1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc muốn hỏi đáp về ( ở ) Nam Định

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi leo_168, 31/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. suy_ngam

    suy_ngam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Dân NĐ không trả lời để dân TpHCM trả lời nha : Bạn ra đường Trần Hưng Đạo, nếu đi từ phố Quang Trung thì rẽ về phía chợ Rồng, gặp hàng trà sữa, sinh tố nằm về bên tay phải. Vì xa nhà lâu nên không thể miêu tả kĩ hơn cho bạn được. Giá là 5.000 đ một chiếc.
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Tớ sửa lại tên topic để các bạn vào chung một mối. Sau mấy ngày nữa nhưng topic hỏi đáp mà không có reply sẽ xoá hết
    Thân,
    Silver_place
  3. my_love_for_you

    my_love_for_you Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Em nghe đứa bạn khen mẹ nó hay sang bên NĐ các bác mua món bánh hămbuger vừa ngon , vừa rẻ . Nhưng do giờ mẹ nó bận nên ko sang bên đó được , với lại mẹ nó cũng ko nhớ đường bán bánh hambuger ở đâu cả . Chán thế . Vậy em "bon chen" vào Box mình để hỏi các bác xem có ai bít chỗ bán bánh ở đâu thì chỉ cho iem với ... Thanks !!!
  4. doanvuongbac2003

    doanvuongbac2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    giỡn hoài nào các vị? chúng ta đang bàn đến chuyện tụt hậu của Nam Định mà sao lại có chuyện ăn uống ở đây? À nhân tiện chuyện ăn uống: Phở bò Nam Định thì nổi tiếng ở Hà Nội, còn Phở Hà Nội lại nổi tiếng ở Sài Gòn, kể cũng nực cười ha
  5. machu_picchu

    machu_picchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Mình nhớ ko nhầm thì đề tài này cũng thảo luận mấy lần rồi thì phải, thấy cũng nhiều bài viết nhưng quanh quẩn là phê phán đả kích...hình như chính trị là cái gì nó dể viết, dễ chửi hay sao ấy.
    Trở lại vấn đề tồn tại đài TH_NĐ thì đúng là kém thật, kém toàn diện, minh ko muốn nói về việc so sánh với các đài tỉnh bạn
    Nếu nói về trang thiết bị thì đúng là công nghệ thì ăn đứt Thái Bình và Hà Nam (thật sự là trạm thu bán cho Thái Binh còn Hà Nam thì được nâng cấp từ cơ sở hạ tầng trước đây từ khi chưa tách tỉnh.
    Về chất lượng chương trình thì đúng như anh em nói ở trên, hình như các bác nhà đài muốn anh em quay về thời kỳ cũ hay sao mà thời lượng về: giống, cây, con, phân thuốc...cứ gọi là chiếm 2/3 thời lượng, còn lại là hội nghị, phát biểu cứ như P.R cho mấy bác quan tỉnh, chẳng thấy giải trí hay show game gì cả, chưa nói về món film ảnh trước đay thì ăn theo HN, sau này trục trặc nghe chừng anh em ăn film trong kho dài dài. Hôm trước về nhà bật TV xem THND thấy có chiếu film ''Tinh võ môn'' thì đúng là chiếu cách đây...13 năm (chính xác 100%) pó tay.
    Thực ra các bác nhà mình hoàn toàn có thể thay đổi cái đó đc, nếu hỏi mình nguyên nhân thì mình cũng trả lời như các bác ý là ..thiếu tiền. Cái này thì rõ rồi, nhưng đặc thù của ngành các bác ấy đang năm một thứ vật chất...vô giá (mình ko muốn nói là tài sản) mà tất cả các công ty quảng cáo, hay các công ty sản xuất đều thèm muốn đấy là sóng truyền hình và truyền thanh, chỉ cần các bác ấy ok thôi sẽ có một dãy các công ty quảng cáo xếp hàng cung cấp bản quyền, cung cấp chương trình, cung cấp film và cả...tiền nữa điều này đài Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hoá làm rất tốt. Tại sao đài TH VN, HTV bỏ hàng triệu $ để mua bản quyền WC họ ko trông chờ vào ngân sách mà chính nhà cấp phải tìm đến họ và giá trị cũng tính bằng spot quảng cáo.
    ND cũng là thị trường sôi động của bất cứ hãng nào, sau HN, HP, QN, HT là phải là ND cái này đc các công ty về số liệu tính toán trên cơ sở số dân, GDP, trình độ dân trí...
    Nói ra vấn đề này thì các bác ấy lại kêu toáng lên...cơ chế (món này hay đc đem ra để doạ lắm) thay đổi làm sao đc, thực ra các bác ấy có biết đâu là các bác đang đại diện cho tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ND (nói theo kiều mô phạm) thế thì các bác ấy teo ngay vì chẳng Đảng bộ hay chính quyền nào lại ko muốn cho các bác quyền nâng cao chất lượng, phong phú nội dung thậm chí nếu có cái bản plan nào ngon ngon các bác lại còn cấp tiền cho làm ấy chứ, minh nhớ trước đây đài HN còn có cuộc điều tra về mức độ hài lòng của TVviewer đấy.
    Hy vọng sau này các bác sớm nhìn thấy điều đó chứ như thế này thì anh em ở đây quay về thời ký bao cấp hết.
  6. Bloodsckingbat

