1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tấm gương về tinh thần !!!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi ly_tieu_long_19121985, 29/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Những tấm gương về tinh thần !!!

    Thầy giáo không tay, không chân

    Không chấp nhận số phận nghiệt ngã, chàng trai Hirotada Ototake tàn tật đã quyết định vươn lên và trở thành một thầy giáo tại Tokyo.

    Hirotada Ototake, tác giả nổi tiếng của cuốn sách No One''s Perfect/ Không có ai là hoàn hảo, đã thực sự vui mừng khi ngày 5/4/2007, anh chính thức được bổ nhiệm làm thầy giáo tại trường cấp 1 Suginami Dai-Yon tại Suginami-ku, Tokyo.

    Ngay từ khi chào đời, Ototake đã sở hữu một cơ thể không lành lặn, thiếu cả hai chân và hai tay. Nhưng không chấp nhận số phận, anh đã cố gắng vươn lên và trở thành biểu tượng của thanh niên Nhật Bản từ 1 thập kỷ nay với cuốn sách miêu tả về những nỗ lực vươn lên, đấu tranh lại số phận nghiệt ngã.

    Ototake đã tâm sự với AFP ngay trước buổi lên lớp đầu tiên: "Ước mơ của tôi là về một thế giới hoà bình. Nếu những gì tôi làm có thể đem tôi đến gần với ước mơ đó thì tôi sẽ cảm ơn ý nghĩa việc mình được sinh ra trên đời".

    Tác giả của cuốn sách nổi tiếng toàn cầu 9 năm về trước nay đã là một chàng trai 31 tuổi. Anh sẽ tham gia dạy dỗ các học sinh từ lớp 1 lên lớp 6 tại trường học ngay khi năm học mới bắt đầu vào tháng 4 này.

    "Đó sẽ là một ngày đặc biệt trong cuộc đời tôi", Ototake mỉm cười tiết lộ
    =============
    Tôi không bất hạnh ( tự truyện của chàng sinh viên tật nguyền người Nhật )
    Lời giới thiệu
    Hirotada Ototake sinh năm 1976, xuân Canh thìn này vừa tròn hai giáp , là sinh viên đại học Waseda ở Tokyo - Nhật Bản. Anh bị tàn tật ngay ở trong bụng mẹ, lúc chào đời "chỉ độc một thân cây với bốn mụn khoai tây gắn vào đó" như anh tự mô tả. Cậu bé cụt hai tay hai chân bẩm sinh này đã làm gì để đăng vân theo mạng con rồng, vượt lên định mệnh nghiệt ngã và giống như bất cứ những ai lành lặn, đầy đủ cũng ung dung tự tại bước vào đời. Sức mạnh nào đã chắp cánh cho Ototake dũng cảm đối mặtvới khó khăn và bay cao như vậy, từ bản thân, cha mẹ , gia đình, trường học , thầy cô bạn bè xã hội, lời giải đáp sẽ được biết tại nhưng dong tiếp theo...
    http://5nam.ttvnol.com/tacphamvanhoc/146436.ttvn
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    OHSAWA LÀ AI?
    Tiên sinh Ohsaw
    Tiên sinh Ohsawa Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng.
    Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng.
    Tuy vậy ông đã đóng góp nhiều lợi ích với cuộc đời và làm rất nhiều việc trong một thời gian ngắn. Cho nên khó có thể mô tả ông một cách tóm tắt như vậy. Lời nói, hành động của ông và những ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới và mọi điều chúng ta nói về ông chỉ bao trùm một phần về ông. Tối thiểu nhất ông là một nhà nho, thầy thuốc, thương nhân, nhà giáo dục và nhà thơ.
    Nhưng trước hết ông là một nhà triết học cực Đông, người đã giảng triết học cổ Trung Quốc về âm và dương trong thời gian ở Pháp, lần đầu tiên ông áp dụng triết học của mình đối với nhiều phạm vi như dinh dưỡng, chế độ ăn uống, thuốc men, hoá chất, đạo đức, tu hành, sự giáo dục, cũng như phong cách sống.
    Ohsawa cũng tập hợp nhiều tư tưởng vĩ đại từ phương Đông và phương Tây từ cổ truyền đến hiện đại và áp dụng nó đối với nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Sự giải thích của ông dựa trên nguyên tắc thống nhất về âm và dương đã được phát minh để dẫn dắt con người trên con đường thực tiễn tiến tới sức khoẻ và hạnh phúc.
