1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thanh kiếm huyền thoại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi khangthien, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Cây kiếm nhật nổi tiếng nhất vẫn là Katana của các Samurai. Có hẳn một phóng sự bọn Discovery làm về cây kiếm này, và giá thành hiện nay là khoảng từ 10 000 - 20 000 đô la một cây . Về chuyện nhét thép vào sống kiếm để kiếm cứng là hoàn toàn có thật, và hiện nay nghệ nhân nhật người ta vẫn làm, chứ không phải là đắp bùn như bạn gì nói ở trên. Nguyên do là một thanh kiếm tốt phải hội đủ 2 yếu tố vốn không thể hoà hợp với nhau: sắc bén và không gãy. Muốn sắc và không mẻ thì lưỡi kiếm phải cứng, nhưng nếu cứng thì nó sẽ dễ gãy. Vì thế bọn Nhật mới nghĩ ra cách dùng 2 loại thép, thép cứng thì làm lưỡi kiếm, thép dẻo thì làm sống kiếm. Thanh kiếm Katana không mẻ, không bao giờ rỉ và chém sắt như chém bùn. Về chuyện dùng kiếm chém đứt đôi người thì với thanh Katana này là chuyện nhỏ, vì người ta đã thử chém cả con lợn, chém cây tre, cây gỗ đường kính 10 cm, tất cả chỉ cần 1 nhát là đứt . Thử nghiệm kinh hoàng hơn là súng lục bắn thẳng vào lưỡi kiếm, kết quả là viên đạn bị chẻ đôi.
    Chi tiết hơn, các bác có thể xem các video clip dưới đây:
    http://video.google.de/videoplay?docid=-5152452484003970262&ei=un5jSui4BqSk2AKBrvEa&q=katana
    http://www.youtube.com/watch?v=pNiX_l-HEGM&hl=de
    Bọn Tàu lắm lúc chỉ được cái to mồm nói phét. Nói đến những gì tỉ mẩn, chất lượng cao thì phải nói tới bọn Nhật. Người ta đã thử so sánh cái áo giáp của samurai nhật với bộ áo giáp bằng sắt kín người của bọn kị sĩ châu âu ngày xưa. Kết quả bộ áo giáp của bọn nhật dù chỉ là tre, da và chút sắt kết hợp lại nhưng có thể chống được cả tên (long bowl) mà còn rất nhẹ, trong khi bộ giáp của bọn châu âu quá nặng (hơn 30 kg) làm cho bọn kị sĩ thỉ có thể chiến đấu max được 3 tiếng đồng hồ, không leo trèo được, còn bọn Samurai có thể chiến cả ngày, leo tường thành dễ như trở bàn tay.
  2. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: em xem cái chương trình đấy cả ở Discovery, cả ở VTV2 rồi bác ạ, có cái hình nhét sắt vào sống kiếm thật nhưng đó chỉ là một phương án, nhưng ko phải cách nghệ nhân nhật làm, bác đã xem đến đoạn tôi chưa?
    Còn giáp Nhật so với giáp châu Âu thì khập khiễng vì giáp Nhật chỉ sĩ quan được dùng, còn giáp châu Âu thì có nhiều loại giáp dùng cho lính bộ, lính cưỡi ngựa trong đó loại nặng nhất chính là để chống long bow đấy, nhưng cũng chỉ ở tầm nào đó thôi vì ở trận Crecy cung thủ Anh dùng long bow bắn cho kỵ sĩ Pháp tèo cả lượt. long bow tính về lực đẩy tên thì mạnh hơn cái cung tre của samurai Nhật đấy, thông tin trên mạng có cả, chỉ cần biết là người ta nói rằng các cung thủ chuyên nghiệp Anh thời đó xuong cẳng tay đều bị vặn vẹo hơn người bình thường do lực kéo cung
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    hehhe longbow chỉ nỗi tiếng bên Âu thôi, so với Composit của Mông Cổ thì thua xa mà lại rất nhẹ, nên ko có chuyện cung thủ MC vẹo xương tay dc he he he
    Còn chuyện bắn đạn vào kiếm mà chẻ là đôi giống phim Ván bài lật ngửa quá , tập 1 :"đứa con trai vị linh mục" thì phải !
  4. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Ầy dà, Com posit bow của Mon gol nó hay là đa năng, bắn được nhiều loại tên, nhiều mục tiêu chứ ko nổi về khả năng phá giáp.