    Bloodsckingbat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    cho mình hỏi xin vào làm ở điện lực NĐ có khó lắm không nhỉ? Nghe nói ở đây xin vào làm nhà nước không có thi tuyển mà phải tốn $$ kha khá mà không biết khoảng bao nhiêu nhỉ.
  7. machu_picchu

    machu_picchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác này nói liên tưởng ND như cái chợ ấy nhỉ, bác còn ngây thơ lắm ko làm đc ở ND đâu.
  8. Bloodsckingbat

    Bloodsckingbat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    đúng rồi mình còn ngây thơ lắm không biết gì hết á. Nghe người ta nói gì thì biết sơ sơ vậy thôi. Theo mình được biết xin vào nhà nước thực ra là mua việc nên bảo là chợ thì cũng không sai mấy. Nếu không đúng thì là người bảo mình như thế sai rồi mình sẽ không nghe nữa. Còn mình thật sự đang cần về NĐ làm việc đó, ngây thơ thế này hay ngây thơ nữa chắc vẫn phải về.
  9. minhnhat2

    minhnhat2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Này thì Phở Nam Định...
    Phở Nam Định ''''đại náo'''' Hà Nội
    07:39'' 24/09/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Khi phở Hà Nội đang dần vắng bóng thì những quán phở bình dân không trang trí cầu kỳ treo biển ''''Gia truyền Nam Định'''' mọc lên như nấm trên đất Hà Thành.

    Một bát phở ngày nay. Ảnh minh họa.
    Du khách mỗi lần đến Hà Nội bao giờ cũng muốn được thưởng thức phở Hà Nội. Trong tâm trí mỗi người, món ăn đáng để thưởng thức nhất của đất thủ đô là phở. Ngay cả người dân sống lâu năm ở Hà Nội khi đi xa vẫn nhớ đến hương vị của phở. Nhiều người coi phở là món ăn truyền thống của đất kinh thành. Giờ đây, khi các cửa hàng phở gia truyền Nam Định nhan nhản xuất hiện ở Hà Nội nhiều người hoài nghi: hoá ra phở có gốc gác từ Nam Định!(?).
    Phở của Hà Nội hay Nam Định?
    Theo các cụ xưa kể lại, phở Hà Nội xuất hiện từ đầu thế kỷ XX nổi tiếng với phở Thìn, phở Giảng. Sau này, nhiều thương hiệu mới ra đời như phở Bờ Hồ, Bát Đàn, Lý Quốc Sư, Lò Đúc. Hồi đó, phở truyền thống là phở bò.
    Phở Hà Nội có vị ngọt của xương bò, mềm dai của bánh phở. Nước dùng của phở được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị như hồi, quế, thảo quả, sá sùng, đinh hương, hành khô, tôm nõn... Xương rửa sạch cho vào nồi đun nước lạnh. Khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm 1 ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt... Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong vắt và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục.

