1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tấm gương du học sinh VN xuất sắc

Chủ đề trong 'Du học' bởi ducdungkmk, 17/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducdungkmk

    ducdungkmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Những tấm gương du học sinh VN xuất sắc

    Một sinh viên được nhận học bổng tiến sĩ của 7 trường ĐH lớn

    Đó là Lê Anh Vinh, sinh viên đang theo ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học New SouthWales (UNSW). Trong 7 lựa chọn, Vinh đã quyết định theo học Đại học Harvard vào tháng 9 tới với mức học bổng 56.000 USD/năm.

    Lê Anh Vinh (23 tuổi) nguyên là sinh viên khoa Toán cơ tin (Trường ĐH Quốc gia Hà Nội) và đã từng đoạt HCV môn Toán châu Á Thái Bình Dương, HCB môn Toán quốc tế (năm 2001). Năm 2003, Vinh được nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Úc theo học ngành công nghệ thông tin tại Trường đại học New SouthWales (UNSW).

    Trong 3 năm học ở Úc, Vinh tốt nghiệp 2 bằng cử nhân chuyên ngành toán và công nghệ thông tin. Điểm tốt nghiệp 99/100, cao nhất trong vòng 15 năm của khoa Toán Trường UNSW. Ngay sau khi tốt nghiệp, Vinh được nhận học bổng tiến sĩ toàn phần của 7 trường đại học hàng đầu thế giới: Harvard, MIT, Berkeley, Stanford, Yale, Cambridge và Oxford.

    Hiện nay, Vinh quyết định theo học Trường ĐH Harvard vào tháng 9 tới với mức học bổng 56.000 USD/năm. Giáo sư Norman Wildberger (một trong những giáo sư đầu ngành Toán học tại Úc) nhận xét, Vinh là một sinh viên xuất sắc nhất mà ông đã từng giảng dạy. Luận văn tốt nghiệp về lý thuyết Ramsey của Vinh được đánh giá là tương đương với luận án tiến sĩ.

    Còn giáo sư Colin Sutherland (nguyên là Trưởng khoa Khoa học Trường UNSW) cho rằng, đây là luận văn sáng tạo nhất mà ông đã từng chấm. Trong thời gian 3 năm học tại Trường UNSW, Vinh đã tham gia hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực toán học và tin học (có những kết quả được xuất bản trong cuốn Divine Proportions: Rational Trigonometry to Universal Geometry), được đăng 8 bài báo khoa học tại các tạp chí báo toán quốc tế.

    Trong thời gian học tại Úc, Vinh được rất nhiều giải thưởng và học bổng lớn nhỏ, tiêu biểu là giải thưởng dành cho sinh viên xuất sắc nhất về lĩnh vực toán và tin học. Vinh còn được tham gia trợ giảng ở khoa Toán và khoa Tin học ngay từ năm học thứ 2, tham dự các hội thảo và được mời làm việc ở một số nước như: Đức, Úc, Singapore, Ấn Độ...
  2. ducdungkmk

    ducdungkmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tiến sĩ ĐH Bách khoa Paris tuổi 26

    [​IMG]

    Nguyễn Quang Tường tại London (Anh)
    TT - Trở thành tiến sĩ vật lý của ĐH Bách khoa Paris (Pháp), một trong những trường ĐH hàng đầu thế giới, ở tuổi 26, niềm say mê với vật lý của Nguyễn Quang Tường như đã trở thành tài sản của đời anh. Sau bảy năm, ấn tượng của Tường trong thầy Nguyễn Duy Tiến vẫn là ?omột cậu bé đẹp trai, sáng sủa, nghiêm túc, học hành đàng hoàng và rất giỏi môn vật lý? của khoa cử nhân tài năng ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
    Từ ?otài sản? ấy, chàng tiến sĩ này sở hữu không ít công trình để đời.
    10.000 ngày với vật lý
    Cái duyên của Tường với vật lý nghe ?ođiên điên?: năm lớp 7, năm đầu tiên có dạy vật lý, trong sách giáo khoa có một câu hỏi: ?oTại sao môi trường chân không không dẫn điện??, cậu học trò lớp 7 nghĩ mãi, nghĩ mãi...
    Và cậu tư duy rằng nếu đôi bàn chân của mình mà không có dép - ta gọi là chân không - chỉ cần chạm nhẹ vào dây điện là mình có thể chết ngay. Và chỉ vì một thắc mắc nhỏ và cách trả lời không giống ai của mình, Tường với vật lý ?okết duyên? nhau chỉ để thỏa cái tò mò tuổi thơ và để tìm ra câu giải đáp của một người vốn hay thắc mắc về các hiện tượng tự nhiên.
    Lên lớp 8, chỉ sau một năm làm quen với môn vật lý, Quang Tường được chọn vào lớp chuyên lý của Trường Năng khiếu thành phố Vinh. Cậu học trò cấp II ngày ấy giật được ngay giải nhì vật lý toàn quốc năm 1994 (năm này không có giải nhất, chỉ có ba giải nhì).
    Lên cấp III, Tường tiếp tục học chuyên lý ở Trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) và tiếp tục nhặt thêm hai giải ba khiêm tốn ở hai kỳ thi HS giỏi vật lý quốc gia năm lớp 11, 12.
    18 tuổi, Tường thi vào lớp cử nhân tài năng khóa I của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và trở thành thủ khoa đầu tiên của chương trình cử nhân tài năng này. Hai năm sau, Tường tiếp tục chứng minh tình yêu của mình với vật lý bằng một suất thi đỗ vào ĐH Bách khoa Paris và một học bổng toàn phần Eiffel của Chính phủ Pháp. ?oDường như may mắn luôn mỉm cười với mình? - Tường giải thích đơn giản.
    Con đường đến với vật lý của Nguyễn Quang Tường thẳng tắp một đường như thế. Vào ĐH Bách khoa Paris, với học bổng Eiffel lận lưng, Tường tiếp tục theo đuổi đam mê của mình và tiếp tục ?ocống hiến hết mình cho những gì mình yêu thích?.