    Một mặt Ohsawa là một con người của tình yêu, sự thân ái, tính dịu dàng, người muốn giúp đỡ những người bất hạnh và ốm đau. Vì vậy ông đã thành lập cả một bệnh viện trong đó ông giúp đỡ khoảng 100 người ngày đêm và một trung tâm dạy học nơi mà bất cứ một người bất hạnh nào có thể học với ông miễn phí và theo học về chế độ ăn uống và triết học của ông. Tôi may mắn là một trong những thanh niên ông đã giáo dục tại trung tâm của ông. Hàng sáng từ 2-6 giờ ông viết những lá thư cho học sinh - những người đã rời trung tâm của ông, không có vấn đề gì ở nơi họ đang ở trên thế giới. Những bức thư như vậy lên đến hàng ngàn trang mỗi năm. Ông làm như vậy bởi vì ông là người chăm sóc và tình thương.
    Mặt khác, sự phê bình của Ohsawa đối với người khác là kiên quyết và sắc bén như một thanh gươm. Sự phê bình của ông nghiêm khắc và tức thời đến mức những học viên sợ ở gần ông. Đây là phần đặc biệt của ông làm cho kỷ luật giáo dục của ông rất nghiêm khắc, nhưng sự phê bình của ông luôn luôn được tôi luyện bởi tình thương và sự chăm sóc ân cần.
    Thí dụ: Ohsawa cho phép những sai lầm ở trung tâm giáo dục của ông nếu những sai lầm đó được thừa nhận.. Tuy nhiên ông không cho phép ai làm những hành động vì lỗi lầm. Nếu một người nào đó làm một hành động vì một lỗi lầm Ohsawa trách mắng và chỉ bảo chính xác mọi nguyên nhân mà người đó phải nhận trách nhiệm duy nhất đối với sai lầm cho đến khi nào sai lầm được chấp nhận bằng tình thương. Bằng cách này không một ai mắc lại những lỗi lầm tương tự. Vậy mà ông là một nhà giáo dục tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều học sinh đã rời khỏi trường của ông vì bị ông la mắng.
    Khẩu hiệu tâm đắc của Ohsawa là ?okhông vội tin? và luôn luôn nhìn vào bản thân mình. Đối với ông bất hạnh là kết quả kém khả năng suy nghĩ. Ông ra cho các học sinh vài ba câu hỏi mỗi ngày và dự định trả lời hay báo cáo vào sáng hôm sau. Ông dạy chúng tôi không được bắt chước. Nếu học sinh trả lời câu hỏi của mình dùng đến ý nghĩ hoặc khái niệm của ai đó ông cho anh ta điểm thấp nhất thậm chí cả khi đó là câu trả lời đúng. Ông sẽ hạnh phúc hơn nếu câu trả lời là suy nghĩ riêng của người đó thậm chí nếu đó là sai. Đó là bởi vì Ohsawa không thích ngay cả khi chúng ta có hiểu biết thực tế để trả lời những câu hỏi của ông mà muốn chúng tôi trả lời với suy nghĩ riêng của mình về âm và dương.. Việc suy nghĩ âm dương là xác định lạnh và nóng, trái hay phải, mở ra hay đóng lại và v.v?và có thể được dùng lại bất cứ thời gian nào trong mọi hoàn cảnh. Việc suy nghĩ âm và dương như vậy là trực giác hơn là cái mà Ohsawa quan tâm giảng dạy để có hiểu biết thực tế.
    Ohsawa cũng dạy chúng ta luôn luôn chấp nhận mọi sự thách thức mới và những khó khăn hơn. Theo ông việc giải quyết những khó khăn làm cho người ta vui sướng và hạnh phúc nhất. Đạt được một cách dễ dàng, hay những vui sướng và hạnh phúc đã có sẵn bên ngoài là không bền vững và sâu sắc. Ông dạy chúng tôi chuyển hóa ốm đau thành mạnh khoẻ, buồn thành vui, nghèo nàn thành giàu có, thù thành bạn. Nếu bạn có khả năng làm điều này một lần, làm hai lần và sau đó 3 lần. Thế thì bạn sẽ hiểu rằng sự thay đổi bất hạnh thành hạnh phúc và niềm vui. Chân thật, hơn nữa hạnh phúc này được giới hạn trong thế giới hạn chế này.

