1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thanh kiếm huyền thoại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi khangthien, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khangthien

    khangthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Những thanh kiếm huyền thoại

    Những thanh kiếm huyền thoại

    Kiếm được coi là một trong những loại vũ khí lâu đời nhất thế giới. Trong 18 ban võ nghệ, kiếm đứng ở hàng quan trọng nhất. Những thanh bảo kiếm đã trở thành một phần lịch sử võ học Trung Hoa và được gắn với những thanh kiếm huyền thoại?

    Một trong những thanh kiếm đầu tiên chính là Thái A bảo kiếm. Tương truyền thanh kiếm này được một thợ rèn ở Giang Tô đúc thành. Nước kiếm sắc ngọt, chém sắt như bùn. Thái A bảo kiếm sau đó được dâng cho Tần Thuỷ Hoàng và sau khi Tần vương nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc.

    Tuy nhiên thanh kiếm nổi danh thời đó lại là Long Tuyền kiếm do Âu Dã Tử, một thợ rèn kiếm nổi tiếng Trung Hoa thời cổ làm ra. Trong lần ngao du, ông đã thấy mạch nước Long Tuyền trên núi Tần Khê (Chiết Giang) có ánh sắc kim khí. Biết nơi đây có quặng sắt quý, ông cho xẻ núi và lấy được một mảnh "thiết anh" (sắt tốt). Được Sở Vương giúp đỡ, ông đã dồn hết tinh lực luyện nên Long Tuyền kiếm dài ba thước sắc như nước dâng cho Sở Vương. Long Tuyền kiếm nổi tiếng đến mức sau này qua lăng kính văn học mọi thanh kiếm đều được gọi là Long Tuyền và cụm từ "tay vung ba thước Long Tuyền kiếm" đã trở thành một khẩu ngữ quen thuộc.

    Nước Ngô và Việt thời Xuân Thu cũng là những nước có nhiều truyền thuyết về những thanh kiếm báu nhất. Vua Hạp Lư đã từng cho người rèn những thanh bảo kiếm như Ngư Trường, Chúc Lâu và Trạm Lư. Ba thanh kiếm này tương truyền cũng là do Âu Dã Tử rèn thành. Hiện nay ở Phúc Kiến vẫn còn chiếc ao tên là Âu Dã, đó là nơi Âu Dã Tử đã rèn nên bộ ba bảo kiếm trên.

    Thanh Ngư Trường, Hạp Lư giao cho Chuyên Chư đâm chết Ngô Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Sau đó Hạp Lư cho rằng thanh Ngư Trường luôn mang đến điềm gở nên cho người giấu đi.

    Thanh Chúc Lâu sau này được con Hạp Lư là Ngô Phù Sai dùng trong một việc vô cùng ngu dại. Khi Tướng quốc nước Ngô là Ngũ Tử Tư cảnh báo Phù Sai về mối họa nước Việt, thì Phù Sai lúc đó đã bị sắc đẹp khuynh thành của Tây Thi và những mưu mẹo của hai mưu thần nước Việt là Phạm Lãi và Văn Chủng làm cho mê muội nên đã bắt Ngũ Tử Tư dùng thanh kiếm này mà tự vẫn. Sau này đúng như dự đoán của Ngũ Tử Tư, quân đội Việt đã tràn sang quét sạch nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn giết chết Phù Sai và chiếm được thanh bảo kiếm Trạm Lư và Chúc Lâu. Sau khi báo thù, Phạm Lãi sớm biết được bản chất của Câu Tiễn nên bỏ đi Ngũ Hồ, ông viết thư để lại cho Văn Chủng: "Vua Việt dáng môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ". Quả nhiên sau đó Việt Vương Câu Tiễn vì ghen ghét tài năng xuất chúng của Văn Chủng, sợ bị cướp ngôi nên đã trao cho Văn Chủng thanh Chúc Lâu, Văn Chủng tự hiểu ý, cay đắng cầm bảo kiếm tự sát. Còn thanh Trạm Lư? Tương truyền khi chết, vì quá yêu thanh bảo kiếm này nên Câu Tiễn đã sai chôn theo mình.