    Phở Hà Nội mất dần thay vào đó là những thương hiệu như thế này.
    Bánh phở mỏng và mềm trần qua nước nóng dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng điểm mấy ngọn hành hoa xanh cùng rau thơm. Nước dùng chan vào. Phở mà thiếu chanh tươi, ớt thì thiếu hẳn hương vị.
    Ngày nay, những cửa hàng phở gia truyền của Hà Nội mất dần, chỉ còn vài hàng nổi tiếng như phở Bát Đàn, Bờ Hồ nhưng ít nhiều đã ''''biến tấu'''' khác xưa... Phở Hà Nội xưa chỉ có phở bò tái và chín, ngày nay nhiều loại phở đã có thêm phở tán lăn, tái gầu, phở xào, phở áp chảo và gần đây là phở cuốn.
    Bên cạnh những cửa hàng phở bình dân, truyền thống đã có nhiều tên tuổi mới xuất hiện như phở 24, phở vuông, phở Cali. Dù vẫn là phở bò nhưng để phù hợp với cuộc sống thời hiện đại các cửa hàng có cách phục vụ riêng như bán trong phòng máy lạnh, cửa hàng được trang trí bắt mắt,... và giá cả cũng không bình dân chút nào. Phở ở những quán này ăn kèm với rau thơm - một điểm khác biệt với phở truyền thống.
    Khi những cửa hàng phở gia truyền dần mất đi, có thương hiệu chỉ còn trong tâm trí của người Hà Nội thì ngày nay những thương hiệu mới bắt đầu nổi lên và xuất ngoại. Như phở 24 đã có một hệ thống cửa hàng ở nhiều thành phố lớn và một số nước trên thế giới.
    Trong khi phở Hà Nội vang tiếng gần xa thì phở Nam Định cũng không kém tiếng. Theo sách báo để lại, từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi còn nhiều người Hoa sống ở Thành Nam và mở hàng ăn đã có những người con đất Nam Định đi làm thuê và học cách làm phở, đó là ông Vũ Hải. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, hiệu phở của ông Vũ Hải đã nổi tiếng khắp Thành Nam, chuyên bán phở bò chín - tái.
    Nguyên tác nấu phở của nhà hàng là phải mua được bánh phở ngon, nấu nước dùng ngọt, hạn chế bột ngọt, chủ yếu mua nước mắm Nghệ An để làm phở. Nước phở được gia giảm thêm cá quả ninh nhừ, sẽ làm cho nước ngọt và thơm. Bánh phở phải mỏng, trắng, dẻo và dai sợi, do người làng Lộc Điền, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hưng làm. Lúc ăn bánh phở phải nóng từ đầu tới cuối và không bị nát quá.
    Cũng theo sách xưa để lại, vào những năm 1955 - 1956, đã có phở gánh hay phở xe Nam Định theo những dân cư làng Giao Cù, Vân Cù (huyện Nam Trực) tới các phố phường Hà Nội. Với lợi thế, di động nhanh, gọn vào các ngóc ngách, xóm ngõ sớm khuya, phở gánh, phở xe đẩy đã có chỗ đứng, chiếm được lòng tin của khách hàng Hà Nội.
    Phở gia truyền Nam Định ở Thành Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa kiều và từ làng Giao Cù. Nhưng theo thời gian và sự biến thiên của nền kinh tế, phở gia truyền cũng có nhiều thay đổi, không còn nguyên vẹn hương vị như xưa.
    Có ý kiến cho rằng phở được coi là có xuất xứ từ thành phố dệt Nam Định do nhu cầu cần một món ăn đủ chất để phục hồi sức khỏe cho công nhân sau ca làm việc.
    Phở Nam Định và phở Hà Nội đều có một xuất xứ riêng và cùng tồn tại qua thời gian. Đến nay, khi phở Hà Nội đang dần vắng bóng thì phở Nam Định lại vang tiếng trên đất Hà Thành.
    Phở Nam Định lấn át phở Hà Nội

