1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tấm lòng của box du lịch với trẻ em nghèo tàn tật và đồng bào các vùng thiên tai- Quyên góp gi

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi loops, 18/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Corbetti thân,
    Buổi trưa mình mới copy đường link bạn cho mà chưa vào xem. Giờ vừa xem xong. Người già và trẻ con ở đấy tội quá. Mình đã gửi link đến cho các bạn mình rồi. Hy vọng sẽ đóng góp được một phần nào.
    Cám ơn bạn và những suy nghĩ tốt đẹp của bạn.
    Thân ái
  2. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Đúng là chưa bao giờ em viết một cái gì nghiêm túc về các bạn hay về những hoạt động mình làm cho lũ trẻ cả. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm và có rất nhiều chuyện để nhớ. Và chẳng thể nào nhớ hết được các chuyến đi. Mình hay ôn lại chuyện xưa, tích cũ trong những buổi ngồi chuẩn bị đồ cho một mission mới. Bạn cười nói xôn xao. Bạn háo hức. Bạn hồi hộp chờ đợi và trong bạn còn là một chút lo lắng không biết liệu công việc có suôn sẻ để yên tâm nghỉ phép và tham gia chuyến đi hay không.
    Đi linh tinh, lặt vặt thì nhiều nhưng lần đầu em tham gia mission là chuyến đi Đà Nẵng của 5 -6 năm trước thì phải. Các bạn thì đã đi nhiều và nhìn bọn trẻ quen rồi còn đây là chuyến đi đầu tiên em tham gia. Bạn có tưởng tượng là em đã sợ đến thế nào khi nhìn vào bọn trẻ con đến khám không. Đợt đó có khoảng 165 em đến khám nhưng đoàn chỉ có thể mổ được cho 153 hay 154 em gì đó vì có những em còn bé và yếu quá chưa thể mổ được. Các em có tiền sử về tim mạch cũng cần được lưu ý vả cả các em bị bệnh khác không phù hợp với đợt phẫu thuật này. Mặc dù đã được các bạn thông báo để chuẩn bị tinh thần trước nhưng tim em vẫn như bị bóp nghẹt lại và tay chân run rẩy. Cảm giác thực sự hoảng sợ và kinh hãi khi nhìn thấy trường hợp một em bé cả một khoảng miệng ở phía trước trống hoác, không có cơ hàm rõ ràng, mũi gần như bị ăn mất và cơ mặt bị kéo giật lên phía trên mắt. Nhìn vừa sợ, vừa thương kinh khủng. Có em mới thoạt nhìn thì thấy bình thường vì em đội mũ to ở trên đầu. Đến lượt em vào khám và bỏ mũ ra thì ôi cả phần trán và đầu phía trước của em bị phình to ra như quả bóng. Tưởng như quả bóng kia rất căng, rất mỏng mảnh và có thể nổ tung bất cứ lúc nào nếu bị chạm nhẹ vào. Trường hợp này, chẳng thể làm gì cho em được và các bác sỹ chỉ khám để bố mẹ em yên lòng với lời giải thích là đợt phẫu thuật này chưa phải là đợt dành cho những trường hợp như em, rồi cho gia đình em tiền đi về. Với em chắc là chẳng có hy vọng gì có thể cứu chữa được. Hầu hết các em bị dị tật như vậy thường yếu ớt về thể chất do việc chăm sóc ăn uống rất khó khăn. Những em đã lớn lớn một chút còn đỡ chứ các em còn nhỏ thì khổ lắm. Mẹ lúc nào cũng đánh vật với chai sữa và bát bột, con thì nước mắt nhoè nhoẹt, mặt đỏ gay vì nôn và chớ. Cứ ăn vào rồi lại chớ ra. Nhìn con thì tội mà bố mẹ cũng thương. Nghèo, lam lũ và nheo nhóc quá.
