1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc nhỏ về từ ngữ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dot223, 23/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Các bạn làm ơn cho tôi hỏi nghĩa một từ tiếng Việt: xương kính.
    Tôi đọc một cuốn sách thấy viết: Nét chữ của ông trông xương kính. (Chữ Nho). Tôi chỉ cảm nhận lơ mơ, không hiểu cụ thể về từ này. Tra Đại từ điển tiếng Việt không có. Mong các bạn giúp. Xin cảm ơn nhiều.
  2. lovevn123

    lovevn123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho mình hỏi "lãng xẹt" có nghĩa là gì?
  3. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Nếu đã là lượng từ thì không thể là danh từ, và ngược lại.
  4. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Mình có một thắc mắc đã lâu nhưng chưa giải đáp được, là có một tiếng mà không biết viết tiếng này ra như thế nào?
    Tiếng này có:
    - phụ âm đầu là "GI", như trong "giăng"
    - vần là "IÊN" như trong "điên" (thanh ngang)
    Đại khái nó giống như chữ "diên" nhưng thay vì âm d thì là âm gi.
    Đọc lên hoàn toàn phù hợp với ngữ âm tiếng Việt (đọc lên là thấy ngay, không có vấn đề gì cả), nhưng khi viết thì không biết viết thế nào cho đúng :( Có phải viết là "GIIÊN" (với 2 chữ "i" liền nhau) hay không?
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 10/11/2008
  5. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bạn Liv kiếm được từ "độc" quá! Quả thực nó là từ vô nghĩa, tra không từ điển nào có, nhưng theo quy luật phát âm và đánh vần thì hoàn toàn có từ như thế. Nếu viết thành GIÊN đọc lên sẽ thấy vần là ÊN chứ không còn là IÊN nữa; nhưng nếu viết là GIIÊN thì lại thấy "ngược đời" với từ GIÊNG (trong tháng giêng). Nếu mà tiếng Việt có 1 từ như thế thì chắc ngày xưa cụ Rốt sẽ không dùng chữ G và GI để viết âm ''gi'' đâu nhỉ?!
  6. tamsu_hocdao

    tamsu_hocdao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Bạn này đưa ra một từ quá hay. Tuy nhiên nếu lựa chọn để viết như thế nào thì tôi chọn "GIÊN" (tôi theo cách viết một từ gần với âm này là GIẾT chứ không viết là GIIẾT)
  7. htd2k50

    htd2k50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Rét quá, rét quá. Sao người ta lại gọi là rét nàg bân vậy các bác?
    Những tháng này người ta thường khuyên nhau cẩn thận không rất dễ mất trộm trong những tháng củ mật này
    Sao lại gọi là tháng củ mật vậy?

    Cho em hỏi thêm sao lại gọi là mì chính cánh
    Được htd2k50 sửa chữa / chuyển vào 00:02 ngày 12/01/2009
  8. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    1. Rét bây giờ thì chưa phải rét Nàng Bân bạn ạ. Rét Nàng Bân là đợt rét muộn vào khoảng tháng 3 âm lịch, khi mà tiết trời đã chuyển sang xuân. Cái tên Nàng Bân bắt nguồn từ một điển tích cổ (mình cũng chẳng rỏ là của Trung Quốc hay của Việt Nam nữa). Nàng Bân là cô gái chính chuyên, yêu chồng hết mực nhưng phải cái nữ công nội trợ không được đảm đang cho lắm. Chồng bị điều đi lính vào mùa đông, nàng thương chồng muốn đan cho chồng chiếc khăn len để quàng cho đỡ lạnh, nhưng vì khả năng có hạn nên hết đông rồi mà khăn vẫn chưa đan xong. Cảm động trước tấm lòng của nàng, Trời liền trở lạnh trở lại để vợ chồng nàng có dịp thoả mãn lòng thương yêu Chuyện hơi lố bịch một tẹo, mình không nhớ kĩ từng chi tiết nhưng đại ý là như vậy
    2. Cách gọi "mì chính cánh" bắt nguồn từ thời bao cấp, cái gì cũng phân phối. Các bạn trẻ bây giờ thắc mắc cách gọi này cũng là điều dễ hiểu. Thời bao cấp đương nhiên cái gì cũng thiếu, cũng phân phối, đa phần mì chính cấp phát cho dân là mì chính hạng thấp, do vận chuyển, bảo quản hoặc sản xuất không đúng quy trình nên khi đến tay người dân đã ở dạng bột li ti. Do đó nếu nhà ai có chút "mì chính cánh", nghĩa là mì chính chất lượng cao, vẫn còn nhìn rõ từng cánh, thì đã là một niềm tự hào nho nhỏ. Cách nói "mì chính cánh" xuất phát từ đó, ám chỉ những gì ít thấy, "của hiếm", giống như lớp chuyên Văn bói ra được vài cậu con trai nên các cậu được gọi là "mì chính cánh". Đến thời buổi kinh tế mở cửa và phát triển, cách nói này được sử dụng ít dần đi, nghĩa gốc cũng không còn nữa. Mì chính bây giờ loại nào mà chả là mì chính cánh, thậm chí cánh càng nhỏ, càng thanh thì mới là loại được ưa chuộng
    3. "Tháng củ mật" thì thú thực là bản thân mình cũng không nắm rõ nghĩa lắm. Chỉ đoán rằng củ mật là thử củ ngọt, hiếm, người ta chỉ tích trữ củ mật trong nhà vào những dịp lễ tết. Tháng củ mật là những tháng cuối năm, khi mà của nả trong nhà tích trữ dư dả để chờ đón Tết, cần chú ý cửa nẻo đề phòng mất trộm
  9. huyngoquang

    huyngoquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Em chà?o càc bàc, nòi thực là? em ko hay và?o box TiẮng ViẶt lf́m. Nhưng hĂm nay cò chùt thf́c mf́c, em hy vòng càc bàc cò thĂ? cf́t nghìfa, già?i thìch giùp em.
    Chf?ng là? em khĂng sao phĂn biẶt 'ược chưf "chiĂu" trong 2 tư? "tay chiĂu" (tay trài) và? "cĂ chiĂu" (cĂ chiĂu, cẶu Ắm)
    VẶy nghìfa hàn viẶt cù?a "chiĂu" là? gì?, mong 'ược càc bàc già?i thìch !!!
  10. ensaigon

    ensaigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    CĂng nhận tiếng Vi?t mĂnh khĂ thật, trong từ 'ifn tiếng Vi?t cĂ chữ "chiĂu" trong "tay chiĂu" chứ khĂng thấy nĂi gĂ về "cĂ chiĂu"

Chia sẻ trang này