    Một cửa hàng phở bình dân dễ dàng bắt gặp trên đường phố Hà Nội.
    Điều này quả không sai, bởi dọc nhiều tuyến phố, đặc biệt là khu vực tập trung dân cư sinh sống, đâu đâu cũng thấy bóng dáng phở Nam Định. Chẳng biết có đúng là phở Nam Định gia truyền chính hãng không, chỉ biết rằng nhiều người từ tỉnh xa về Hà Nội kiếm kế sinh nhai bằng nghề bán phở đều không quên cho vào biểu hiệu hàng chữ : ''''Phở gia truyền Nam Định''''.
    Phố Nguyễn Khánh Toàn, thuộc quận Cầu Giấy, là phố mới mở của Hà Nội. Nhiều người còn không biết con phố này nằm ở đâu. Thế mà, dọc tuyến phố dài khoảng 700m có tới 4 hàng phở gia truyền Nam Định, chưa kể những hàng phở bán ăn sáng tự phát của người dân bản địa. Xung quanh khu tập thể Nghĩa Tân cũng ngót ngét chục hàng phở gia truyền Nam Định. Dọc tuyến đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân, các cửa hàng phở gia truyền cũng đua nhau mọc lên.

    Cửa hàng phở 201 đường Tô Hiệu chuyên phở bò Nam Định. Ảnh: Lệ Hà.
    Anh Tuyền, chủ quán phở Cồ ở 201 đường Tô Hiệu, Cầu Giấy cho biết: Phở Cồ của gia đình có nguồn gốc từ làng Vân Cù, Nam Trực, Nam Định. Khởi nguồn là từ phở gánh. Trước đây, cả làng Vân Cù không có nghề phụ nào khác, dắt díu nhau lên Hà Thành. Họ đùm bọc nhau, kẻ đã thạo nghề lại hỗ trợ vốn, dạy cho cánh mới đến. Và thế là gánh phở rong cứ ngày một đông đảo trên các đường phố Hà Nội. Hồi đó, phở Nam Định chỉ chuyên bán phở bò, mà cũng là phở bò chín, sau mới có thêm phở tái, nạm, gầu, sốt vang... rồi cơm rang, phở xào như ngày nay. Phở ngon hay không do chất lượng nước dùng quyết định. Nồi nước phở Nam Định chan cạn nhưng vẫn trong veo. Ngày nay tuy không còn phở gánh nhưng những người con Vân Cù vẫn duy trì nghề gia truyền của cha ông để lại''''.
    Dù đang làm ăn ổn định nhưng do gia đình có việc riêng, anh Tuyền đành nhượng lại quán cho một người đồng hương. Chị Lương - người chủ mới của quán - tiếp tục duy trì phở bò Nam Định. Theo lời chị Lương, phở gia đình chị đang duy trì là của làng Giao Cù, Nam Trực, Nam Định. Trước đây, cả làng chị sinh sống bằng nghề bán phở, không bán phở gánh ở các tỉnh thì bán ở quê. Giờ đây, phở gánh không còn thay vào đó là ngồi bán cố định. Ngay cả ở quê, hàng phở cũng vắng bóng bởi người dân nghèo lắm làm gì có tiền ăn phở. Khách thập phương cũng ít đi. Nghề vì thế cũng mai một dần.
    Cũng theo lời chị Lương, ở Nam Trực hiện nay số người còn trụ lại bằng nghế bán phở không nhiều. Gia đình nào còn tha thiết với nghề thì đi các tỉnh mở cửa hàng kiếm sống. Người thì bán phở, người thì làm bánh phở bán... Còn lại các gia đình lại quay về với nghề nông để sinh sống hoặc đi làm thuê ở thành phố. Ngay cả bánh phở cửa hàng làm hàng cũng do chính tay người dân quê Nam Trực làm. Họ không mở cửa hàng bán phở nước mà chuyên làm bánh cung cấp cho các cửa hàng.
    Nhiều người dân khu vực Núi Trúc - Giảng Võ quen thuộc với hàng phở Lành. Chủ quán phở cũng là người Nam Trực, Nam Định. Ở quê kiếm sống khó khăn cả nhà dắt díu nhau lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề bán phở cha ông để lại. ?~?TTọa lạc?T?T giữa một khu đông dân, đường phố đi lại thuận tiện cộng với cái danh phở Nam Định, cửa hàng này khá đông khách. Dù mới mở vài năm nhưng nhiều thực khách đã quen với cái tên phở Lành. Điều đó lý giải cho vì sao ban đầu cửa hàng chỉ là một cửa hàng nhỏ hẹp, không mấy bắt mắt giờ đây do khách hàng đông hơn phở Lành phải mở rộng. Mở cửa cả ngày nhưng khách đến đông nhất là buổi sáng. Cửa hàng có tới gần chục người làm, tất cả đều là con cháu Nam Trực.
    Một đặc điểm chung của những quán phở này là bình dân. Cửa hàng không trang trí cầu kỳ, không biển hiệu xanh đỏ như những thương hiệu phở 24 hay phở Vuông mà chỉ có một tấm biển treo trước cửa. Trong cửa hàng cũng chỉ kê được dăm bộ bàn ghế, vài ống đũa, lọ dấm, chai tương ớt... mọi thứ đều rất đơn giản.

