1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những tên lưả mang đầu đạn hạt nhân trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hotnews, 29/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nhìn vào hình này tôi nghĩ nó không phải là cấu tạo của một đầu đạn hạt nhân thông thường (bom A) mà là một đầu đạn sử dụng nguyên tắc tổng hợp hạt nhân (bom H) do trong đó có sự tham gia quá nhiều của 2 đồng vị phóng xạ của Hidro là Deuterium và Tritium so với U-235 và U-238. Nguyên lý của bom H hoàn toàn khác với bom A, năng lượng được sinh ra khi vài hạt nhân của Deuterium hoặc Tritium kết hợp lại với nhau tạo thành các hạt nhân Helium, năng lượng sinh ra cũng do độ hụt khối và có sức tàn phá khủng khiếp hơn bom A nhiều do khối lượng hạt nhân nguyên tử Deuterium và Tritium nhỏ hơn Pu-239 hay U-235 nhiều nên với cùng một khối lượng vật liệu hạt nhân nó sinh ra một năng lượng lớn hơn nhiều. Đây cũng chính là phản ứng liên tục xảy ra tại tâm mặt trời và các vì sao
    Vấn đề là ở chỗ phản ứng này cực kỳ khó xảy ra, để kích thích nó ta cần một năng lượng khổng lồ, một khi phản ứng xảy ra, năng lượng sinh ra đủ để nó tự duy trì. Để làm được điều này, đến nay người ta chỉ có cách duy nhất là dùng một quả bom A để kích hoạt phản ứng và không có cách gì kiểm soát được để dùng cho mục đích hòa bình. Như vậy, phản ứng tổng hợp hạt nhân đến nay vẫn chỉ dùng cho mục đích quân sự và chỉ có 3 nước sở hữu công nghệ chế tạo là Gấu, Mẽo và Khựa. Nhiều nước cố gắng tìm cách thực hiện phản ứng này với điều kiện thông thường với các dự án "Mặt trời trong ống nghiệm" nhưng đều chưa có kết quả gì (lạy trời đừng thằng nào tìm ra, nếu không thì ai cũng làm bom khinh khi được hết thì toi)
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Để so sánh bomb A và H ta làm phép toán đơn giản như sau .
    Chẳng hạn với toàn bộ là U235 cho phản ứng . Ban đầu là 1 kg thì sau phản ứng thu gom hết toàn bộ sản phẩm sẻ còn 998g . Còn với Dơteri hay Triti ( đồng vị Hydro có 1 và 2 notron , H bình thường không có notron ) thì 1 kg còn chừng 992-995 nếu so ra thì mạnh gấp 3-4 lần bom A. Đầu đạn hạt nhân thời nay đa số là dựa trên sự phân hạch của D và T
    Xin lưu ý là phản ứng phân hạch của D và T có thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm nhưng lổ về năng lượng do hiệu suất của các máy gia tốc rất thấp , nói nôm na là mất 1 triệu để gia tốc tạo ra phản ứng nhưng phản ứng xong chỉ thu được 500,000 .
    Về cấu tạo của bomb A . Thông thường gồm 4 hoặc nhiều hơn cách mảnh U235 hoặc Pu239 nhỏ .