    Tuy nhiên bộ đôi kiếm thư hùng nổi tiếng nhất Trung Hoa và cũng có nguồn gốc ly kỳ nhất lại là song kiếm Can Tương-Mạc Gia. Theo "Ngô Việt Xuân Thu" thì Can Tương là một người luyện kiếm tài danh người nước Ngô thời Xuân Thu. Sau ba mươi ngày trèo non lội suối, Can Tương đã tìm ra được một quặng sắt vô cùng quý giá và cho dựng lò luyện kiếm. Luyện trăm ngày mà quặng sắt chẳng chịu chảy ra, vợ ông là Mạc Gia thấy thế hỏi, Can Tương trả lời: "Kim loại này phải có nhân khí mới tan được". Nghe vậy Mạc Gia tắm gội sạch sẽ, rồi nhảy vào lò luyện kiếm, kim loại tan ra và Can Tương rèn được hai thanh bảo kiếm. Vua Hạp Lư đòi ông phải dâng kiếm báu, ông đưa cho nhà vua thanh Can Tương, nhưng sau đó Hạp Lư đòi nốt thanh Mạc Gia. Sau khi nước Ngô bị tiêu diệt, thanh Mạc Gia cũng biến mất.

    600 năm sau, tể tướng nước Tân là Trương Hoa bỗng thấy ở huyện Phong Thành có ánh kiếm quang rực rỡ, ông sai nhà địa lý giỏi nhất là Lôi Hoàn đến tìm hiểu. Lần theo mạch đất, Lôi Hoàn tìm được một hộp đá, bên trong là hai thanh bảo kiếm ghi chữ Can Tương và Mạc Gia. Lôi Hoàn giấu đi thanh Can Tương, chỉ dâng lên Trương Hoa thanh Mạc Gia. Một hôm khi hai người đi thuyền trên sông, bỗng hai thanh kiếm đeo trên người rơi tuột xuống sông. Trương Hoa vội cho thợ lặn xuống tìm kiếm báu. Lặn qua tầng nước, thợ lặn hết hồn vì thấy dưới lòng sông có đôi rồng đang vểnh râu nhìn. Từ đó hai thanh Can Tương và Mạc Gia coi như mất tích.

    Ngoài những thanh bảo kiếm đã biến mất, cũng có những thanh kiếm lưu lạc khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền. Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở? làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Hòa Hảo là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh).

    Năm 1965, tại Lã Vọng Sơn tỉnh Hồ Bắc, người ta tìm thấy mộ của Việt Vương Câu Tiễn và tìm thấy thanh Trạm Lư. Các nhà khoa học thấy thanh kiếm này đã được mạ crom (hợp chất chống gỉ) và theo kiểm tra phóng xạ thì thanh Trạm Lư có 9 nguyên tố hoá học khác nhau. Sau hơn 2.000 năm, thanh Trạm Lư vẫn sáng bóng và sắc như nước. Một thanh kiếm khác cũng được tìm thấy ở khu khảo cổ này là thanh Tê Lợi (tương truyền là do Mạc Gia đúc). Soi phóng xạ người ta thấy trong thanh kiếm này còn có chất wolfram, một chất hiếm mà mãi sau này người châu Âu mới tìm ra.

    Hoàng Tùng
    (Tham khảo từ Sử ký Tư Mã Thiên, Xuân Thu Chiến Quốc và các trang web)
  2. DongNgo2

    DongNgo2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn khangthien đã có bài viết trên. Tôi xin đính chính với bạn Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thuộc đạo Cao Đài chứ không phải Hòa Hảo!
    Về cái "Long Tuyền kiếm " bạn có thể tham khảo ở link này. Rất mừng cho dân Việt Nam là chính người Việt Nam đã giải được cái "Long Tuyền kiếm " này.

