1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tấm lòng của box du lịch với trẻ em nghèo tàn tật và đồng bào các vùng thiên tai- Quyên góp gi

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi loops, 18/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Moustik,
    Nếu muốn tìm hiểu về hướng đạo thì vào google mà tìm ( tiếng việt). Tìm tài liệu hơi khó đấy.
  2. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    [cùng] đi, tớ cũng đã trải qua mấy chuyện nhỏ muốn kể với các bạn. Chuyện lâu rồi nhưng kể lại cũng thành mới.
    Ở một [số] nước tây Âu, thanh niên đến tuổi trưởng thành có hai lựa chọn [bắt buộc]: đi lính nghĩa vụ hoặc làm công tác xã hội. Nếu chọn đi lính thì thời hạn phục vụ khoảng chừng 1 năm 5 tháng. Còn nếu làm công tác xã hội thì dài hơn, chừng 1 năm 8 tháng. Cả hai hình thức đều được tiền lương từ nhà nước. Rất nhiều thanh niên chọn công tác xã hội để tránh đi lính, đơn giản vì họ ko thích chiến tranh. Công tác xã hội thì đa phần là chăm sóc người tàn tật, người già. Nhiệm vụ của họ đa phần là đẩy xe hay dẫn những người này đi dạo, nói chuyện với họ và giúp đỡ họ trong cuộc sống. Bản thân tớ thấy chính sách này rất hay, trải qua cảnh chăm sóc người khác, hòa nhập với người kém may mắn hơn thì cuộc sống mới nhân ái hơn.
    Chuyện nhìn thấy: đang lang thang, tớ một bé gái rất dễ thương đang mếu máo, thì ra bé bị ngã. Nhìn quanh chẳng thấy ai, tớ định chạy lại đỡ bé dậy thì nhìn thấy đằng xa, chỗ khuất mà góc nhìn của tớ lúc nãy ko thấy, có hai người đang đứng nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng họ lại liếc nhìn về phía bé gái. Bé gái dỗi phụng phịu mãi ko được ai giúp lại tự đứng dậy rồi chập chững chạy lại phía Bố Mẹ bé. À há, tớ đã hiểu ra, thông điệp mà Bố Mẹ bé muốn tạo cho bé, "hãy tự đứng lên bằng đôi chân của mình"
    Chuyện đọc thấy: khách du lịch nước ngoài đến Vietnam ngày càng nhiều. Đối với đa số trong họ, trẻ em cần có quan tâm đặc biệt. Vì vậy nếu mà ta khen một em bé ngoan khi em quay xe cán mía cho Mẹ trong khi Mẹ đứng bán hàng thì có thể khách du lịch lại cho đó là không tốt, bà Mẹ đã lạm dụng sức lao động trẻ em. Hmmm, khác biệt văn hóa. Một cặp du lịch người Đức đã quyết không cho trẻ em tiền. Họ bảo rằng trẻ em không nên được tạo thói quen rằng tiền kiếm được bằng đi [ăn] xin hơn tiền mà Bố Mẹ tụi trẻ do lao động mà có.
    Chuyện cảm thấy: một buổi sáng ở nhà ga tàu điện, tớ thấy một cậu bé bị dị tật bẩm sinh, mắt ko thấy gì, đầu thì cứ lúc lắc như ta nghe nhạc vậy. Cậu bé bước ra khỏi tàu * rồi dùng cây gậy của mình quét lên đường để đi. Và cậu bé đi rất thẳng tới bậc thang để đi ra khỏi nhà ga. Một mình, ko có ai dắt cả. Cả ngày hôm đó tớ cứ bị ảm ảnh về cái cảnh đó. Chiều về, có việc tớ lại phải ra đi tàu vào thành phố, vô tình gặp lại cậu bé lúc sáng. Bây giờ thì lại có một cô bé bên cạnh nữa. Cô bé lớn hơn nhưng cũng chẳng thấy gì. Tàu tới, tớ vội chạy lại mở cửa trước cho cậu bé, chỉ kịp nghe cô bé nói với cậu bé: "về nhé, cho em gửi lời chào mọi người ở nhóm". Và cái đầu lúc lắc ấy áp vào ngực cô bé thay cho lời chào. Thật tình cảm trong một xã hội lạnh lùng [nếu bạn có dịp đi tàu điện ở Tây thì bạn sẽ hiểu]
    P/S: ở tây Âu, các công trình xây dựng đều tính đến những người tàn tật trong xã hội. Các toà nhà lớn, đặc biệt là của nhà nước đều có đường lên xe lăn chạy vòng cạnh cầu thang, hoặc bằng thang máy. Chính vì vậy, Lonely Planet đã ngạc nhiên đến "thất vọng" mà "kêu" lên rằng: dường như các nhà xây dựng Vietnam đã quên rằng mình đang ở một nước với hơn hai triệu người tàn tật, do chiến tranh hay bẩm sinh. Ngày mai bạn ra đường thử để ý xem nhé.