    Bằng sự hiểu biết của chúng ta về tinh thần và những hạn chế về sinh lý chúng ta đạt tới thượng đế, thế giới tinh thần là nơi mà những suy nghĩ của chúng ta hoàn toàn tự do. Đây là ngưỡng cửa hạnh phúc vĩ đại nhất. Đối với nó, Ohsawa đã nhìn nhận sự hiểu biết bên ngoài âm và dương, đang nghĩ đến cái mà ông gọi là ?otrật tự của vũ trụ?. Âm và dương tồn tại trong sự trái ngược thế giới hạn chế nhưng trong cái bao la, thế giới thống nhất, không có gì thậm chí không cả âm dương. Vì vậy sự nhấn mạnh chính của việc giảng dạy của ông là về việc hiểu biết về trật tự của vũ trụ và việc đồng nhất hoá vị trí của bạn trong trật tự đó. ?oBạn là ai?? là một câu hỏi Ohsawa luôn hỏi các học sinh. Không người nào hiểu hoàn toàn và trả lời các câu hỏi này, ngay trong lúc điều trị bất cứ bệnh gì. Vài người hiểu trong vòng 1 tháng. Những người khác không bao giờ hiểu và bỏ những phương pháp thực dưỡng thậm chí đã nhiều năm theo Ohsawa.
    Do yêu cầu như vậy đối với học sinh của mình, bản thân Ohsawa cũng luôn như một học sinh và là người nghiên cứu sự thật. Ông lại cuốn hút bởi một cảm xúc mạnh mẽ về việc tìm kiếm gốc rễ của mọi vấn đề những cái bắt đầu của bản thân cuộc sống. Việc hăng say nghiên cứu của ông đã đưa ông đến nhiều vùng đất và qua lãnh địa của các nhà tư tưởng lớn và các nhà tu hành. Ông là người đọc nhanh và hàng tháng viết hơn 10 ý kiến hay báo cáo về những cuốn sách hay hoạ báo mà ông đã đọc. Những bản báo cáo của ông hoàn hảo, duy nhất và hay đến mức mà tôi học từ bài viết của ông còn tốt hơn là từ bản gốc. Ông đọc và sau đó nói và viết về một chủ đề lớn khác như nhân chủng học, sinh vật học, hoá học, kinh tế - chế độ, giáo dục, lịch sử, công nghiệp, Nhật bản, những phương pháp thực dưỡng, thuốc men, dinh dưỡng, triết học, vật lý học, chính trị học, phương Đông và tất nhiên âm và dương.
    Không nghi ngờ rằng những nghiên cứu của Ohsawa bắt đầu với những sự kiện trong thời niên thiếu của ông. Do bản thân Ohsawa liên quan tới nó.
    "Tôi nhìn thấy cái chết của mẹ tôi ở tuổi 30 và em trai và em gái tôi nguyên nhân vì một hậu quả trực tiếp của sự quảng cáo những thức ăn phương Tây và thuốc trong đời sống của họ. Sau đó dẫn đến sự quay lại của tôi. Là một đứa trẻ mồ côi 9 tuổi rất nghèo, tôi may mắn không thể tiếp tục những thức ăn mới đã được phương Tây hoá và thuốc vì nguyên nhân tài chính. Thậm chí đến nỗi tôi đang chết ở tuổi 16 từ một khối lượng lớn hoá chất đường trắng và kẹo mà tôi còn tiếp tục dùng. Ở tuổi 18 tôi khám phá lại những thứ cực phương Đông với cơ sở bất di bất dịch của nó trong một cuốn triết học và vũ trụ học. Nó đã chữa trị cho tôi hoàn toàn".
    Một lần ông khám phá ra rằng việc ăn uống đơn giản, chế độ ăn uống tự nhiên có thể dẫn đến sức khoẻ, Ohsawa trở thành một người đề xướng mạnh mẽ và là một công nhân chăm chỉ đối với Shokuykai, một công ty ở Nhật Bản đang tiến hành công việc của Sangen Ishizuka. Ishizuka đã dạy rằng sức khoẻ của một người phụ thuộc vào một sự cân bằng thích đáng của muối natri và muối kali và hệ thống chế độ ăn uống của ông là gạo lứt, rau cải muối và dầu ăn trở thành cơ sở của gần như một chế độ ăn uống theo phương pháp thực dưỡng. Sau nhiều năm nghiên cứu và chọn lọc Ohsawa đã đóng góp vào sự thành lập lý thuyết của triết học Âm và Dương và bắt đầu sử dụng các nguyên tắc của phương pháp thực dưỡng để miêu tả sự gần gũi của ông đối với đời sống và sức khoẻ. Khi tổ chức Thực dưỡng của Ohsawa được thiết lập vững chắc ở Nhật Bản, Ohsawa sang Pháp để thuyết trình với thế giới phương Tây nguyên tắc thống nhất của Âm và Dương và sự áp dụng của nó đối với chế độ ăn uống thực dưỡng.