    http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/tudien/l/l4-021.htm
    Thân mến!
  3. nemesisgau

    nemesisgau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    sặc lại cái bài chưởng tàu này......những thanh kiếm được khen ngợi hết lời ở đây hầu như ko có bất cứ 1 dấu tích nào cả...ko có j chứng minh là nó thực sự tồn tại,hay được tốt như mô tả...văn chương và sử TQ vốn hay nói quá cho nó sướng......
    nếu đã nói kiếm em nghĩ bác nên ngâm cứu kiếm và kiềm đạo nhật bản-nơi mà kiếm được đưa lên hàng đạo(kiểu đạo học, đạo làm người) và được chế tạo tỉ mỉ thành từng lớp thép ,cha truyền con nối nên bi giờ vẫn còn đầy ra cho ai ko tin thì sang mà xem.
  4. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Ôi mẹ ơi!
    CB quá giỏi đã tiên đoán Mĩ Tho sẽ thuộc về VN sau này.
    Mấy ông Cao Đài (chứ k phải Hòa Hảo nhé ) nói khoác để hư trương thanh thế vậy mà có người xếp vào loại truyền thuyết để phổ biến thì cũng đến chịu.
    Sao k nói thanh Long tuyền lưu lạc sang VN lọt vào tay Đặng Dung có chứng cớ hẳn hòi - trong "Thuật hoài" có câu:
    Kỉ độ Long tuyền đái nguyệt ma.
    (Đã bao năm mài kiếm Long tuyền dưới trăng)
    Mấy con rắn nước qua mồm mấy ông Tàu cũng có sừng có vuốt thành rồng hết cả. Có nghe cũng phải trừ hao 99%.
  5. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Đọc "truyền thuyết" Hộ pháp PCT phá Long Tuyền mà bò ra cười thán phục sức tưởng tượng của người viết:
    _________
    .......
    "Đêm 18-10-Mậu Thìn (1928), Đức Hộ Pháp chấp bút, Bát Nương về mách rằng: Nơi làng Phú Mỹ có Long Tuyền Kiếm, phải đến đó lấy cho được thì sau nầy dân VN được phát triển và đất đó sẽ thành Thánh địa.
    Qua đến ngày 29-2-Kỷ Tỵ (1929) [ngày nầy còn tồn nghi?], Đức Hộ Pháp mới khởi sự đi lấy Long Tuyền Kiếm do cơ bút chỉ ở giữa đồng, nơi hiện giờ là Sở Thảo Đường, có dạng hình núi, núp ở mé bên kia sông, hướng mặt Trời mọc, cánh đông bắc, trước Thánh Thất Khổ Hiền Trang.
    Thánh Thất ở tây nam, phải đi theo rạch chợ Thầy Yến vô Láng Cát tràm sập độ chừng 5 cây số mới đến.
    Khi đến địa điểm, đậu ghe lên bờ, đi bộ chừng 700 thước, thấy nước nơi rạch ao hồ phèn trong vắt, còn đồng thì toàn là năng. Xa hơn nữa là đưng, bàng, đất đen như mực, cả đồng ruộng mà không thấy lúa và trồng cây chi cả. Dân bản xứ sống về nghề đưng, bàng, tranh, còn dài theo rạch thì lò gốm sản xuất chén, dĩa, tộ, v.v...
    Khi tìm thấy khoảnh đất màu vàng nơi gò, bề ngang độ chừng 70 thước, chiều dài từ Bắc chí Nam chừng 50 thước.