  3. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    [cùng] đi, tớ cũng đã trải qua mấy chuyện nhỏ muốn kể với các bạn. Chuyện lâu rồi nhưng kể lại cũng thành mới.
    Ở một [số] nước tây Âu, thanh niên đến tuổi trưởng thành có hai lựa chọn [bắt buộc]: đi lính nghĩa vụ hoặc làm công tác xã hội. Nếu chọn đi lính thì thời hạn phục vụ khoảng chừng 1 năm 5 tháng. Còn nếu làm công tác xã hội thì dài hơn, chừng 1 năm 8 tháng. Cả hai hình thức đều được tiền lương từ nhà nước. Rất nhiều thanh niên chọn công tác xã hội để tránh đi lính, đơn giản vì họ ko thích chiến tranh. Công tác xã hội thì đa phần là chăm sóc người tàn tật, người già. Nhiệm vụ của họ đa phần là đẩy xe hay dẫn những người này đi dạo, nói chuyện với họ và giúp đỡ họ trong cuộc sống. Bản thân tớ thấy chính sách này rất hay, trải qua cảnh chăm sóc người khác, hòa nhập với người kém may mắn hơn thì cuộc sống mới nhân ái hơn.
    Chuyện nhìn thấy: đang lang thang, tớ một bé gái rất dễ thương đang mếu máo, thì ra bé bị ngã. Nhìn quanh chẳng thấy ai, tớ định chạy lại đỡ bé dậy thì nhìn thấy đằng xa, chỗ khuất mà góc nhìn của tớ lúc nãy ko thấy, có hai người đang đứng nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng họ lại liếc nhìn về phía bé gái. Bé gái dỗi phụng phịu mãi ko được ai giúp lại tự đứng dậy rồi chập chững chạy lại phía Bố Mẹ bé. À há, tớ đã hiểu ra, thông điệp mà Bố Mẹ bé muốn tạo cho bé, "hãy tự đứng lên bằng đôi chân của mình"
    Chuyện đọc thấy: khách du lịch nước ngoài đến Vietnam ngày càng nhiều. Đối với đa số trong họ, trẻ em cần có quan tâm đặc biệt. Vì vậy nếu mà ta khen một em bé ngoan khi em quay xe cán mía cho Mẹ trong khi Mẹ đứng bán hàng thì có thể khách du lịch lại cho đó là không tốt, bà Mẹ đã lạm dụng sức lao động trẻ em. Hmmm, khác biệt văn hóa. Một cặp du lịch người Đức đã quyết không cho trẻ em tiền. Họ bảo rằng trẻ em không nên được tạo thói quen rằng tiền kiếm được bằng đi [ăn] xin hơn tiền mà Bố Mẹ tụi trẻ do lao động mà có.
    Chuyện cảm thấy: một buổi sáng ở nhà ga tàu điện, tớ thấy một cậu bé bị dị tật bẩm sinh, mắt ko thấy gì, đầu thì cứ lúc lắc như ta nghe nhạc vậy. Cậu bé bước ra khỏi tàu * rồi dùng cây gậy của mình quét lên đường để đi. Và cậu bé đi rất thẳng tới bậc thang để đi ra khỏi nhà ga. Một mình, ko có ai dắt cả. Cả ngày hôm đó tớ cứ bị ảm ảnh về cái cảnh đó. Chiều về, có việc tớ lại phải ra đi tàu vào thành phố, vô tình gặp lại cậu bé lúc sáng. Bây giờ thì lại có một cô bé bên cạnh nữa. Cô bé lớn hơn nhưng cũng chẳng thấy gì. Tàu tới, tớ vội chạy lại mở cửa trước cho cậu bé, chỉ kịp nghe cô bé nói với cậu bé: "về nhé, cho em gửi lời chào mọi người ở nhóm". Và cái đầu lúc lắc ấy áp vào ngực cô bé thay cho lời chào. Thật tình cảm trong một xã hội lạnh lùng [nếu bạn có dịp đi tàu điện ở Tây thì bạn sẽ hiểu]
    P/S: ở tây Âu, các công trình xây dựng đều tính đến những người tàn tật trong xã hội. Các toà nhà lớn, đặc biệt là của nhà nước đều có đường lên xe lăn chạy vòng cạnh cầu thang, hoặc bằng thang máy. Chính vì vậy, Lonely Planet đã ngạc nhiên đến "thất vọng" mà "kêu" lên rằng: dường như các nhà xây dựng Vietnam đã quên rằng mình đang ở một nước với hơn hai triệu người tàn tật, do chiến tranh hay bẩm sinh. Ngày mai bạn ra đường thử để ý xem nhé.