    Trong thời gian ở Paris, khi phải chịu đựng những điều kiện sống nghèo nhất ông bận rộn học khoa học phương Tây tại Viện nghiên cứu Sorborne, làm những công việc công cộng bình thường và dịch ra tiếng Pháp một số sách tiếng Nhật và giới thiệu với người phương Tây các khía cạnh của nền văn hoá cực Đông như thuật châm cứu và judo? Khi Ohsawa quay về Nhật ông giới thiệu những nhân tố của văn hoá phương Tây cho người phương Đông, dịch những tác phẩm quan trọng từ tiếng Pháp và tiếng Anh ra tiếng Nhật. Quan điểm của Ohsawa về thế giới bao gồm cả phương Đông và phương Tây và ông cố gắng giúp đỡ mọi người hiểu biết lẫn nhau một cách tốt hơn về tất cả. Trong khi Ohsawa đọc cuốn sách có tên là ?oNhững tư tưởng vĩ đại? của những cuốn sách vĩ đại của thế giới được Mortume Adler chọn lọc, ông viết ngay cho người xuất bản lời giải thích rằng tên cuốn sách là mất chủ đạo bởi vì nó không bao gồm một tư tưởng nào hay một cuốn sách của phương Đông nào. Nghe theo lời phê bình này nhà xuất bản thay đổi tên thành "Những tư tưởng vĩ đại", một trong những cuốn sách nổi tiếng của thế giới phương Tây.
    Không khí chiến tranh sắp xảy ra ở Nhật Bản khiến cho Ohsawa phải quay về tổ quốc mình. Ông tuyên ngôn cuộc sống của mình chỉ vì tha thiết việc chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II vì ông đang cần đẩy mạnh những tư tưởng Thực dưỡng. Bởi vì ông đã xuất bản nhiều cuốn sách chống chiến tranh và các bài báo, tạp chí Ohsawa lập tức bị cảnh sát quân đội truy lùng và bị bỏ tù nhiều năm. Ông bị xét án tử hình hai lần bởi vì những hành động chống chiến tranh của ông, nhưng ông lại sống lâu hơn cho đến khi Đại tướng Mac. Athus nhận ra ông sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945. Ông tiếp tục hoạt động vì hoà bình thế giới cho đến hết những ngày còn lại của đời mình.
    Vào những năm 60 ông rời Nhật Bản trong một cuộc hành trình khắp thế giới rao giảng về những nguyên tắc của Thực dưỡng trong chế độ ăn uống và cách sống. Hành trình này đã tạo ra phong trào Thực dưỡng trên khắp thế giới. Nó giống như một cơn bão và Ohsawa là con mắt của con bão đó. Ông đi khắp mọi nơi và một phong trào Thực dưỡng mọc lên. Trong khi có những học viên đã đi trước ông đến nhiều nước. Đó là những chuyến thăm của Ohsawa nó đã cung cấp bãi đỗ cho phong trào. Hàng trăm hàng ngàn người được giúp đỡ và được truyền cảm hững như một kết quả trực tiếp của sự làm việc không mệt mỏi của ông.
    Tác dụng sâu sắc của Ohsawa đối với con người có thể được nhìn thấy trong số những học sinh của ông vẫn còn tích cực việc giảng dạy Thực dưỡng. Ở Mỹ tôi, Connellia Aihara gặp Ohsawa - người sáng lập ra Thực dưỡng và trung tâm nghiên cứu Vega ở miền Bắc California, Michio và Aveline Kushi được thành lập và giảng dạy tại Viện nghiên cứu Kushi ở Masachusette phương Tây và lan truyền rộng rãi qua việc truyền bá Thực dưỡng trên thế giới. Junei và Kazuko Yamazaky đang tích cực giảng dạy ở miền Bắc California, Shizuco Yamamoto ở thành phố Nữu Ước, Cecinleriu ở Los Angeles, Chichel Matsuda ở miền Bắc Corolina và nhiều người khác tiếp tục dạy và học tập theo cách sống, họ đã học trực tiếp từ Ohsawa vài ba chục năm trước hoặc lâu hơn.
    Và không có một sự khác biệt nào trên thế giới. Triết học của Ohsawa được Frncoise Riviere và Rene Levi dạy ở Pháp; Clim Yoshimi dạy ở Bỉ, Tomio Kikuchi dạy ở Brazin, Việt Nam, Ấn Độ và một số các nước khác được các học sinh cũ của Ohsawa dạy. Số lớn nhất các học sinh cũ là Nhật Bản tích cực ở đó tiếp tục thành công dưới khả năng dẫn đường của phu nhân Ohsawa. Ở giai đoạn năm 94 này.
    Những nguyên tắc cơ bản trong triết học Thực dưỡng của Ohsawa không có sự thay đổi, nhưng do sự hiểu biết của con người bị giảm đi nhiều, những học viên mới hơn dường như chỉ thích việc thiết lập lại sức khoẻ thân thể họ và chỉ dùng một phần nhỏ sự áp dụng về nguyên tắc thống nhất về âm dương - một phần chế độ ăn uống thực dưỡng đối với mục đích này. Tất cả chung quanh tôi, tôi nghe người ta nói ?ochế độ ăn uống thực dưỡng này? và ?ochế độ ăn uống thực dưỡng kia?? Nó giống như là họ không thể thấy cái đẹp của cả khu rừng bởi vì cây đã chắn mất tầm nhìn. Bạn có thể thay đổi được cuộc sống phàm tục của bạn trở thành tự do không sợ hãi, không nâng cao sự nhận biết của bạn và sống với toàn bộ niềm vui bằng việc sử dụng những phương pháp của Ohsawa. Tuy nhiên như Ohsawa nói nhiều lần ?oTôi không chỉ cho bạn chìa khoá mà bạn còn phải mở cửa. Có nhiều cửa bạn phải quyết định mở một cửa.?