    Dọc đường Nguyễn Khánh Toàn những cửa hàng phở Nam Định đua nhau mở ra. Bên cạnh phở gia truyền còn có ''''cơm rang, phở xào, mì xào''''. Ảnh: Lệ Hà.
    Phở Nam Định đã được biến tấu khác xưa rất nhiều nhưng vẫn được thực khách Hà Thành thưởng thức. Dù không còn nổi tiếng như xưa nhưng thời điểm này, phở Nam Định lại được dịp ''''làm mưa làm gió'''' trên đất Hà Thành. Cuộc sống công nghiệp hối hả, người dân Hà Nội cũng chẳng có thời gian đến được những quán phở gia truyền của Hà Nội, phần vì quá xa, phần vì những quán này cũng không còn nhiều. Sáng ra, trên đường tới công sở nếu muốn ăn phở họ tranh thủ tạt ngang đường dùng bữa sáng nhanh chóng. Giường như ăn phở bây giờ chỉ để no chứ không còn cái thú thưởng thức hương vị như xưa.
    Cuối tuần, nếu có thời gian và yêu thích món phở những thực khách của Hà Thành mới tìm đến những quán phở truyền thống của Hà Nội ở Bát Đàn, Lý Quốc Sư,...
    Giờ đây, đi dọc các tuyến phố hàng phở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng phở Nam Định thì tràn lan. Cũng chẳng ai thẩm định có đúng là phở Nam Định không. Chỉ biết rằng, do có tiếng nên người ở các tỉnh về Hà Nội sinh sống bằng nghề bán phở đều trưng biển: Phở gia truyền Nam Định.
    · Lệ Hà

    ( theo Vietnamnet )
    Bác blood định xin việc ở NĐ à, nói chung là ở đâu cũng thế ( nhất là ở NĐ nữa chứ ) muốn xin việc thì cũng phải có chút xíu "màu" . Có màu thì nó nhanh và gọn hơn, còn không có màu thì dù bác có giỏi giời vẫn cứ " từ từ đợi giải quyết sau" . Bác chắc vừa tốt nghiệp ĐH Điện lực hay gì gì à...để em hỏi thử xem có chỉ tiêu tuyển dụng không ( ông già em có quen với ông Điện lực mà ), nếu còn chắc cũng phải có "tí" đấy... Giờ đất NĐ là vậy mà...
  10. doanvuongbac2003

    doanvuongbac2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    đó, cuộc sống bây giờ là thế không riêng gì NĐ. Muốn có con tôm thì trước hết phải thả con tép, một bài học phổ thông cho những con người mới bước vào đời.
    Quay trở lại vấn đề tôi muốn nói: NĐ là một tỉnh có GDP khá cao thuộc các tỉnh miền Bắc nhưng.... cơ sở vật chất thì lại quá nghèo nàn.... bằng chứng là lần về NĐ gần đây nhất của tôi (tháng 3/2006) thấy NĐ vẫn không khác gì so với 6 năm trước (2000). hoạ chăng chỉ là sự thay đổi diện mạo của một số công trình (Thiên trường, Tượng THĐ...) Và một điều tôi nhận thấy nữa.... NĐ đang "già hoá" hình như các bạn trẻ đã không còn niềm tin vào mảnh đất Thành Nam yêu quý của mình.

Chia sẻ trang này