  4. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Mai của em dài hơn thuổng thật rồi. Đợt vừa rồi em bận việc Đông Tây, bân việc đi chơi nên chưa có thời gian. Giờ rảnh em lại tiếp tục kể chuyện Tây Đằng cho các bạn nghe.
    Đã được chú Thắng, Giám đốc trung tâm thông báo trước nên chúng tôi chuẩn bị đồ khá chu đáo cho ba bé sơ sinh: Từ những miếng đệm để lót giường cho ấm cho đến những chiếc chăn nhỏ, bình sữa, sữa bột, quần áo, khăn, tất, tã giấy .... Nhỏ nhất trong ba bé là Phạm Văn Thanh mới được 10 ngày tuổi. Thanh bị mẹ bỏ lại trước cổng trung tâm một ngày mưa rét khi bé mới được một, hai ngày tuổi. Để lại theo bé là mẩu giấy chỉ ghi vẻn vẹn họ tên và ngày giờ sinh. Hai bé kia là Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Minh Tâm. Phúc và Tâm thì bị mẹ bỏ lại trong bệnh viện. Mới hôm qua thôi Phúc và Tâm đã được các cô chú trong trung tâm đưa về Hà Nội để kiểm tra sức khoẻ tổng thể. May là cả hai bé đều khoẻ và không bị bệnh truyền nhiễm gì. Ra ngoài tháng chắc thế nào bé Thanh cũng sẽ được các cô chú đưa về Hà Nội để kiểm tra sức khoẻ như hai anh chị mình.
    Lũ chúng mình ùa vào nói cười huyên thuyên quấy quả căn phòng nhỏ dành cho trẻ sơ sinh của U già. Em nghe chị gọi là U già thì cũng theo chị mà quên không hỏi tên U là gì. U bảo U vào làm ở trung tâm này từ lâu lắm rồi. Mấy chục năm qua, hàng trăm đứa trẻ mồ côi đã được bàn tay U chăm sóc từ lúc mới lọt lòng, từ lúc bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn. Con bé Phượng, năm nay 7 tuổi, quấn bà lắm. Đi học về là nó lại chạy tót ngay xuống dẫy nhà sau, phụ giúp Bà trông các em. Người ta đã bỏ nó lại ở ngoài cửa Trung tâm một ngày của năm 1997. U bảo. U nuôi con bé này vất vả lắm. Nó khóc, nó ốm yếu, nó làm khổ bà phải thức khuya dậy sớm vì nó. Con bé Phượng trông xinh xắn và rất dễ thương. Khi bị hỏi chuyện học hành nó xấu hổ cứ dúi đầu vào nách bà không trả lời. Hoá ra cô nàng ngượng vì học kỳ này chỉ là học sinh tiên tiến thôi. Cái Phượng chưa bao giờ hỏi bà hay các cô bác ở Trung tâm cha mẹ nó là ai. Chắc là nó cũng nghe mọi người nói mình là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Với Phượng, có lẽ khái niệm cha mẹ hay tình yêu của cha mẹ là điều hết sức trìu tượng. Nó bất hạnh và thiệt thòi khi không biết và không được hưởng tình yêu qua vòng tay ôm chặt của mẹ, một cái thơm thật kêu của cha và cảm giác thích thú khi được cha đánh thức vào buổi sáng với cái cằm đầy râu chưa cạo dụi vào má. Trẻ con thèm được cha mẹ yêu từ những điều tưởng như đơn giản vậy đó.
    U bảo. Thanh, Tâm, Phúc còn là những đứa trẻ may mắn vì được phát hiện sớm. Có những đứa bé bị bỏ rơi ở ngoài cửa trung tâm, nằm lâu quá trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã không chịu được. Phúc, Tâm và Thanh xinh quá. Mấy đứa da đều trắng hồng, nhỏ bé, mong manh, đáng yêu vô cùng. Nhất là con bé Tâm. Cái mũi nhỏ cao cao, xinh xinh, hàng lông mi dài khép hờ. Nó đang ngủ nhưng giấc ngủ không sâu lắm. Vừa ngủ, nó vừa nghe ngóng lũ chúng tôi nói chuyện. Thi thoảng con bé lại he hé đôi mắt vẫn còn mơ màng nhìn. Các bạn ai cũng muốn được bế các bé trong tay dù chỉ một chút thôi. Hôm nay bọn cô làm mất giấc ngủ trưa của các con rồi. Cô xin lỗi bé con nhé.