    Thực sự tò mò muốn nhìn xem các bác sỹ đã làm thế nào và bằng cách nào mà có thể lấp đầy khoảng trống bị sứt môi hay hở hàm cho các em khi mọi người cứ đùa bảo: Thì lấy thịt từ mông đắp lên má . Em đã không chịu được hơn nữa cảnh nhìn thấy máu, mùi thuốc sát trùng trong phòng mổ nên đã phải phi nhanh ngay ra ngoài. Nhưng dù sao thì em cũng đã biết cách mà bác sỹ lấy da thịt để bù vào chổ khuyết rồi.
    Cảm giác yêu thương và bình yên khi nhận lấy bé từ phòng hậu phẫu bế sang phòng hồi sức thật khó tả phải không bạn. Em vừa đi vừa ngắm khuôn mặt bé rạng rỡ, và xinh đẹp hơn sau ca mổ. Chỉ sợ một va chạm nhỏ cũng làm cho thân hình bé nhỏ kia bị đau. Bố mẹ bé tong tả chạy theo con bên cạnh. Khóc cười lẫn lộn.

    Bạn có còn nhớ trường hợp của anh lái xe taxi bị sứt môi không. Mỗi đứa một câu đã động viên, thuyết phục anh đến mổ lại môi trên suốt chặng đường chạy từ khách sạn đến bệnh viện. Buổi sáng anh còn đồng phục, caravat rất chỉnh tề chở bọn mình đi và vui sao khi buổi chiều thấy anh ngồi ở phòng chờ trước khi vào mổ trong bộ quần áo của bệnh nhân. Với anh cuộc sống có lẽ luôn có những bất ngờ và chuyến xe đó là một đáng ngờ đáng yêu của cuộc sống dành cho anh nhỉ.
    Bạn có còn nhớ một hôm nào đó cả lũ bọn mình đi về từ bệnh viện rất muộn không. Lúc này đợt khám và mổ cũng đã gần xong xuôi nên bọn mình có thể thư giãn đôi chút. Vậy là quyết định sau khi ăn xong thì đi dzẩy. Phải đến mười mấy đứa cùng ngồi chen chúc trên chiếc xe taxi tải 7 chỗ làm anh lái xe sợ phát khiếp không đồng ý chở. Thuyết phục rồi anh cũng đồng ý. Đứa ngồi dưới sàn, đứa ngồi chồng lên nhau, đứa chẳng có tí mông nào dính trên ghế xe cả cứ phải bám lấy cái tay vịn cửa xe cho khỏi ngã. Đến lúc xe dừng, cửa mở ra, cả một lũ ngã đổ uỵch lên nhau, nháo nháo lăn xuống dưới lòng đường làm mấy anh bảo vệ ở nhẩy cũng phải phì cười vì lũ này nghịch.
    Bọn mình đến chợ Hàn mua đồ. Các chị bán hàng xôn xao vì họ cũng xem tivi và biết về hoạt động của đoàn phẫu thuật. Đồ đẹp và rẻ. Cả bọn lại mua mua, bán bán, khệ nệ khuân vác về Hà nội làm quà cho các bạn ở nhà. Đến giờ mỗi lần quay trở lại Đà Nẵng, đi chợ Hàn, các chị bán hàng vẫn nhận ra người cũ năm nào. Bạn thân yêu ơi, có niềm vui nào vui hơn nữa khi ở những noi mình đến, mọi người vẫn nhớ đến mỗi khi quay trở lại.
    Cuộc sống ở thành phố chỉ hạn hẹp, quanh quẩn với công việc, gia đình, đi chơi, mua bán và ăn uống cùng bạn bè. Những chuyến đi với các bạn, những lúc đi lang thang về rừng núi. đến những vùng sâu, vùng xa, nhìn những cảnh đời khác với môi trường mình đang sống mới thấy mình no đủ, thừa thãi và nhiều khi thiếu đi lòng vị tha, bao dung.... Sau mỗi chuyến đi cuộc sông cũng vì thế mà đầy thêm yêu thương, bớt đi những giận hờn, những ích kỷ và bon chen.
