biết tác giả bài báo chẳng hề dựa trên thực tế, người VN bây giờ ai mở miệng ra chả nói cái mệnh đề quen thuộc ấy, chẳng cần chứng cứ. không nói thiên văn mà có những lĩnh vực VN hơn nhiều nước mà có khi vẫn kém Lào chẳng hạn, cuối cùng vẫn bị gán vào cái mệnh đề đó. Ở các châu lục như châu Phi hay Mĩ Latin chắc chắn vẫn còn nhiều nước nghèo nàn và khoa học kém phát triển lắm chứ. Khoa học VN tuy có trì trệ nhưng không phải là không có gì, về mặt nhận thức thì như hiện nay tuy có đáng buồn nhưng thật ra mọi người cứ thử đi vòng quanh thế giới mà phỏng vấn thử, sẽ thấy ngay: nếu là người lao động, ít học thức, ít có điều kiện tìm hiểu từ khi còn nhỏ (trẻ) thì ở đâu cũng thế thôi. Hàng xóm của Stephane Hawking chắc gì đã biết thiên văn là gì, vật lí như thế nào? Cũng không nên bôi bác nước nhà quá như thế!
    Mà cái bài trên có nhắc đến sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn, không biết tác giả có bao giờ thi đại học hay đọc sách "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ..." hay chưa mà lại nghĩ là có cái ngành đào tạo môn thiên văn ở VN. Hồi đi học cũng thấy nhiều ngành (nhất là các ngành của trường tổng hợp) hay có môn liên quan đến Thiên văn, nhưng nếu các chú viên đó khi quan tâm đến thiên văn nhận mình là tốt nghiệp chuyên ngành thiên văn thì buồn cười lắm.
  10. ndh213

    ndh213 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Mình lần đầu tiên tham gia diễn đàn, không ngờ lại tìm thấy ngay chủ đề bức xúc này. Nó bức xúc đối với mình vì mình là một người đang học về Thiên văn học tai Moscow. Đọc bài viết của các bạn mình thấy sướng lắm, vì từ khi mình quyết định theo ngành này thì mọi người nhìn như là thằng điên vậy. Mình thấy cái nhìn của người VN mình về TV cực kì sai lệch, ví dụ người ta hỏi tớ là cậu ( cháu, em...) học ngành gì, khi nghe câu trả lời là TV thì mọi người đều hỏi lại là đấy là ngành dự báo thời tiết à. Dù sao thì đấy còn là một câu hỏi có phần nào liên quan, chứ có người còn hỏi kinh khủng hơn : nganh thiên văn học vể xem sao ( stars) để ... xem bói à. Điều này có lẽ cũng nói lên được phần nào rằng TV ở VN đã bị loại bỏ từ lâu rồi.
    theo tôi được biết thi trong nước hiện nay đã không có một người nào được đào tạo về TV, bản thân GS Hiệu cũng đã phát biêu tại Moscow : vn không có TV và cũng không cần thiên văn.
    Tôi đã từng nghĩ rằng : chỉ cần mình thích nó, mình học thật giỏi rồi về nước mình sẽ có thể gây dựng được sự phát triển của ngành này, cho dù phải bắt đầu từ con số không. Nhưng càng học tôi càng thây việc này ở Vn là không thê, ít nhất là trong thời gian vài chục năm nữa chúng ta vẫn chưa có khả năng nghĩ về điều đấy. Mặc dù lợi ích của việc nghiên cứu khoảng không là vô cùng to lớn ( Vũ trụ là một phòng thí nghiệm vĩ đại nhất cho các lý thuyết, đồng thời cũng là nguồn tài nguyên lớn nhất phục vụ cho các lợi ích trực tiếpcủa loài người. Trong một bài lecture gần đây nhất tôi được nghe thì nước Mỹ đã triển khai dự án khai thác năng lượng từ Mặt trăng. Dự kiến sẽ bắt đầu vào 2010 và hòan thành vào khoang sau 30 năm. Đây sẽ là nguồn năng luợng vừa rẻ =1 /7 giá dầu mỏ ,lại đủ phục vụ cho cả nước Mỹ.) tuy nhiên nguồn vốn đầu tư ban đầu cực lớn. Và tất nhiên điều này la không thể với nước ta khi mà còn bao nhiêu vấn đề khác cấp bách hơn. Cho nên mặc dù rất là đáng tiếc, nhưng quả thật nếu xét ở cấp độ cá nhân có muốn nghiên cứu tìm hiểu về ngành hay không thi có thê chấp nhận được , còn nói về cấp độ quốc gia thì bó tay.
    Rất mong được cùng các bạn chia sẻ niềm yêu thích này


Chia sẻ trang này