    Tuy nhiên thời gian thay đổi con người và Thực dưỡng cũng gần như thay đổi. Chỉ là Ohsawa thay đổi bản quyền của ông nhiều lần trong đời ông. Tôi không nghi ngờ gì rằng nếu ông ta còn sống đến ngày nay ông ta sẽ thay đổi sự có mặt của mình để gặp những sự thách thức của thế giới hôm nay với sự nhiệt tình như thế và sự cống hiến mà ông đã chỉ ra cho cả cuộc đời ông.
    Được ly_tieu_long_19121985 sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 01/12/2007
  3. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù Ohsawa đã thay đổi những hành động của mình do chính trị và những nguyên nhân khác nhau, mục tiêu của ông vẫn là luôn luôn như cũ: Giáo dục con người và các nhà lãnh đạo thế giới về khái niệm của ông đối với những nguyên tắc thống nhất và trật tự của vũ trụ và tầm quan trọng của việc hiểu biết về phép thực dưỡng và chế độ ăn uống tạo ra một thế giới hoà bình và hạnh phúc. Tính chất của triết học Thực dưỡng này là cái mọi người tự do thay đổi từ yếu ớt, nô lệ của đồng tiền và thuốc men thành sức khoẻ và hạnh phúc dần dần người ta có thể nghĩ về bản thân mình.
    Vì vậy, nếu bạn muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì bao gồm cả việc muốn có thế giới hoà bình bạn phải bắt đầu từ bản thân mình bằng việc ăn uống tự nhiên và theo nhu cầu của thân thể thông qua sự áp dụng về triết học âm và dương bạn có thể thiết lập hoặc duy trì sức khoẻ của bạn. Sức khoẻ đúng dẫn đến hạnh phúc thật sự và một xã hội hoà bình có thể được xây dựng bởi một đội ngũ những cá nhân hạnh phúc thật sự. Thông qua việc rèn luyện, thiền định hàng ngày và sẽ khoẻ hơn, bất cứ cái gì - kể cả hạnh phúc hoàn toàn hoà bình nội tạo và tự do cá nhân ?" có thể được thực hiện.
    Những lời nói và ý nghĩ này cứ dai dẳng thậm chí mặc dầu Ohsawa chết ngày 24/4/1966 ở tuổi 73. Theo Ushio một nhà vật lý học theo chế độ thực dưỡng ?" nguyên nhân của cái chết là do chứng tắc động mạch. Không ai thật sự biết tại sao Ohsawa lại mắc bệnh này. Theo ý tôi đó là do sự thiếu ngủ của ông. Ông thường nói rằng ngủ là lãng phí thời gian và rằng ông không cần ngủ. Ông cố gắng để tập điều đó. Vì vậy ông đã lấy đi giấc ngủ của hầu hết cuộc đời mình. Ông muốn làm cho mọi người hạnh phúc và ông không cho mình một thời gian nào để xa hoa hay tìm kiếm khoái lạc hay sự dễ chịu. Ông đã ngốn toàn bộ cuộc đời mình với việc giảng dạy thực dưỡng cho toàn thế giới. Ông viết hơn 300 cuốn sách và giảng dạy 5000 lần ở Nhật, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Mỹ, Ấn Độ và Việt Nam. Ông bị kết án tử hình 2 lần. Ông bị cảnh sát quân đội Nhật tra tấn nhiều lần trong chiến tranh thế giới thứ II. Tôi không biết tại sao nhiều lần ông bị tù. Ông có ít hoặc không có tiền trong hầu hết cuộc đời mình. Không một khó khăn nào có thể làm cho thay đổi được quyết định của ông là dạy Macrobiotics. Ông luôn luôn thúc đẩy bản thân mình đi tới giới hạn.
    Vài năm trước tôi đọc một bài báo về một ông già ở Nga vẫn còn sống đến 163 tuổi. Ông ta chưa bao giờ rời tổ quốc của mình cũng không kết bạn với người ngoài làng của mình. Ohsawa cũng có thể sống lâu hơn một trăm tuổi nếu ông không thúc đẩy bản thân mình quá như vậy. Tuy nhiên, Ohsawa chỉ không thể sống một cách im lặng một cuộc sống giới hạn trong nhà mình như vậy như người Nga già nọ. Giai đoạn của đời sống con người có thể được đo bằng chiều cao của hạnh phúc họ thành tựu được, bằng số bạn bè họ có được và những ảnh hưởng người khác thậm chí sau khi đã chết. Từ quan điểm này Ohsawa đã sống hơn 1000 năm. Chúa Jesus và Lão tử là ví dụ tương tự. Họ sống không lâu so với người đàn ông Nga già nhưng họ còn sống trong chúng ta. Tôi mong một sự hiểu biết về triết học Ohsawa sẽ kéo dài cuộc sống và hạnh phúc của bạn đến mức có thể được.
    Herman Aihara