    Đoạn Đức Ngài chấp bút, có Đấng vô hình nhập vào xưng là Lỗ Ban, chỉ chỗ đào ngay chót núi sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng đá, vì núi sắp nổi lên chưa khỏi mặt đất. Đức Lỗ Ban cho biết đây là phép ếm của Trạng Tàu khi xưa vì Trạng Tàu biết chỗ nầy là núi vàng có linh huyệt, sợ sau nầy núi nổi lên thành hình thì nước VN có Trạng ra đời sẽ phục nghiệp. Khi có vua rồi, Việt Nam sẽ cường thịnh, làm bá chủ mà Tàu phải bị lệ thuộc, nên Tàu quyết định đưa người lén sang ếm Long Tuyền Kiếm, vì phép ếm nầy lạ lắm, nếu có nhơn tài hay Trạng ra đời, đều bị lưỡi kiếm nầy vớt chết hết.
    Đến năm 1914, giặc Âu Châu bùng nổ, có người Tàu Triều châu độ 65 tuổi, len lỏi qua ếm ngay nơi đó, đúng như lời mấy ông lão nhắc cho con cháu nghe.
    Đức Lỗ Ban cho biết, nơi đây có một vị Thần vâng sứ mạng Ngọc Đế ở đây gìn giữ vật báu, không cho ai biết mà lấy được, chỉ dành riêng cho Trạng Trời lấy vật báu nầy mà thôi.
    Đức Hộ Pháp, khi tìm được, đào lên, thấy phép Tàu ếm có: 1 ông nghè, 1 lưỡi dao cùn, 6 con cờ tướng, 6 đồng tiền kẽm đời vua Minh Mạng. Đào xuống nữa thấy một hộp bao chì vuông, chiều dài 9 tấc. Đức Ngài cho biết trong đó là Long Tuyền Kiếm, nhưng cấm không cho coi và gói kín lại.
    Đức Hộ Pháp nói: Ngày kỷ niệm giống Lạc Hồng được hưởng Đạo Trời khai, sẽ gỡ ách nhơn loại và sẽ cởi ách nô lệ, và dòng dõi tổ phụ sẽ phục nghiệp, có thể dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích, chẳng còn lệ thuộc với sắc dân nào. Nếu chậm trễ là do dân tộc VN không tôn thờ chủ nghĩa của Đức Chí Tôn, không đủ yêu mến nhau, cứ tranh giành phúc lộc mãi, và vì tổ phụ vay nợ máu Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, còn dính dòng máu ấy nên dân tộc phải trả, nên chưa hưởng sớm. Vì tội Chúa mà tôi mang, cha làm mà con phải trả, ai có mang dòng máu ấy thì phải trả mới mong vãn hồi độc lập.
    Đức Ngài dạy đào một con kinh từ ngọn tràm sập (chỗ đậu ghe) đào băng ngang chót lưỡi Long Tuyền Kiếm cho bứt, ấy là phép để trừ tuyệt cái ếm sát nhân tài. (Sau khi cả anh em Minh Thiện Đàn cố đào ngày đêm cho xong con kinh ấy. Gần ngoài vàm, phần đất tư, chủ họ nằm ngang đường cản trở, mà anh em cố đào cho xong).
    Đúng 1 giờ chiều cùng ngày đó về dùng cơm tại nhà ông Lê Văn Trung và về đến Khổ Hiền Trang là 4 giờ./."
    .......
    (Trích từ: CAO ÐÀI TỪ ÐIỂN).
    ---------------------------
    Nếu theo thuyết này (phép ếm nầy lạ lắm, nếu có nhơn tài hay Trạng ra đời, đều bị lưỡi kiếm nầy vớt chết hết.) thì VN sau thời CB k có ai là nhơn tài hết . Hộ pháp PCT cũng không phải nhơn tài luôn (bởi đâu có bị vớt ). Vậy 1 người bình thường mà cũng phá được trấn yểm của CB, chứng tỏ CB bùa phép cũng bèo thôi. Bùa phép bèo thì làm sao trấn yểm đc nơi địa linh nhân kiệt như VN, đã k yểm đc ắt sinh vô số nhân tài (lịch sử chứng minh). Vậy cụ Hộ pháp phải vất vả 1 phen làm gì không biết.
    Cái thuyết này có tác dụng tập hợp giáo đồ thời kì ngu dân những năm 30 thôi. Bây giờ các đạo hữu Cao Đài cũng nên bỏ nó đi cho kịp thời đại . Kiếm Tàu trả lại cho Tàu đi thôi.
  6. CavalryX