    Bằng cớ là Mongol sang châu Âu chỉ nện Nga, Ba lan chứ đã gặp mấy hàng khủng kiểu German, Gô loa, Ang lô sắc xông đâu
  5. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Về tính lý hoá, khi người ta luyện gang thép, đều cho vào phôi sắt những hoá chất khác nhau để ra những sản phẩm khác nhau, có độ rắn dẻo khác nhau. Vì vậy với kĩ thuật ngày xưa không thể tạo ra được một sản phẩm vừa cứng mà vừa đàn hồi được.
    Tôi không biết trên VTV2 người ta dịch thế nào, nhưng theo tôi xem trên Discovery (đoạn phút 18 trở đi - link ở trên) người ta gói những miếng quặng sắt vào giấy, sau đó tưới một loại dung dịch lên trên, thực tế là trong dung dịch đó chứa những thành phần hoá học khác nhau, để khi cho vào lò nung miếng quặng chảy ra thì hoá chất đó sẽ ngấm vào làm cho miếng quặng cứng hơn.
    Ở phút thứ 19 và 43 giây, người ta có diến tả rõ quá trình nhét sắt dẻo làm lõi kiếm, lớp bên ngoài là sắt cứng, để kiếm vừa có thể sắc, không mẻ và vừa không dễ gãy.
    Đến phút 22 và 17 giây, đúng là có công đoạn giống bạn nói là đắp bùn lên, nhưng thực chất công đoạn đấy là để người ta tạo cho thanh kiem cong lên và lưỡi kiếm những lớp vân khác nhau, cho đẹp mà không cần phải khắc vào kiếm, đây cũng là một trong những tuyệt học của người Nhật.
    Về chuyện áo giáp, cái tôi so sánh là bộ áo giáp giống như con rô bốt của bọn kị sĩ châu âu, mà trong các bộ phim ngày nay, ta thấy bọn này chuyên cầm cái giáo dài thòng ngồi trên ngựa lao vào đâm nhau ý. Đây là bộ áo giáp cấp cao nhất của bọn châu âu rồi. Cái longbowl của bọn Anh tuy nổi tiếng, nhưng bạn không nên xem thường longbowl của bọn nhật, chúng nó không phải cung tre như bạn nghĩ đâu. Chả nhẽ bọn Nhật làm ra áo giáp đỉnh, kiếm đỉnh như thế mà lại chỉ làm ra cái cung tre
    Được mc_queen1 sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 20/07/2009
  6. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Về tính lý hoá, khi người ta luyện gang thép, đều cho vào phôi sắt những hoá chất khác nhau để ra những sản phẩm khác nhau, có độ rắn dẻo khác nhau. Vì vậy với kĩ thuật ngày xưa không thể tạo ra được một sản phẩm vừa cứng mà vừa đàn hồi được.
    Tôi không biết trên VTV2 người ta dịch thế nào, nhưng theo tôi xem trên Discovery (đoạn phút 18 trở đi - link ở trên) người ta gói những miếng quặng sắt vào giấy, sau đó tưới một loại dung dịch lên trên, thực tế là trong dung dịch đó chứa những thành phần hoá học khác nhau, để khi cho vào lò nung miếng quặng chảy ra thì hoá chất đó sẽ ngấm vào làm cho miếng quặng cứng hơn.
    Ở phút thứ 19 và 43 giây, người ta có diến tả rõ quá trình nhét sắt dẻo làm lõi kiếm, lớp bên ngoài là sắt cứng, để kiếm vừa có thể sắc, không mẻ và vừa không dễ gãy.
    Đến phút 22 và 17 giây, đúng là có công đoạn giống bạn nói là đắp bùn lên, nhưng thực chất công đoạn đấy là để người ta tạo cho thanh kiem cong lên và lưỡi kiếm những lớp vân khác nhau, cho đẹp mà không cần phải khắc vào kiếm, đây cũng là một trong những tuyệt học của người Nhật.
    Về chuyện áo giáp, cái tôi so sánh là bộ áo giáp giống như con rô bốt của bọn kị sĩ châu âu, mà trong các bộ phim ngày nay, ta thấy bọn này chuyên cầm cái giáo dài thòng ngồi trên ngựa lao vào đâm nhau ý. Đây là bộ áo giáp cấp cao nhất của bọn châu âu rồi. Cái longbowl của bọn Anh tuy nổi tiếng, nhưng bạn không nên xem thường longbowl của bọn nhật, chúng nó không phải cung tre như bạn nghĩ đâu. Chả nhẽ bọn Nhật làm ra áo giáp đỉnh, kiếm đỉnh như thế mà lại chỉ làm ra cái cung tre
    Được mc_queen1 sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 20/07/2009
    [/quote]
    Ờ bác xem kỹ thế rồi thì em nể.