  4. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Khổ học thành tài:
    Cô gái mù và hai bằng đại học

    Với nụ cười luôn thường trực trên môi, khó có thể hình Đinh Việt Anh lại bị mù cả hai mắt từ năm lên ba tuổi. Bằng nghị lực của cô gái này, cô đã vươn lên với hai bằng đại học và là người soạn thảo chương trình dạy vi tính dành riêng cho người mù.
    Cô gái mù hiếu học
    Cất tiếng khóc chào đời bên dòng sông Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), cô bé Đinh Việt Anh cũng được cha mẹ ban cho đôi mắt đen tròn, long lanh như bao trẻ em khác. Nhưng đến năm lên ba tuổi, trong một trận sốt cao, căn bệnh thoái hóa giác mạc đã làm đôi mắt cô mờ dần đi. Còn quá bé nên Việt Anh chưa cảm nhận được nỗi bất hạnh của mình, ngày ngày em vẫn theo bạn chơi đồ hàng, chơi trốn tìm... Và mỗi lần bố mẹ dạy các anh chị học bài, Việt Anh đều lân la tới ngồi nghe, rồi đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao.
    Đến tuổi đi học, Việt Anh nằng nặc đòi bố đưa đến trường. Thương con, người cha già đành nuốt nước mắt vào trong dẫn con đến trường xin nhập học. Thầy giáo xếp cho Việt Anh chỗ ngồi ở bàn trên cùng, đối diện với bàn giáo viên để em có thể nhìn được dòng chữ trên bảng và tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ em học tập. Ghé sát mắt vào trang vở, phải khó khăn lắm, cô bé hiếu học mới có thể nhận ra những dòng kẻ đã được ba mẹ tô đậm lên bằng bút mực.
    Ban ngày, Việt Anh dời bàn học đến sát cửa sổ, đêm về lại khêu to ngọn đèn dầu thức đến khuya, cặm cụi ngồi viết và đọc bài. Có những lúc mải mê theo đuổi những con chữ, không để ý khiến ngọn lửa đèn dầu làm cháy xém cả tóc, khét lẹt, xấu xí, Việt Anh vẫn cặm cụi viết. Những dòng chữ tròn trịa, nắn nót, thẳng tắp dòng kẻ của cô bé kém may mắn đã nhiều lần được đi thi vở sạch chữ đẹp của huyện...
    Năm lên cấp II, đôi mắt Việt Anh mờ dần đi, những dòng kẻ đậm được bố kẻ bằng bút lông cũng không còn giúp cô nhìn rõ mặt chữ nữa. Cô bé đau đớn, hàng đêm vùi mặt vào gối khóc thầm khi nghĩ đến việc phải bỏ học. Một ngày, rồi hai ngày không đến lớp, thẫn thờ ngồi bên góc học tập, nước mắt Việt Anh trào ra. Những lời giảng của thầy cô, tiếng đọc bài của các bạn, rồi cả tiếng trống trường... cứ văng vẳng bên tai càng làm bùng lên nỗi khát khao được tiếp tục học tập. Cô bé lại năn nỉ bố đưa đến xin các thầy cô cho được trở lại trường.
    Không còn nhìn thấy con chữ, các con số, bài viết cứ bị đè lên nhau, Việt Anh bỏ hẳn cuốn vở viết, tập trung cao độ khi thầy cô giảng bài và nuốt lấy từng chữ. Suốt những năm học phổ thông, bố mẹ là đôi mắt giúp cô đọc bài, đọc chữ. ?oKhó nhất là môn hình học không gian, em không thể nhìn thấy, chỉ còn cách căng đầu ra để tưởng tượng rồi nhờ bố mẹ vẽ lại vào vở?, Việt Anh mỉm cười nhớ lại. Say mê học đến kiệt sức, nhiều lần ngủ mơ đuổi theo những con chữ, hình vẽ khiến cô bé ngã nhào từ trên giường cao xuống đất, choàng tỉnh dậy lại mò mẫm trong đêm để leo lên giường.
    Đáp lại những nỗ lực vượt bậc của cô gái mù nghị lực, 12 năm miệt mài đèn sách, 12 năm vật lộn, đấu tranh với từng con chữ, vị trí đứng đầu lớp chưa bao giờ tuột khỏi tay cô.
    Cầm tấm bằng tốt nghiệp đỏ chói trên tay, Việt Anh phấn khởi tìm trường nộp đơn dự thi đại học nhưng tìm mãi vẫn không thấy trường nào nhận hồ sơ cho học sinh mù thi đại học. Buồn bã và tủi hờn, Việt Anh không dám khóc trước mặt bố mẹ mà chỉ biết gửi gắm tất cả nỗi niềm vào trang nhật kí: ?oMình đã đi hỏi rất nhiều nơi mà không trường nào nhận hồ sơ của những người như mình. 12 năm đèn sách, mình vẫn còn muốn học lên nữa. Làm sao đây?? Và đây cũng là lúc những dòng cảm xúc chân thật, những ước mơ của người con gái mới lớn bị vỡ òa thành những dòng thơ, thành những trang truyện ngắn. Có không ít tác phẩm được sử dụng trên mặt báo, trên đài phát thanh. Vốn đã nhút nhát, rụt rè, Việt Anh lại càng thu mình vào trong góc sâu của tâm hồn vốn đã bị nhiều tổn thương.
    Đinh Việt Anh sinh năm 1978, tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Hiện cô là cán bộ phụ trách bộ môn Tin học tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người mù với hai bằng đại học loại giỏi. Vừa qua , cô được Hội người mù Châu á- Thái Bình Dương lựa chọn là một trong năm người mù của khu vực tham dự lớp học công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Việt Anh được kết nạp Đảng vào ngày 22/7/2005.
    Nhật kí sang trang
    Thế rồi, ông trời vẫn rủ lòng thương cô gái nhỏ. Một dịp tình cờ Việt Anh được làm quen với chữ nổi và được Tỉnh hội người mù Hà Tĩnh giới thiệu đi học tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người mù ở Hà Nội. Với thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, tốt nghiệp khóa học cô được giữ lại làm giảng viên hỗ trợ cho những người cùng cảnh ngộ. Không nguôi ước vọng được bước chân đến giảng đường đại học, lại cất công tìm kiếm, năm 1999, cô cũng đã tìm được chỗ phù hợp để nộp hồ sơ dự thi vào hệ tại chức khoa Quản lý xã hội của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và đỗ với số điểm cao.
    Ngày nối ngày, sáng lên lớp chép bài bằng chữ nổi, tối về dò dẫm đọc lại từng dòng, từng chữ, ngày thi lại vác chiếc máy chữ cũ đến lớp làm bài, Việt Anh luôn chăm chỉ, cần mẫn như con tằm nhả tơ như thế suốt 4 năm học đại học. Rất hiếm có bài thi của cô dưới điểm 8. Vừa nhìn thấy Việt Anh giảng dạy cho người mù tại trung tâm, thoát đã thấy cô ngồi sau lưng bác xe ôm quen thuộc để đến lớp học vào buổi tối.
    Cũng từ những buổi học gối đuôi nhau như thế, giáo án dạy vi tính cho người mù với 5 chương dựa vào chương trình đọc màn hình hỗ trợ cho người khiếm thị đã ra đời. Chỉ cần một chiếc máy vi tính gắn kết bộ phận hỗ trợ, Việt Anh và những người bạn của mình có thể giao lưu, học hỏi và bổ sung rất nhiều kiến thức trong cuộc sống.
    Mùa hè năm 2004, với điểm 10 của khóa luận: ?oThực hiện chính sách giáo dục cho người mù tại Việt Nam?, Việt Anh tốt nghiệp đại học với điểm số 8,68. Bạn bè cùng lớp toàn những người sáng mắt, nhưng vị trí dẫn đầu lớp lại thuộc về cô gái mù vốn xuất thân từ một làng quê nghèo lam lũ.
    Tự nhận mình là người tham lam với những kiến thức mới, đang học tại trường Khoa học xã hội và Nhân văn, Việt Anh lại nộp tiếp đơn vào khoa tiếng Anh, hệ từ xa của Viện đại học Mở Hà Nội.
    ?oChưa bao giờ mình thấy chán học cả. Mình luôn ao ước giá như thời gian có thể dài thêm nữa, bởi kiến thức mình có còn quá ít?, Việt Anh tâm sự