  3. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Đúng là chưa bao giờ em viết một cái gì nghiêm túc về các bạn hay về những hoạt động mình làm cho lũ trẻ cả. Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm và có rất nhiều chuyện để nhớ. Và chẳng thể nào nhớ hết được các chuyến đi. Mình hay ôn lại chuyện xưa, tích cũ trong những buổi ngồi chuẩn bị đồ cho một mission mới. Bạn cười nói xôn xao. Bạn háo hức. Bạn hồi hộp chờ đợi và trong bạn còn là một chút lo lắng không biết liệu công việc có suôn sẻ để yên tâm nghỉ phép và tham gia chuyến đi hay không.
    Đi linh tinh, lặt vặt thì nhiều nhưng lần đầu em tham gia mission là chuyến đi Đà Nẵng của 5 -6 năm trước thì phải. Các bạn thì đã đi nhiều và nhìn bọn trẻ quen rồi còn đây là chuyến đi đầu tiên em tham gia. Bạn có tưởng tượng là em đã sợ đến thế nào khi nhìn vào bọn trẻ con đến khám không. Đợt đó có khoảng 165 em đến khám nhưng đoàn chỉ có thể mổ được cho 153 hay 154 em gì đó vì có những em còn bé và yếu quá chưa thể mổ được. Các em có tiền sử về tim mạch cũng cần được lưu ý vả cả các em bị bệnh khác không phù hợp với đợt phẫu thuật này. Mặc dù đã được các bạn thông báo để chuẩn bị tinh thần trước nhưng tim em vẫn như bị bóp nghẹt lại và tay chân run rẩy. Cảm giác thực sự hoảng sợ và kinh hãi khi nhìn thấy trường hợp một em bé cả một khoảng miệng ở phía trước trống hoác, không có cơ hàm rõ ràng, mũi gần như bị ăn mất và cơ mặt bị kéo giật lên phía trên mắt. Nhìn vừa sợ, vừa thương kinh khủng. Có em mới thoạt nhìn thì thấy bình thường vì em đội mũ to ở trên đầu. Đến lượt em vào khám và bỏ mũ ra thì ôi cả phần trán và đầu phía trước của em bị phình to ra như quả bóng. Tưởng như quả bóng kia rất căng, rất mỏng mảnh và có thể nổ tung bất cứ lúc nào nếu bị chạm nhẹ vào. Trường hợp này, chẳng thể làm gì cho em được và các bác sỹ chỉ khám để bố mẹ em yên lòng với lời giải thích là đợt phẫu thuật này chưa phải là đợt dành cho những trường hợp như em, rồi cho gia đình em tiền đi về. Với em chắc là chẳng có hy vọng gì có thể cứu chữa được. Hầu hết các em bị dị tật như vậy thường yếu ớt về thể chất do việc chăm sóc ăn uống rất khó khăn. Những em đã lớn lớn một chút còn đỡ chứ các em còn nhỏ thì khổ lắm. Mẹ lúc nào cũng đánh vật với chai sữa và bát bột, con thì nước mắt nhoè nhoẹt, mặt đỏ gay vì nôn và chớ. Cứ ăn vào rồi lại chớ ra. Nhìn con thì tội mà bố mẹ cũng thương. Nghèo, lam lũ và nheo nhóc quá.
    Thực sự tò mò muốn nhìn xem các bác sỹ đã làm thế nào và bằng cách nào mà có thể lấp đầy khoảng trống bị sứt môi hay hở hàm cho các em khi mọi người cứ đùa bảo: Thì lấy thịt từ mông đắp lên má . Em đã không chịu được hơn nữa cảnh nhìn thấy máu, mùi thuốc sát trùng trong phòng mổ nên đã phải phi nhanh ngay ra ngoài. Nhưng dù sao thì em cũng đã biết cách mà bác sỹ lấy da thịt để bù vào chổ khuyết rồi.
    Cảm giác yêu thương và bình yên khi nhận lấy bé từ phòng hậu phẫu bế sang phòng hồi sức thật khó tả phải không bạn. Em vừa đi vừa ngắm khuôn mặt bé rạng rỡ, và xinh đẹp hơn sau ca mổ. Chỉ sợ một va chạm nhỏ cũng làm cho thân hình bé nhỏ kia bị đau. Bố mẹ bé tong tả chạy theo con bên cạnh. Khóc cười lẫn lộn.