    Còn cung Nhật là cung tre đứt đuôi, lực kéo cũng đã được đo và so, bác chịu khó tìm khắc thấy; nếu vẫn thắc mắc có thể nhờ mấy bác ở chương trình Myth buster thử xem cung Nhật có bật được cung Anh ko
  7. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Cái này sai, áo giáp của châu Âu chỉ có quý tộc, sĩ quan sử dụng, (có thể đọc Aivanho để biết được giá trị của bộ áo giáp) do đắt tiền, khó chế tạo, chế tạo đơn chiếc (ko chiếc nào giống chiếc nào).
    Áo giáp của Nhật và Trung quốc là loại áo giáp đơn giản hơn, khâu bằng nhiều miếng gỗ, tre nhỏ vào vải, về sau phát triển thì sử dụng những mảnh thép nhỏ đúc, sản xuất công nghiệp, trăm chiếc như một. Nên có thể cung cấp cho toàn quân được.
    Ở châu Âu số lượng quân tham gia và trận đánh tương đối ít, còn ở châu á số lượng đó lớn hơn nhiều nên việc làm thể nào để sản xuất vũ khĩ, áo giáp, cung tên, bàn đạp số lượng lớn là rất cấp thiết, nhờ vậy mà công nghệ đúc ra đời ở châu á trước châu âu nhiều.
    Còn longbow của Anh thì vừa cồng kềnh khó chế tạo hàng loạt, ko thể so sánh với composite bow của mông cổ được.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không coi đoạn video hai bạn Hậu và Bạc đã coi, nhưng
    tôi đã coi chương trình TV công cộng địa phương, có lẽ cũng là
    đoạn video này.
    Nhìn chung thì nó ca ngợi tài của người Nhật, nhưng tôi với
    trình độ của mình thì coi nó chỉ là một triệu chứng bình thường
    nhà văn nói láo, nhà báo nói phét mà thôi . Vì thế trước khi các
    bạn bàn về đoạn video này, tôi đã nói các kỹ thuật ấy, ông phó
    rèn nhà quê ViệtNam ngày nay thừa sức làm được . Bây giờ
    bạn chỉ cần tìm được khách mua 20 nghìn đôla một thanh kiếm
    bắn súng vào lưỡi thì đầu đạn bị chẻ đôi, thì tôi về VN thuê thợ
    làm bán cho bạn lấy 5 nghìn đôla thôi. Phần bạn 15 nghìn đô
    hưởng tất, tôi không dám ganh tị.
    *
    Tôi còn nhớ đoạn bôi bùn vào tôi, không phải để làm cong lưỡi
    kiếm, mà là lưỡi kiếm bị cong đi ngoài sự khống chế của người
    luyện, và các lưỡi kiếm cong khác nhau, không cái nào giống
    cái nào . Nhờ các bạn coi lại xem có đúng không . Nếu không
    đúng, thì chúng ta đã coi 2 video khác nhau, và như vậy các
    nguồn tin đều không đáng tin cậy .
  9. nghesigiau

    nghesigiau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    1
    Nói kiếm katana không bị mẻ, bị rỉ là sai lầm đó bạn.
    Đầu đạn làm bằng đồng, kiếm làm bằng thép cứng nên viên đạn bị chẻ đôi là điều quá bình thường.
    Bôi bùn lên kiếm khi tôi chỉ mục đích tạo ra những đường vân kiếm thôi, không thể uốn cong cây kiếm được đâu.
    Cây Katana 10.000 ?" 20.000 $ chẳng qua là vỏ kiếm làm bằng đồng có chạm trổ họa tiết và hoa văn nổi lên bề mặt mà thôi.
    Các đọan phim trên You tube cũng chỉ là quảng cáo thêm thôi
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đây là bản chép những lời nói (người dẫn Narator và Nhân vật)
    trong chương trình TV "Bí mật của thanh kiếm Nhật" mà tôi đã
    coi trên TV địa phương 2 lần, cách nhau 2 năm:
    http://www.pbs.org/wgbh/nova/transcripts/3412_samurai.html
    Tôi định dịch ra tiếng Việt cho bà con coi, nhưng thấy dài quá
    nên lười mà không dịch nữa. Nói tóm lại, kiếm Nhật rèn bằng
    lớp thép nhiều Than hình chữ U bọc ngoài, và lớp thép ít Than
    hình chữ I làm lõi giữa . Khi tôi thì 2 lớp thép này co khác nhau
    nên lưỡi kiếm cong lai. không thanh kiếm nào giống thanh nào .
    Kiếm Nhật được đánh giá theo thử nghiệm chém người thật .
    Trong nhà bảo tàng có thanh kiếm đã chém chỉ một nhát đứt 5
    người .

Chia sẻ trang này