  5. alat1977

    alat1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    giới thiệu với các bạn thần tượng của mình : Stephen William Hawking
  6. alat1977

    alat1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Stephen William Hawking
    Stephen William Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại tỉnh Oxford Anh quốc. Ông lớn lên trong gia đình trí thức. Cha là nhà vật lý, mẹ ông trong đảng tự do.Lúc 8 tuổi, gia đình ông dọn đến St-Albans, một tỉnh nhỏ cách Luân Ðôn 20 dặm.
    Ông học trường St- Albans lúc 11 tuổi và ngay lúc ấy ông đã biết trước ông muốn học Khoa học. Năm 1958 , ông 16 tuổi, đã cùng vài người bạn làm ra máy vi tính nguyên thủy mà bây giờ thực sự dùng được. Năm sau, ông được học bỗng Ðại học Oxford.
    Tại đây, ông quyết định học Vật lý vì trường chưa có môn toán. Năm 1962 ông được đậu hạng danh dự. Sau đó ông tiếp tục học môn Vũ trụ học tại Ðại học Cambridge nơi đó ông dạy Toán (năm 1974 lúc 32 tuổi, như Newton cách đó 300 năm) và bắt đầu những công trình trên những định luật cai trị Vũ trụ. Ông hướng những công trình của ông vào sự nghiên cứu các Lỗ Ðen. Ông là người đầu tiên giải thích tính chất của Lỗ Ðen.
    Ông được bằng tiến sĩ, nhưng bất hạnh thay, năm 21 tuổi, ông cảm nhận những triệu chứng đầu tiên gây ra bởi chứng teo cơ. Sau đó ông mất dần sử dụng tiếng nói và đồng thời các cơ yếu dần. Các y sĩ tưởng ông chết sớm. Mặc dù dự đoán không được vui vẻ về tuổi thọ của ông, năm nay ông đã 60 tuổi, có 3 con và 1 cháu. Vì ông bị liệt nên liên lạc bằng hệ thống vi tính bằng cách dùng một ngón tay bấm vào những chữ đã soạn sẵn. Một câu của ông là thành quả của sự suy nghĩ. Ông đã in 3 quyển sách rất được phổ biến, A Brief History of Time, là sách bán chạy nhất của ông, Black Holes và Baby Universes. Gần đây năm 2001 có quyển The Universe in a Nutshell
    Mặc dù bị liệt nặng, ông đã cho ra những công trình nghiên cứu và lý thuyết được toàn thế giới công nhận và kính phục.
    Với cuốn sách "The Universe in a Nutshell", tháng 6 năm 2002 ông nhận được giải thưởng The Aventis Prize - một trong những giải uy tín nhất thế giới cho các ấn phẩm khoa học. Giải thưởng trị giá 10.000 bảng Anh.
    Stephen Hawking: ?oBây giờ tôi hạnh phúc hơn là khi chưa bị bệnh?
    Hôm thứ tư vừa qua, tại Bombay, nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephen Hawking đã nói rằng chính căn bệnh chết người mà ông phải chịu đựng bấy lâu nay đã cho ông thêm lý do để sống trên đời. ?oVì không có nhiều thời gian để sống nên tôi muốn làm việc nhiều hơn nữa. Tôi ý thức được cuộc sống là quý giá??.
    Ông nói như vậy trong lễ kỷ niệm sinh nhật của mình (8/1/1942 - 300 năm sau ngày mất của Galileo Galile), trước đông đảo học sinh, sinh viên và các nhà khoa học, nhân dịp đến Bombay (Ấn Độ) dự hội nghị khoa học ?oString 2001?. Hawking cho biết khi 21 tuổi, ông được cha mẹ cho biết một tin sét đánh: Ông bị bệnh xơ cứng cơ vùng bên (ALS, một loại bệnh về thần kinh điều khiển). Bệnh ALS tác động vào những tế bào thần kinh ở não và dây thanh quản, dẫn đến suy yếu cơ, liệt và mất khả năng nói. Sự suy thoái của thần kinh điều khiển cuối cùng sẽ làm người bệnh tử vong. ?oBố mẹ bảo rằng tôi chỉ còn 2-3 năm để sống. Tôi hiểu sự việc khá tồi tệ và không muốn biết thêm điều gì nữa?.
    Giờ đây, ở tuổi 59, tác giả cuốn sách ?oLược sử thời gian?nổi tiếng vẫn ngồi đó, trên chiếc xe lăn được trang bị máy tính và thiết bị điện tử tạo âm thanh. Bị liệt, ông phải sử dụng sức mạnh ở đầu ngón tay chọn từng chữ trên màn hình, ghép lại thành câu. Sau đó, những câu này sẽ được thiết bị điện tử chuyển hoá thành âm. Người ta không hiểu sức mạnh nào đã giúp cho Hawking sống qua chừng ấy năm, không ngừng nghiên cứu, để rồi trở thành nhà bác học vĩ đại của thế giới. Công trình nghiên cứu bức xạ của lỗ đen của ông được giới khoa học hết sức khen ngợi và đánh giá cao. Ông đã được trao 12 bằng danh dự, rất nhiều giải thưởng, huân chương, là thành viên của Hội đồng Hoàng gia Anh và Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. Hiện tại, Hawking đang giữ một chức vụ quan trọng ở Đại học Cambridge. Hawking cho biết: ?oTrước khi mắc bệnh, tôi là một người chậm chạp và hay chán đời?. Bước vào tuổi thanh xuân, cái tin mình bị bệnh đã khiến ông ?ochẳng còn thiết gì nữa?. Nhưng giờ đây ông lại tin rằng mình đang ?ohạnh phúc hơn bất kỳ lúc nào trong thời gian 20 năm không bệnh tật?.
    Hawking cho biết người ta thường xuyên hỏi ông: ?oÔng cảm thấy thế nào về căn bệnh của mình??. Câu trả lời của nhà bác học là: ?oKhông thấy gì nhiều. Tôi cố gắng sống càng bình thường càng tốt, không nghĩ về hoàn cảnh của mình, không nuối tiếc những việc mà bệnh tật đã khiến tôi không thể làm được?. Hawking khẳng định: ?oRõ ràng có nhiều người còn khổ hơn tôi? Mỗi khi sắp sửa có ý than thân trách phận, tôi lại nghĩ đến điều đó?.