    Bạn có còn nhớ trường hợp của anh lái xe taxi bị sứt môi không. Mỗi đứa một câu đã động viên, thuyết phục anh đến mổ lại môi trên suốt chặng đường chạy từ khách sạn đến bệnh viện. Buổi sáng anh còn đồng phục, caravat rất chỉnh tề chở bọn mình đi và vui sao khi buổi chiều thấy anh ngồi ở phòng chờ trước khi vào mổ trong bộ quần áo của bệnh nhân. Với anh cuộc sống có lẽ luôn có những bất ngờ và chuyến xe đó là một đáng ngờ đáng yêu của cuộc sống dành cho anh nhỉ.
    Bạn có còn nhớ một hôm nào đó cả lũ bọn mình đi về từ bệnh viện rất muộn không. Lúc này đợt khám và mổ cũng đã gần xong xuôi nên bọn mình có thể thư giãn đôi chút. Vậy là quyết định sau khi ăn xong thì đi dzẩy. Phải đến mười mấy đứa cùng ngồi chen chúc trên chiếc xe taxi tải 7 chỗ làm anh lái xe sợ phát khiếp không đồng ý chở. Thuyết phục rồi anh cũng đồng ý. Đứa ngồi dưới sàn, đứa ngồi chồng lên nhau, đứa chẳng có tí mông nào dính trên ghế xe cả cứ phải bám lấy cái tay vịn cửa xe cho khỏi ngã. Đến lúc xe dừng, cửa mở ra, cả một lũ ngã đổ uỵch lên nhau, nháo nháo lăn xuống dưới lòng đường làm mấy anh bảo vệ ở nhẩy cũng phải phì cười vì lũ này nghịch.
    Bọn mình đến chợ Hàn mua đồ. Các chị bán hàng xôn xao vì họ cũng xem tivi và biết về hoạt động của đoàn phẫu thuật. Đồ đẹp và rẻ. Cả bọn lại mua mua, bán bán, khệ nệ khuân vác về Hà nội làm quà cho các bạn ở nhà. Đến giờ mỗi lần quay trở lại Đà Nẵng, đi chợ Hàn, các chị bán hàng vẫn nhận ra người cũ năm nào. Bạn thân yêu ơi, có niềm vui nào vui hơn nữa khi ở những noi mình đến, mọi người vẫn nhớ đến mỗi khi quay trở lại.
    Cuộc sống ở thành phố chỉ hạn hẹp, quanh quẩn với công việc, gia đình, đi chơi, mua bán và ăn uống cùng bạn bè. Những chuyến đi với các bạn, những lúc đi lang thang về rừng núi. đến những vùng sâu, vùng xa, nhìn những cảnh đời khác với môi trường mình đang sống mới thấy mình no đủ, thừa thãi và nhiều khi thiếu đi lòng vị tha, bao dung.... Sau mỗi chuyến đi cuộc sông cũng vì thế mà đầy thêm yêu thương, bớt đi những giận hờn, những ích kỷ và bon chen.