    CavalryX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2008
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Bậy na?o, Hộ pháp la? ngươ?i trơ?i phái xuống ma?!
  7. cafe8group

    cafe8group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Nước ta có thanh kiếm của Vua Bảo Đại trao cho chính quyền *********, không biết giờ ở đâu.
    Tình hình thấy mấy vụ tranh bản gốc ở Bảo tàng Mỹ thuật bị mất, rồi lại đồ cổ trong đền Ngọc Sơn bị bán.
    Kiếm nước mình theo truyền thuyết, nổi tiếng nhất chắc có thanh kiếm của Mr.Lê Lợi. Nghe có vẻ hoành tráng.
  8. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện mới của mabun gây chấn động lịch sử (@baothanhnien).
    Phát hiện này chứng minh là vụ ếm yểm của đức hộ pháp đạo Cao Dài là có thật. Kiếm Long Tuyền muốn đưa từ tàu sang ta thì phải mang qua thời trước đức hộ pháp. như vậy Đặng Dung xài kiếm này là đúng rồi.
    Hỏi tác giả topic một chút. Nghe nói các kiếm trên cũng quý, nhưng KIẾM ĐƯỢC TIỀN quý hơn nhiều lần phải không ạ.
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Hình như Đông phương thì trọng kiếm hơn, còn Tây phương thì trọng người dùng kiếm hơn? Thanh bảo kiếm của Đông phương một mình vẫn có thể tác oai tác quái được, còn như bên Tây phương lại khác hẳn: thanh kiếm Tizona chỉ là bảo kiếm khi ở trong tay El Cid, còn vào tay người khác thì chẳng khác gì một thanh kiếm tầm thường.
    Lai lịch những thanh kiếm "huyền thoại" ở Tây phương cũng đại loại như thế, nghĩa là kiếm ăn theo huyền thoại của người chứ không phải người ăn theo kiếm bao giờ.
    Narsil, kiếm của Elendil người Tây phương. Con ông là Isildur dùng cây kiếm này để chặt ngón tay đeo nhẫn của Sauron.
    Excalibur, kiếm của vua Arthur, na ná như thanh kiếm Thuận Thiên của vua Lê Thái Tổ nhà ta, về sau cũng ném xuống hồ.
    Zulfikar (lưỡi gai), kiếm của Ali, con rể của Mohammed và là imam thứ nhất.
    Joyeuse, Durendal, Curtana toàn ăn theo danh tiếng của người sử dụng chúng, là Karl đại đế, các đình thần Roland và Ogier.
    Những cây kiếm trên hầu như chẳng có gì đặc sắc ngoại trừ người đeo chúng. Ngay thanh Excalibur bảo đảm là ai dùng sẽ bất khả chiến bại, nhưng rồi cuối cùng cũng bại: vua Arthur dùng một thanh kiếm gãy đã đánh bại một hiệp sĩ khác dùng Excalibur. Rõ ràng là chính Arthur mới bất khả chiến bại, chứ không phải là Excalibur. Trường hợp của Zulfikar cũng vậy: Ali chẳng cần bảo kiếm cũng vốn đã là một dũng sĩ vô địch rồi...
    Trong lịch sử nước ta ngoài cây Thuận Thiên kiếm của Lê Lợi còn cây kiếm "huyền thoại" nào nữa không nhỉ?
  10. tanhanbacphuong

    tanhanbacphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Thanh kiếm (rỉ sét ) cùng chiếc ấn biểu trưng của Vương Triều Nguyễn được trao lại cho đại diện VNDCCH (các ông Cù Huy Cận, Trần Huy Liệu) trong lễ thoái vị của Bảo Đại. Sau đó kiếm được chôn giấu tại Huế trong ngày Toàn Quốc Kháng Chiến. Rất tiếc là sau đó người Pháp đã tìm thấy thùng sắt tây đựng cả ấn và kiếm, đã làm lễ trao lại cho Bảo Đại sau khi ôngnày quay lại làm quốc trưởng của VNCH do người Pháp "trao trả độc lập".
    Cả chiếc ấn lẫn thanh kiếm biểu trưng cho vương triều Nguyễn đều bị thân nhân của Bảo Đại/Vĩnh Thụy ( 1 số tài liệu cho là Hoàng tử Bảo Long) bán đấu giá cho người khác.
    Ghi chú; các thông tin trên có thể đọc chi tiết hơn ở các tài liệu (đã được xuất bản nhiều) đặc biệt của ông Nguyễn Đắc Xuân
    Gần đây, thấy trên mạng đăng những thông tin có nguồn từ tờ báo (lố) An Ninh Thế Giới về việc mất trộm chiếc ấn ở Bảo Tàng Cách Mạng tại Hà Nội trong những năm 60s (sic). Thực ra đó là 1 chiếc ấn khác- ấn của hoàng hậu chứ không phải của Vua. Báo an ninh thế giới có ti-rát nhiều, chắc chắn sẽ gây nhiễu thông tin không ít về vấn đề này

Chia sẻ trang này