    Đọc lướt qua danh sách các em ở trung tâm, có một điều nhận thấy là rất nhiều em mang họ Nguyễn. Ngạc nhiên và tò mò hỏi ra mới biết số các em bị bỏ rơi và được nhận vào trung tâm rất nhiều. Các em không biết mình tên gì, nhà ở đâu, ba mẹ là ai. Nguyễn là lấy theo tên họ của bác Thắng, Giám đốc Trung tâm - Nguyễn Văn Thắng. Tên của Tâm và Phúc cũng là do bác Thắng đặt. Em nhắm mắt lại và thầm uớc: Ước gì sẽ ít đi những đứa trẻ mang họ Nguyễn ở cái trung tâm này, ước gì Tâm, Thanh và Phúc sẽ được bố mẹ đến nhận lại. Dẫu có thể là viển vông nhưng nào ai có cấm được những điều ước.
    Ước để em biết đâu là nguồn cội !!!.
  5. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Mai của em dài hơn thuổng thật rồi. Đợt vừa rồi em bận việc Đông Tây, bân việc đi chơi nên chưa có thời gian. Giờ rảnh em lại tiếp tục kể chuyện Tây Đằng cho các bạn nghe.
    Đã được chú Thắng, Giám đốc trung tâm thông báo trước nên chúng tôi chuẩn bị đồ khá chu đáo cho ba bé sơ sinh: Từ những miếng đệm để lót giường cho ấm cho đến những chiếc chăn nhỏ, bình sữa, sữa bột, quần áo, khăn, tất, tã giấy .... Nhỏ nhất trong ba bé là Phạm Văn Thanh mới được 10 ngày tuổi. Thanh bị mẹ bỏ lại trước cổng trung tâm một ngày mưa rét khi bé mới được một, hai ngày tuổi. Để lại theo bé là mẩu giấy chỉ ghi vẻn vẹn họ tên và ngày giờ sinh. Hai bé kia là Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Minh Tâm. Phúc và Tâm thì bị mẹ bỏ lại trong bệnh viện. Mới hôm qua thôi Phúc và Tâm đã được các cô chú trong trung tâm đưa về Hà Nội để kiểm tra sức khoẻ tổng thể. May là cả hai bé đều khoẻ và không bị bệnh truyền nhiễm gì. Ra ngoài tháng chắc thế nào bé Thanh cũng sẽ được các cô chú đưa về Hà Nội để kiểm tra sức khoẻ như hai anh chị mình.
    Lũ chúng mình ùa vào nói cười huyên thuyên quấy quả căn phòng nhỏ dành cho trẻ sơ sinh của U già. Em nghe chị gọi là U già thì cũng theo chị mà quên không hỏi tên U là gì. U bảo U vào làm ở trung tâm này từ lâu lắm rồi. Mấy chục năm qua, hàng trăm đứa trẻ mồ côi đã được bàn tay U chăm sóc từ lúc mới lọt lòng, từ lúc bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn. Con bé Phượng, năm nay 7 tuổi, quấn bà lắm. Đi học về là nó lại chạy tót ngay xuống dẫy nhà sau, phụ giúp Bà trông các em. Người ta đã bỏ nó lại ở ngoài cửa Trung tâm một ngày của năm 1997. U bảo. U nuôi con bé này vất vả lắm. Nó khóc, nó ốm yếu, nó làm khổ bà phải thức khuya dậy sớm vì nó. Con bé Phượng trông xinh xắn và rất dễ thương. Khi bị hỏi chuyện học hành nó xấu hổ cứ dúi đầu vào nách bà không trả lời. Hoá ra cô nàng ngượng vì học kỳ này chỉ là học sinh tiên tiến thôi. Cái Phượng chưa bao giờ hỏi bà hay các cô bác ở Trung tâm cha mẹ nó là ai. Chắc là nó cũng nghe mọi người nói mình là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Với Phượng, có lẽ khái niệm cha mẹ hay tình yêu của cha mẹ là điều hết sức trìu tượng. Nó bất hạnh và thiệt thòi khi không biết và không được hưởng tình yêu qua vòng tay ôm chặt của mẹ, một cái thơm thật kêu của cha và cảm giác thích thú khi được cha đánh thức vào buổi sáng với cái cằm đầy râu chưa cạo dụi vào má. Trẻ con thèm được cha mẹ yêu từ những điều tưởng như đơn giản vậy đó.