  4. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Trẻ con ở Lào cũng giống trẻ con ở Việt nam bạn nhỉ. Nhưng trẻ con ở đây có vẻ rắn rỏi, khoẻ mạnh hơn dưới nước da ngăm ngăm đen, đôi mắt to lay láy. Em nghe bạn kể lại là khi biết đoàn lại sang, có những người đã mang con em mình là bệnh nhân của năm trước đến chào và cảm ơn các bác sỹ dù nhà ở tỉnh khác rất xa. Nghe mà thấy vui sao trong lòng. Năm trước em đã khóc hu hu khi phải trả lại vé cho bạn vì không đi được khi xếp sang đột ngột với công việc phải làm và không thể trì hoãn. Năm nay, tấm tức khóc vì vẫn lại là công việc nhưng bạn đã vẫn lấy vé cho em và suýt nữa thì em đã không thể đi. Các bạn đi trước, em một mình sang sau. Em đi và để lại phía sau tất cả những buồn phiền trong lòng. Cũng trùng dịp này TBG leo Fansipan. Nếu vào dịp khác và ở nhà chắc em cũng đã leo lại. Đi cho vui, đi để cổ vũ cho các bạn, thăm lại con đường, gặp lại những người bạn HMông hiền lành, nói ít cười nhiều, khuân đồ đi trên núi mà băng băng như thể đi trên đường bằng, và cả để sờ tay chạm vào cái chóp nhọn kim loại trên đỉnh núi cao kia thêm lần nữa. Ngồi co ro, thu chân gác lên đám bao tải hàng ở một góc cuối chiếc xe chở khách chạy từ Viêng Chăn về dưới tỉnh thực là suốt ruột vì mỏi, tê chân và buồn. Đường liên tỉnh gì mà nhỏ như đường đi rừng núi vậy. Hai xe đi ngược chiều nhau thì phải tránh ra sát mép, dân tình đi xe thì dạt hết vào lề đường đất phía trong. Nhà cửa thưa thớt dọc hai bên. Nắng nóng và bụi nhìn đến chán mắt. Vui làm sao khi gặp lại các bạn, sung sướng được ôm các bạn trong vòng tay. Sau những giờ ở bệnh viện bọn mình và các anh chị lại lang thang đi bộ viếng thăm cái chợ nhỏ xíu nhưng lại là nơi buôn bán đông vui, to nhất cái thị trấn xa xôi, hẻo lánh ở một tỉnh xa lắc, xa lơ của đất Lào này tìm mua dép tông, tìm mua váy quấn và ngẩn ngơ ngắm người ta đi chợ, người ta mua bán.
    B.S Tuấn chắc sẽ chẳng khi nào quên tối sinh nhật của mình trên đất Lào với những lời ca vọng cổ ngọt ngào, những câu hát nửa chừng nhảy từ bài này sang bài khác vì không thuộc lời, thuộc nhạc. Anh chắc sẽ nhớ cả bức thiếp chúc mừng sinh nhật to thật to dán bằng bốn tờ giấy khổ A4 và lưu bút của đội hậu cần gửi tặng cùng chùm bóng bay xanh đỏ và bình hoa giấy mầu tím hồng được cắm thật đẹp trong bình nước nữa. Quên mất là quà sinh nhật cho anh còn là một đôi dép tông Lào mầu xanh ai đó mua về nhưng giờ đây mang ra ứng trước để làm quà .
    Sau những bữa ăn tối bao giờ cũng có phần thư giãn, giải trí văn nghệ của cả đoàn. Nhảy kiểu gì thì cuối cùng những điệu Chachacha hay Bibốp của cô Chích Bông, cô Mùi, cô Sen Trần vẫn biến thành điệu lăm vông cách tân mà thôi. Bọn mình đã cười chất ngất, cười đến đau quặn cả ruột lại khi bạn bắt chiếc cô Chích Bông và cô Mùi múa sau lưng các cô điệu giật áo, giã gạo. Cả buổi tối hôm cuối cùng đãi tiệc chia tay mọi người nữa chứ. Cô Chích Bông thật dễ thương phải không bạn khi bé nhỏ đứng bên ông giám đốc bệnh viện cao gầy lòng khòng để dịch tiếng Lào sang tiếng Lào. Cô làm mọi người cười vui cái bản tính hồn nhiên như trẻ thơ của cô khi dịch nhầm và xấu hổ đứng núp sau lưng ông giám đốc để đỡ ngượng với quan khách. Cả đoàn say sưa nhảy hết điệu lăm vông này tới điệu lăm vông khác đến tận nửa khuya. Bọn mình cứ thắc mắc là sao người Lào có thể mãi kiên trì đến vậy với một điệu lăm vông như thế. Quả thật là rất khó hiểu.
