1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc nhỏ về từ ngữ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dot223, 23/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Quả thật càng nghe càng lùng bùng lỗ tai... có những thứ tưởng mình đã rõ ai dè...
    honghoavi
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Đây là một cách hiểu văn hoá (hạn) hẹp tức văn hoá chỉ bao gồm những cái tốt những cái tích cực, cái hay. Thế thì là gì có cái gọi là văn hoá phẩm đồi trụy, văn hoá suy đồi như chúng ta vẫn thường nghe thấy!!
    Vì vẫn còn hiểu văn hoá theo nghĩa hẹp như trên nên câu vô văn hoá /chưa có văn hoá mới có chỗ đứng!
    Thêm một vài câu hỏi:
    1) Người ta có thể ''có văn hoá'' mà không văn minh không?
    2) Người ta có thể văn minh mà ''vô văn hoá'' hay không?
    Tự trả lời: văn hoá theo nghĩa rộng thì ai cũng có nhưng không phải ai cũng có văn minh. Câu 1: có. Câu 2: không.
    Mấy cái này rạch ròi ra khó ghê!
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Đây là một cách hiểu văn hoá (hạn) hẹp tức văn hoá chỉ bao gồm những cái tốt những cái tích cực, cái hay. Thế thì là gì có cái gọi là văn hoá phẩm đồi trụy, văn hoá suy đồi như chúng ta vẫn thường nghe thấy!!
    Vì vẫn còn hiểu văn hoá theo nghĩa hẹp như trên nên câu vô văn hoá /chưa có văn hoá mới có chỗ đứng!
    Thêm một vài câu hỏi:
    1) Người ta có thể ''có văn hoá'' mà không văn minh không?
    2) Người ta có thể văn minh mà ''vô văn hoá'' hay không?
    Tự trả lời: văn hoá theo nghĩa rộng thì ai cũng có nhưng không phải ai cũng có văn minh. Câu 1: có. Câu 2: không.
    Mấy cái này rạch ròi ra khó ghê!
  4. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    mọi người xem hộ em quả cơ bản với văn bản đi,đôi khi em dùng hai từ này ma không thể phân biệt được ma cũng ko bit khác nhau ở đâu
    thax
  5. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    mọi người xem hộ em quả cơ bản với văn bản đi,đôi khi em dùng hai từ này ma không thể phân biệt được ma cũng ko bit khác nhau ở đâu
    thax
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Phân biệt cơ bảncăn bản:
    Được xem là cơ bản bất cứ thứ gì động chạm đến những thực thể nhỏ nhất, đơn giản nhất, thường không thể phân tích thêm được và bắt buộc phải có: hạt cơ bản là hạt không thể phân chia, nợ hoặc lãi suất cơ bản là cái phần bắt buộc (từ đó có thể thêm vào các phần phụ), một định luật càng cơ bản càng giải quyết những vấn đề có tầm áp dụng lớn, nguyên tắc càng cơ bản càng có hiệu lực trong nhiều trường hợp vân vân.
    Được xem là căn bản những gì làm nền tảng (cơ sở) cho những thứ có độ phức tạp cao hơn: mất căn bản (mất nền tảng kiến thức), kiến thức căn bản là những kiến thức cần thiết để từ đó thu thập những kiến thức cao hơn (kiến thức cơ bản chỉ là kiến thức thiết yếu trong cuộc sống).
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Phân biệt cơ bảncăn bản:
    Được xem là cơ bản bất cứ thứ gì động chạm đến những thực thể nhỏ nhất, đơn giản nhất, thường không thể phân tích thêm được và bắt buộc phải có: hạt cơ bản là hạt không thể phân chia, nợ hoặc lãi suất cơ bản là cái phần bắt buộc (từ đó có thể thêm vào các phần phụ), một định luật càng cơ bản càng giải quyết những vấn đề có tầm áp dụng lớn, nguyên tắc càng cơ bản càng có hiệu lực trong nhiều trường hợp vân vân.
    Được xem là căn bản những gì làm nền tảng (cơ sở) cho những thứ có độ phức tạp cao hơn: mất căn bản (mất nền tảng kiến thức), kiến thức căn bản là những kiến thức cần thiết để từ đó thu thập những kiến thức cao hơn (kiến thức cơ bản chỉ là kiến thức thiết yếu trong cuộc sống).