    ?oTường vật lý?, thầy Nguyễn Duy Tiến - chủ nhiệm khoa cử nhân tài năng ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - gọi cậu học trò ngày xưa của khoa như thế khi chúng tôi hỏi thăm về Tường. Sau bảy năm, ấn tượng của Tường trong thầy vẫn là ?omột cậu bé đẹp trai, sáng sủa, nghiêm túc, học hành đàng hoàng và rất giỏi, nhất là môn vật lý!?.Chứng minh sự tồn tại của trạng thái ảo
    Sau bốn năm dùi mài kinh sử tại ĐH Bách khoa Paris, Tường tiếp tục học lên tiến sĩ về vật lý bán dẫn và cấu trúc nano sau khi hoàn thành học vị thạc sĩ về vật lý chất rắn. Một lần nữa Tường giành được học bổng của ĐH Bách khoa Paris với nghiên cứu ?oHiệu ứng spin (một tính chất nội tại của điện tử) trong các cấu trúc nano của chất bán dẫn: tính toán lý thuyết và thực nghiệm?.
    Dựa vào tính toán bằng lý thuyết để chỉ ra rằng năng lượng của các trạng thái ảo này là một số dương, Quang Tường là một trong số những người tiên phong chứng minh bằng tính toán lý thuyết sự tồn tại của các trạng thái ảo theo trục [110] của các chất bán dẫn III-V khi quan tâm đến tính chất spin của điện tử. Sự tồn tại của các trạng thái ảo được chỉ ra trên giản đồ năng lượng bằng một vòng (loop) kết nối các mức năng lượng của vùng dẫn và vùng cấm của chất bán dẫn.

    [​IMG]

    Quang Tường trước giờ bảo vệ luận án tiến sĩCông trình tâm đắc nhất của chàng trai trẻ được đánh giá cao, được tham gia báo cáo ở ba hội nghị quốc tế lớn (một ở Mỹ, một ở St Petersburg - Nga, và một tại hội thảo Gặp gỡ VN vào tháng tám vừa qua). Không những thế, một phần nghiên cứu của Tường đã được đăng trên tạp chí uy tín nhất ngành vật lý Physical Review Letters. Với bài báo này, Quang Tường là một trong số ít người VN và là người VN đầu tiên ở ĐH Bách khoa Paris có bài đăng trên tạp chí uy tín này.
    Hiện nay Tường đang tiếp tục làm việc sau tiến sĩ (postdoc) tại phòng thí nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu quốc gia (Pháp). Sống một mình trong căn phòng 16m2 giữa Paris hoa lệ, anh vẫn miệt mài với đam mê thuở nào của mình và đang nghiên cứu tiếp để giải thích tại sao độ lệch năng lượng khi quan tâm đến spin của các trạng thái ảo lại bằng không - vấn đề được anh đặt ra ở phần cuối của luận án tiến sĩ.
    Quang Tường cho biết sau khi giải quyết xong vấn đề này, hi vọng sẽ chuyển sang lĩnh vực bán dẫn, một ngành hẹp hơn để nghiên cứu các tính chất có liên quan đến spin của điện tử trong vật liệu mới GaMnAs.
    Trở thành tiến sĩ vật lý nano ở tuổi 26, đối với Tường mọi thứ còn đang chờ anh phía trước. ?oTất cả chỉ mới bắt đầu. Mình chỉ muốn trở thành một nhà nghiên cứu thực thụ, được truyền lại những kinh nghiệm mà mình tích lũy cho những thế hệ trẻ hơn mình, trở về quê hương với thời gian ngắn nhất, sớm nhất và đóng góp nhiều cho quê hương mình? - Tường tâm sự và mong muốn, nhất là sau lần về tham dự hội nghị Gặp gỡ VN lần 6 (tháng 8-2006 tại Hà Nội).
    ?oVề mặt tư chất thì chúng ta không kém gì các bạn trên thế giới nhưng chúng ta vẫn chỉ đang ở tầm thấp và cần sự đầu tư nhiều hơn nữa... Không dám nói nhiều, Tường chỉ biết là mình sẽ phải cố gắng, cố gắng để có một vị trí ổn định, sau đó về quê hương góp sức, dạy học, hướng dẫn nghiên cứu... Miễn là giúp được cho quê hương dù Tường đang ở đâu đi nữa? - Quang Tường chia sẻ qua điện thoại bằng cái giọng âm ấm xứ Nghệ.
  3. myvelvetyrose

    myvelvetyrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Công nhận dân có huy chương quốc tế vẫn giỏi hơn người bình thường. Giỏi thế kiểu gì mà chẳng giàu
  4. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Giỏi thì giỏi thật, nhưng giàu thì chưa chắc ạ. Mình biết mấy người được giải toán quốc tế. Mà đến h vẫn chưa thấy có ai giầu bằng mấy ông đi buôn.
  5. ducdungkmk

    ducdungkmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Đâu phải cứ giàu thì mới sung sướng hả bạn.Mình thấy cuộc sống giàu kiến thức,cống hiến đóng góp nhiều cho nhân loại thì có ý nghĩa hơn nhiều chứ.Và họ cũng là tấm gương cho bao nhiêu người noi theo mà vươn lên.Mình rất bái phục họ,hy vọng là noi theo những tấm gương đó và được một phần như họ

  6. ducdungkmk

    ducdungkmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thợ sửa xe trở thành tiến sĩ

    TT - Đầu tháng mười một, Ngô Minh Toàn (ảnh) vừa nhận bằng tiến sĩ loại ưu của SISSA (Trường Nghiên cứu khoa học tự nhiên, Ý) ngành vật lý sinh học, với điểm phát hiện mới trong công trình nghiên cứu khoa học của mình.
    Lớp 4, Toàn đoạt giải nhất HS giỏi toán tỉnh Nghệ An. Ba Toàn khi ấy đã đùa: ?oNhất nguyên rồi nhé, thêm hai nguyên nữa là đủ tam nguyên!?. Rồi tuổi thơ êm đẹp của Toàn trôi qua rất nhanh. Gia đình phải chuyển vào Đắc Lắc, cuộc sống khó khăn và bệnh tim của ba khiến Toàn sớm ý thức lo toan cùng anh chị, từ làm nương rẫy đến... cả thợ sửa xe.
    Trong những ngày tháng khó khăn ấy, cậu học trò vẫn học xuất sắc: luôn đứng đầu lớp suốt 12 năm học phổ thông, giải khuyến khích quốc gia môn vật lý lớp 12. Đậu ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhưng phải nhập học thêm ĐH Ngoại thương theo ý gia đình, rốt cuộc Toàn quyết định giấu ba mẹ nghỉ ngoại thương, theo đuổi niềm đam mê vật lý. Nhiều người lúc đó nói: ?oHọc gì ngành chả làm ra tiền!?.
    Ba mất khi Toàn là SV năm nhất, gánh nặng đôi khi khiến anh gần như phải nghỉ học. Vậy mà anh đã tốt nghiệp thủ khoa ngành vật lý ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Ra Hà Nội làm một năm tại Viện Vật lý - điện tử VN, Toàn đoạt một suất học bổng sang Ý. Thêm lần nữa, Toàn tốt nghiệp thủ khoa lớp Diploma (tương đương thạc sĩ) của Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP - Trieste, Ý), cùng luận văn xuất sắc đã giúp anh được đặc cách nhận thẳng vào SISSA với một suất học bổng.

    Minh Toàn và món quà của bạn học cùng khoa tại SISSA trong ngày tốt nghiệp - Ảnh: CTV
    GS phản biện Marek Cieplak (Viện Vật lý - Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan) nói: ?oTôi thật sự ấn tượng bởi sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề liên quan của Toàn. Toàn thuyết trình nội dung rõ ràng, đơn giản nhưng hiệu quả, ai theo dõi cũng hiểu.
    Tôi muốn nói là tính đơn giản (simplicity) khác với tính tầm thường (triviality). Phải có cái nhìn rộng về vấn đề, hiểu sâu mới trình bày được như vậy?. GS Marek cũng là người quyết định việc trao ?ocum laude? và các GS khác đều đồng ý.