    Mệt và oải sau một ngày bận rộn cho việc thu dọn ở bệnh viện, chuẩn bị cho bữa tiệc buổi tối, rồi đóng lại đồ cho chuyến trở về Viêng Chăn ngày mai vậy mà mình đã thức suốt đêm trò chuyện với nhau về bạn bè, về cuộc sống và cả về đàn ông nữa - cái phần nửa yêu thương của cuộc đời một người phụ nữ. Tình yêu mang đến thật nhiều niềm vui nhưng cũng ngần ấy những buồn phiền và mệt mỏi. Bạn bảo gì nhỉ: Tình yêu lại giống như bệnh sởi và chẳng ai tránh hay phòng bị được. Thế mới chết người ta
  5. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Trẻ con ở Lào cũng giống trẻ con ở Việt nam bạn nhỉ. Nhưng trẻ con ở đây có vẻ rắn rỏi, khoẻ mạnh hơn dưới nước da ngăm ngăm đen, đôi mắt to lay láy. Em nghe bạn kể lại là khi biết đoàn lại sang, có những người đã mang con em mình là bệnh nhân của năm trước đến chào và cảm ơn các bác sỹ dù nhà ở tỉnh khác rất xa. Nghe mà thấy vui sao trong lòng. Năm trước em đã khóc hu hu khi phải trả lại vé cho bạn vì không đi được khi xếp sang đột ngột với công việc phải làm và không thể trì hoãn. Năm nay, tấm tức khóc vì vẫn lại là công việc nhưng bạn đã vẫn lấy vé cho em và suýt nữa thì em đã không thể đi. Các bạn đi trước, em một mình sang sau. Em đi và để lại phía sau tất cả những buồn phiền trong lòng. Cũng trùng dịp này TBG leo Fansipan. Nếu vào dịp khác và ở nhà chắc em cũng đã leo lại. Đi cho vui, đi để cổ vũ cho các bạn, thăm lại con đường, gặp lại những người bạn HMông hiền lành, nói ít cười nhiều, khuân đồ đi trên núi mà băng băng như thể đi trên đường bằng, và cả để sờ tay chạm vào cái chóp nhọn kim loại trên đỉnh núi cao kia thêm lần nữa. Ngồi co ro, thu chân gác lên đám bao tải hàng ở một góc cuối chiếc xe chở khách chạy từ Viêng Chăn về dưới tỉnh thực là suốt ruột vì mỏi, tê chân và buồn. Đường liên tỉnh gì mà nhỏ như đường đi rừng núi vậy. Hai xe đi ngược chiều nhau thì phải tránh ra sát mép, dân tình đi xe thì dạt hết vào lề đường đất phía trong. Nhà cửa thưa thớt dọc hai bên. Nắng nóng và bụi nhìn đến chán mắt. Vui làm sao khi gặp lại các bạn, sung sướng được ôm các bạn trong vòng tay. Sau những giờ ở bệnh viện bọn mình và các anh chị lại lang thang đi bộ viếng thăm cái chợ nhỏ xíu nhưng lại là nơi buôn bán đông vui, to nhất cái thị trấn xa xôi, hẻo lánh ở một tỉnh xa lắc, xa lơ của đất Lào này tìm mua dép tông, tìm mua váy quấn và ngẩn ngơ ngắm người ta đi chợ, người ta mua bán.
    B.S Tuấn chắc sẽ chẳng khi nào quên tối sinh nhật của mình trên đất Lào với những lời ca vọng cổ ngọt ngào, những câu hát nửa chừng nhảy từ bài này sang bài khác vì không thuộc lời, thuộc nhạc. Anh chắc sẽ nhớ cả bức thiếp chúc mừng sinh nhật to thật to dán bằng bốn tờ giấy khổ A4 và lưu bút của đội hậu cần gửi tặng cùng chùm bóng bay xanh đỏ và bình hoa giấy mầu tím hồng được cắm thật đẹp trong bình nước nữa. Quên mất là quà sinh nhật cho anh còn là một đôi dép tông Lào mầu xanh ai đó mua về nhưng giờ đây mang ra ứng trước để làm quà .
