1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tác phẩm kinh điển văn học lịch sử Trung Quốc

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi kimngoc2508, 14/11/2017.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kimngoc2508

    kimngoc2508 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2017
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Được coi là chiếc nôi của văn hóa thế giới với một kho tàng văn học cổ điển phong phú. Nổi bật trong số đó là “Tứ đại kỳ thư”, bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc.

    Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung

    [​IMG]
    Nguyên tên truyện là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280), theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu) Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.

    Kể về câu chuyện kéo dài hơn một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút tinh tế của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Thục Hán lên án Tào Ngụy. Tác phẩm phản ánh nguyện vọng của nhân dân có một “ông vua tốt” xuất thân hàn vi, biết thương dân và vì dân, một đất nước thống nhất và hoà bình. Đặc biệt trong bối cảnh khi nhà Nguyên của ngoại tộc Mông Cổ thống trị Trung Hoa, tác phẩm còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua kế thừa dòng máu hoàng thất người Hán, đánh đuổi ngoại tộc để khôi phục lại triều đại của các vị vua người Hán.

    Đây là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Các nhân vật anh hùng trong tác phẩm có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc tron lòng người đọc.

    Tây du kí - Ngô Thừa Ân

    [​IMG]

    Là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ. Tác phẩm ra đời vào khoảng những năm Gia Tĩnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16). Tác giả là Ngô Thừa Ân (1500-1581) người Sơn Dương, phủ Hoài An, nay thuộc tỉnh Giang Tô, bút danh Xạ Dương Sơn Nhân

    Đây là một câu chuyện bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông là Trần Huyền Trang năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi năm 629 đến năm 645 mới trở về, tổng cộng mất 17 năm. Đường đi trên vạn dặm, qua 128 nước lớn nhỏ, đi về mất 4 năm, ở lại Ấn Độ tìm thầy học đạo 13 năm, đặc biệt lưu học những 6 năm ở chùa Na Lan Đà vốn là trung tâm phật học thời bấy giờ. Khi về nước ông phải dùng 24 ngựa tải, mang theo 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh cốt Phật), 6 tượng Phật. Ông để ra 19 năm trời, dich được 75 bộ kinh Phật, cho đến khi mất. Ông còn để lại một bộ Đại Dương tây vực ký 12 quyển, ghi chép đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi qua. Khi ông mất có đến 1 triệu người đưa tang và 3 vạn Phật tử đã dựng lều cư tang gần phần mộ ông.

    Vốn câu chuyện đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền tụng rộng rãi trong dân gian. Lâu ngày nó trở thành truyền thuyết và thần thoại hoá. Tây du ký kể chuyện Tôn Ngộ Không cùng Trư Bát Giới với Sa hoà thượng phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía tây Trung Quốc). Đường đi gặp phải biết bao gian nan trắc trở, tổng cộng 81 nạn, cuối cùng đến được xứ sở của Phật tổ, mang kinh phật về truyền bá phương Đông.

    Thủy hử - Thi Nại Am

    [​IMG]

    Nghĩa đen là "bờ nước", là một trong số bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm tứ đại danh tác. Tác giả Thủy Hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

    Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu, quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông, một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính.

    Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Dương Tiễn, Lương Trung Thư... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các lương thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.

    Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn. Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.

    Phần lớn các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc đều nhận xét “Giá trị cơ bản của Thủy hử là đã xây dựng được hàng loạt nhân vật anh hùng hảo hán võ nghệ cao cường, giàu lòng vị tha, xả thân vì nghĩa. Vì vậy, các hảo hán Lương Sơn đã được ca ngợi hết lời, là những nhân vật tượng trưng cho ước vọng của quần chúng nông dân về một xã hội công bằng. Bởi vậy lá cờ “Thế thiên hành đạo” của 108 Anh hùng Lương Sơn Bạc mãi mãi được đông đảo công chúng ngưỡng mộ”

    Hồng lâu mộng - Tào Tuyết Cần

    [​IMG]

    Còn có tên Thạch đầu kí. Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyết này trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại.

    Truyện là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, tư tưởng cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.

    Độc giả say mê Hồng Lâu Mộng đến mức khi ngồi vào bàn luận văn chương là phải đề cập đến nó đầu tiên và đã có những nhà nghiên cứu chuyên biệt về nó hình thành một bộ môn riêng Hồng học (Hồng Lâu Mộng học). Chỉ với mỗi Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã được xưng tụng là "Shakespeare của Trung Hoa”. Gần 300 năm qua, câu chuyện về số phận của những con người trẻ tuổi trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến đã mê hoặc nhiều thế hệ độc giả trên thế giới

    mủ trôm , san xuat giay ve sinh , du lịch phan rang, khăn giấy lau tay
  2. manhhaok

    manhhaok Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2016
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    1
    Mọi người có thể xem các sách sử thi lịch sử không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ các quốc gia khác trên thế giới , mọi người có thể đọc, xem và tải về các định dạng như PDF, Epub, Mobi về máy tính và điện thoại để đọc. Tại đây: https://noidungsach.com/category/tai-sach/hoi-ky/
  3. thaotrieuan

    thaotrieuan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2017
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    10
    Hay, ý nghĩa

Chia sẻ trang này