  8. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Muốn hiểu văn minh phải hiểu thế nào là văn hoá đã. Định nghĩa văn minh trước văn hoá là không đúng lắm.
    Văn hoá không phải chỉ là tập hợp các giá trị truyền thống của một dân tộc. Từ này phải được hiểu theo nhiều lớp nghĩa:
    (1) Trước tiên văn hoá là trình độ hiểu biết tri thức của một xã hội, ví dụ trong cụm từ văn hoá đại chúng, tức là trình độ tri thức của quần chúng.
    (2) Sau đó là sự bộc lộ tri thức qua các phương diện nghệ thuật (nhất là nghệ thuật) và khoa học: văn hoá Hy Lạp, văn hoá phương Đông
    (3) Trình độ tri thức này tạo lại thành tập hợp các giá trị truyền thống: văn hoá giai cấp vô sản
    (4) Do mở rộng nghĩa, văn hoá trở thành trình độ nhận thức của mỗi cá nhân đối với thanh giá trị được dùng trong xã hội: kém văn hoá
    Văn hoá như là các giá trị truyền thống của một dân tộc nhất định trong một thời đại nhất định được thể hiện qua lối sống của dân tộc. Các lối sống và giá trị này, khi được xét như là một giai đoạn phát triển của dân tộc, được gọi là văn minh (của dân tộc X vào thời gian Y).
    Văn hiến là một khái niệm khó, không tồn tại trong các thứ tiếng Tây Phương. Mời tham khảo: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2000/12/3B9AD224/
    Trong link trên, văn hiến đã được định nghĩa như là "phần sáng tạo của thế giới tinh thần trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định và cả con người, những chủ đề xuất sắc nhất đã tạo ra sự phát triển sáng tạo ấy".
    Nếu văn hiến được xem là thể hiện của các thành tựu tinh thần, văn vật chính là các thể hiện cụ thể ("vật") của các thành tựu vật chất: công trình kiến trúc, nghệ thuật, các di chỉ văn hoá, địa danh lịch sử ...
  9. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Muốn hiểu văn minh phải hiểu thế nào là văn hoá đã. Định nghĩa văn minh trước văn hoá là không đúng lắm.
    Văn hoá không phải chỉ là tập hợp các giá trị truyền thống của một dân tộc. Từ này phải được hiểu theo nhiều lớp nghĩa:
    (1) Trước tiên văn hoá là trình độ hiểu biết tri thức của một xã hội, ví dụ trong cụm từ văn hoá đại chúng, tức là trình độ tri thức của quần chúng.
    (2) Sau đó là sự bộc lộ tri thức qua các phương diện nghệ thuật (nhất là nghệ thuật) và khoa học: văn hoá Hy Lạp, văn hoá phương Đông
    (3) Trình độ tri thức này tạo lại thành tập hợp các giá trị truyền thống: văn hoá giai cấp vô sản
    (4) Do mở rộng nghĩa, văn hoá trở thành trình độ nhận thức của mỗi cá nhân đối với thanh giá trị được dùng trong xã hội: kém văn hoá
    Văn hoá như là các giá trị truyền thống của một dân tộc nhất định trong một thời đại nhất định được thể hiện qua lối sống của dân tộc. Các lối sống và giá trị này, khi được xét như là một giai đoạn phát triển của dân tộc, được gọi là văn minh (của dân tộc X vào thời gian Y).
    Văn hiến là một khái niệm khó, không tồn tại trong các thứ tiếng Tây Phương. Mời tham khảo: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2000/12/3B9AD224/
    Trong link trên, văn hiến đã được định nghĩa như là "phần sáng tạo của thế giới tinh thần trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định và cả con người, những chủ đề xuất sắc nhất đã tạo ra sự phát triển sáng tạo ấy".
    Nếu văn hiến được xem là thể hiện của các thành tựu tinh thần, văn vật chính là các thể hiện cụ thể ("vật") của các thành tựu vật chất: công trình kiến trúc, nghệ thuật, các di chỉ văn hoá, địa danh lịch sử ...
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Có cái này cũng hay.
    Mại:mua
    Mãi: bán
    Nói gái Mại dâm chứ không phải gái mãi dâm.Thế hiểu gái mãi dâm ******* có được không nhỉ?
    Dâm ở đây có nghĩa là gì??

Chia sẻ trang này