    U bảo. Thanh, Tâm, Phúc còn là những đứa trẻ may mắn vì được phát hiện sớm. Có những đứa bé bị bỏ rơi ở ngoài cửa trung tâm, nằm lâu quá trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã không chịu được. Phúc, Tâm và Thanh xinh quá. Mấy đứa da đều trắng hồng, nhỏ bé, mong manh, đáng yêu vô cùng. Nhất là con bé Tâm. Cái mũi nhỏ cao cao, xinh xinh, hàng lông mi dài khép hờ. Nó đang ngủ nhưng giấc ngủ không sâu lắm. Vừa ngủ, nó vừa nghe ngóng lũ chúng tôi nói chuyện. Thi thoảng con bé lại he hé đôi mắt vẫn còn mơ màng nhìn. Các bạn ai cũng muốn được bế các bé trong tay dù chỉ một chút thôi. Hôm nay bọn cô làm mất giấc ngủ trưa của các con rồi. Cô xin lỗi bé con nhé.
    Đọc lướt qua danh sách các em ở trung tâm, có một điều nhận thấy là rất nhiều em mang họ Nguyễn. Ngạc nhiên và tò mò hỏi ra mới biết số các em bị bỏ rơi và được nhận vào trung tâm rất nhiều. Các em không biết mình tên gì, nhà ở đâu, ba mẹ là ai. Nguyễn là lấy theo tên họ của bác Thắng, Giám đốc Trung tâm - Nguyễn Văn Thắng. Tên của Tâm và Phúc cũng là do bác Thắng đặt. Em nhắm mắt lại và thầm uớc: Ước gì sẽ ít đi những đứa trẻ mang họ Nguyễn ở cái trung tâm này, ước gì Tâm, Thanh và Phúc sẽ được bố mẹ đến nhận lại. Dẫu có thể là viển vông nhưng nào ai có cấm được những điều ước.
    Ước để em biết đâu là nguồn cội !!!.
  6. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Đây là cảnh các em tập trung lại trong hội trường để đón các anh chị
    Chị Nga phát phần thưởng cho các em học sinh xuất sắc
    Các chị chuẩn bị phát kẹo cho các em
  7. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Đây là cảnh các em tập trung lại trong hội trường để đón các anh chị
    Chị Nga phát phần thưởng cho các em học sinh xuất sắc
    Các chị chuẩn bị phát kẹo cho các em
  8. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Chị Nga phát phần thưởng cho các em học sinh xuất sắc
    Đã nhớ ở nhà là phải học thuộc mấy bài hát của trẻ con nhưng lên đến nơi mấy cái bài mình thích và chọn thì các em chẳng thuộc thế là hát những bài các em biết. Các em hát tặng các anh chị mấy bài liền. Miệng hát, tay vỗ nhưng mắt vẫn liếc ngang vì thấy được chụp ảnn .
    Phượng và bé Thanh

    Các bạn ai cũng muốn mình được bế các bé
    Dù chỉ là một chút thôi
    Để nâng niu
    Để hít hà mùi sữa nồng nồng, mùi da thịt trẻ con thơm thơm
  9. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Chị Nga phát phần thưởng cho các em học sinh xuất sắc
    Đã nhớ ở nhà là phải học thuộc mấy bài hát của trẻ con nhưng lên đến nơi mấy cái bài mình thích và chọn thì các em chẳng thuộc thế là hát những bài các em biết. Các em hát tặng các anh chị mấy bài liền. Miệng hát, tay vỗ nhưng mắt vẫn liếc ngang vì thấy được chụp ảnn .
    Phượng và bé Thanh

    Các bạn ai cũng muốn mình được bế các bé
    Dù chỉ là một chút thôi
    Để nâng niu
    Để hít hà mùi sữa nồng nồng, mùi da thịt trẻ con thơm thơm
  10. spool

    spool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị, các bạn ơi. Có ai biết cách convert bản tiếng Việt của mình đã đánh ở words rồi giờ chỉ muốn copy & paste để gửi lên mạng thì phải làm thế nào không. Làm sao để vẫn đọc được mà chữ không bị biến dạng không a. Chỉ cách cho em với.
    Em ngồi kỳ cạnh gõ chữ ngại và mệt quá. Mệt hơn nữa khi chẳng may mạng chập chờn lại bị mất hết.
    Ai biết chỉ cho em với. Em cám ơn mọi người trước.
    Thân ái - V

Chia sẻ trang này