    Lý do là 1 quả bom cần gấp 2-3 lần khối lượng tới hạn để nổ cho tốt chứ chả cần vừa đủ khối lượng tới hạn . Do đó cần chia nó làm nhiều mẩu . Chẳng hạn 1 quả có đương lượng nổ 500 Kilo tons thường được chia làm khoảng 30 mẩu thì phải , các mẩu có hình 1 phần của mặt cầu khi bị ép lại sẻ thành 1 mặt cầu . Lý do mặt cầu chứ không phải hình cầu là vì người ta cần chổ để thiết kế nguồn Notron (Notron Generator , chứ không phải máy tạo notron như các bác dịch đâu nhé ) . Nguồn notron là các chất phóng xạ , khi phân rả và phản ứng sẻ sinh ra notron .
    Ngoài ra người ta cần chổ để bên trong mặt cầu để chứa nước .
    Bên ngoài mặt cầu là các chất phản xạ notron (các chất này tiết diệt bắt notron thấp nhưng tiết diện phản xạ cao , notron đi lạc ra ngoài này thì bị dội trở vào lại )
    Chi tiết thì nguyên lý như sau :
    Khi kích nổ lớp bao bọc nguồn notron được mở ra , khối chất nổ kích hoạt ép các khối U235 lại .
    Lúc này khối lượng đạt tới hạn nhưng chưa có gì xảy ra hết .
    Nguồn notron tạo ra notron , notron này chỉ là notron chậm nên người ta dùng nước làm nó bị chậm thêm nửa để trở thành các notron nhiệt .
    Các notron nhiệt bị hạt nhân U235 bắt (không phải notron bắn phá hạt nhân U235 như mọi người thường nghĩ ) . Sau khi hạt nhân U235 bắt notron nó trở nên không bền , dao động mạnh và càng lúc càng tăng cho đến lúc nó dần dần bị tách thành 2 khối đó là sự phân hạch 2 khối này không đều nhau và mang tính xác xuất . Nghĩa là sản phẩm phân hạch gồm rất nhiều chất chứ không phải hạt nhân U236*(dấu * thể hiện bị kích thích sau khi U235 bắt notron thành U236) nào cũng tạo ra 2 nhân con như y hệt .
    Trong sản phẩm phân hạch ngoài 2 nhân con còn có các notron nhanh , các notron này sẻ bị phản xạ qua các chất phản xạ bên ngoài rồi qua nước để lại tạo thành notron nhiệt . Hạt nhân U235 không thể bắt các notron đi quá nhanh , hay nói theo hạt nhân thì xác xuất bắt notron nhanh của U235 là cực thấp , chỉ cao đối với notron nhiệt , với notron chậm thì xác xuất cũng có nhưng thấp hơn .
    Khi này thì quá trình cứ thế tiếp diển và BÙM .
    Quá trình này cũng tương tự với Pu239
    Với bom nhiệt hạch hay còn gọi là hợp hạch thì 1 quả bom A làm mồi , thế là bùm .
    Về PT phản ứng thì có thể tượng trưng như sau :
    U235+n --> U236* ------> 3n + I138 + Xe95 + 25MeV
    D2 + T3 -----------> He4 + n + 22 MeV
    D2 + D2 -----------> He4 + 19 MeV
    Xe: Xenon , I : Iốt .
    D2 : Dơteri
    T: Triti
    MeV : Mega electron volt . 1 MeV = 1,6*10^(-13) .( 1,6 nhân 1 phần 10,000 tỷ )
    Có thể thấy năng lượng từ 1 phản ứng phân hạch xấp xỉ năng lượng của nhiệt hạch . Tuy nhiên nên nhớ rằng U235 rất nặng trong khi Dơteri và Triti rất nhẹ nên cùng một khối lượng chất phản ứng thì Nhiệt Hạch lại mạnh hơn 3-5 lần .
    Ngoài ra U238 được xem rác phóng xạ nhưng thực ra nó vẩn có thể tạo ra phản ứng , U238 xác xuất bắt notron nhiệt và chậm rất thấp nhưng lại bắt notron tốt và tạo ra phản ứng phân hạch với notron nhanh . Bác nào nói U238 chỉ làm đầu đạn giảm xạ thôi là không chính xác đâu .
  4. hotnews