    Luận văn ?oNghiên cứu vai trò của hiệu ứng loại trừ không gian trong các tính chất đàn hồi và động học của các polymer sinh học? của Toàn đã thuyết phục tất cả giáo sư (GS) thống nhất trao anh mức tiến sĩ cao nhất SISSA: loại ưu (cum laude).
    Vậy là Toàn đã làm tròn mong ước ?otam nguyên? của ba. Nhắc đến những ngày vượt khó, chàng tiến sĩ 27 tuổi này bảo: ?oTôi không muốn người khác nói về quá khứ ảm đạm của mình như một cách tô sáng hiện tại?. Đến với vật lý bằng nỗ lực và đam mê, với Toàn, tất cả chỉ là một dòng chảy tự nhiên.
    Bạn bè Toàn bảo: ?oHắn không biết mùa thu đã rụng lá nhưng biết rõ ADN xoắn thế nào, không biết trong miệng bao nhiêu răng nhưng biết rất rõ độ dày một ADN?. Toàn chịu khó, tỉ mỉ với các cấu trúc, hình dạng tưởng chừng như không tồn tại. Lúc nào cũng suy nghĩ, rất nhiều khi đang ngủ bỗng... chợt lóe ra lời giải, anh chàng bật dậy liền để làm tiếp phép toán dở dang.
    Toàn bộc bạch: ?oTôi không thể nói nhanh ra những suy nghĩ của mình vì luôn phải hoàn chỉnh ý tưởng trước khi nói?. Đó cũng là lối tư duy làm việc của anh: mọi vấn đề cần được nhìn nhận, phân tích sâu, trọn vẹn, bản chất hơn, và... tốt nhất là luôn có chứng minh bằng những con số!
    Cùng với GS hướng dẫn Cristian Micheletti, Toàn là một trong những người tiên phong trong việc đề ra mô hình và phương pháp tính đến hiện tượng ?oloại trừ không gian? (excluded volume effects) để suy ra các thông số cấu trúc ba chiều của một sợi polymer sinh học.
    Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một bằng chứng lý thuyết quan trọng để tìm ra lời giải cho bài toán ?otạo vòng? (loop formation) của phân tử ADN và sợi nhiễm sắc (chromatin fiber). Công trình được đánh giá cao và đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín ngành vật lý: Physical Review Letters. Trong thư chúc mừng Toàn, GS Nguyễn Văn Liễn, Viện Vật lý - điện tử VN, viết: ?oMình tin rằng Toàn sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công lớn hơn trong khoa học. Hãy sống đúng như bản chất mình: sâu sắc mà mộc mạc, sôi nổi mà khiêm tốn?.
    Luôn giữ mối liên hệ với thầy cô trong nước để hợp tác và giúp đỡ các bạn trẻ hơn chưa có điều kiện như mình, Toàn chia sẻ: ?oPhải nạp thêm nhiều kiến thức, chờ cơ hội về VN cống hiến?. Tháng mười hai tới, Toàn sẽ tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (post-doc) tại ĐH Maryland (Hoa Kỳ) với GS Thirumalai, một trong những GS hàng đầu trong lĩnh vực vật lý sinh học của thế giới. Mong muốn trở thành một người làm khoa học đích thực và chuyên nghiệp, Toàn tự nhủ: con đường chỉ mới bắt đầu!
  7. myvelvetyrose

    myvelvetyrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Tớ có so sánh với đi buôn đâu, tớ chỉ bảo họ giàu thôi.
    Với lại tớ là nghèo nên thấy mỗi bài báo quốc tế họ đc vài nghìn eu là đã thấy giàu rồi. Một năm vài bài báo, cộng lương khoảng gần 200k eu nữa, chưa kể project,...
  8. _TieuDao_

    _TieuDao_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    0
    Nói chũng rất khâm phục nhưng người này
  9. i_luv_iu

    i_luv_iu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Tớ có so sánh với đi buôn đâu, tớ chỉ bảo họ giàu thôi.
    Với lại tớ là nghèo nên thấy mỗi bài báo quốc tế họ đc vài nghìn eu là đã thấy giàu rồi. Một năm vài bài báo, cộng lương khoảng gần 200k eu nữa, chưa kể project,...
    [/QUOTE]
    Lương 200K thì quá giàu.
    Lương mấy người học MBA xong từ Harvard hay Stanford khởi điểm chỉ có $ 103 K thôi
  10. nguyettu

    nguyettu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Giàu thì ai chẳng giàu. Ngưòi làm buiness giàu vì có nhiều tiền. Người được giải quốc tế giàu về thành tích khoa học. Nhưng túm lại, cả hai cùng giàu vì được nhiều người ngưỡng mộ, thế nên mới có cái topic này. That''s all! (nhưng yêu các bác được giải quốc tế mệt lắm, phù, phù...)

Chia sẻ trang này