    Sau những bữa ăn tối bao giờ cũng có phần thư giãn, giải trí văn nghệ của cả đoàn. Nhảy kiểu gì thì cuối cùng những điệu Chachacha hay Bibốp của cô Chích Bông, cô Mùi, cô Sen Trần vẫn biến thành điệu lăm vông cách tân mà thôi. Bọn mình đã cười chất ngất, cười đến đau quặn cả ruột lại khi bạn bắt chiếc cô Chích Bông và cô Mùi múa sau lưng các cô điệu giật áo, giã gạo. Cả buổi tối hôm cuối cùng đãi tiệc chia tay mọi người nữa chứ. Cô Chích Bông thật dễ thương phải không bạn khi bé nhỏ đứng bên ông giám đốc bệnh viện cao gầy lòng khòng để dịch tiếng Lào sang tiếng Lào. Cô làm mọi người cười vui cái bản tính hồn nhiên như trẻ thơ của cô khi dịch nhầm và xấu hổ đứng núp sau lưng ông giám đốc để đỡ ngượng với quan khách. Cả đoàn say sưa nhảy hết điệu lăm vông này tới điệu lăm vông khác đến tận nửa khuya. Bọn mình cứ thắc mắc là sao người Lào có thể mãi kiên trì đến vậy với một điệu lăm vông như thế. Quả thật là rất khó hiểu.
    Mệt và oải sau một ngày bận rộn cho việc thu dọn ở bệnh viện, chuẩn bị cho bữa tiệc buổi tối, rồi đóng lại đồ cho chuyến trở về Viêng Chăn ngày mai vậy mà mình đã thức suốt đêm trò chuyện với nhau về bạn bè, về cuộc sống và cả về đàn ông nữa - cái phần nửa yêu thương của cuộc đời một người phụ nữ. Tình yêu mang đến thật nhiều niềm vui nhưng cũng ngần ấy những buồn phiền và mệt mỏi. Bạn bảo gì nhỉ: Tình yêu lại giống như bệnh sởi và chẳng ai tránh hay phòng bị được. Thế mới chết người ta
  6. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Chị @spool quý mến, đọc những dòng trải lòng của chị với trẻ em và những cảnh đời khốn khó chúng ta gặp trên đường đi, em cứ thấy nao nao một nỗi niềm.
    Khi nào lại được nhìn thấy nụ cười tươi tắn khiến xung quanh bừng sáng của chị nhỉ?
    Lý Thái Tổ và Lê Phụng Hiểu, xa xôi cách mấy thôi đê (đê giảm tốc trên phố)
  7. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Chị @spool quý mến, đọc những dòng trải lòng của chị với trẻ em và những cảnh đời khốn khó chúng ta gặp trên đường đi, em cứ thấy nao nao một nỗi niềm.
    Khi nào lại được nhìn thấy nụ cười tươi tắn khiến xung quanh bừng sáng của chị nhỉ?
    Lý Thái Tổ và Lê Phụng Hiểu, xa xôi cách mấy thôi đê (đê giảm tốc trên phố)
  8. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn em Toét đã quan tâm. Thường thì vào sáng thứ Bẩy, bên Opsmile có kết hợp với học sinh trường UNIS đi giảng về sức khoẻ răng miệng/dinh dưỡng... cho trẻ em mấy trường cấp 1 xung quanh HN. Nếu em có thiện ý thì lúc nào mọi người họp và có chương trình chị gọi cho em nhé.
    Chúc em một tuần của nhiều niềm vui - chị V
  9. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn em Toét đã quan tâm. Thường thì vào sáng thứ Bẩy, bên Opsmile có kết hợp với học sinh trường UNIS đi giảng về sức khoẻ răng miệng/dinh dưỡng... cho trẻ em mấy trường cấp 1 xung quanh HN. Nếu em có thiện ý thì lúc nào mọi người họp và có chương trình chị gọi cho em nhé.
    Chúc em một tuần của nhiều niềm vui - chị V
  10. chip_hoi

    chip_hoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    831
    Đã được thích:
    0
    Em là thành viên mới tham gia vào box Du lịch...tuy em nhỏ tuổi, khả năng về tài chính của em cũng không nhiều nhưng em tin chắc rằng em có tấm lòng......
    Em rất mong được tham gia những hoạt động này của anh chị....nếu có dịp đi thì em xin tham gia một chân giúp việc cũng được.......các anh chị chỉ cần gọi em một tiếng là em có mặt liền ạ......

Chia sẻ trang này