    hotnews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Yeah !lời của pác giải thích thật hợp lý ,còn cái từ NEUTRON GENERATOR ,đúng như pác nói nó là những hạt khí neutron ,vậy mà tớ phân vân mãi kg hiểu dịch như thế nào nửa ,tớ cứ tưởng là đó là lực đẩy theo định luật newton chứ
  5. hotnews

    hotnews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Phản ứng hạt nhân được duy trì bằng cách người ta khống chế cho S=1 , S là tỷ số notron trước và sau mổi phản ứng phân hạch . Bắt 1 n trả lại 1 n là S=1
    S>1 phản ứng tăng dần và có thể dẩn đến phản ứng dây chuyền hàng loạt thế là BÙM
    S<1 , phản ứng giảm dần .
    Trong lò hạt nhân người ta cho S xấp xỉ 1 , khi thì lớn hơn khi thì bé hơn để khống chế công suất lò bằng cách cân bằng động .
    Khống chế S bằng cách nào ?
    Phản ứng phân hạch thường sinh ra 2-4 notron có khi là 5 và thông thường là 3 (quá trình này mang tính xác xuất ) Người ta dùng các thanh điều khiển là các thanh vật liệu hấp thụ notron cực tốt , các notron thừa sẻ bị các thanh này hấp thụ . Nhúng các thanh này và sâu hay vào nông trong lò phản ứng để giảm hoặc tăng S . Nhúng vào sâu thì hấp thụ nhiều notron . Ngoài các thanh điều chỉnh là các thanh tinh chỉnh , các thanh này tiết diện hấp thụ nhỏ hơn , thường là Oxit Beri hoặc hổn hợp cacbon Beri . các thanh này sẻ nhân nhiệm vụ tinh chỉ S cho chính xác sau khi các thanh điều khiển đã vào vị trí .
    Cuối cùng là các thanh an toàn , các thanh này hấp thụ notron tốt nhất , thường là hổn hợp 1 số chất với polime . Khi nào có sự cố cần dập tắt phản ứng nó các thanh này sẻ nhúng rất nhanh vào khu vực phản ứng của lò , kết quả là notron bị bắt hết , phản ứng bị ngừng .
    Khi cần mở lò thì rút các thanh điều chỉnh và an toàn lên rồi hạ các thanh điều chỉnh xuống cho hợp lý sau đó cho thanh tinh chỉnh làm việc , tắt lò thì dập thanh điều chỉnh xuống . Nói ra thì đơn giản nhưng không phải thế đâu , khi nào rảnh em nói về vụ Chemobyl cho mọi người nghe .
  7. navut

    navut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cái cậu nói chỉ đúng 1 phần thôi đó là phần thời cổ đại của bom hạt nhân (50-60) .
    Ngày nay người ta dùng nước nhẹ mà thôi . Lý do là khi giải phương trình va chạm cứng thì va chạm làm mất nhiều động năng nhất là va chạm của 1 vật mang động năng và 1 vật khác cùng khối lượng với nó . Ví dụ như 2 trái bida vậy , ta có thể thấy đôi khi 1 quả bi đi rất nhanh tông mạnh vào quả khác và sau đó nó gần như đứng yên (mất gần hết động năng ) trong khi ta chọi 1 quả banh vào cái bàn chẳng hạn (cái bàn nặng hơn quả banh nhiều ) thì không thể nào làm quả banh mất đi nhiều động năng được .
    Trọng lượng của 1 notron và 1 proton là gần bằng nhau đều xấp xỉ 1 amu . Kết luận là proton là chất làm chậm notron tốt nhất . Proton ở đây chính là Hydro đấy (không phải D hay T đâu nhé ) . Có rất nhiều trong H2O .
    Ngoài ra người ta còn có thể dùng paraphin ( 1 hợp chất gồm H , O , N , C . 1 paraphin thường thấy là sáp đèn cầy ) để làm chất làm chậm .
    Để thấy rỏ hơn thì ta có thể xem nhan nhản trên TV là : theo thoả thuận thì Mỹ phải xây nhà máy điện hạt nhân "nước nhẹ" cho Bắc Hàn .
    Nước nặng trong hạt nhân ngày nay chủ yếu là ngồn Dơteri và Triti . 2 thằng này thì dùng cho phản ứng phân hạch .
  9. navut

    navut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
  10. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Hay quá, Bác Antay ơi bác giới thiệu cho anh em nghe qua về về công nghệ nhà máy điện hạt nhân đời mới và cũ. Tôi cũng hiểu mang mang nhưng không cụ thể tại sao công nghệ cũ thì có thể chế tạo ra nhiên liệu dùng làm bom hạt nhân. Còn công nghệ dùng nước nhẹ thì không.
    Ngaòi ra bác Antay có thông tin nào về khả năng điểu khiển được phản ứng nhiệt hạch không? Theo như kiến thức cũ thì phản ứng nhiệt hạch vẫn chưa điều khiển được. Bây giờ thì sao? Liệu công nghệ có tiến thêm bước nào không?
    Cám ơn bác,

Chia sẻ trang này