    Có người hỏi "ông sẽ làm gì nếu không bị liệt?" Hawking đáp: ?oTôi từng nghĩ mình sẽ trở thành một chính trị gia?. Ông còn nói đã từng mong ước được làm thủ tướng Anh. ?oNhưng sau khi suy nghĩ, tôi cảm thấy công việc của tôi chắc chắn sẽ lâu dài hơn so với công việc của một vị thủ tướng?.
    ?oCon người không bao giờ được để mất hy vọng?- đó là những gì nhà bác học Anh vĩ đại đã viết trên Website của mình.
    Stephen Hawkin - Vật lộn với bệnh tật
    Hawkin giống như mọi đứa trẻ lớn lên trong hạnh phúc, nhưng một điều bất hạnh đã đến với ông.
    Vào một ngày cả nhà Hawkin đi trượt băng, thời tiết mùa đông giá lạnh, hồ nước băng đóng dày, mọi người trượt đuổi trên băng vui vẻ. Bỗng nhiên Hawkin bị ngã, ông nằm co quắp trên băng, ông gắng sức nhưng không đứng dậy được, lúc lâu sau phải có sự giúp đỡ của cha mẹ ông mới cố đứng dậy được.
    Mẹ hỏi ông xảy ra chuyện gì, ông nói chân tay tự nhiên không làm chủ được. Nghe vậy mẹ rất lo liền đưa ông tới bệnh viện.
    Sau 2 tuần theo dõi, bác sĩ phát hiện Hawkin mắc một chứng bệnh rất kỳ lạ. Người mắc bệnh này sẽ dần mất đi khả năng vận động, cuối cùng thì ngay việc hô hấp cũng không thực hiện được, loại bệnh này vô phương cứu chữa, thường thì chỉ kéo dài được hai, ba năm.
    Cả nhà lo sợ, Hawkin tỏ ra thất vọng, ông trở nên ít cười ít nói, ông không còn hứng thú với mọi công việc nữa. Cha đã chạy khắp nơi tìm thầy tìm thuốc hay, em trai và em gái lúc nào cũng ở bên ông. Thời gian trôi đi, cuộc sống cũng lặng lẽ trôi theo, Hawkin nhìn lên bầu trời đen lác đác vài ngôi sao chớp chớp những ánh mắt buồn. Hawkin nghĩ: "Mình còn rất nhiều việc chưa làm, không thể tồi tệ hơn được nữa". Bỗng nhiên ông cảm thấy nhẹ nhõm và như bừng tỉnh lại.
    Những tháng năm sau đó, Hawkin đã dũng cảm đối mặt với bệnh tật, kiên trì học tập và nghiên cứu. Không phải là như bác sĩ nói, ông chỉ có thể sống được hai hay ba năm mà vẫn tiếp tục sống một cách ngoan cường.
    Có một lần Hawkin ngẫu nhiên bị cảm lạnh, bắt đầu ho, bác sĩ chẩn đoán phổi ông bị nhiễm bệnh nặng. Bác sĩ cho ông thở ô xy và nói với vợ ông: tình hình rất khó khăn, không có khả năng cứu được, vợ ông lặng lẽ khóc. Để cứu sống Hawkin bà đã gọi điện thoại cho bác sĩ của Hawkin ở Anh, bác sĩ cho rằng có thể vẫn còn một cách giải phẫu cắt khí quản cứu sống được Hawkin.
    Như vậy, Hawkin làm phẫu thuật luôn cắt khí quản, ông lại một lần nữa lập kỳ tích thoát khỏi tử thần, nhưng ông không còn nói được nữa.
    Để giúp Hawkin có thể giao tiếp được với mọi người, gia đình và bạn bè của ông nghĩ ra rất nhiều biện pháp: Có người đưa cho ông phần mềm vi tính, để ông dùng máy tính thay lời nói của mình. Về sau lại có người lắp cho Hawkin một thiết bị, nó biến lời nói trên màn hình máy tình của Hawkin thành âm thanh, Hawkin vô cùng vui sướng, ông không chỉ nói chuyện được với người khác mà còn có thể viết sách qua máy vi tính. Cho dù một phút chỉ viết được 15 chữ thì Hawkin vẫn kiên trì hoàn thành công việc của mình.
    Về sau sức khỏe của Hawkin ngày càng tồi tệ, nhưng chỉ cần bản thân còn vận động được là ông không cần sự giúp đỡ của người khác. Có lần bạn ông nhìn thấy ông đi lên tầng hai, cảm thấy kinh ngạc. Ông không tự đi được nhưng lại ở tầng hai, ông đã bám vào tay vịn cầu thang, dùng sức của cánh tay đẩy mình lên từng bậc từng bậc một, phải mất rất nhiều thời gian ông mới lên được tầng hai.
    Mọi người không thể tưởng tượng được khó khăn của Hawkin trong khi cuộc sống lớn chừng nào, càng không thể tưởng tượng được ông phải có nghị lực, dũng khí lớn đến chừng nào để khắc phục những khó khăn ấy. Lúc nào ông cũng cần phải có người ở bên cạnh giúp ông, giúp ông dậy, ăn cơm, khi đọc sách cũng cần người lật trang.
    Khó khăn như vậy nhưng Hawkin không từ chối cuộc sống, ông vẫn nghĩ phải tiếp tục những công việc mình yêu thích, hoàn thành công việc nghiên cứu của mình cho đến khi phải từ giã cõi đời.

    Được alat1977 sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 01/12/2007
  7. alat1977

    alat1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng bài giới thiệu về tinh thần chiến đấu với bệnh tật của thần tượng của tôi sẽ giúp ích cho ai đó ở đây .
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ít nhất là cũng động viên được chủ topic một phần
  9. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tôi bị cái bệnh "đặt nặng tính cá nhân " bác ạ , cái bệnh này nó liên quan đến danh dự . Hôm qua bi quan nói với bác nhiều câu yếu hèn , hôm nay lại thấy thật nhục nhã khi có những ý nghĩ như thế . Đọc bài về Hawking mà thấy mắt hơi ướt , đó là 1 con người chân chính và can đảm .
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Không! Chính tôi cũng có lúc bi quan như thế; thực ra chưa bao giờ chúng ta quá hạnh phúc hay quá bất hạnh như chúng ta tưởng.Tôi cũng đang đọc bài về Hawking đây.

Chia sẻ trang này